Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

TCVN ISO/IEC 17030:2011

Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở thông tin phản hồi từ thị trường và yêu cầu của những người sử dụng cũng như người cấp dấu đánh giá sự phù hợp khác nhau. Việc sử dụng tiêu chuẩn này cần dẫn tới việc nâng cao lòng tin của thị trường, sự thừa nhận quốc tế cũng như sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với dấu phù hợp của bên thứ ba. Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu chung về dấu phù hợp của bên thứ ba, bao gồm cả việc cấp và sử dụng dấu. Ngoài hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba, cũng có thể dùng tiêu chuẩn này làm hướng dẫn sử dụng dấu phù hợp.

5/19/2020 9:01:25 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17021:2011

Tiêu chuẩn này gồm những nguyên tắc và yêu cầu về năng lực, tính nhất quán và khách quan trong việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý thuộc mọi loại hình (ví dụ như hệ thống quản lý chất lượng hay hệ thống quản lý môi trường) và đối với các tổ chức cung cấp các hoạt động này. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo tiêu chuẩn này không cần cung cấp tất cả các loại chứng nhận hệ thống quản lý.

5/19/2020 9:01:19 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17021-3:2018

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001. Tiêu chuẩn cũng có thể sử dụng cho các ứng dụng của hệ thống quản lý chất lượng khác.

5/19/2020 9:01:13 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17021-2:2018

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đối với nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (EMS) và bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1). Tiêu chuẩn này bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1). Cụ thể, tiêu chuẩn này làm rõ các yêu cầu về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận được nêu ở Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).

5/19/2020 9:01:07 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17011:2007

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung đối với các cơ quan công nhận thực hiện việc đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp (CAB). Tiêu chuẩn này còn được xem là tài liệu quy định các yêu cầu về quá trình đánh giá đồng đẳng để ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ quan công nhận. Các cơ quan công nhận hoạt động theo quy định của tiêu chuẩn này không phải thực hiện việc công nhận đối với tất cả các loại hình CAB.

5/19/2020 9:01:01 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17007:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn xây dựng các tài liệu quy định, bao gồm: yêu cầu quy định đối tượng đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng; yêu cầu quy định đối với hệ thống đánh giá sự phù hợp có thể được sử dụng khi chứng minh đối tượng đánh giá sự phù hợp có đáp ứng các yêu cầu quy định hay không. Tiêu chuẩn này sử dụng cho các chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn không áp dụng các chỉ thị của ISO/IEC, các tập đoàn và hiệp hội công nghiệp, người mua, nhà quản lý, người tiêu dùng và các nhóm phi chính phủ, tổ chức công nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp, người chủ chương trình đánh giá sự phù hợp và các bên quan tâm khác như tổ chức bảo hiểm.

5/19/2020 9:00:53 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17000:2007

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa chung liên quan đến đánh giá sự phù hợp, bao gồm cả công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp và sử dụng đánh giá sự phù hợp nhằm thúc đẩy thương mại. Mô tả về cách tiếp cận theo chức năng đối với đánh giá sự phù hợp được nêu ở Phụ lục A để đảm bảo sự thông hiểu giữa những tổ chức sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp, các tổ chức đánh giá sự phù hợp và các cơ quan công nhận trong cả môi trường tự nguyện và chế định.

5/19/2020 9:00:47 PM +00:00

TCVN 31000:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho doanh nghiệp công, tư hay doanh nghiệp cộng đồng, hiệp hội, nhóm hoặc cá nhân. Vì vậy, tiêu chuẩn này không cụ thể cho bất kỳ ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực nào. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng trong toàn bộ thời gian tồn tại của tổ chức, cho một loạt các hoạt động, bao gồm các chiến lược và quyết định, vận hành, quá trình, chức năng, dự án, sản phẩm, dịch vụ và tài sản.

5/19/2020 9:00:41 PM +00:00

TCVN ISO 22006:2013

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn nhằm hỗ trợ người trồng trọt trong việc chấp nhận TCVN ISO 9001:2008 vào quá trình trồng trọt. Thuật ngữ cây trồng bao gồm các cây trồng theo mùa vụ (như là ngũ cốc, hột đậu, hạt dầu, gia vị, trái cây và rau quả), những cây được trồng theo luống, các cây trồng lâu năm được quản lý trong một khoảng thời gian và các cây trồng tự nhiên không được trồng và quản lý chính thức. Các cây trồng làm vườn đưa ra một phạm vi lớn các loại từ trái cây, rau quả và cây hoa cảnh hàng năm và lâu năm, đến các cây bụi và cây thân gỗ và các cây có củ. Những cây trồng đa dạng này đòi hỏi một phạm vi rộng việc trồng trọt, chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh, các biện pháp và thực tiễn thu hoạch. Các quyết định liên quan đến các hoạt động gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch có thể tương tự nhau, mặc dù các bước cụ thể có thể khá khác nhau khi xem xét phạm vi hoạt động trồng trọt.

5/19/2020 9:00:35 PM +00:00

TCVN ISO 20121:2015

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý tính bền vững khi tổ chức sự kiện đối với bất kỳ loại hình sự kiện hoặc hoạt động liên quan đến sự kiện và đưa ra hướng dẫn về việc thực hiện phù hợp với những yêu cầu này. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tổ chức bất kỳ mong muốn: thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý tính bền vững khi tổ chức sự kiện; đảm bảo rằng hệ thống này phù hợp với chính sách phát triển bền vững đã đề ra;...

5/19/2020 9:00:28 PM +00:00

TCVN ISO 10003:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn cho tổ chức trong việc hoạch định, thiết kế, xây dựng, triển khai, duy trì và cải tiến quá trình giải quyết tranh chấp hiệu lực và hiệu quả đối với các khiếu nại chưa được tổ chức giải quyết. Tiêu chuẩn này áp dụng với: các khiếu nại liên quan tới sản phẩm của tổ chức dự kiến cho khách hàng, hoặc được khách hàng yêu cầu, quá trình xử lý khiếu nại hoặc quá trình giải quyết tranh chấp; giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong nước hoặc qua biên giới, bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ thương mại điện tử...

5/19/2020 9:00:22 PM +00:00

TCVN ISO 9004:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn nhằm hỗ trợ tổ chức đạt được sự thành công bền vững thông qua phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô hay hoạt động. Tiêu chuẩn này không nhằm sử dụng cho chứng nhận, quy định pháp lý hay hợp đồng.

5/19/2020 9:00:09 PM +00:00

TCVN 10895-2:2015

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm tra các linh kiện điện tử, gói linh kiện điện tử, và môđun điện tử (được gọi là “sản phẩm” trong tiêu chuẩn này) để sử dụng trong thiết bị điện và điện tử. Tiêu chuẩn này quy định các phương án lấy mẫu để kiểm tra theo thuộc tính với giả định rằng số chấp nhận là “không” (Ac = 0), bao gồm các tiêu chí lựa chọn mẫu và các quy trình.

5/19/2020 9:00:03 PM +00:00

TCVN 10895-1:2015

Tiêu chuẩn này xác định các phương pháp ghi nhận và phân tích các khiếm khuyết trên các khối lắp ráp tấm mạch in bằng cách hàn. Các phương pháp được mô tả là cho phép so sánh một cách hiệu quả tính năng giữa các sản phẩm, các quy trình và địa điểm sản xuất, và có thể lấy làm cơ sở để cải thiện chất lượng chung.

5/19/2020 8:59:56 PM +00:00

TCVN 10857-1:2015

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn xác định nguyên tắc tổ chức đối với lấy mẫu chấp nhận trong các tình huống khi hợp đồng hay luật pháp yêu cầu tiến hành kiểm tra liên tiếp bởi các bên khác nhau: nhà cung ứng, khách hàng và/hoặc bên thứ ba. Các hướng dẫn này được thiết kế cho việc kiểm tra tổng thể sản phẩm bất kỳ được cung ứng hoặc phân phối theo các cá thể đơn chiếc trong lô.

5/19/2020 8:59:50 PM +00:00

TCVN 10856:2015

Tiêu chuẩn này cung cấp tập hợp các hệ thống và quy trình lấy mẫu có số chấp nhận bằng không dùng cho việc hoạch định và thực hiện kiểm tra để đánh giá chất lượng và sự phù hợp theo yêu cầu quy định. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu đối với phương án chấp nhận thay thế do nhà cung ứng đề xuất. Các phương pháp thay thế này sẽ dựa trên việc thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở phòng ngừa nội bộ như một phương tiện đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm phù hợp với yêu cầu quy định trong hợp đồng cũng như các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn liên quan.

5/19/2020 8:59:44 PM +00:00

TCVN 10855:2015

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống các chương trình lấy mẫu một lần để kiểm tra định tính từng lô. Tất cả các phương án lấy mẫu của hệ thống hiện tại đều là dạng có số chấp nhận bằng không, tức là: không lô nào được chấp nhận nếu mẫu lấy từ lô có từ một cá thể không phù hợp trở lên. Các chương trình này phụ thuộc vào giới hạn chất lượng đầu ra trung bình (AOQL) được xác định phù hợp, giá trị của AOQL do người sử dụng lựa chọn; không hạn chế việc lựa chọn giá trị AOQL hoặc cỡ của các lô kế tiếp trong loạt. Phương pháp luận này đảm bảo rằng chất lượng trung bình chung đưa tới khách hàng hoặc thị trường sẽ không vượt quá AOQL trong thời gian dài.

5/19/2020 8:59:37 PM +00:00

TCVN 10854:2015

Tiêu chuẩn này quy định, đối với mức chất lượng được tính bằng số cá thể không phù hợp trên một triệu cá thể, các quy trình để ước lượng mức chất lượng của một thực thể đơn lẻ (ví dụ một lô) và, khi quá trình sản xuất trong trạng thái kiểm soát thống kê, để ước lượng mức chất lượng quá trình dựa trên bằng chứng thu được từ nhiều mẫu. Tiêu chuẩn này cũng quy định các quy trình sử dụng thông tin này khi lựa chọn phương án lấy mẫu thích hợp để có thể kiểm tra xác nhận rằng mức chất lượng của một lô đã cho không vượt quá mức chất lượng giới hạn (LQL) công bố. Trong trường hợp không có sẵn dữ liệu mẫu trước đó, tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn để ước định mức chất lượng quá trình khi lựa chọn phương án.

5/19/2020 8:59:31 PM +00:00

TCVN 10853:2015

Tiêu chuẩn này quy định các phương án và quy trình lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng các cá thể đơn chiếc. Các phương án được xác định theo điểm rủi ro của nhà sản xuất và điểm rủi ro của người tiêu dùng. Do đó, chúng không chỉ thích hợp cho mục đích lấy mẫu chấp nhận mà còn thích hợp cho các mục đích chung hơn của kiểm nghiệm giả thuyết thống kê đơn giản đối với tỷ lệ.

5/19/2020 8:59:25 PM +00:00

TCVN ISO 10002:2015

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn cho việc thiết kế và thực hiện có hiệu lực và hiệu quả quá trình xử lý khiếu nại cho tất cả các loại hình hoạt động thương mại hoặc phi thương mại, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến thương mại điện tử. Tiêu chuẩn này mang lại lợi ích cho tổ chức và khách hàng của tổ chức, bên khiếu nại và các bên quan tâm khác.

5/19/2020 8:59:19 PM +00:00

TCVN ISO 10002:2007

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn cho quá trình xử lý khiếu nại có liên quan đến các sản phẩm trong một tổ chức, bao gồm việc hoạch định, thiết kế, hoạt động, duy trì và cải tiến. Quá trình xử lý khiếu nại được mô tả trong tiêu chuẩn này là phù hợp cho việc sử dụng như là một trong những quy trình của hệ thống quản lý chất lượng tổng thể. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc giải quyết những tranh chấp của tổ chức với bên ngoài hoặc những tranh chấp có liên quan đến công việc.

5/19/2020 8:59:13 PM +00:00

TCVN 9788:2013

Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa cho các thuật ngữ chung liên quan đến quản lý rủi ro. Mục đích của tiêu chuẩn là thúc đẩy cách hiểu chung và nhất quán cũng như phương pháp tiếp cận chặt chẽ trong việc mô tả các hoạt động liên quan tới quản lý rủi ro và việc sử dụng thuật ngữ thống nhất về quản lý rủi ro trong các quá trình và khuôn khổ liên quan đến quản lý rủi ro.

5/19/2020 8:59:07 PM +00:00

TCVN ISO 9000:2007 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

Tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lượng, một đối tượng của bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000, và xác định các thuật ngữ có liên quan. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho những đối tượng sau: các tổ chức muốn có những lợi ích thông qua việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng; các tổ chức muốn có sự tin tưởng đối với người cung ứng rằng các yêu cầu đối với sản phẩm của họ sẽ được đáp ứng; người sử dụng sản phẩm;...

5/19/2020 8:59:00 PM +00:00

TCVN 8243-5:2015

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống các phương án (chương trình) lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng từng lô. Các chương trình được xác định theo dãy giá trị giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) ưu tiên, từ 0,01 đến 10, xác định theo phần trăm cá thể không phù hợp. Các chương trình của bộ TCVN 8243 (ISO 3951) nhằm mục đích thông qua áp lực về kinh tế và tâm lý khi lô hàng không được chấp nhận, buộc nhà cung ứng phải duy trì trung bình quá trình ít nhất là bằng giá trị AQL quy định, nhưng đồng thời vẫn cung cấp một giới hạn trên đối với rủi ro của người tiêu dùng khi nhận phải lô có chất lượng kém.

5/19/2020 8:58:54 PM +00:00

TCVN 8243-4:2015

Tiêu chuẩn này thiết lập các phương án và quy trình lấy mẫu định lượng có thể sử dụng để đánh giá mức chất lượng của một thực thể (lô, quá trình,...) có phù hợp với giá trị công bố hay không. Các phương án lấy mẫu được lập sao cho đường hiệu quả của chúng khớp càng gần càng tốt với đường hiệu quả của các phương án định tính tương ứng trong TCVN 7790-4 (ISO 2859-4), sao cho việc lựa chọn giữa lấy mẫu định tính và lấy mẫu định lượng không bị ảnh hưởng bởi rủi ro làm tăng khả năng chấp nhận mức chất lượng công bố không đúng. Trong tiêu chuẩn này, rủi ro bác bỏ một mức chất lượng công bố đúng dao động từ 1,4 % đến 8,2 %. Rủi ro không bác bỏ một mức chất lượng công bố không đúng là 10 % và đó là rủi ro gắn với tỉ số chất lượng giới hạn (xem điều 4). Các phương án lấy mẫu được đưa ra tương ứng với ba mức khả năng phân biệt, và cho các trường hợp chưa biết và đã biết độ lệch chuẩn quá trình.

5/19/2020 8:58:48 PM +00:00

TCVN 7790-2:2015

Tiêu chuẩn này quy định các phương án và quy trình lấy mẫu theo LQ để kiểm tra định tính. Các phương án và quy trình này tương thích với TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) và có thể sử dụng khi không áp dụng được các quy tắc chuyển đổi nêu trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), ví dụ với các lô riêng biệt. Các phương án trong tiêu chuẩn này được xác định bằng một dãy mức chất lượng giới hạn (LQ) ưu tiên ứng với rủi ro của người tiêu dùng thường nhỏ hơn 10 % và luôn dưới 13 %. Phương pháp xác định này cho phép sử dụng quy trình đề cập trong 12.6 của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) như một quy trình tiêu chuẩn.

5/19/2020 8:58:41 PM +00:00

TCVN 7564:2007

Tiêu chuẩn này đưa ra các thực hành tốt cho tất cả các yếu tố của hoạt động đánh giá sự phù hợp, bao gồm cả các tài liệu qui chuẩn, tổ chức, hệ thống, phương thức và kết quả. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cá nhân và tổ chức mong muốn cung cấp, xúc tiến hoặc sử dụng các dịch vụ đánh giá sự phù hợp hợp thức và đáng tin cậy. Các đối tượng áp dụng thích hợp bao gồm: cán bộ quản lý, quan chức thương mại, phòng hiệu chuẩn, tổ chức thanh tra, tổ chức chứng nhận sản phẩm, tổ chức chứng nhận/đăng ký các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận chuyên gia, cơ quan công nhận, tổ chức công bố sự phù hợp và những người thiết kế, người điều hành các hệ thống và phương thức đánh giá sự phù hợp cũng như những người sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

5/19/2020 8:58:35 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17021-3:2015

Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu cụ thể về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng dựa theo TCVN ISO 9001. Nó cũng có thể sử dụng cho các ứng dụng khác của hệ thống quản lý chất lượng.

5/19/2020 8:58:29 PM +00:00

QCVN 8:2019/BKHCN

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn đối với các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với khí dầu mỏ hóa lỏng (được viết tắt là LPG) sử dụng làm: khí đốt dân dụng, khí đốt công nghiệp, nhiên liệu cho phương tiện giao thông. Các loại khí dầu mỏ hóa lỏng trong Quy chuẩn kỹ thuật này có mã HS được quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành (xem Phụ lục A).

5/19/2020 8:58:23 PM +00:00

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 119:2019/BTTTT

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng hải. Quy chuẩn này chỉ áp dụng đối với thiết bị Ra đa, thiết bị vô tuyến dẫn đường và thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa cố khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5/19/2020 8:58:17 PM +00:00