Tài liệu miễn phí Hoá dầu

Download Tài liệu học tập miễn phí Hoá dầu

Ảnh hưởng của quá trình thanh trùng và thời gian bảo quản đến chất lượng sản phẩm nước sốt mắm me bổ sung vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm

Sản phẩm sốt mắm me bổ sung vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm được thanh trùng ở nhiệt độ 950 C trong thời gian 5 phút và sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 ± 20 C) trong thời gian 6 tháng (180 ngày).

5/4/2020 3:44:00 PM +00:00

Nghiên cứu sản xuất bánh mì đen có bổ sung bột ca cao

Nghiên cứu này nhằm đề xuất quy trình sản xuất bánh mì đen (black bread) bổ sung bột ca cao tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bột mì đen và bột mì trắng, bột ca cao được xác định thành phần protein, lipid, carbohydrat, gluten bột mì, độ ẩm, đánh giá cảm quan.

5/4/2020 10:38:53 AM +00:00

Nghiên cứu chế tạo và tính chất của cao su BR/Silica nanocompozit

Với mục đích tạo ra loại vật liệu có màu sáng và loại bỏ được màu vàng của vật liệu khi lưu hóa bằng lưu huỳnh, trong nghiên cứu này, vật liệu BR được gia cường bằng nanosilica và lưu hóa bằng DCP.

5/4/2020 10:34:35 AM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng enzyme amylase thủy phân tinh bột, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây

Sắn dây được khoa học chứng minh là bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích trồng cây sắn dây liên tục gia tăng trong những năm qua. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định đặc tính thủy phân tinh bột sắn dây của amylase và sử dụng dịch thủy phân để sản xuất nước giải khát sắn dây bổ dưỡng.

5/4/2020 10:34:29 AM +00:00

Nghiên cứu chế tạo than sinh học từ vỏ trấu và xác định diện tích bề mặt riêng của than sinh học dựa vào dung lượng hấp phụ iot

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm quy trình sản xuất than sinh học (TSH) từ vỏ trấu bằng phương pháp nung yếm khí. Điều kiện chế tạo than thích hợp từ vỏ trấu là: nhiệt độ nung 700o C, thời gian nung 1,5 giờ.

5/4/2020 10:32:43 AM +00:00

Nghiên cứu, sản xuất đường maltose từ bột sắn bằng phương pháp enzyme

Đường maltose là sản phẩm thu được từ quá trình biến tính tinh bột, là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất bánh kẹo. Nước ta có tiềm năng về nguyên liệu tinh bột sắn để sản xuất đường maltose nhưng mới chỉ dừng lại ở sản xuất maltosedextrin, do công nghệ chưa cao đồng thời sử dụng phương pháp hóa học dùng acid thủy phân không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5/4/2020 10:32:37 AM +00:00

Tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất bánh mì bằng phương pháp đáp ứng bề mặt

Nghiên cứu được tiến hành để xác định sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột mì, tinh bột khoai tây, nấm men, bơ, thời gian lên men kết thúc, thời gian nướng bánh đến chất lượng sản phẩm.

5/4/2020 10:30:38 AM +00:00

Sự thay đổi các thành phần cơ bản của lá trà khi sử dụng phương pháp sấy hồng ngoại và sấy đối lưu để chế biến bột trà xanh

Bài viết trình bày việc xác định các thành phần: Hàm lượng chất hòa tan, tanin, polyphenol tổng số, cafein của lá trà già và búp trà một tôm ba lá thu hái trên cây chè được trồng tại Chí Linh, Hải Dương.

5/4/2020 10:30:32 AM +00:00

Ứng dụng công nghệ sinh thái để xử lý dinh dưỡng từ nước thải chế biến tinh bột sắn

Bằng việc bố trí các thí nghiệm vận hành theo mẻ và vận hành liên tục, nhóm nghiên cứu thu được kết quả Tổng N và COD sau xử lý đạt giới hạn cho phép cột A theo QCVN 63:2017/BTNMT khi lượng cây chuối nước (Heliconia psittacorum Sessé) được bố trí với mật độ 20% với thời gian lưu nước 5 ngày.

3/30/2020 4:31:54 PM +00:00

Nhân tố quyết định sự phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam

Đây là thời điểm cần thiết để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí.

3/30/2020 11:03:02 AM +00:00

Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các nguồn tinh bột Việt Nam

Trong nghiên cứu này được tập trung vào việc xác định thành phần amylose và amylopectin của các loại tinh bột từ các nguồn thực vật khác nhau của Việt Nam bằng phương pháp quang phổ UV-VIS.

3/30/2020 9:19:05 AM +00:00

Ảnh hưởng của độ ẩm đến tính năng công nghệ của tinh bột bắp biến tính bằng phương pháp chiếu xạ sử dụng chùm tia electron

Chiếu xạ bằng tia electron (electron beam, EB) được xem là phương pháp biến tính hiệu quả làm thay đổi tính năng công nghệ của tinh bột. Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng chịu ảnh hưởng bởi quá trình chiếu xạ thông qua số lượng các gốc tự do hình thành.

3/30/2020 9:17:30 AM +00:00

Mô hình beta hội tụ năng suất các yếu tố tổng hợp cấp độ doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống Việt Nam

Bài viết này xem xét năng suất năng động và hội tụ năng suất ở cấp độ doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống của Việt Nam.

3/30/2020 5:44:24 AM +00:00

Nghiên cứu tạo giấy chỉ thị từ anthocyanin chiết xuất từ rau dền đỏ (Amaranthus tricolor) để thử hàn the trong thực phẩm

Việc phát hiện hàn the trong thực phẩm đòi hỏi một công cụ hữu hiệu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ rau dền đỏ (Amaranthus tricolor), từ đó chế tạo giấy chỉ thị anthocyanin để thử hàn the trong thực phẩm.

3/29/2020 9:24:24 PM +00:00

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ giấm bổ sung đến chất lượng sản phẩm vả dầm giấm

Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian chần, nồng độ giấm trong thành phần dịch rót đến chất lượng, giá trị cảm quan của sản phẩm vả dầm giấm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3/29/2020 9:21:25 PM +00:00

Môi trường lao động tại một số giàn khoan dầu khí

Dầu khí là một ngành nghề mang tính đặc thù và buộc người lao động phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khi làm việc trên mặt biển, thực hiện thao tác trên giàn khoan. Sự an toàn của người lao động cần được đặt lên hàng đầu. Quan trắc môi trường lao động định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng cấp thiết để phòng tránh nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Bài viết đánh giá thực trạng môi trường lao động về yếu tố vật lý, bụi, hóa học và đề xuất biện pháp cải thiện tại một số giàn khoan dầu khí.

3/29/2020 4:59:47 PM +00:00

Thị trường dầu thô năm 2019 và dự báo năm 2020

Trong năm 2020, mức giá dầu trung bình năm 2020 theo giá Brent được dự báo sẽ ở mức 62 USD/thùng. Nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt với nhận định cam kết cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Liên bang Nga sẽ tiếp tục được kéo dài cho tới hết năm tới. Thị trường sản phẩm sẽ có nhiều biến động với cam kết cắt giảm hàm lượng lưu huỳnh đối với nhiên liệu sử dụng trong hàng hải theo Quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và quy định này cũng sẽ tác động đến xu hướng chuyển dịch của các dòng thương mại dầu thô. Năm 2020, khoảng 2,7 triệu thùng/ngày FO hàm lượng lưu huỳnh cao bị thay thế dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, lượng MGO tăng lên, dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO) thay thế dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (LSFO). LNG sử dụng cho vận tải biển tăng 70% trong khoảng 2019 - 2020.

3/29/2020 3:34:13 PM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng hệ hóa phẩm hạn chế thâm nhập nước vào giếng khai thác cho các khu vực có nhiều vỉa mỏng xen kẹp

Bài báo giới thiệu các phương pháp ngăn cách nước cho giếng khai thác, đồng thời trình bày một số kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ hóa phẩm có thể ứng dụng cho các đối tượng có cấu tạo địa chất phức tạp, nhiều vỉa mỏng xen kẹp như mỏ Hải Sư Trắng và Tê Giác Trắng.

3/29/2020 3:34:07 PM +00:00

Hiệu quả áp dụng phương pháp khoan kiểm soát áp suất khi thi công các giếng dầu khí ở Việt Nam và xây dựng mô hình tính toán các thông số khoan kiểm soát áp suất cho giếng khoan bể Cửu Long

Công nghệ khoan kiểm soát áp suất đã được nghiên cứu và áp dụng ngày càng phổ biến trong hoạt động khoan dầu khí. Công nghệ này cho phép thi công an toàn trong điều kiện phức tạp, tiềm ẩn rủi ro như cửa sổ khoan hẹp, nước biển sâu, đá nứt nẻ, dị thường áp suất và nhiệt độ... mà phương pháp khoan truyền thống khó hoặc không thể thực hiện được. Bài báo trình bày các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp khoan kiểm soát áp suất khi khoan qua các điều kiện phức tạp nêu trên ở Việt Nam và xây dựng mô hình tính toán các thông số khoan kiểm soát áp suất khi thi công giếng khoan bể Cửu Long trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao.

3/29/2020 3:34:01 PM +00:00

Duy trì khai thác dầu cho giếng có hàm lượng nước cao sau quá trình đóng giếng bằng phương pháp bơm diesel

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả trình bày quy trình: lựa chọn giếng phù hợp bơm diesel, thiết kế thể tích bơm, mô phỏng hiện tượng và triển khai thực tế. Kết quả của nghiên cứu này có tính ứng dụng cao, không những tại mỏ Thăng Long - Đông Đô mà còn có thể áp dụng cho các mỏ lân cận đang gặp vấn đề hàm lượng nước cao.

3/29/2020 3:33:55 PM +00:00

Ứng suất kiến tạo và ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu khí

Dự án Bản đồ ứng suất kiến tạo thế giới (World Stress Map - WSM) là dự án hợp tác giữa các học viện, các ngành công nghiệp và các chính phủ nhằm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu toàn diện về ứng suất căng giãn trong thạch quyển để hiểu rõ hơn về trạng thái và nguồn gốc của ứng suất kiến tạo hiện tại. Bài báo phân tích tác động của ứng suất kiến tạo đến hoạt động khoan dầu khí, từ đó đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tác động xấu của ứng suất kiến tạo đến quá trình khoan.

3/29/2020 3:33:49 PM +00:00

Giải pháp ứng phó rủi ro của các công ty dầu khí trên thế giới

Hoạt động dầu khí tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro mang tính đặc thù như: địa chất, kỹ thuật, sản xuất, địa chính trị, biến động giá dầu… Bên cạnh đó, các công ty dầu khí cũng chịu tác động của các yếu tố tiềm ẩn từ hoạt động doanh nghiệp như: hệ thống quản lý, tài chính, thị trường, nhân lực kỹ thuật cao, công nghệ… Do vậy, công tác quản trị rủi ro được các doanh nghiệp dầu khí đặc biệt quan tâm và có giải pháp phù hợp, kiểm soát thường xuyên để ứng phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Bài báo giới thiệu các rủi ro chính và các giải pháp ứng phó được các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới áp dụng, từ đó đề xuất một số khuyến nghị quản trị rủi ro cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

3/29/2020 3:33:42 PM +00:00

Phát triển xúc tác tiên tiến trên cơ sở Ni-ga để chuyển hóa CO2 thành methanol

Bài báo trình bày các kết quả chế tạo, đặc trưng các hệ xúc tác trên cơ sở Ni-Ga, gồm xúc tác Ni-Ga dạng hợp kim, Ni-Ga/oxide, Ni-Ga/ mesosilica và Ni-Ga-Co/mesosilica; ứng dụng các xúc tác này cho quá trình tổng hợp methanol từ CO2 theo phản ứng khử một giai đoạn với H2 . Xúc tác Ni-Ga hợp kim được chế tạo theo các phương pháp nóng chảy kim loại tại 1.500o C, xúc tác Ni-Ga/oxide được chế tạo theo phương pháp đồng ngưng tụ - bay hơi dung môi tại 80o C trong thời gian 24 giờ, xúc tác Ni-Ga/mesosilica và Ni-Ga-Co/mesosilica được chế tạo theo phương pháp ngâm tẩm tại nhiệt độ phòng trong thời gian 24 giờ; chất rắn khô thu được từ 2 quá trình đồng ngưng tụ - bay hơi dung môi và ngâm tẩm được khử về dạng kim loại trong dung dịch NaBH4 /ethanol tại nhiệt độ thường. Kết quả đặc trưng xúc tác và khảo sát phản ứng tổng hợp methanol từ CO2 và H2 chỉ ra, xúc tác Ni-Ga/mesosilica và Ni-Ga-Co/mesosilica có hoạt tính và độ chọn lọc cao nhất đối với quá trình này, trong đó xúc tác Ni-Ga-Co/mesosilica có khả năng chuyển hóa hiệu quả CO2 thành methanol trong cả 2 điều kiện áp suất thấp (5 bar) và áp suất cao (35 bar). Các phương pháp đặc trưng xúc tác được sử dụng là SAXRD, WAXRD, SEM,TEM, FT-IR, XPS. Thành phần các khí nguyên liệu và sản phẩm được xác định theo phương pháp GC-TCD và GC-FID.

3/29/2020 3:33:36 PM +00:00

Kết nối thư viện dữ liệu mô hình địa hóa mã nguồn mở (PHREEQC) với mô hình mô phỏng khai thác để mô phỏng các tương tác địa hóa và sự dịch chuyển của nước bơm ép trong vỉa dầu khí

Các phản ứng hóa học có thể xảy ra trong quá trình dịch chuyển nước bơm ép trong vỉa (như sa lắng, thành đá, hòa tan, trao đổi cation…) thường không được tính đến trong quá trình mô phỏng khai thác bằng các phần mềm chuyên dụng. Bài báo giới thiệu nguyên lý và phần mềm kết nối giữa mô hình địa hóa mã nguồn mở (PHREEQC) và công cụ mô phỏng khai thác, để xây dựng mô hình mô phỏng tối ưu nhằm đánh giá quá trình dịch chuyển nước bơm ép từ giếng bơm ép đến giếng khai thác. Sự thay đổi dọc đường dịch chuyển của nước vỉa/nước bơm ép do các tương tác địa hóa được tính toán và mô hình hóa dưới dạng 2D/3D. Mô hình kết nối cũng được sử dụng để đánh giá thử nghiệm sự dịch chuyển của lưu thể vỉa giữa giếng bơm ép và giếng khai thác tại một mỏ thực tế.

3/29/2020 3:33:29 PM +00:00

Tạp chí Dầu khí - Số 12/2019

Tạp chí Dầu khí - Số 12/2019 với các bài viết: Kết nối thư viện dữ liệu mô hình địa hóa mã nguồn mở (PHREEQC) với mô hình mô phỏng khai thác để mô phỏng các tương tác địa hóa và sự dịch chuyển của nước bơm ép trong vỉa dầu khí; Phát triển xúc tác tiên tiến trên cơ sở Ni-Ga để chuyển hóa CO2 thành methanol nhiên liệu; Giải pháp ứng phó rủi ro của các công ty dầu khí trên thế giới...

3/29/2020 3:33:22 PM +00:00

Tạp chí Dầu khí - Số 1/2020

Tạp chí Dầu khí - Số 1/2020 thông tin đến quý độc giả các nội dung: Nghiên cứ ứng dụng hệ thống hóa phẩm hạn chế thâm nhập nước vào giếng khai thác cho các khu vực có nhiều vỉa mỏng xen kẹp; duy trì khai thác dầu cho giếng có hàm lượng nước cao sau quá trình đông giếng bằng phương pháp bơm diesel....

3/29/2020 3:33:13 PM +00:00

Nhiên liệu sinh học và những vấn đề trái chiều còn đang bỏ ngỏ

Nghiên cứu khoa học thế giới đã chứng minh được rằng nhiên liệu sinh học gần như ưu điểm tuyệt đối so với nhiên liệu hóa thạch về vấn đề khí thải. Trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế khi sản xuất thì các chỉ số, tiêu chí kỹ thuật, các vấn đề ô nhiễm quanh quá trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiên liệu sinh học còn đang bỏ ngỏ, chưa được lưu tâm. Chỉ lưu tâm vấn đề khí thải không thôi thì chưa đủ để đánh giá, lựa chọn nhiên liệu sinh học.

1/13/2020 9:52:54 AM +00:00

Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn - trường hợp điển hình tại nhà máy tinh bột sắn Gia Lai

Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của toàn thể cộng đồng từ nhà sản xuất - kinh doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho tới ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường là xu thế của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ xã hội.

1/13/2020 9:45:45 AM +00:00

Sản xuất tinh dầu gừng ở qui mô pilot bằng phương pháp chưng cất hydrodistilation

Trong nghiên cứu này, quá trình chiết xuất tinh dầu gừng bằng phương pháp chưng cất nước ở quy mô pilot đã được thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu của quy trình chưng cất tinh dầu gừng đã được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất và ứng dụng ở quy mô công nghiệp.

1/13/2020 8:34:17 AM +00:00

Petro Viet Nam Journal Vol 10/2019

Vietnam Oil and Gas Journal Vol 10/2019 with the situation of Vietnam Oil and Gas industry, domestic and international cooperation of the petroleum industry in June 2019. With posts: CO2 removal optimisation for the BR-E membrane system by data analysis and modeling; orientations for efficient treatment and processing of high CO2 content natural gas resources in Vietnam; study on preparation of advanced Ni-Ga based catalysts for converting CO2 to methanol.

1/13/2020 2:37:42 AM +00:00