Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính enzyme của sinh khối protease từ chủng Bacillus subtilis

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát các yếu tố về nhiệt độ (200 C ÷ 600 C), bề dày vật liệu (1cm ÷ 4cm) và thời gian (8 giờ ÷ 20 giờ) trong quá trình sấy sinh khối giàu enzyme protease từ chủng Bacillus subtilis 69.

12/29/2020 11:39:41 AM +00:00

Nghiên cứu tách chiết và thủy phân collagen từ da cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Collagen được chiết từ da cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã xử lý loại tạp sau đó được thủy phân bằng enzyme để thu nhận collagen thủy phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy collagen được chiết bốn lần bằng nước nóng ở các nhiệt độ khác nhau từ 60 - 100o C đạt hiệu suất trên 82%. Điều kiện thủy phân được tối ưu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM).

12/29/2020 11:39:35 AM +00:00

Đánh giá sản lượng thủy sản khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành phần loài cá khai thác ở hồ Trị An

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, qua khảo sát 203 hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên 19 loại ngư cụ ở vùng hồ Trị An. Số liệu được thu thập qua hai mùa mưa và khô, bao gồm các thông số CPUE (Catch per unit effort: sản lượng khai thác / ngư cụ), thời gian hoạt động của ngư cụ và tỷ lệ thành phần loài cá khai thác.

12/29/2020 11:39:28 AM +00:00

Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Bài viết thể hiện kết quả khảo sát thực trạng nghề đánh bắt làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở số liệu điều tra các hộ ngư dân hoạt động khai thác tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang năm 2011-2012, kết quả thu được như sau: (1) Có 03 phương thức khai thác là lưới mành, bẫy và lặn bắt.

12/29/2020 11:39:22 AM +00:00

Tình hình khai thác tôm hùm giống ở tỉnh Phú Yên

Bài viết này tập trung nghiên cứu sản lượng, mùa vụ, phương pháp khai thác tôm hùm giống và chỉ số năng suất CPUE. Các kết quả đã chỉ ra rằng, Phú Yên có 1.381 phương tiện hoạt động trong nghề khai thác tôm hùm giống và hoạt động trên 4 nghề chính là lưới mành ghe, lưới mành thúng, nghề lặn và nghề bẫy.

12/29/2020 11:39:15 AM +00:00

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng

Nghiên cứu này trình bày các thông số di truyền trên tôm càng xanh bao gồm hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa các tính trạng kích thước cơ thể (trọng lượng thân, chiều dài chuẩn, chiều dài giáp đầu ngực, chiều dài thân, chiều rộng giáp đầu ngực, chiều rộng thân) ước tính ở hai lứa tuổi khác nhau là tuần nuôi thứ 10 và tuần nuôi thứ 18.

12/29/2020 11:39:08 AM +00:00

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) nuôi tại Vũng Tàu

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) trong điều kiện nuôi nhằm mục tiêu xác định mùa vụ sinh sản, độ béo, hệ số thành thục, sức sinh sản, tập tính sinh sản, đường kính trứng, tổ chức mô học tuyến sinh dục để làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo.

12/29/2020 11:39:01 AM +00:00

Ước tính phát thải của ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu của nghiên cứu này đánh giá hiện trạng phát ra chất thải rắn và lỏng của ao nuôi cá tra thâm canh trong các trang trại ở ĐBSCL nhằm định hướng cho các mô hình nuôi ít ô nhiễm. Sử dụng phương pháp điều tra trên 30 trang trại ở các tỉnh nuôi cá tập trung như Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long

12/29/2020 11:38:55 AM +00:00

Đo lường hiệu quả đầu ra cho các ao nuôi cá tra đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả đầu ra của nghề nuôi cá Tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam để đề xuất nhà quản lý và người nuôi tăng cường giải pháp kỹ thuật và quản lý ao nuôi đạt hiệu quả.

12/29/2020 11:38:49 AM +00:00

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05 đến 11/2011 thông qua điều tra ngẫu nhiên 170 hộ nhằm phân tích hiện trạng kỹ thuật ứng dụng và kinh tế-xã hội của mô hình sản xuất tôm sú-lúa hiện nay ở các huyện giáp biển của ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

12/29/2020 11:38:42 AM +00:00

Đặc trưng di truyền của chủng IHHNV phân lập tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Sự đa dạng di truyền của chủng IHHNV đã được xác định trên nhiều vùng địa lý khác nhau trên thế giới. Trong nghiên cứu này, khi phân tích và giải trình tự gen IHHNV trên những mẫu tôm sú nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy đã có sự hiện diện chủng virus IHHN type A không lây bệnh, đoạn gen khuếch đại 1100 bp của chủng này có độ tương đồng rất cao với đoạn gen chủng IHHNV type A phân lập ở Úc và Mandagasca là 100%.

12/29/2020 11:38:36 AM +00:00

Một trường hợp nhiễm nặng ký sinh trùng Trypanosoma sp. trên cá rô đồng (Anabas testudineus) nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus), trọng lượng 100-150 g/cá, mắc bệnh với biểu hiện đen thân được thu từ các ao nuôi thâm canh tại An Giang trong hai đợt (20 cá/đợt) vào tháng 4 và tháng 5 năm 2011. Trong quá trình thu mẫu, các chỉ tiêu chất lượng nước ao đồng thời được kiểm tra. Kết quả cho thấy chất lượng nước không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Cá bệnh được kiểm tra biểu hiện bệnh, ký sinh trùng bên ngoài và bên trong cơ thể, phân lập vi khuẩn từ gan, thận và lách.

12/29/2020 11:38:29 AM +00:00

Thiết kế và vận hành hệ thống kín quang phản ứng sinh học để nuôi thâm canh vi tảo biển

Hai kiểu hệ thống kín quang phản ứng sinh học khác nhau được thiết kế tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. Hệ thống tấm bao gồm 12 đơn vị nuôi, mỗi đơn vị nuôi có thể tích 72 lít, đường dẫn ánh sáng 10cm. Hệ thống ống bao gồm 6 đơn vị nuôi, thể tích 85 lít cho mỗi đơn vị nuôi, được thiết kế bằng ống nhựa acrylic Ф60mm. Cả hai hệ thống được vận hành thử nghiệm trên vi tảo biển, loài Nannochloropsis oculata.

12/29/2020 11:38:23 AM +00:00

Ảnh hưởng của tảo Haematococcus pluvialis lên hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) kháng bệnh gan thận mủ

Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá ảnh hưởng của tảo Haematococcus pluvialis lên khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và đồng thời tăng cường sức đề kháng của cá tra kháng bệnh gan thận mủ gây ra bởi vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

12/29/2020 11:38:16 AM +00:00

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương

Mục đích của thí nghiệm này là nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đến phát sinh bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm ở giai đoạn ương. Bố trí 4 nghiệm thức ương con giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) từ trại sản xuất của công ty BIM trong nguồn nước tự nhiên hoặc xử lý trong điều kiện trong nhà và ngoài trời.

12/29/2020 11:38:10 AM +00:00

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm

Virus gây hoại tử cơ quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu có tên IHHNV (Infectiou Hyperdermal and Hematopietic Necrosis Virus) hay còn gọi là virus Penaeus stylirostris densovirus (PstDNV) gây chết hàng loạt trên tôm xanh (Penaeus stylirostris) nuôi ở Mỹ vào năm 1981. Virus này là tác nhân gây bệnh còi cọc và dị dạng (RDS) trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei.

12/29/2020 11:38:03 AM +00:00

Tối ưu hóa các điều kiện sản xuất vaccine bất hoạt phòng bệnh gan thận mủ cho cá tra

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện sản xuất vaccine sốc nhiệt bất hoạt phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra. Chủng vi khuẩn dùng làm vaccine được phân lập và chọn lọc từ mẫu cá tra bệnh gan thận mủ thu tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang. Với phương pháp sốc nhiệt và kiểm tra protein sốc nhiệt bằng phản ứng SDS-PAGE và Western Blot cho thấy ở điều kiện gây sốc 41o C trong 30 phút E. ictaluri sinh lượng heat shock nhiều hơn so với các điều kiện thử nghiệm khác.

12/29/2020 11:37:55 AM +00:00

Ảnh hưởng của Catecholamine stress hormones lên độc lực của vi khuẩn vibrios gây bệnh trên ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của catecholamine stress hormone Norepinephrine và Dopamine lên độc lực của 4 chủng vi khuẩn bao gồm Vibrio harveyi BB120, Vibrio campbellii LMG21363, Vibrio anguillarum HI610 và Vibrio anguillarum NB10 gây bệnh trên ấu trùng tôm càng xanh.

12/29/2020 11:37:49 AM +00:00

Sức tải tối đa của sông Tiền và sông Hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra

Bài viết này đánh giá năng lực sức chịu tải hiện nay của hệ thống sông Tiền sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra dựa trên các nguồn thải tiếp nhận, từ đó tính toán sức tải môi trường theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ở 3 mức (cao, trung bình, thấp).

12/29/2020 11:37:43 AM +00:00

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà

Đường dẫn cá ở đập Phước Hòa là công trình đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam và được thiết kế theo dạng “kênh tự nhiên” với tổng chiều dài là 1,9km, có độ dốc dọc thay đổi từ 0,7 đến 1,43%; vận tốc nước được giới hạn mức 0,6m/s. Đặc biệt, trên đường dẫn cá có thiết kế một số khu vực là “nơi cá nghỉ” để giúp cá nghỉ và có thể tiếp tục di cư lên phía trên.

12/29/2020 11:37:36 AM +00:00

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu về sự phân bố và mức độ phong phú của cá Lau Kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở ĐBSCL được thực hiện từ 09/2012 đến tháng 06/2013 với các loại hình thủy vực được khảo sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang.

12/29/2020 11:37:30 AM +00:00

Hiện trạng và kế hoạch quản lý nguồn lợi thuỷ sản hồ Phước Hòa

Đập thuỷ lợi Phước Hoà mới được xây trên sông Bé có cao trình là 51,5m, mực nước sông khi chưa có đập dao động trong khoảng 25 – 29m, mực nước hồ sau khi đập được xây dựng là 42,90m, tương ứng với diện tích mặt hồ khoảng 1.269ha. Để đánh giá tác động của đập, nguồn lợi thuỷ sản trong khu vực Dự án được nghiên cứu trong giai đoạn 2009 – 2012.

12/29/2020 11:37:23 AM +00:00

Tạo tôm càng xanh toàn đực Macrobrachium rosenbergii nhờ bất hoạt gen insulin like tuyến đực qua công nghệ can thiệp RNA

Nhu cầu cấp thiết về nguồn tôm giống càng xanh toàn đực (Macrobrachium rosenbergii) đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Giải pháp công nghệ sinh học mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và xã hội hóa là công nghệ can thiệp RNA nhằm bất hoạt việc giải mã hormone được sinh ra từ tuyến đực cho mục đích tạo ra con tôm cái giả (neo-female) để sản xuất con giống tôm càng xanh toàn đực.

12/29/2020 11:37:17 AM +00:00

Ước tính các thông số di truyền của chương trình chọn giống thương mại trên cá tuyết (Gadus morhua) tại Na Uy

Nghiên cứu này thực hiện việc ước tính các thông số di truyền cơ bản với dữ liệu có được từ một chương trình chọn giống thương mại trên đối tượng này (từ công ty CodFarmers AS) ở Na Uy trong 3 thế hệ chọn lọc, từ năm 2002 đến năm 2008 nhằm mục đích ước tính các chỉ tiêu đó cho chương trình chọn giống này. Mô hình một tính trạng và hai tính trạng được sử dụng để tính toán các (hiệp) phương sai thành phần.

12/29/2020 11:37:11 AM +00:00

Một số đặc tính của tinh trùng và ảnh hưởng các cation lên hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775)

Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định một số đặc tính của tinh trùng và ảnh hưởng các cation lên hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần chính trong dịch tương của tinh trùng cá mú cọp là các ion Na+ , K+ , Ca2+, Mg2+, Cl- với các nồng độ tương ứng là 176,72 ± 2,616 mmol/L Na+ ; 7,08 ± 1,699 mmol/L K+ ; 2,93 ± 0,740 mmol/L Ca2+; 15,07 ± 1,586 mmol/L Mg2+; và 122,45 ± 4,815 mmol/L Cl- .

12/29/2020 11:37:04 AM +00:00

Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia)

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) được tiến hành tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ từ năm 2010-2012. Bước đầu sinh sản nhân tạo thành công. Cá cái được tiêm bốn liều kích dục tố, mỗi liều tiêm cách nhau 12 đến 24 giờ. Cá đực được tiêm một liều vào thời điểm tiêm quyết định cho cá cái.

12/29/2020 11:36:58 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite

Nghiên cứu trình bày ảnh hưởng của mật độ cá ương và lượng thức ăn Artemia nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra ương từ giai đoạn bột lên hương trong 20 ngày ương trên bể composite. Cá tra bột được bố trí trên bể composite thể tích 1 m3 . Ba nghiệm thức ở mật độ là 1.500 con/m3 , 3.000 con/m3 , 4.500 con/m3 và 3 mức về lượng thức ăn được thiết kế.

12/29/2020 11:36:52 AM +00:00

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống tấm và ống dẫn

Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tại 3 mức 3000, 6000 và 9000 lux lên sinh trưởng của Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống tấm và ống dẫn cho thấy cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể.

12/29/2020 11:36:45 AM +00:00

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau

“Các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau” là cần thiết, giúp cho người dân nâng cao những kiến thức về kỹ thuật canh tác tôm trong mô hình luân canh T-L, góp phần tìm ra mô hình sản xuất ổn định về năng suất và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân canh tác T-L trên các vùng sinh thái khác nhau của vùng bán đảo Cà Mau.

12/29/2020 11:36:38 AM +00:00

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản

Sự phân cấp ưu tiên các loại thức ăn đã được thử nghiệm, sử dụng cả hai thử nghiệm Có lựa chọn và Không lựa chọn. Chín loại nguyên liệu thô được sử dụng trong nghiên cứu này, sáu nguyên liệu thực vật bao gồm hai loại ngũ cốc: bắp (Zea mays) và lúa mạch (Hordeum vulgare), bốn cây họ đậu: đậu nành (Glycine max), đậu Hà Lan (Pisum sativum), đậu xanh (Cicer arietinum) và đậu lăng (Lens culinaris) và ba loại hải sản: cá (Eleutheronema tetradactylum), tôm (Penaeus merguiensis) và mực ống (Sepioteuthis spp.).

12/29/2020 11:36:32 AM +00:00