Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng Giêng ăn ăn nghiêng bồ thóc”

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông cha ta để lại những câu nói để mãi về sau, về những kinh nghiệm cũng như hiện tượng, tình cảm trong đời sống của con người. Tiêu biểu trong đó có câu tục ngữ về những hiện tượng của tháng trong một năm “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Qua câu tục ngữ ấy mà ta có thể hiểu được rát điều trong cuộc sống, đặc biệt mục đích của câu tục ngữ này còn rút ra được ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống thường nhật của con người.

3/29/2020 3:05:31 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết

Đại dịch AIDS hay căn bệnh thế kỷ vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng và là mối nguy hiểm cận kề đối với xã hội loài người. Trên thế giới mọi quốc gia, vùng lãnh thổ và tất cả mọi người đều cố gắng và nỗ lực hết sức để ngăn chặn căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này. Vào ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đương thời Cô - phi An - Nan đã viết: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Thông điệp đó chính là lời nhắn gửi, cảnh báo tới xã hội loài người về thái độ của chúng ta đối với đại dịch AIDS, nhấn mạnh việc không được im lặng, phân biệt đối xử đối với người bị AIDS.

3/29/2020 3:05:25 PM +00:00

Bài văn mẫu: Suy nghĩ về câu nói: “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để thích nghi với môi trường”

Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau. Có lúc cuộc sống êm ả, thuận lợi có những lúc sẽ gặp khó khăn, sóng gió, thử thách. Khiến cho nhiều khi chúng ta cảm thấy mình thật nhỏ bé trước mênh mông cuộc đời. Khi chúng ta bé sống bên cha mẹ được chở che bao bọc bởi tình yêu thương ấm áp của những người thân yêu nhất. Nhưng khi chúng ta ra ngoài xã hội, không phải ai cũng yêu thương ta, không phải ai cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ ta phát triển. Mà sẽ có những khó khăn ta phải một mình vượt qua, không có sự giúp đỡ bao bọc của người. Chúng ta phải tự phát huy năng lực sống của mình để vươn lên thoát khỏi thử thách của số phận.

3/29/2020 3:05:18 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để thích nghi với môi trường”

Khi chúng ta bé sống bên cha mẹ được chở che bao bọc bởi tình yêu thương ấm áp của những người thân yêu nhất. Nhưng khi chúng ta ra ngoài xã hội, không phải ai cũng yêu thương ta, không phải ai cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ ta phát triển. Mà sẽ có những khó khăn ta phải một mình vượt qua, không có sự giúp đỡ bao bọc của người. Chúng ta phải tự phát huy năng lực sống của mình để vươn lên thoát khỏi thử thách của số phận. Những lúc như thế cũng ta phải thay đổi nếp sống sinh hoạt, thói quen ỷ lại của mình để thích nghi với môi trường sống. Nó như một nghệ thuật sống của mỗi con người chính vì vậy mới có câu nói “Nghệ thuật sống chính là phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống”

3/29/2020 3:05:12 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Môda. Bốn mươi tuổi tôi nói: Môda và tôi. Còn bây giờ tôi chỉ nói: Môda

Cuộc sống của con người luôn vận động theo vòng quay không ngừng nghỉ của thời gian và mọi giá trị đều trải qua sự đổi thay, không có bất cứ điều gì là vĩnh hằng, bất biến. Và nhận thức, hiểu biết của chúng ta cũng nằm trong trục biến chuyển đó. Bàn về vấn đề này, nhạc sĩ người Pháp S.Gunô từng nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Môda. Bốn mươi tuổi tôi nói: Môda và tôi. Còn bây giờ tôi chỉ nói: Môda để thể hiện quan điểm về quá trình thay đổi trong nhận thức của con người và đề cao đức tính khiêm tốn.

3/29/2020 3:05:06 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác” – EC Mc Kenzie

“Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim” – Piet. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng tuy nhiên khi cuộc sống ngày nay không còn quá vất vả như trước, chỉ cần một cú click chuột bạn có thể biết được chuyện gì xảy ra quanh mình, về những gì đã qua và cả những dự đoán cho tương lai phía trước thì lại phát sinh nhiều tranh giành, tính toán để thu về cho bản thân lợi ích tốt nhất. Tình thương giữa người với người trở nên “khan hiếm”, “đắt đỏ” trong cái thế giới mà công nghệ đang phát triển như huyền thoại. Lẽ nào ta đã quên mất rằng: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”-EC Mc Kenzie.

3/29/2020 3:05:00 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Trong hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, bên cạnh việc không ngừng trau dồi tri thức, con người cần rèn luyện rất nhiều đức tính khác nhau. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Câu nói đã để lại bài học sâu sắc về việc con người cần có niềm tự hào đối với những điều tốt đẹp của bản thân, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết xấu hổ để nhận thức được những sai lầm, yếu kém.

3/29/2020 3:04:54 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại muôn vàn khó khăn, thử thách, con đường đời nào cũng đầy gian nan, chông gai, đối mặt với cuộc sống đòi hỏi con người chúng ta cần có bản lĩnh chiến đấu, đương đầu với thử thách. Chúng ta có thể bị cuộc sống đánh bại thậm chí đánh bại nhiều lần nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể chiến thắng, chỉ khi ta bỏ cuộc không đấu tranh đồng nghĩa ta chấp nhận thất bại vĩnh viễn, Marilin Vos Savant - từng được kỉ lục Guiness ghi nhận là người có IQ cao nhất thế giới đã từng nói Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.

3/29/2020 3:04:48 PM +00:00

Suy nghĩ về câu nói: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”

Trong cuộc đời mỗi người đều phải trải qua những khó khăn, vấp ngã thì mới có thể mạnh mẽ đứng dậy và gặt hái thành công. Điều quan trọng là mỗi khi gặp những sóng gió, thử thách thay vì chùn bước bạn cần phải có tinh thần tự tin, sẵn sàng đối mặt. Chẳng vậy mà nhà văn Nga Lep Tônxtôi đã có một câu nói rất “văn học”: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.

3/29/2020 3:04:42 PM +00:00

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến

Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ biến. Những tật xấu ấy dễ hiện hữu trong con người ta nếu như ta buông thả không nghiêm khắc với bản thân. Có một tật xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường sau đó thành người bạn của bạn và sau đó là trở thành tri kỉ. Bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ biến mà chúng ta không hay để ý tới. Những tật xấu ấy rất dễ hiện hữu trong chúng ta nếu như chúng ta sống buông thả không nghiêm khắc với bản thân mình. Và có một danh ngôn đã nói rằng tật xấu ban đầu nó giống như một người khách qua đường và lâu dần nó sẽ trở thành tri kỉ. Những tật xấu đó nó được nhà văn diễn đạt qua nhiều câu chuyện trong đó tiêu biểu nhất là truyện ngụ ngôn về ngọn nến. Qua câu chuyện đó chúng ta rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống.

3/29/2020 3:04:36 PM +00:00

Suy nghĩ về bốn chữ: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ

Một đất nước phồn vinh, thịnh vượng là một đất nước nắm giữ nhiều nhân tài và yếu tố làm nên thành công đó chính là con người. Mỗi con người không chỉ cần tài năng mà điều cốt lõi là phẩm chất đạo đức. Mỗi cá nhân ít nhất cần phải có trong mình bốn chữ: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ. Bốn chữ này rất dễ hiểu nhưng không có nghĩa là làm được ngay.

3/29/2020 3:04:30 PM +00:00

Suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú

Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên, ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh cúa những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng Tày Nguyên. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của cụ Mết - già làng - bên bếp lửa nhà ưng trong một đêm anh được phép về thăm làng sau ba năm đi bộ đội.

3/29/2020 3:04:24 PM +00:00

Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây: Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lý thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

3/29/2020 3:04:18 PM +00:00

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn: “Cúng mẹ và cơm nước xong… sang bưng khác” (trích “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi – Ngữ văn 12, tập hai). Sau đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của tình cảm gia đình đối với con người trong cuộc sống hiện nay?

Dồn tụ bút lực của mình trong những ngày kháng Mĩ ác liệt năm 1966, Nguyễn Thi đã cho ra đời “Những đứa con trong gia đình” – một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông và của cả nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ này. Với biệt tài phân tích tâm lý con người, Nguyễn Thi đã thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật để tạo nên trang viết đầy cảm xúc như đoạn bưng bàn thờ của hai chị em ở gần cuối tác phẩm. Sau khi được chú Năm ủng hộ xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho đi tòng quân cùng một đợt, chị em Chiến, Việt cắt đặt chu đáo mọi công việc trong nhà.

3/29/2020 3:04:12 PM +00:00

Hãy nêu những suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người

Không biết bao nhiêu lần, trong cuộc sống của mỗi con người, những câu hỏi này đã vang lên: Tôi đến từ đâu? Tôi sinh ra để làm gì? Và tôi sẽ đi về đâu? Đó là những câu hỏi truy tìm ý nghĩa của đời sống, cũng là câu hỏi để kiếm tìm lí tưởng, giúp con người hướng tới đích, hướng tới những giá trị tốt đẹp, xứng đáng với vị trí tồn tại của mình. Chính vì thế, L.Tôn-xtôi - người đã kiên định suốt đời vì những lí tưởng nhân văn cao quý trong cuộc đời và trong tác phẩm của mình đã khẳng định: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.

3/29/2020 3:04:06 PM +00:00

Suy nghĩ của em về ý kiến: Thà đốt lên một ngọn lửa nhỏ còn hơn đứng nguyền rủa trong bóng tối

Về phía bản thân, với ý thức thà đốt lên ngọn lửa nhỏ còn hơn đứng nguyền rủa bóng tối, tôi nguyện sẵn sàng tham gia với tất cả lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm tuổi trẻ vào sự nghiệp chấn hưng và phát triển quốc gia, xứng đáng với các bậc Tiên liệt cũng như sự tin cậy của Tổ quốc và Nhân dân.

3/29/2020 3:04:00 PM +00:00

Suy nghĩ của em về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay

Cống hiến là biểu hiện của việc con người quên đi những lợi ích vị kỉ, tầm thường của bản thân. Đồng thời đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực để đóng góp cho lợi ích chung, hi sinh cái tôi riêng nhỏ bé để phục vụ cho cái ta. Còn thế hệ trẻ là tập thể những người có sức trẻ và ở độ tuổi đoàn viên, thanh niên. Họ luôn là biểu tượng của sức sống, của nhiệt huyết và những đam mê cháy bỏng. Mối quan hệ giữa sự cống hiện và thế hệ trẻ mang tính chất biện chứng hai chiều: Cống hiến là một trong những lối sống cao đẹp mà thanh niên cần có, đồng thời thanh niên chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân khi nỗ lực cống hiến.

3/29/2020 3:03:54 PM +00:00

Suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh đoạt giải huy chương vàng

Mảnh đất hình chữ S mang tên Việt Nam với những vết thương chiến tranh trong quá khứ, từng bị bom đạn kẻ thù giày xéo trong suốt hàng trăm năm qua đang thực sự chuyển mình mạnh mẽ, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời mong mỏi của Bác Hồ năm xưa bởi thế hệ Rồng vàng, thế hệ con cháu Lạc Hồng. Việt Nam tuy có điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lý, ngoại ngữ,... Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc đã trở thành niềm tự hào của con dân nước Việt ở bất kì nơi đâu.

3/29/2020 3:03:48 PM +00:00

Suy nghĩ của anh chị về thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình - quê hương - cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều.

3/29/2020 3:03:42 PM +00:00

Suy nghĩ của anh (chị) về lời của một bài hát: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay

Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kỳ Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”… Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?” (1955).

3/29/2020 3:03:36 PM +00:00

Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Thơ tình là một mảng đặc sắc và tiêu biểu nhất của thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu vốn là một đề tài rất quen thuộc của thơ ca, thế nhưng đến Xuân Quỳnh, chúng vẫn mang một vẻ rất riêng, không quá thật thà nhưng xa lạ với những uôn éo điệu đàng, những sự réo rắt quá độ. Thơ tình của chị là tiếng nói bày tỏ nỗi khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, tha thiết, vừa sôi nổi, say đắm, mãnh liệt của một trái tim người phụ nữ. “Sóng” là một trong những bài thơ hay của Xuân Quỳnh, ở đó, khát vọng tình yêu đã được thể hiện theo một cách riêng rất chân thực, rất dễ yêu, dù hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh mượn làm ẩn dụ vốn chẳng xa lạ gì với các nhà thơ viết về tình yêu trước đó. Bài thơ “Sóng” được rút từ tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968).

3/29/2020 3:03:30 PM +00:00

Suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ dưới đây: Người vá trời lấp bể, Kẻ đắp lũy xây thành, Ta chỉ là chiếc lá, Việc của mình là xanh (Lá xanh – Nguyễn Sĩ Đại)

Bài thơ thực chất là lời khẳng định về một tuyên ngôn sống giản đơn và ý nghĩa. Những cụm từ như “vá trời lấp bể”, “đắp lũy xây thành” được phóng đại hóa để chỉ những công việc to lớn và mang tầm vóc, quy mô vĩ đại, hoành tráng. Còn “chiếc lá” chỉ là một thực thể bé nhỏ, bình thường như hàng ngàn, hàng vạn chiếc lá khác trên thế gian này. Vì thế, chiếc lá không thể làm những việc lớn lao như trên được. Lá chỉ cần thực hiện trách nhiệm của nó, đó là “xanh”. Có nghĩa là chỉ cần sống hết mình, làm đúng công việc của mình là rất đủ. Bài thơ tưởng như nói về chiếc lá nhưng thực chất là đang nói chuyện con người. Không phải ai trong số chúng ta cũng sinh ra để làm vĩ nhân, ta chỉ cần “xanh” – sống nhiệt huyết và đam mê với công việc của mình là đủ.

3/29/2020 3:03:24 PM +00:00

Suy nghĩ của anh (chị) về chủ đề: Người Việt trẻ đã có cái nhìn đúng đắn về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự hay chưa

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc: những nam thanh niên trong độ tuổi đã được pháp luật quy định tham gia huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của một công dân cần thực hiện trước dân tộc của mình. Vậy nhưng vẫn có những hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự, tại sao vậy?

3/29/2020 3:03:18 PM +00:00

Suy nghĩ của anh chị về câu nói: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...

Sinh, lão, bệnh, tử là hành trình mà mỗi một con người cần trải qua kể từ khi cất tiếng khóc chào đời. Trong quá trình đó, con người luôn muốn đạt đến bến bờ của niềm vui, hạnh phúc. Bàn về những phạm trù có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc này, nhà văn Nguyễn Khải từng nói: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy... (trích Mùa lạc). Câu văn đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá về ranh giới của sự sống - cái chết, hạnh phúc - hy sinh, gian khổ và đề cao nỗ lực, cố gắng của con người.

3/29/2020 3:03:12 PM +00:00

Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện: Hoa hồng tặng mẹ

Có nhà thơ từng than thở “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”, nhưng sự vô tâm vô tình mới là điều nghiệt ngã thực sự. Trong cuộc sống phức tạp này, mải hưởng đến những điều to tát mà con người thường vô tình trước những điều tưởng như vô cùng giản đơn của sự sống. Chính những điều tưởng như giản đơn ấy lại là một phần quan trọng làm nên ý nghĩa của cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành một kẻ xấu, sự vô tình của người này dễ tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là giữa những người thân. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ là một câu chuyện hay, cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ở việc ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo với người mẹ vừa quá cố của mình. Câu chuyện là một bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mỗi người đọc có thể phát hiện ở đó những giá trị khác nhau.

3/29/2020 3:03:06 PM +00:00

Suy nghĩ về câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi

Người tử tế là người có cái tâm đẹp, có lòng chăm sóc đến mọi người, chu đáo, tươm g tất trong mọi quan hệ và ứng xử đầy tình người. Con người tử tế là con người hiền lành, tình nghĩa được ưa chuộng. Kẻ ti tiện là loại người có tâm địa nhỏ nhen, hèn hạ, bị đồng loại coi khinh, coi thường và xa lánh. Ý kiến trên đây rất chính xác khi đưa ra một tình huống “khi có lỗi” để nhận diện, khám phá, sự tốt / xấu, sự đáng trọng / đáng khinh của người tử tế và kẻ ti tiện.

3/29/2020 3:03:01 PM +00:00

Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn

Tiền bạc có một sức mạnh ghê gớm vô cùng. Các triệu phú, tỉ phú hiện nay, tên tuổi, danh giá gắn liền với tài sản nhiều triệu đô. Lại có nhiều kẻ: “lên voi xuống chó” vì tiền bạc! Đồng tiền có hai mặt: mặt phải và mặt trái. Nói về mặt trái của nó, nhiều người trong chúng ta thường nhắc đến câu nói sau đây: “Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn”.

3/29/2020 3:02:54 PM +00:00

So sánh nhân vật Độ và Hoàng trong truyện ngắn “Đôi Mắt” của Nam Cao

Truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao được viết trong những ngày nghỉ Tết đầu năm 1948, viết cho đỡ nhớ nên không bị vướng víu về chủ đề tư tưởng và viết rất tự nhiên. Truyện bộc lộ cách nhìn đời, nhìn người đặc biệt là những người nông dân lúc bấy giờ, đồng thời nói lên tầm quan trọng của cách nhìn đời, nhìn người của nhân vật Hoàng và Độ.

3/29/2020 3:02:48 PM +00:00

So sánh kết thúc của hai truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm.

3/29/2020 3:02:42 PM +00:00

Bài văn mẫu: So sánh hình tượng người lái đò và nhân vật Huấn Cao

Nếu như Huấn Cao được ví như anh tài xuất chúng được xây dựng trong hoàn cảnh có một không hai thì nhân vật ông lái đò lại có chút bình dị hơn. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân nhân vật ông lái đò được xây dựng hết sức chân thật qua công việc ông làm. Ông lái đò là người có ngoại hình rất đặc biệt với hai tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng nói thì ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, đôi mắt thì vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó...Với đặc điểm ngoại hình như thế chúng ta thấy được rất phù hợp với môi trường lao động trên sông nước của ông.

3/29/2020 3:02:36 PM +00:00