Tài liệu miễn phí Bài văn mẫu

Download Tài liệu học tập miễn phí Bài văn mẫu

So sánh hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và bà cụ Tứ trong Vợ nhặt

Kim Lân đã để cho bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa tác phẩm, thế nhưng bà cụ Tứ đã trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khi miêu tả bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thực trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Bà cụ Tứ hiện lên là một bà mẹ có số phận bất hạnh vì chồng bà chết sớm, đứa con gái út cũng mất sớm, bà chỉ còn lại một đứa con trai duy nhất làm nghề kéo xe bò và anh ta là người dở hơi. Chính vì vậy, hai mẹ con sống trong một căn nhà tồi tàn, rúm ró ở xóm ngụ cư và người con trai đang có nguy cơ ế vợ. Nỗi đau khổ, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật bà cụ Tứ được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là tiếng người húng hắng ho, rồi một bà lão với cái dáng lọng khọng từ đầu ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Tính từ lọng khọng rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mẹ già bởi gánh nặng cuộc đời, bởi cái đói nghèo. Và chính cái nghèo khó cũng làm trên khuôn mặt bà hiện lên một nét bủng beo u ám. Qua miêu tả ngoại hình bà cụ Tứ, mà chúng ta thấy được, đó là người mẹ có cuộc đời khổ cực, bất hạnh.

3/29/2020 3:02:30 PM +00:00

So sánh nhân vật Tnú trong Rừng xà nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình

Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa . Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.

3/29/2020 3:02:24 PM +00:00

So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Từ đó nêu lên vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại của bài Mộ

Bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh và Tràng giang của nhà thơ Huy Cận là hai bài thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Trong đó, hình ảnh buổi chiều tà được hai tác giả phác họa lên với cái nhìn tinh tế, sâu sắc, thể hiện tâm trạng đau đáu nhưng lại gợi lên một niềm tin phơi phới vào tương lai. Trong cả hai bài thơ đều xuất hiện hình ảnh cánh chim chiều, sự vội vã đi tìm chốn ngủ, chốn nghỉ ngơi của những chú chim sau một ngày tìm kiếm thức ăn, sau những vội vã của cuộc sống mưu sinh vất vả. Những chú chim bất ngờ nhận ra rằng bóng tối đang ập đến.

3/29/2020 3:02:18 PM +00:00

So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước CMT8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

3/29/2020 3:02:12 PM +00:00

So sánh gương mặt đất nước trong hai bài thơ cùng mang tên Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước luôn luôn là hành trang tinh thần trên bước đường đi tới của thế hệ trẻ, và hai bài thơ sẽ khơi dậy trong họ tình yêu Tổ quốc và những dự định tốt đẹp để góp phần dựng xây Đất nước. Hai bài thơ đã đem đến cho họ hai gương mặt đẹp về Tổ quốc: Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang nhiều sắc thái hiện đại, còn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đậm đà phong vị dân gian. Vì thế cả hai gương mặt này gộp lại, có thể làm cho thế hệ trẻ cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn hơn mà cũng phong phú, sâu sắc hơn về Tổ quốc.

3/29/2020 3:02:07 PM +00:00

So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Không nằm ngoài nó, cùng viết về đề tài người anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai nhà văn Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành cũng đã góp cho làn gió văn học Việt Nam hai tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó chính là hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.

3/29/2020 3:02:00 PM +00:00

Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Anh (chị) hãy bình giảng khổ thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên: Con sóng dưới lòng sâu(...) Hướng về anh một phương

Sóng” của Xuân Quỳnh (1942-1988) là một bài thơ tình rất đẹp. Vẻ đẹp của một tâm hồn khao khát yêu thương trong mối tình đầu rạo rực của thiếu nữ. Vẻ đẹp của nhạc; nhạc của lòng cũng là nhạc của thơ, nhạc của sóng reo, sóng vỗ. Vẻ đẹp của men say tình ái được cất lên thành lời ca ngọt ngào, tha thiết biết bao.

3/29/2020 3:01:55 PM +00:00

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, hãy phân tích nỗi khổ của người nông dân Tây Bắc

Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thường đầy ắp các chất liệu của đời sống hiện thực. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống và phong tục tập quán của nhiều vùng trên đất nước ta, trong đó có vùng đất Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài viết về vùng đất này. Truyện được ra đời sau một chuyến đi kéo dài nhiều tháng khi Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. Cuộc sống, con người và phong cảnh nơi đây đã để lại trong ông nhiều tình cảm đặc biệt sâu sắc. Nó trở thành nguồn cảm hứng chủ yếu để ông viết nên truyện ngắn này.

3/29/2020 3:01:48 PM +00:00

Qua phần 1 đoạn Đất Nước, phân tích cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam, không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền Nam thời Mĩ - Ngụy, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong cuộc chiến tranh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.

3/29/2020 3:01:42 PM +00:00

Quan niệm về tình yêu thể hiện qua 2 bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và Sóng của Xuân Quỳnh

“Sống và khát vọng” là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời hiện đại. Tuổi trẻ nên biết tận hưởng và cống hiến sức mình cho đời. Đó có lẽ là biểu hiện niềm ham sống mãnh liệt, hay là nỗi khao khát hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại. Xuân Diệu và Xuân Quỳnh – những nhà thơ của tuổi trẻ – đã thể hiện quan niệm sống mới mẻ này qua hai tác phẩm tiêu biểu là “Sóng” và “Vội vàng” mà tiêu biểu là hai đoạn thơ dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

3/29/2020 3:01:36 PM +00:00

Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay

Trong cuộc sống của mình, tất cả mọi người đều cố gắng sống và làm việc mong đạt được những niềm hạnh phúc trọn vẹn. Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người hoàn toàn khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung nào đó xuất phát từ tâm lí chung của con người. Vậy quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay là gì?

3/29/2020 3:01:30 PM +00:00

Quan niệm của anh (chị) về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu

Tình yêu là vấn đề của muôn đời. Từ xa xưa đến mai sau, có lẽ nhịp đập của trái tim con người vẫn cứ bồi hồi, xao xuyến, khắc khoải, thao thức… như thế trước tiếng gọi của tình yêu. Nhưng quan niệm và cách ứng xử trong tình yêu thì chắc chắn sẽ có những đổi thay theo từng thời đại. Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay, có khá nhiều điều cần phải bàn luận, suy ngẫm về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ với tình yêu.

3/29/2020 3:01:24 PM +00:00

Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người

Đề văn yêu cầu trình bày quan niệm về lối sống giản dị của một con người. Thực chất yêu cầu trong đề bài này là trình bày nhận thức và suy nghĩ về một lối sống (sống giản dị). Trong xã hội ngày nay, khi mức sống ngày càng được nâng cao, ý thức cá nhân ngày càng có điều kiện được bộc lộ mở đường cho nhiều lối sống, cách sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vấn đề đặt ra là khi mỗi người quá chú trọng đến cá nhân mình sẽ dẫn đến nhu cầu phô trương hình thức, phân biệt đối xử theo tầng lớp, đẳng cấp và dần tạo ra khoảng cách không đáng có với người khác. Đặt ra vấn đề lối sống giản dị là để hướng con người tới sự hòa đồng với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

3/29/2020 3:01:18 PM +00:00

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến một vấn đề nóng bỏng trong giáo dục. Nó đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Đó là hiện tượng “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đứng trước những tác hại ghê gớm của hiện tượng này, Bộ Giáo dục đã phát động phong trào: “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

3/29/2020 3:01:12 PM +00:00

Qua 2 câu thơ: Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương

Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương (1870-1907), là một trong những nhà thơ trào phúng hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam. Thơ của ông lấy yếu tố trữ tình là gốc, trong đó còn lồng ghép thêm cả yếu tố hiện thực và trào phúng tạo nên một nét rất riêng trong các tác phẩm còn lưu lại. Tiêu biểu trong số ấy có thể kể đến là tác phẩm Đau mắt mà hai câu thơ Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình! phần nào cho ta thấy những tâm trạng và nỗi lòng của Tú trong buổi đương thời.

3/29/2020 3:01:06 PM +00:00

Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Con người ta sống được là nhờ vào sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau của gia đình, làng xóm và cộng đồng. Thế nhưng ngày nay, đời sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng có xu hướng vun vén cho cuộc sống gia đình mà quên đi cuộc sống của cộng đồng. Bên cạnh những người có lòng vị tha, tinh thần đoàn kết, hết mình đóng góp cho xã hội vẫn còn có những người vô tâm, thờ ơ, thậm chí là mang một cái nhìn ghẻ lạnh đối với người khác. Chính vì vậy, phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Bởi vì hai hành động ấy đều hướng đến việc xây đắp, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.

3/29/2020 3:01:00 PM +00:00

Phát biểu tự do về nghề mà anh chị chọn trong tương lai

Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc xã hội giúp cuộc sống của ta được phù hợp hơn với xã hội trong mọi thời đại.

3/29/2020 3:00:54 PM +00:00

Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc

Thuốc là truyện ngắn hiện thực đặc sắc của nhà văn Lỗ Tấn, tác phẩm thể hiện nỗi đau của cả Trung Quốc trong xã hội đương thời khi đứng trước thực trạng cả dân tộc Trung Quốc khi “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thù “bôn ba trong chốn quạnh hiu”. Tư tưởng chủ đề của “Thuốc” được thể hiện bằng một loạt chi tiết đắt giá, đó là những chi tiêu biểu như chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh vòng mà mà còn được truyền tải thông qua những chi tiết thoáng qua nhưng lại thể hiện ý nghĩa sâu sắc như hình ảnh con đường mòn xuất hiện gần cuối tác phẩm.

3/29/2020 3:00:48 PM +00:00

Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một nhà thơ cách mạng lỗi lạc của dân tộc ta. Trong mỗi tác phẩm của người đều thể hiện tư tưởng, ý chí cách mạng sâu sắc của tác giả. Bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh là một bài thơ Đường luật, thể tứ tuyệt. Bản chất của thể thơ này thường có nhãn tự, như là đôi mặt điểm trung tâm mấu chốt của cả bài thơ.

3/29/2020 3:00:42 PM +00:00

Phân tích Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định: Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi

Mỗi một bài thơ đều được viết nên bởi những cảm xúc chân thành và trái tim tha thiết của người nghệ sĩ. Thi sĩ chọn thơ làm bạn tâm tình, làm người đồng hành trên chặng đường đơn độc của đời mình. Bởi thơ mang cái hồn cốt, sự nhịp nhàng, đồng điệu, độc đáo mà không phải hình thức văn học nào cũng có được. Thơ giúp cho kẻ nhân tình bày tỏ những nỗi lòng mình dễ dàng hơn, thi vị hơn. Bởi vậy, một nhà văn học đã từng viết: Thơ không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà là sự giải thoát của lòng tôi. Thực vậy, qua vội vàng của Xuân Diệu, ta càng thấy được sự đúng đắn của nhận định trên.

3/29/2020 3:00:36 PM +00:00

Phân tích về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Một trong những thành công nổi bật của bài thơ Tiếng hát con tàu là nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. Có những hình ảnh được xây dựng theo thủ pháp tả thực, song tiêu biểu là những hình ảnh - biểu tượng chứa đựng những khái quát triết lí sâu sắc, thể hiện chất riêng của phong cách thơ Chế Lan Viên. Trong dòng hồi nhớ, những hình ảnh tả thực gắn liền với những kỉ niệm kháng chiến, là hình bóng của con người và thiên nhiên Tây Bắc đã in sâu trong kí ức nhà thơ: Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn; Lửa hồng soi tóc bạc; bản sương giăng, đèo mây phủ; Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng,... Như thế, kỉ niệm đã hiện hình bằng những chi tiết xác thực.

3/29/2020 3:00:30 PM +00:00

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Với tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã tăng thêm vị thế danh hiệu nhà văn của người dân Nam Bộ. Phong cách nhân vật của ông luôn là những người bộc trực, hồn nhiên, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng. Hai nhân vật Việt và Chiến là minh chứng hùng hồn cho phong cách ấy.

3/29/2020 3:00:24 PM +00:00

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Chiến tranh không chỉ có bom đạn, không chỉ có chiến công mà còn có tình yêu – những tình yêu làm con người ta lớn cao hơn, đẹp đẽ hơn. “Mảnh trăng cuối rừng” là câu chuyện lãng mạn về một tình yêu chân thành trong chiến tranh, ở đó có những con người đi tìm nhau, ngồi cạnh nhau mà không hề hay biết… Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định sức mạnh bất diệt của tình yêu trong bom đạn khốc liệt của kẻ thù và ca ngợi những tâm hồn ngọc. Tác giả đã gửi gắm ý tưởng đó qua nhân vật Nguyệt. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Minh Châu để vẻ đẹp của Nguyệt cứ hiện dần lên qua cái nhìn của Lãm cũng như không phải ngẫu nhiên ông lại đặt tên nhân vật như thế (Lãm cũng là ngắm nhìn).

3/29/2020 3:00:18 PM +00:00

Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn thơ sau: Tôi đâu biết…. Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn (Đò Lèn” - Nguyễn Duy)

Xưa nay cái đẹp vốn dĩ thường nằm ở sự giản dị, chân thực. Lòng mến yêu, tiếc nhớ Nguyễn Duy dành cho người bà quá cố được thể hiện bằng ngôn ngữ hết sức trong sáng, giản dị, vừa gợi cảm, vừa giàu hình ảnh. Cả đoạn thơ không thừa chữ nào, không sai lạc chữ nào. Tình cảm chân thật, hồn nhiên đã bắt điệu với tài năng nghệ thuật để nhà thơ viết nên bài thơ làm xúc động bao người đọc.

3/29/2020 3:00:12 PM +00:00

Phân tích vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp, những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Hồi tưởng của một anh lính tài hoa có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn - Quang Dũng. Cho nên, khác với vẻ đẹp của các bài thơ cùng thời, vẻ đẹp của Tây Tiến là vẻ đẹp hài hoà, hào hoa, bi tráng. Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi dồn chứa tâm trạng, thoạt đầu đọc lên có vẻ lạ lùng.

3/29/2020 3:00:06 PM +00:00

Phân tích vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng quan nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là chủ đề không bao giờ hết hấp dẫn đối với thế hệ nhà văn Việt Nam thời kỳ kháng chiến. Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đều được các nhà văn miêu tả, hình tượng hóa thông qua các nhân vật trong trang văn của mình. Và vẻ đẹp ấy chính là sự lạc quan, yêu đời, trái tim giàu tình yêu thương và sự quả cảm gan góc kiên cường trong tư thế người chiến sĩ. Tất cả những vẻ đẹp ấy đều được thể hiện qua nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

3/29/2020 3:00:00 PM +00:00

Phân tích và nêu cảm nhận về phác thảo chân dung Đô-xtôi-ép-ki của nhà văn Áo Xvai-gơ

Xvai-gơ (1881-1942) là nhà văn Áo, rất nổi tiếng với những phác thảo chân dung các nhà văn bậc thầy của thế giới như Ban-dắc, Tôn-xtôi, Đô-xtôi-ép-xki, Xtăng-đan, Đích-ken, v.v... Mỗi bức chân dung văn học của ông để lại óng ánh sắc màu với bao họa tiết mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. Đô-xtôi-ép-xki là một bức chân dung văn học mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu đó, mà màu thời gian không thể phủ mờ.

3/29/2020 2:59:54 PM +00:00

Phân tích và làm sáng tỏ câu nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)

Cuộc sống là một con đường dài không bằng phẳng mà mỗi chúng ta đang từng ngày đi qua. “Con đường” ấy có những khúc uốn lượn, gồ ghề để thử sức xem liệu chúng ta có xứng đáng được đi tới chân trời hạnh phúc? Chân trời hạnh phúc ấy chính là ước mơ, hi vọng của mỗi người, nhưng nếu chỉ hi vọng mà không hành động thì ước mơ chỉ là ước mơ. Nếu hành động mà ngại khó khăn thì ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực. Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Bá Học đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá đối với con người: “Đường di không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta hãy nhớ tới câu nói này để tự răn lòng mình, đế’ khó khăn nào cũng vượt qua, gian khổ nào cũng chiến thắng.

3/29/2020 2:59:48 PM +00:00

Phân tích và đánh giá hình tượng văn sĩ Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao

Nghĩ lại những thành tựu văn học ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám, đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không ai không nhớ đến truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Những sáng tác hồi ấy, vừa phục vụ kịp thời, vừa đứng lại được với thời gian như Đôi mắt phải nói rằng chưa có bao nhiêu. Truyện Đôi mắt đã tạo ra được một nhân vật khó quên: văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một mình và thầm thốt lên: chà, cái anh chàng này, y như một người có thật mà mình đã gặp ở đâu rồi vậy!

3/29/2020 2:59:42 PM +00:00

Phân tích và chứng minh Nguyễn Khoa Điềm đã dùng một đất nước của ca dao thần thoại để thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân

Đất Nước - hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 - 1975 trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức của thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Đất nước hóa thân trong một mảnh hồn quê Kinh Bắc đậm đà màu sắc văn hóa dân gian, tình tứ, dịu dàng mà quằn quại dưới gót giày xâm lược trong thơ Hoàng Cầm; Đất nước tươi đẹp mà đau thương với sức vươn khỏe khoắn rũ bùn đứng dậy sáng lòa sống động hiện hình lên trong thơ Nguyễn Đình Thi.

3/29/2020 2:59:36 PM +00:00