Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

Một số bạn học sinh lớp 12 hiện nay cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vấn đề đó?

Ai cũng có ước mơ, ai cung mong thành đạt nhưng vào được đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, không phải là hình thức duy nhất để khẳng định giá trị, không phải là mục tiêu duy nhất của con người. Xã hội, gia đình và chính bản thân mình không chấp nhận các giá trị ảo, không quá đề cao tính hình thức của vấn đề thì nhận thức sẽ thay đổi, áp lực sõ bớt và hiển nhiên những hành vi manh động, thủ ác trong nhà trường chắc sẽ bớt dần theo năm tháng.

3/30/2020 7:33:48 AM +00:00

Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình. Phân tích Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên?

Trên diễn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định. Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn bởi tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân nhận xét: Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà còn ở phương diện nuôi dưỡng tinh thần.

3/30/2020 7:33:42 AM +00:00

Suy nghĩ của em về câu nói: “Mỗi người đều có thể trở nên vĩ đại chỉ cần trái tim bạn chan chứa lòng khoan dung và tâm hồn bạn luôn tràn ngập tình yêu thương”

Nếu bạn hỏi một đứa trẻ: Với con ai là người vĩ đại nhất? Bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời của chúng. Đó có thể là ông, là bà, là bố mẹ, là thầy cô giáo... Không phải là những Anh-xtanh, Beth-thô-ven, Van-gốc hay bất kì một nhân vật quan trọng nào khác, với chúng sự vĩ đại có thể xuất hiện ngay ở những điều bình thường của cuộc sống và người vĩ đại không nhất thiết, không quan trọng phải là người đóng góp được những điều lớn lao cho nhân loại.

3/30/2020 7:33:36 AM +00:00

Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Thạch Lam (1910 - 1942) là cây bút có tài nhất trong Tự lực Văn đoàn. Hàng loạt những truyện ngắn của ông ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân ái , như làn gió đầu mùa se lạnh, thấm đẫm niềm cảm thông trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời chìm trong bóng tối. Thấp thoáng trong những câu chuyện của ông bóng hình kỷ niệm của những ngày tháng đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ Thạch Lam. Hai đứa trẻ, tác phẩm thấm đượm tình người, như minh chứng tiêu biểu cho một tấm lòng nhân ái.

3/30/2020 7:33:30 AM +00:00

Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh?

Cách đặt tên nhân vật, gọi tên đồ vật; so sánh ví von hài hước: cảnh sát không được phạt vi cảnh buồn như nhà buôn vỡ nợ. Hai cụ (ông lang Tỳ và ông lang Phế) đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng; cách đặt câu chứa đựng mâu thuẫn trào phúng như: thuốc Thánh Đền Bia chữa ho lao, thương hàn công hiệu đến nỗi họ mất mạng; cách dựng đoạn bằng những câu văn mở đầu Đám cứ đi ở cuối đoạn trích, hay: Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may u hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh; giọng văn châm biếm bằng lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết phải mỉm cười vì sung sướng; hoặc: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm ...

3/30/2020 7:33:24 AM +00:00

Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời. Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên?

Cuộc sống con người nhiều khó khăn, gian nan và vất vả. Nếu không có ánh sáng soi đường, không có sức mạnh cổ vũ, tiếp sức thì nhiều người đã gục ngã, bỏ cuộc. Vậy đâu là ánh sáng và sức mạnh của con người? Có người cho rằng: “Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời”. Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin, là điều con người tôn thờ, khao khát.

3/30/2020 7:33:18 AM +00:00

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Pon Moran: “Lên đường là phương tiện duy nhất để tới nơi”

Cuộc sống là một hành trình dài tìm kiếm và khám phá những điều mới mẻ, thú vị. Có rất nhiều con đường để chúng ta lựa chọn nhằm chạm khắc tên mình vào cuộc sống. Chạy đua để suốt đời tất bật hay chậm rãi chiêm nghiệm những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống phụ thuộc vào sự chọn lựa của mỗi người. Và để biết được hành trình ấy sẽ có những vất vả, gian nan đến đâu, thì hãy bước đi... bởi như Pôn Moran đã từng nói: “Lên đường là phương tiện duy nhất để tới nơi”.

3/30/2020 7:33:11 AM +00:00

Lẽ ghét thương - những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét, tình thương nhân bản. Trong đoạn thơ trích nói về Lẽ ghét thương có tất cả 26 câu thì trong đó có 10 câu nói về ghét, 16 câu nói về thương. Như vậy là số lời nói về thương dài gần gấp đôi so với số lời nói về ghét. Bản thân tác giả đã có lần nói rõ: Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương. Quả đúng như vậy, nếu đọc lại 10 câu thơ nói về ghét thì ta sẽ thấy căn nguyên, gốc rễ của cái ghét ở đây là lòng thương dân.

3/30/2020 7:33:05 AM +00:00

Là những người sống trong xã hội hiện đại, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về: Cách cư xử và suy nghĩ định kiến, kì thị của một số người Việt đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới

Trong tất cả những từ xuất phát từ miệng hay ngòi bút, từ đáng buồn nhất đó là: “GIÁ NHƯ” John Greenleaf. Giá như tôi không làm như vậy, Giá như tôi không nói như vậy hơn bảy tỷ người cùng sống trên trái đất này, liệu có ai đã từng không nói ra từ “giá như” chưa?. Chưa. Bởi không ai trong xã hội này hoàn hảo, dù bạn có là thiên tài như Isaac Newton hay Albert Einstein, bạn vẫn sẽ mắc sai lầm. Vậy bạn có bao giờ nghĩ rằng: Giá như ngày hôm qua, mình đã không suy nghĩ, không cư xử kì thị với người đồng tình như vậy, thì ngày hôm nay mình sẽ hạnh phúc và thanh thản hơn biết bao không? Tôi thấy thật đáng buồn khi đọc những trang báo về hành động và cách cư xử miệt thị của một số người Việt Nam đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới.

3/30/2020 7:32:59 AM +00:00

“Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. (Pa-xtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh (chị) hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường?

Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời mình như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân,... bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết.

3/30/2020 7:32:53 AM +00:00

“Khi đạt được thành công trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt và khi đã cố gắng hết mình - người ta mới trân trọng thành quả và cảm nhận được hạnh phúc thực sự”. (T.S.EIiot). Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Một nhà thơ nào đó đã viết những vần thơ đầy chiêm nghiệm như vậy. Lời thơ vừa là lời tâm sự của chính tác giả, cũng là những lời triết lí sâu sắc về cuộc sống, giống như những gì T.S.Eliot đã từng nói: “Khi đạt được đến thành công trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt - và khi đã cố gắng hết mình - người ta mới trân trọng thành quả và cảm nhận được hạnh phúc thực sự”. Thành công là điều mà mọi con người đều hướng tới. Khi đặt ra mục tiêu làm một việc gì đó, ai cũng mong muốn sẽ đạt được thành quả như mong đợi. Thành công của một người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đó là việc sản xuất và kinh doanh thu lợi nhuận cao, đầu tư có lãi.

3/30/2020 7:32:47 AM +00:00

“Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến?

Sinh, lão, bệnh, tử là những lẽ tự nhiên do tạo hóa sinh ra. Vậy mà có những cuộc sống khiến người ta cảm thấy tự hào, có những sự ra đi để lại trong lòng người nỗi đau đớn xót thương khôn nguôi, nhưng một số khác lại không? Tại sao vậy? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này chúng ta cũng sẽ hiểu rõ hơn về ý kiến: “Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”.

3/30/2020 7:32:41 AM +00:00

Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Bài thơ nguyên văn làm bằng chữ Hán có tên Xuất dương lưu biệt. Như ta đã biết, sau khi vận động thành lập hội Duy tân (1905) Phan Bội Châu tranh thủ viện trợ nước ngoài đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nước. Bài thơ được làm trong buổi chia tay với các đồng chí của mình trước khi tác giả lên đường. Trên đây là bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: Làm trai phải lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời.

3/30/2020 7:32:35 AM +00:00

Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ

Đây thôn Vĩ Dạ bề ngoài mang dáng vẻ rất cổ điển. Thể thơ, chất thơ và cấu tứ thoạt nhìn chẳng có gì mới. Hình thức thơ thất ngôn cùng với những chất liệu khá quen thuộc: nắng - hàng cau, lá trúc - mặt chữ điền, gió - mây, nước - hoa, thuyền - bến, sông - trăng... Ngay cả cách cấu tứ đi từ cảnh sang tình cũng dễ làm cho người đọc có cảm giác bài thơ chẳng qua là sự nới giãn của thể thơ Đường. Tuy nhiên, đi vào chiều sâu mạch ngầm bên trong bài thơ, những khuôn khổ mực thước ấy hoàn toàn bị phá vỡ.

3/30/2020 7:32:29 AM +00:00

Hình ảnh người cha trong bài Cha tôi trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục

Có lẽ, với mỗi người con trong cuộc đời, tình cha thật ấm áp và thiêng liêng, những lời dạy của cha, của mẹ luôn đi theo suốt trong cuộc hành trình. Đặng Huy Trứ cũng có một người cha hết mực yêu thương con và luôn răn dạy cho ông những điều hay, lẽ phải ở đời. Bởi vậy, qua bóng dáng người cha của mình, ông đã viết nên câu chuyện Cha tôi đầy sâu sắc và thấm thía. Dư âm vang lại trong tâm khảm người đọc là hình ảnh người cha tuyệt vời, dạy bảo cho con những tầng sâu triết lí về lẽ may, rủi, được, mất ở đời.

3/30/2020 7:32:23 AM +00:00

Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội Vàng - Mùa Xuân Chín

Mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau và đặc biệt trong giai đoạn 1932-1945 khi phong trào Thơ mới phát triển mạnh mẽ thì hình ảnh mùa xuân xuất hiện trong thơ ca lại càng nhiều hơn. Tiêu biểu là trong thơ của Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và Hàn Mặc Tử - nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ lạ, ta đều thấy xuất hiện hình ảnh mùa xuân. Tuy nhiên những hình ảnh này lại đem đến những cảm xúc rất khác nhau, đối với Xuân Diệu đó là nỗi rạo rực, khát khao cùng với quan niệm mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ trong Vội vàng, đối với Hàn Mặc Tử mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu mang chút gì đó tương tư, sầu muộn và trầm tĩnh hơn trong Mùa xuân chín, điểm chung là thơ xuân của cả hai nhà thơ đều mang những cảm xúc lãng mạn, đầy gợi cảm và tình tứ.

3/30/2020 7:32:17 AM +00:00

Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu

Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như Thu dạ của Nguyễn Du hay Ngẫu hứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài Thu điếu. Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.

3/30/2020 7:32:10 AM +00:00

Một ngày so với một đời là ngắn ngủi nhưng một đời người lại do mỗi ngày tạo nên anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Xuân Diệu đã từng nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Trong bài thơ Vội Vàng của ông, với mong muốn giục giã mọi người sống hết mình,hãy trân trọng từng giây từng phút trong cuộc đời này, bởi con người thì chỉ có 60 năm cuộc đời, 60 năm ấy nếu ta không biết hưởng thụ thì nó sẽ qua đi rất nhanh. Mà thời gian đã qua đi thì không bao giờ quay trở lại được. Vậy chúng ta phải sống như thế nào mới đúng, mới có nghĩa đây? Có ý kiến cho rằng: “Một ngày so với một đời là rất ngắn nhưng một đời lại do mỗi ngày tạo nên” (Theo Nguyên lý của thành công của nhà xuất bản văn học thông tin).

3/30/2020 7:32:04 AM +00:00

Hãy bình luận câu tục ngữ sau: Đất tốt trồng cây rườm rà/ Những người thanh lịch nói ra dịu dàng. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu

Sống đẹp là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta. Nghệ thuật ứng xử, giao tiếp là một trong những biểu hiện của nếp sống đẹp. Tục ngữ là kho tàng quý báu của nhân dân, cho ta nhiều kinh nghiêm, nhiều bài học về ứng xử, giao tiếp, nhất là về mặt lời ăn tiếng nói. Mỗi điều khen, chê mà tục ngữ nêu ra thật vô cùng chí lí. Để giáo dục cách ăn nói cho mọi người, ông cha ta đã đúc kết thành tục ngữ: Đất tốt trồng cây rườm rà, Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

3/30/2020 7:31:58 AM +00:00

Hãy bàn luận ý kiến sau đây: “Học trò phải kính yêu và biết ơn thầy, cô giáo

Ngày nay, đất nước đổi mới và phát triển. Giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu. Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học, giáo dục đại học và cao đẳng được mở rộng và hiện đại. Trường học mở rộng cửa đón thế hệ trẻ bước vào con đường học vấn, con đường tươi sáng tương lai. Sứ mệnh của thầy, cô giáo thật nặng nề, vẻ vang: dạy chữ, dạy toán, dạy ngữ văn, dạy khoa học, dạy luân lí đạo đức, dạy ngoại ngữ,... cho thế hệ trẻ, đưa con, em vào các trường đại học, đào tạo thành người lao động mới, nhà khoa học mới, tiếp nối cha, ông, gánh vác sự nghiệp xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp.

3/30/2020 7:31:52 AM +00:00

Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc)

Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sông? Người lái phải gò mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy mạnh. Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: không tiến sẽ phải lùi. Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường, nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hoàn tất việc học.

3/30/2020 7:31:45 AM +00:00

Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến. trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ. “Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán rất đặc sắc và độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.

3/30/2020 7:31:39 AM +00:00

Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

Mỗi xã hội đều có mặt tối của nó và ở đây luôn có kẻ thống trị và người bị trị. Thật vậy, dù xã hội có mục ruỗng thối tha đến đâu thì cũng không ảnh hưởng gì đến những kẻ cầm quyền, sau cùng cũng chỉ có những kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé họng bị chà đạp. Cuộc sống của bọn quan quân mất dạy tham lam vẫn cứ xa hoa ngày qua ngày và nó được thể hiện rất rõ qua tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh. Đây là tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc vạch trần bộ mặt xã hội thối nát lúc bấy giờ.

3/30/2020 7:31:33 AM +00:00

Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có câu sau: Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Hãy giải thích?

Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả- Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trừng Đài.

3/30/2020 7:31:27 AM +00:00

Giải thích câu sau và đưa ra nhận xét: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại

Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, ai cũng đã từng có những lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta nhận ra lỗi lầm và biết sửa chữa, tất cả mọi người sẽ thông cảm và tha thứ. Chính vì vậy mà ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại. Câu tục ngữ như một lời khuyên nhẹ nhàng cho chúng ta nếu biết hối lỗi và quay đầu lại sẽ được mọi người tha thứ. Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ trên ta phải sẽ đi giải thích và chứng minh 2 vế của câu tục ngữ.

3/30/2020 7:31:21 AM +00:00

Giải thích cảnh kết thúc kì lạ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội lâm vào cảnh rối ren chưa từng thấy. Nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn, thay thế vào đó là những cái nhố nhăng của buổi giao thời dở Tây dở ta. Cảnh nước mất nhà tan, xã hội nhiễu nhương ngang trái đã làm cho nhiều cây bút trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 phải suy nghĩ, trăn trở. Bất mãn trước thực trạng ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm nguồn an ủi trong vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

3/30/2020 7:31:15 AM +00:00

Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…”

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao tuy chỉ trên dưới mười năm nhưng nhà văn đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị lâu dài. Suốt thời gian cầm bút, Nam Cao luôn suy tư, trăn trở để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, nhằm đạt được những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Giữa lúc trên văn đàn nảy sinh nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, thậm chí đối lập nhau, Nam Cao đã bày tỏ quan điểm một cách lặng lẽ nhưng quyết liệt trong một số truyện ngắn của mình.

3/30/2020 7:31:09 AM +00:00

Em hãy ghi lại những cảm xúc chân thực của anh chị về thời khắc chuyển giao mùa

Không khí mùa đang dần thay đổi Đất trời đang phút chuyển giao từ hạ sang thu. Tôi tự hỏi: con người ta có thể nào đồng thời xuất hiện hai luồng cảm xúc trái ngược: vừa luyến tiếc, vương vấn mùa hè mới qua, lại vừa háo hức, mong chờ thu đương tới? Nhưng có lẽ, tôi háo hức nhiều hơn tiếc nuối, tôi mong chờ vui sướng hơn là buồn. Tôi yêu mùa thu với tất cả những gì mà thu đem đến.

3/30/2020 7:31:03 AM +00:00

Em hãy viết bài để thuyết phục các bạn thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

3/30/2020 7:30:57 AM +00:00

Em có suy nghĩ như thế nào về việc học sinh hiện nay không biết nghe lời thầy cô giáo?

Thật ra, hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo, thời nào chẳng có. Nhưng, so với trước đây thì diện học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo thời nay tăng lên rất nhiều, với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, đáng sợ hơn. Bây giờ, chẳng xa lạ gì cảnh học sinh gặp thầy cô giáo không thèm ngả mũ chào hỏi, thấy thầy cô giáo mà vẫn ngang nhiên hút thuốc lá, cười đùa, thậm chí chửi bới, vác đá, rượt đuổi, dùng dao đâm chém nhau... Các thầy giáo bắt gặp cảnh tượng đó quá nhiều cũng thành quen, thành bình thường rồi.

3/30/2020 7:30:51 AM +00:00