Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

Đất nước đang đổi mới để vươn tới xây dựng nền kinh tế tri thức. Xã hội ta đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nâng cao kiến thức khoa học kĩ thuật và công nghệ. Để tích cực, chủ động góp phần vào hướng đi đỏ của đất nước, thanh niên, học sinh cần suy nghĩ và hành động như thế nào?

Trong cuộc sống hiện đại, việc hiểu biết công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật là một kỹ năng vô cùng cần thiết. Đất nước đang đổi mới để vươn tới xây dựng nền kinh tế tri thức, xã hội ta đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt là học sinh, sinh viên với sức trẻ, lòng nhiệt huyết thì việc tiếp thu kiến thức công nghệ thông tin càng trở nên cấp thiết.

3/29/2020 2:35:24 PM +00:00

Dàn ý chi tiết đề: Vì sao tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhiều nhà văn ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

Ít có nhà văn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông đã gửi gắm những suy nghĩ đó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía nghệ thuật vị nhân sinh, đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ.

3/29/2020 2:35:18 PM +00:00

Dàn ý đề: Về nhân vật Mị trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài có ý kiến cho rằng Mị là một cô gái hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nhưng lại có một số phận bất hạnh. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (xuất bản năm 1953). Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp.

3/29/2020 2:35:12 PM +00:00

Dàn ý trình bày suy nghĩ về câu nói: Ai ngủ trong mùa xuân sẽ khóc vào mùa hè

Câu nói trên giống như một câu chuyện ngụ ngôn. Mùa xuân là mùa gieo trồng, mùa hè là mùa thu hoạch. Mùa xuân cũng có thể hiểu là tuổi trẻ của con người trong khi đó mùa hè có thể hiểu là tuổi trưởng thành. Mùa xuân là giai đoạn trước của mùa hè. Ngủ và khóc cũng có thể hiểu theo nhiều cách. Ngủ là không hoạt động, là nghỉ ngơi, nó gợi cho chúng ta nghĩ đến sự lười nhác. Khóc là sự đau buồn. Nếu trong giai đoạn trước, giai đoạn gieo trồng, trong tuổi trẻ ta lười nhác, ngủ, nghỉ ngơi thì đến giai đoạn sau ta sẽ phải hối tiếc.

3/29/2020 2:35:06 PM +00:00

Dàn ý suy nghĩ về bài học gợi ra từ câu thơ sau: Dẫu phải khi cay đắng dập vùi, Rằng cô tấm cũng về làm hoàng hậu

Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định. Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai.

3/29/2020 2:35:00 PM +00:00

Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương

Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước. Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận. Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

3/29/2020 2:34:54 PM +00:00

Dàn ý bàn về vai trò, tác dụng của sách, nhà văn M.Goocki viết: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới

Cùng tham khảo Dàn ý bàn về vai trò, tác dụng của sách, nhà văn M.Goocki viết: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới để có thêm tư liệu viết bài văn nghị luận, nâng cao khả năng viết bài văn chuẩn bị cho các bài viết sắp tới. Chúc các bạn học tập thật tốt!

3/29/2020 2:34:48 PM +00:00

Dàn ý phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ, tác phẩm của ông khắc họa vẻ đẹp của con người nơi đây: hồn nhiên, bộc trực, yêu quê hương,... Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình là hai nhân vật kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

3/29/2020 2:34:42 PM +00:00

Dàn ý nghị luận xã hội: Tình thương là hạnh phúc của con người

Tình thương là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp giữa con người với con người. Đó là sự trao tặng những cảm xúc chân thật của chính trái tim mình, là sự gắn bó thiết tha, sự quan tâm hết lòng mà không đòi hỏi được đền đáp. Sự chân thành trong yêu thương, quan tâm, sẻ chia với mọi người sẽ giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú, giàu có.

3/29/2020 2:34:36 PM +00:00

Dàn ý nghị luận xã hội: Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi

Thỏa hiệp: là nhượng bộ trong sự dàn xếp để giải quyết mâu thuẫn, nhằm kết thúc cuộc đấu tranh,cuộc xung đột. Sự thỏa hiệp đòi hỏi phải từ bỏ một phần quan điểm để nhượng bộ cho đối thủ. Cũng có những trường hợp, con người tự thỏa hiệp với chính mình. Cái ô và mái nhà: đều có tác dụng che nắng, che mưa bảo vệ con người trước những tác động của tự nhiên, ngoại cảnh. Tuy nhiên, cái ô nhỏ, tác dụng che chắn bị hạn chế, còn mái nhà rộng, chắc chắn hơn nên có tác dụng bảo vệ lớn hơn, bền vững hơn.

3/29/2020 2:34:30 PM +00:00

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

3/29/2020 2:34:24 PM +00:00

Dàn ý liên hệ hình tượng cây xà nu- Rừng xà nu và cái lò gạch cũ- Chí Phèo

Rừng xà nu trong bom đạn của kẻ thù với hình ảnh hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương, tượng trưng cho đau thương, uất hận của dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên, không bom đạn nào, không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được. Đây cũng là sức sống bất diệt của con người Việt Nam nói chung.

3/29/2020 2:34:18 PM +00:00

Dàn ý đề: Văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một tri thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng. Em hãy chứng minh?

Văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng. Trước hết Hộ là một nhà văn tự trọng, có ý thức sâu sắc về nghề văn, nên viết thận trọng. Vì Hộ quan niệm rằng cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng có một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Cho nên hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi,nhận xét và suy tưởng không biết chán.

3/29/2020 2:34:12 PM +00:00

Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà

Nhắc đến Nguyễn Tuân, ta nhớ đến một nhà văn tài hoa, độc đáo. Ông luôn đi tìm những cái độc đáo, cái khác người. Nhà văn Pautopxki đã từng nhận xét: Đọc văn Nguyễn Tuân, có người đã gọi nghệ thuật là người đi tìm cái đẹp, không chỉ vậy, ông còn là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Chính những áng văn của Nguyễn Tuân đã thể hiện sự phong phú về từ ngữ, sự khó tính của nhà văn khi tìm ra những câu văn, những từ ngữ thật hay, thật đắt. Đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà, ta thấy hết những nét tài hoa của Nguyễn Tuân khi tả hình tượng người lái đò sông Đà. Chúng ta đã bắt gặp hình tượng con người lao động mới, không chỉ thông minh, sáng tạo, cần cù mà còn tài hoa, nghệ sĩ. Qua áng tùy bút tuyệt vời ấy, ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Đó chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân trước vẻ đẹp con người và đất nước Việt Nam. Tất cả đã kết tinh tạo thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân tài hoa, độc đáo.

3/29/2020 2:34:07 PM +00:00

Nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” là một thành công của Tô Hoài trong cuộc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định ấy

Truyện “Vợ chồng A Phủ” rút trong tác phẩm “Truyện Tây Bắc” (1953) là thành công tốt đẹp đầu tiên của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Qua cuộc đời tủi nhục đau khổ của Mị và A Phủ, hai nô lê của thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ của người Mèo trong chế độ cũ và sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc, một lòng đi theo Cách mạng và kháng chiến. Nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh.

3/29/2020 2:34:01 PM +00:00

Dàn ý tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

Cả hai tác giả là những người trực tiếp sống trong cuộc kháng chiến gian khổ, có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên sáng tác đậm chất hiện thực. Bên cạnh nét chung, mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận cho riêng mình. Từ một chàng trai Hà thành rất hào hoa, mơ mộng nên thơ Quang Dũng mang đậm chất lãng mạn rất riêng của người Hà Nội; còn ở Tố Hữu - đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lí tưởng cộng sản nên sáng tác của ông luôn có cái nhìn đầy hiện thực, lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.

3/29/2020 2:33:55 PM +00:00

Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên

Tây Bắc - mảnh đất xa xôi đã khiến cho rất nhiều thi sĩ phải hạ bút viết về nó. Có lẽ, mảnh đất miền Bắc địa đầu Tổ quốc ấy có một sức hút kì lạ cho nên bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên đã ra đời. Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc nhưng mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện khác nhau. Chính sự khác nhau ấy đã tạo nên sự độc đáo khác lạ giữa hai bài thơ.

3/29/2020 2:33:49 PM +00:00

Có ý kiến cho rằng: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những áng thơ viết bằng văn xuôi. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.

3/29/2020 2:33:43 PM +00:00

Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó

Trong cuộc đời, những thứ quý giá thường khó giữ vì thế con người có cảm giác nuối tiếc. Có những nuối tiếc qua đi có thể lấy lại được nhưng cũng có những điều không thể có được lần thứ hai. về điều này, có ý kiến cho rằng: “Có ba điều trong cuộc đời nếu qua đi sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, cơ hội”. Hiểu được ý kiến đó, chúng ta sẽ có một thái độ sống đúng đắn và có ý nghĩa hơn. Câu nói là một câu khẳng định mang ý nghĩa tuyệt đối về giá trị quý báu của thời gian, lời nói và cơ hội.

3/29/2020 2:33:37 PM +00:00

Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó

Khổng Tử từng nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Mỗi người ngay từ lúc sinh ra không ai mang trong mình mầm mống của những thói hư tật xấu. Chỉ khi va đập với cuộc sống, bản tính thiện trong con người mới bị pha tạp. Có người cho rằng có ba thứ có thể làm hỏng một con người, đó là rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. Điều đó có hoàn toàn chính xác?

3/29/2020 2:33:31 PM +00:00

Em hãy chuyển nội dung đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) sang văn xuôi theo lời kể của tác giả

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng làm chấn động thế giới. Trong suốt chín năm trường kỳ gian khổ, Việt Bắc đã trở thành chiến khu vững chắc của Đảng, Chính phủ và quân đội ta. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây đã hết lòng hết sức đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ và góp phần rất lớn vào thắng lợi huy hoàng.

3/29/2020 2:33:25 PM +00:00

Chuyển nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo thành văn xuôi

Nói đến Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), không một người dân Tây Ban Nha nào không biết, bởi ông được coi là thần tượng, tiêu biểu cho lòng nhân ái, tình yêu nồng nhiệt, tính cách phóng khoáng và khát vọng tự do của dân tộc. Hình ảnh Lor-ca gắn liền với hình ảnh cây đàn ghi ta. Tiếng đàn, lời thơ của Lor-ca luôn vang lên ca ngợi khát vọng tự do, ca ngợi tình yêu thương đất nước, con người, chống lại bạo lực của bè lũ phát xít… Đông đảo nhân dân Việt Nam mến mộ Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã dành những tình cảm đặc biệt cho ông qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

3/29/2020 2:33:19 PM +00:00

Hãy nêu suy nghĩ của mình về câu nói: Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xoá bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí Minh)

Trời có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, đất có bốn phương: Đông - tây - nam - bắc, người có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính. Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người. Điều đó đúng như lời khẳng định của Hồ Chí Minh: “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phúc, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động”. Tôi thực sự tâm đắc với ý kiến trên của Hồ Chí Minh. Còn về phía các bạn, các bạn có suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó?

3/29/2020 2:33:13 PM +00:00

Chứng minh thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai

Thơ Bác mang vẻ đẹp cổ điển giống như thơ xưa nhưng Bác là một tâm hồn thơ cộng sản nên thơ Bác lại có những điểm khác thơ xưa. Một trong những điểm khác nhau đó là sự vận động của hình tượng thơ: trong thơ Bác, hình tượng thơ luôn vận động hưởng, về sự sống, ánh sáng và tương lai. Có thể thấy điều này trong tập Nhật kí trong tủ mà tiêu biểu là hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm.

3/29/2020 2:33:07 PM +00:00

Chứng minh rằng, nếu chịu khó suy nghĩ kĩ thì ta có thể nhận ra nhiều điều đáng bàn từ một hiện tượng tưởng chừng nhỏ bé nhỏ trong đời sống

Trong cuộc sống, có những điều tưởng chừng như thật nhỏ bé, đôi khi ta vô tình lướt qua và không để tâm tới. Nhưng nếu như bạn chỉ cần thử để tâm một chút thôi, có thể thấy được rằng, những điều giản dị trong cuộc sống lại luôn luôn mang đến những điều thú vị.

3/29/2020 2:33:01 PM +00:00

Chứng minh câu nói “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống” trong Vợ nhặt

Năm 1945 là năm mà dân tộc ta xảy ra một sự kiện vô cùng đáng nhớ, đó là năm nạn đói lịch sử đã cướp đi hai triệu đồng bào của chúng ta. Nhưng cũng là năm cách mạng tháng 8 thành công chúng ta đánh đuổi được phát xít Nhật khai sinh ra nước Việt Nam. Trong bối cảnh ấy tác giả Kim Lân đã viết tác phẩm Vợ nhặt để nói lên tội ác của giặc, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Trong những câu văn đầy tình người tình nhân đạo cao cả của mình Kim Lân đã viết ” Những người đói khổ họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống” với niềm tin bất diệt, không bao giờ tắt.

3/29/2020 2:32:55 PM +00:00

Chất văn chương trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nhốt cả sông Đà vào một quyển sách, công việc trị thủy ấy của văn chương thật khó thay. Vậy mà Nguyễn Tuân làm được. Nhưng phải là cật lực. Phải bám những người lái đò sông Đà (kể cả ông đò hay cởi truồng) để trôi dài theo bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, phải tìm một lối riêng, lặn sâu xuống hút nước để từ cái rốn sông ấy mà thấy bụng nước như một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, phải bay lên thật sự, nâng con người tới tầm cao có thể nhìn con sông năm trăm cây số dài chỉ còn là một áng tóc trữ tỉnh, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời Tây Bắc... Phải đi đến cùng từng trải, tài năng, khổ công... thâu tóm lấy con sông hung tợn để rồi chính nó ngoan ngoãn theo đầu ngọn bút mà bền bỉ bồi đắp đầy ắp những trang Sông Đà ta đang có trên tay.

3/29/2020 2:32:49 PM +00:00

Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn sinh ra để viết (Tế Hanh). Hơn sáu mươi năm cầm bút, ông đã để lại gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại – truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, hồi kí,… Riêng truyện ngắn, độc giả nhớ nhất và bản thân nhà văn tâm đắc nhất có lẽ vẫn là Vợ chồng A Phủ. Nói về sức cuốn hút của tác phẩm này, người đọc nhắc nhiều đến vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của các dân tộc miền núi; khả năng quan sát tinh tường, lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người cầm bút từng trải, sắc sảo; tài nghệ phân tích tâm lí nhân vật, vốn ngôn ngữ dồi dào;… Nhưng tôi vẫn nghĩ, điều thú vị nhất là ở chỗ, Tô Hoài đã mang được vào truyện ngắn Vợ chồng A Phủ cái chất thơ riêng của miền Tây Bắc.

3/29/2020 2:32:43 PM +00:00

Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bút kí là một thể loại kí văn học ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe nhưng bút kí không chỉ phản ánh những sự kiện khách quan mà có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng và nhất là cảm xúc, do đó bút kí có chất trữ tình. Tuy nhiên, tùy theo phong cách của từng tác giả mà yếu tố trữ tình đó có thể là đậm đặc, xuyên suốt hay điểm xuyết giữa những yếu tố thuyết minh, tự sự, nghị luận...

3/29/2020 2:32:37 PM +00:00

Câu thơ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh (chị) đã liên tưởng?

Đoạn trích “Đất nước” nằm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm là một đoạn trích hay và độc đáo với hình tượng “đất nước của nhân dân”. Có thể nói một trong những thành công của đoạn trích đó là việc xây dựng nên đất nước từ những chết liệu dân gian gần gũi và quen thuộc. Đọc bài thơ thấy thấp thoáng trong đó bóng dáng của những câu ca dao yêu thương tình nghĩa từ ngàn đời nay: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

3/29/2020 2:32:31 PM +00:00