Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

Phân tích những chi tiết chính đưa đến việc nhận thức mới của nhân vật Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lý của nhân vật. Ở Chiếc thuyền ngoài xa, kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến tòa án huyện để giải quyết bi kịch gia đình lại là Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển. Như vậy, các chi tiết chính của câu chuyện đều được định hướng chuẩn bị cho sự nhận thức mới mẻ của Đẩu.

3/29/2020 2:56:30 PM +00:00

Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp nước Nga

Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm,... Số phận con người đã đem đến vinh quang cho Sô-lô-khốp. Truyện Số phận con người xuất hiện trên báo vào cuối năm 1956. Hình ảnh nhân vật Xô-cô-lốp để lại trong lòng ta bao ám ảnh về số phận con người đầy bất hạnh thương đau. Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâu sắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật nó, biểu dương khí phách anh hùng của người Xô viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - được thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của nhà văn Sô-lô-khốp.

3/29/2020 2:56:24 PM +00:00

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Ngây thơ và trong sáng, hồn nhiên và thanh khiết, cậu bé tên Việt đã bước ra từ Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi với những tính cách đẹp đẽ như vậy. Tác phẩm là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ ở miền Nam. Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Thi trong thời kỳ này thường bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam Bộ. Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng đất này, những con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Khám phá nhân vật Việt, ta sẽ càng thấy rõ văn phong, nghệ thuật và chủ đề trong sáng tác của nhà văn.

3/29/2020 2:56:17 PM +00:00

Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện “Đất” của nhà văn Anh Đức

Anh Đức là nhà văn Nam Bộ. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc; năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam. Anh Đức viết truyện “Đất” vào tháng 3 - 1964 kể chuyện bà con nông dân Xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ - ngụy, quyết tử giữ làng, giữ từng tấc đất của ông cha, thể hiện một tấm lòng kiên trung với Đảng và Cách mạng. Ông Tám là hình ảnh tuyệt đẹp tiêu biểu cho khí phách anh hùng của bà con nông dân và các chiến sĩ du kích Xẻo Đước trong những tháng ngày đen tối và bi hùng ấy.

3/29/2020 2:56:11 PM +00:00

Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước Cách mạng

Ai nói chiến tranh là âm thanh dữ dội của bom đạn hay tiếng gào thét của dân đen vô tội? Không, nó im lặng. Vì khi đã chết, chúng ta không thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện Vợ nhặt là thế, một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằn khổ ải, sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hy vọng trù phú và vững chãi. Họ, chúng ta, tất thảy sẽ vượt qua.

3/29/2020 2:56:05 PM +00:00

Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Nam Cao là người có tâm có tài với nghề viết văn, ông luôn tâm niệm rằng văn chương là sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là người thợ giỏi đẽo tạc làm giống như người khác là sẽ thành công. Mà văn chương cần phải biết sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi. Trong tác phẩm “Đôi mắt” của mình đã thể hiện quan điểm nhân sinh của tác giả. Nó như một bản tuyên ngôn độc lập của chính tác giả và những người làm nghệ thuật chân chính trước thời cuộc. Trước cuộc chiến tranh đang trong giai đoạn cam go thử thách.

3/29/2020 2:55:59 PM +00:00

Phân tích nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Truyện ngắn Thuốc được sáng tác tác theo quan điểm đầy nhân văn đó, truyện không chỉ phản ánh sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội đương thời mà còn thể hiện bi kịch của người làm cách mạng nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, thể hiện trực tiếp qua nhân vật Hạ Du.

3/29/2020 2:55:53 PM +00:00

Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

3/29/2020 2:55:47 PM +00:00

Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Thanh thảo là nhà thơ xuất sắc với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong tác phẩm, một trong những tác phẩm để lại cho ông nhiều tên tuổi nhất đó là tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca. Hình ảnh thơ được thể hiện trong tác phẩm với những nét nghệ thuật độc đáo, như hình ảnh tiếng đàn bọt nước, những vầng trăng chếnh choáng, hình ảnh của tiếng yên ngựa mỏi mòn, đến cả hình ảnh chiếc áo choàng đỏ gắt. Tất cả những hình ảnh thơ đều được thể hiện một cách sinh động nhất, hình ảnh sự vật đó là vầng trăng, hình ảnh về màu sắc, màu đỏ của chiếc áo choàng, đến những trạng thái choáng váng của tâm hồn, hình ảnh chếch choáng của vầng trăng, tâm trạng bâng qua.

3/29/2020 2:55:41 PM +00:00

Phân tích nghịch lý trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là nhà văn với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện giàu sức gợi cảm như thế.Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn.

3/29/2020 2:55:35 PM +00:00

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Chiếc Thuyền ngoài xa

Một bông hoa đẹp không chỉ cần có màu sắc mà cần đến cả mùi hương, một bài hát hay không chỉ cần giai điệu đẹp mà còn cần đến lời hát ý nghĩa. Còn đối với một tác phẩm truyện ngắn ngoài những giá trị nhân đạo, hiện thực hay thẩm mỹ nghệ thuật thì đôi khi còn thành công và hấp dẫn người đọc bởi tình huống truyện độc đáo. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm như thế. Truyện ngắn không chỉ thành công bởi ý nghĩa sâu sắc, nội dung phong phú hình tượng nghệ thuật mà còn thành công bởi tình huống truyện.

3/29/2020 2:55:29 PM +00:00

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Nếu như Quang Dũng nhớ nhung đoàn quân Tây Tiến của mình thì Nguyễn Thi lại dựng lên một hình ảnh của những người dân Nam Bộ đấu tranh kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài nội dung của bài văn thì các độc giả còn ấn tượng với nghệ thuật trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.

3/29/2020 2:55:23 PM +00:00

Phân tích nghệ thuật mô tả các pho tượng của Huy Cận trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương

Các vị La Hán chùa Tây Phương là một bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn có nhiều đặc sắc về nghệ thuật. Mà nghệ thuật chủ yếu là mô tả và khắc họa các pho tượng. Viết về mười tám vị La Hán chùa Tây Phương, người làm thơ đứng trước một khó khăn: đó là làm thế nào cho người đọc hình dung được một cách sinh động hình ảnh của từng pho tượng lại cũng phải làm cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về tất cả mười tám pho tượng.

3/29/2020 2:55:17 PM +00:00

Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

3/29/2020 2:55:09 PM +00:00

Phân tích mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống

Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục giữa các thế hệ, các giai đoạn theo quy luật kế thừa – phát triển. Từ hình thái nhà nước phong kiến đến hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động phát triển không ngừng và luôn luôn thay đổi về chất. Tuy nhiên, có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được trân trọng giữ gìn. Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng trầm. Điểu này có nghĩa kẻ sĩ – trí thức là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hóa, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần thiết, giúp các – “kẻ sĩ hiện đại” – có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của mình.

3/29/2020 2:55:03 PM +00:00

Phân tích khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu: Con tàu này lên... đã hóa những con

Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên đã lấy hai câu thơ trên đề tựa cho bài Tiếng hát con tàu của mình. Một bài thơ ra đời trong những năm tháng miền Bắc đang cuồn cuộn chảy theo dòng thác xây dựng lại đất nước. Một bài ra đời trong muôn ngàn sợi nhớ sợi thương vấn vương lòng nhà thơ, lòng tác giả. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên đã cất tiếng chào đời như thế - ví như một vì sao đến giao hòa với tập Điêu tàn Chế Lan Viên để kết thành một vòm tinh tú, tỏa sáng lung linh trên bầu trời văn học Việt Nam. Tựa như khi nhắc đến sông là nhắc đến vô vàn gợn sóng, nhắc đến trăng là nhắc đến muôn triệu sao óng ánh trên trời, thì đây, nhắc đến Chế Lan Viên là nhắc đến Tiếng hát con tàu. Bài thơ nhỏ mà tư tưởng lớn. Bài thơ bình dị mà sáng hơn sao, gợi nhiều suy nghĩ hơn sóng biển.

3/29/2020 2:54:57 PM +00:00

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta nhớ ngay đến một nhà thơ của tình yêu. Mặc dù không chỉ viết về tình yêu nhưng những bài thơ tình bà để lại đều là những bài thơ tình thật xuất sắc như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”, “Thuyền và biển”... Bài thơ “sóng” với hình tượng sóng và em thật đẹp cũng nằm trong chùm những bài thơ tình nổi tiếng ấy.

3/29/2020 2:54:51 PM +00:00

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh

Đề tài tình yêu luôn thu hút nhiều thi nhân. Tất cả là để tìm câu trả lời cho tình yêu là gì và tình yêu bắt đầu từ đâu. Với Xuân Diệu: Làm sao định nghĩa được Tình yêu... Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện thật sinh động và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

3/29/2020 2:54:45 PM +00:00

Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên và cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu

Hình tượng Sóng được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng Sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương.Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

3/29/2020 2:54:39 PM +00:00

Phân tích hình tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

Nhân vật trung tâm của Mùa Lạc là Đào. Đây là một thành công đáng kể của tác phẩm này nói riêng, của đời văn Nguyễn Khải nói chung. Nguyễn Khải đã chọn một phụ nữ bình thường như vô vàn phụ nữ khác trong cuộc đời. Và đây cũng là một cách điển hình hóa rất riêng của ngòi bút Nguyễn Khải.

3/29/2020 2:54:33 PM +00:00

Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tuỳ bút Người lái đò sông Đà. Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

3/29/2020 2:54:27 PM +00:00

Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

“Con sông Đuống rõ ràng là một nhân vật - vì nó là một nhân vật nó mới có thể nằm nghiêng được. Cái thế nằm nghiêng nghiêng ấy không phải do tôi nghĩ ra, cũng là tự nhiên khi cảm xúc trào ra, cứ thế tôi viết” (Hoàng Cầm). Đó không chỉ là dòng Thiên Đức có thật mà còn là con sông tượng trưng, là ranh giới hiện hữu cho sự ngăn cách giữa bên này và bên kia, giữa tự do và mất tự do, giữa hiện thực và khát vọng. Tất cả những gì đẹp nhất, thân yêu, quý giá nhất, tất cả tình yêu, ước mơ, khát vọng của nhà thơ đều ở bên kia sông Đuống, và dù nỗ lực vươn tới, dù khao khát trở lại quê hương, nhà thơ cũng không sao tới được.

3/29/2020 2:54:21 PM +00:00

Phân tích hình tượng Chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu

Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?

3/29/2020 2:54:16 PM +00:00

Phân tích hình ảnh sông Hương ở vùng thượng nguồn và đoạn chảy trong lòng thành phố. Từ đó nhận xét về văn phong của Hoàng phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đặt tên cho dòng sông

Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

3/29/2020 2:54:09 PM +00:00

Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Từ xưa đến nay hình ảnh người phụ nữ đã được xem là cảm hứng bất tận cho các tác phẩm thơ ca nhạc họa. Chủ đề người phụ nữ đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà văn nghệ sĩ. Nhiều người đã khắc họa rất thành công hình tượng người phụ nữ trong số đó phải kể đến nhà văn Tô Hoài. Ông đã xây dựng rất thành công hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc thông qua nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

3/29/2020 2:54:03 PM +00:00

Phân tích hình ảnh mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lý tưởng của nền văn chương hiện đại nước ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông với đa dạng tác phẩm để lại những ý nghĩa sâu sắc, triết lý sống sâu xa. Trong chậm tiến độ, tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” là một tác phẩm được ông viết khi mà quân Mỹ đang bắn phá khốc liệt phá hoại nền phân phối phường hội chủ nghĩa của miền Bắc nước ta.

3/29/2020 2:53:57 PM +00:00

Phân tích hình ảnh đường mòn và vòng hoa trong Thuốc

Tác giả còn phác họa hình ảnh con đường dẫn đến khu nghĩa địa này: có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Ở giữa có con đường nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt dẫm mãi thành đường. Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải. Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Là cái ranh giới tự nhiên để phân cách ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du với quần chúng, như gia đình Hoa Thuyên, cả Khang, Năm Gù ... Không chỉ sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo ấy. Vòng hoa trên mộ Hạ Du - Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa: hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum...

3/29/2020 2:53:52 PM +00:00

Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nếu như dòng sông Đà được Nguyễn Tuân lưu vào sử sách trong những trang văn đầy tài hoa vừa hùng tráng nhưng cũng đậm chất trữ tình thì dòng sông Hương thơ mộng của mảnh đất Huế lại ghi dấu ấn của mình trong những trang văn xuôi cũng thật uyên bác và hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không còn là nỗi buồn của cảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” như trong thơ Hàn Mạc Tử, dòng sông Hương trong “Ai đặt tên cho dòng sông” đã vươn mình dậy đế’ mang một màu sắc, hình hài mới.

3/29/2020 2:53:46 PM +00:00

Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà để thấy vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà

Người lái đò hiện lên trước hết là một người lao động từng trải, có nhiều kinh nghiệm đò giang, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một.

3/29/2020 2:53:40 PM +00:00

Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Sự kiện nhân vật Mị cởi trói, giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho mình trong truyện Vợ chồng A Phủ là một sự kiện then chốt, thể hiện nổi bật chủ đề và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Xây dựng sự kiện này, nhà văn Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng xuất sắc của mình trong nghệ thuật dựng truyện và khắc họa tính cách nhân vật.

3/29/2020 2:53:34 PM +00:00