Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa

Trước cách mạng tháng tám văn chương của Nam Cao đi vào hai đề tài chủ yếu đó là người nông dân và người trí thức trong xã hội cũ, đặc biệt vốn là một nhà văn nên đề tài về người tri thức phải nói chính là sở trường của Nam Cao. Và Đời thừa là một trong những tác phẩm thành công nhất khi tác giả viết về đề tài người tri thức với nhiều giá trị nhân đạo và nghệ thuật sâu sắc.

3/30/2020 7:43:05 AM +00:00

Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Chí Phèo

Nói về người nông dân trong xã hội cũ, không thể không nhắc tới tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Ông đã xây dựng nhân vật điển hình là Chí Phèo và Thị Nở để hình tượng hóa những người nông dân sống bần cùng, khổ cực dưới ách thống trị tàn ác của bọn thực dân phong kiến. Bằng lối viết chân thực và ngòi bút sắc sảo, Nam Cao đã mang đến cho người đọc một tác phẩm có giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc.

3/30/2020 7:42:59 AM +00:00

Phân tích đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương

Đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương nằm trong chương thứ ba của tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Tom Xoyơ. Đặt tên như thế bởi trong vài trang ngắn ngủi thì câu chuyện chỉ xoay chủ đề nghe có vẻ rất vĩ đại và lãng mạn ấy là chinh chiến và yêu đương của một cậu nhóc mới lớn tên Tom. Bằng giọng văn, trong sáng có chút tinh quái tọc mạch Mác Tuên đã đem đến một câu chuyện tưởng chừng chỉ là những chuyện vụn vặt trẻ con, chẳng có gì đáng bàn, nhưng nếu thực sự để ý ta mới thấm thía cái hay và cái logic trong suy nghĩ của nhân vật Tom.

3/30/2020 7:42:53 AM +00:00

Phân tích đoạn trích Hai tâm trạng trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi

Lep Nicôlaiêvits Tônxtôi (1828-1910) là nhà văn vĩ đại của Nga và thế giới. Ông là tấm gương tìm tòi về sự thật. Một trong những sự thật mà Tônxtôi tìm kiếm kiếm suốt đời đó là tìm hiểu sự thật lịch sử và bản chất tính cách Nga. Về sự thật lịch sử, ông đã dựng lại những biến cố lịch sử trọng đại có liên quan đến vận mệnh toàn dân dựng lại bức tranh sinh hoạt rộng lớn với các tầng lớp xã hội. Từ đó, nhìn nhận và đánh giá các biến cố lịch sử theo quan điểm nhân dân, coi quần chúng nhân dân như người sáng tạo lịch sử, như ngọn nguồn đạo đức và sức mạnh của cộng đồng, thể hiện qua tất cả các tác phẩm mang tính sử thi, từ Truyện Xôvaxtôpôn đến Chiến tranh và hòa bình. Đánh giá cao cống hiến của Tônxtôi, Lênin coi Tônxtôi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga.

3/30/2020 7:42:46 AM +00:00

Phân tích đoạn trích Cha vẫn cương quyết... để làm nổi rõ tính kịch và tư tưởng của Sile trong vở Âm mưu và tình yêu

Trên bầu trời văn học Đức thế kỷ XVIII, người ta thấy nổi lên hai ngôi sao sáng rực rỡ, một trong số đó là nhà viết kịch thiên tài Sile. Ông được mệnh danh là viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về trời sao. Các vở kịch của ông là những tác phẩm được gây dựng với cốt truyện là những mâu thuẫn xung đột dữ dội, các nhân vật đều có tính cách thật nhất quán và điển hình, thể hiện khao khát mãnh liệt về một cuộc sống tự do, tinh thần bất khuất kiên cường chống lại cường quyền áp bức, những trái ngang trong xã hội phong kiến, nơi mà con người ta không có quyền được sống, được yêu được hạnh phúc theo ước muốn của mình.

3/30/2020 7:42:40 AM +00:00

Phân tích đoạn thơ từ câu Không học được tiên ông phép ngủ ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca

Bài ca khắc họa hình tượng cô độc, nhỏ nhoi nhưng lại hết sức kỳ vĩ của con người vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lý đầy gian truân, mờ mịt. Lời ca vừa có âm thanh hết sức bi tráng, vừa mang những âm điệu hết sức u buồn. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.

3/30/2020 7:42:34 AM +00:00

Phân tích đoạn thơ sau: Xuân đang tới... tiễn biệt trong bài Vội vàng

Đoạn thơ mang nỗi lòng của một tâm hồn thiết tha sống và cống hiến cho cuộc đời. Như một lời nhắc nhở chúng ta về thái độ sống- hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Trân trọng, sống và cống hiến trong từng khoảnh khắc của thời gian. Đừng để rồi một ngày khi không còn sức trẻ chỉ còn lòng nhiệt thành thì nuối tiếc khôn nguôi. Hãy sống một cuộc đời tuyệt vời và hoàn hảo nhất, đừng hoang phí tuổi trẻ, hoang phí thời gian, hoang phí thanh xuân của chính mình.

3/30/2020 7:42:28 AM +00:00

Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận (trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét cúa Sếch-xpia) để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận

Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn của hổi thứ hai đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thù hận.

3/30/2020 7:42:22 AM +00:00

Phân tích cuộc đời của Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp Thị Nở

Đề tài về người nông dân vốn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Đặc biệt là vấn đề quyền sống, quyền làm người của con người giữa xã hội cũ đầy rối ren. Tuy nhiên không phải khép lại đầy bế tắc như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hay bi lụy như cái chết trong “Lão Hạc”, với chủ nghĩa nhân văn và lòng nhân đạo Nam Cao đã tạo nên một kiệt tác mang tên “Chí Phèo”. Đây có thể coi là một bài ca về lương thiện và khát vọng sống mãnh liệt của con người trong xã hội cũ. Và diễn biến nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp được tình yêu đích thực của cuộc đời mình thực sự khiến người đọc xúc động không nguôi.

3/30/2020 7:42:15 AM +00:00

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Hẳn ai cũng biết bát cháo hành huyền thoại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Một bát cháo nghĩa tình, hay cũng có thể gọi là món quà của tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở. Một bát cháo rất giản đơn nhưng chất chứa bao ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn Nam Cao đã gửi gắm vào. Ông đã dựng nên một thước phim quay chậm về thảm cảnh bi thương của xã hội phong kiến thời bấy giờ.

3/30/2020 7:42:09 AM +00:00

Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Lưu biệt khi xuất dương” khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

3/30/2020 7:42:03 AM +00:00

Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung

Năm 1788, triều Lê – Trịnh sụp đổ, vua Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặc khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn. Trước tình hình ấy, Quang Trung đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Mặc dù người trực tiếp viết chiếu thư là Ngô Thì Nhậm nhưng nội dung tư tưởng vẫn là của vua Quang Trung.

3/30/2020 7:41:57 AM +00:00

Phân tích chân dung biếm hoạ nhân vật Khải Định trong truyện ngắn ‘Vi hành’ (Nguyễn Ái Quốc)

Nếu như bước vào thế giới Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) ta được chứng kiến những cái mặt nạ che đậy những bộ mặt thật của một lễ hội các-na-van lộn ngược thì đến với Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), người đọc gặp gỡ với một chân dung – chân dung biếm hoạ Khải Định được vẽ từ hai hướng nhìn, trong một hoàn cảnh sáng tác rất độc đáo, thú vị.

3/30/2020 7:41:51 AM +00:00

Phân tích câu Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Sự yêu ghét cũng là điều để ta suy ngẫm, chiêm nghiệm. Nguyễn Đình Chiểu, “một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc” đã góp một tiếng nói để bày tỏ quan điểm của mình. “VI chưng hay ghét cũng là hay thương” (Truyện Lục Vân Tiên). Vậy ta cần hiếu vấn đề đó ra sao?

3/30/2020 7:41:44 AM +00:00

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.

3/30/2020 7:41:38 AM +00:00

Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Thơ mới trong tiến trình phát triển của nó, là kết quả của hành trình đi tìm kiếm và khẳng định cái tôi. Thời đại ấy chúng ta đã chứng kiến nhiều cái tôi độc đáo như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận,… Nhưng nếu phải chọn ra những cái tôi đặc biệt thì không thể không nhắc tới Xuân Diệu – cái tôi “rạo rực, thiết tha” luôn “khát khao giao cảm với đời” song cũng đầy băn khoăn, lo sợ trước sự trôi chảy của thời gian. Bài thơ Vội vàng đã ghi lại dấu ấn về một cái tôi như thế!

3/30/2020 7:41:32 AM +00:00

Phân tích cái tôi trữ tình của Hàn Mạc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

Phong trào Thơ Mới là sự bùng nổ của những cái tôi cá nhân. Mỗi người một phong cách, một dáng vẻ làm phong phú thêm khu vườn thơ ca hiện đại. Trong khu vườn đấy ta không thể không nhắc đến Hàn Mặc Tử một cái tôi đầy cô đơn, u uất, hoài niệm, một cái tôi đau đớn khắc khoải và tha thiết yêu cuộc sống. Cái tôi ấy đã được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

3/30/2020 7:41:26 AM +00:00

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời

Tản Đà là một trong những thi sĩ đi đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. ông là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

3/30/2020 7:41:20 AM +00:00

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho yêu nước cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời của ông đầy những bất hạnh. Nhưng bằng nghị lực phi thường, ông trở thành tấm gương sáng về nhiều mặt…Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc Pháp cuối thế kỉ XIX. Lời đánh giá trên rất xứng đáng với thành công của tác phẩm. Hơn một thế kỉ qua, đọc lại bản văn tế ấy, ai không dạ dào xúc động, bởinước mắt anh hùng có bao giờ ráo khô?

3/30/2020 7:41:14 AM +00:00

Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

Bác Hồ - người Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, đã mở ra con đường cứu nước, giúp dân tộc ta có được độc lập, tự do, thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Người không chỉ là một con người đầy tài trí, tinh thông văn hóa các dân tộc mà còn là người am hiểu văn thơ. Nhật kí trong tù của Người là một trong những tập thơ xuất sắc nhất trong nền thơ ca Việt. Tập thơ đó được viết trong những năm tháng Người bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

3/30/2020 7:41:07 AM +00:00

Phân tích bức tranh quê và tấm lòng yêu đời của Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ

Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? “Trăng sõng soài trên cành liễu – Đợi gió đông về để lả lơi…” (“Bẽn lẽn”) – Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng, sông trăng, sóng trăng… Cả một trời trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn “say trăng” với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Với 28 tuổi đời (1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ. Thơ của ông như trào ra máu và nước mắt, có không ít hình tượng kinh dị.

3/30/2020 7:41:01 AM +00:00

Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng với rất nhiều quan điểm nghệ thuật đặc sắc được xem như tuyên ngôn của nền văn học Việt Nam. Tiêu biểu nhất phải kể đến câu: Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời. Và trong tác phẩm Đời thừa, một tác phẩm rất nổi tiếng viết về người trí thức trong xã hội cũ, nhà văn đã tự mình bước vào bi kịch cuộc đời nhân vật Hộ để cảm nhận và cho ra một tác phẩm đậm tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.

3/30/2020 7:40:55 AM +00:00

Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Được sinh ra làm người là một món quà quý giá, thiêng liêng của tự nhiên. Thế nhưng, nếu sống mà không được làm chính bản thân mình lại là một bi kịch đớn đau vô cùng. Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của dân tộc đã đóng góp không ít những tác phẩm để đời của mình vào nền văn học nước nhà – đã dựng nên một cuộc đời cai ngục đầy bi kịch như thế. Buồn tủi, dằn vặt và khổ đau. Cai ngục là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu xa về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

3/30/2020 7:40:49 AM +00:00

Phân tích bài Thu vịnh

Mùa thu từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong các tác phẩm thi ca nhạc họa, bởi mùa thu mang một cái vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, có lúc mơ màng, có lúc lại buồn man mác, khơi gợi nên nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm tưởng con người. Và Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, với chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng ấy là Thu điếu, Thu vịnh và Thu ẩm, nói về ba thú vui nhân mùa thu tới. Trong đó Thu vịnh được xem là bài thơ mang nhiều nét thi vị đậm đà về cảnh sắc mùa thu nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu.

3/30/2020 7:40:43 AM +00:00

Phân tích bài thơ Xúc cảnh (Ngóng gió đông) của Nguyễn Đình Chiểu

Ngay từ khi có tiếng súng Tây trên đất nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ yêu nước chống Pháp bằng những tác phẩm thơ ca của mình. Nam Bộ dần dần nằm trong tay giặc bởi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát. Sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, tấm lòng nhà thơ khắc khoải đau buồn nhưng vẫn ngóng trông và hy vọng vào ngày mai, vào một vận hội mới làm thay đổi sơn hà. Bài thơ Xúc cảnh là tiếng vọng của tấm lòng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước.

3/30/2020 7:40:37 AM +00:00

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Các tác phẩm chính: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,...

3/30/2020 7:40:31 AM +00:00

Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy

Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. Tiến sĩ giấy là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả.

3/30/2020 7:40:25 AM +00:00

Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nước ta. Thơ ông đậm đà tính dân tộc và mang một phong cách riêng khó lẫn. Có ý kiến cho rằng : “Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam”. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”.

3/30/2020 7:40:19 AM +00:00

Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ Mùa xuân chín là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ. Tựa đề bài thơ đầy ấn tượng Mùa xuân chín, ta nghe như có sự mềm mại, hương thoang thoảng của vị xuân rạo rực mà không kém phần đằm thắm, ý tứ chất chồng những tầng sâu ý nghĩa khiến ta tò mò muốn khám phá, thôi thúc ta đi sâu vào nội dung tác phẩm để khám phá nét chín của mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử ra sao.

3/30/2020 7:40:13 AM +00:00

Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)

Là một con người thì quyền tối thiểu là được sống và được tự do, thế nhưng trong với một số người thì họ lại bị tước đi quyền tự do một cách vô lý. Đó là Bác Hồ- vị cha già đã dành cả cuộc đời để đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Người phải chịu những ngày tháng bỏ tù khổ sở, chịu đói chịu lạnh đến thấu xương. Thế nhưng càng khó khăn gian khổ, sự tự do của Bác càng bị vùi dập thì Người lại càng ung dung không chút nao núng.

3/30/2020 7:40:07 AM +00:00