Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm theo VietGAP cho một số tỉnh ven biển miền Trung Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Chủ nhiệm đề tài: Lê Ngọc Quân ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020 của ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới, đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân. Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng. Đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, phục vụ xuất khẩu. Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực ven biển miền Trung gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao. Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản (Quyết định 1609/QĐ- TTg ngày 19/6/2010 của Thủ tướng chính phủ). Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở. Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí và 5 nhóm việc, trong đó có nhóm việc “Phát triển sản xuất, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác” (Quyết định 1609/QĐ-TTg ngày 19/6/2010 của Thủ tướng chính phủ). 1194
  2. Để thực hiện các mục tiêu nuôi trồng thủy sản và Xây dựng Chương trình nông thôn mới đã có nhiều Chương trình, đề tài, dự án trọng điểm như Chương trình Khoa học và Công nghệ Phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến tháng 11/2015, đã có 40 nhiệm vụ trong đó có 26 đề tài và 14 dự án đã được triển khai. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2016, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015), sản lượng nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn (tăng 3,3% so với cung kỳ năm 2015). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự phát triển nuôi trồng thủy sản một cách mạnh mẽ ở nước ta, sự phát triển trên quy mô rộng, thiếu quy hoạch đã làm phá vỡ cân bằng môi trường, gây ô nhiễm vùng biển ven bờ mà sự phá huỷ này để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không thay đổi cách làm và phương thức canh tác theo hướng khoa học. Việc sử dụng hoá chất, thuốc, chế phẩm ngày càng nhiều sẽ làm cho vùng ven bờ suy thoái ngày càng nghiêm trọng và khó có thể trở lại cân bằng như thời điểm ban đầu. Công nghệ nuôi đơn các đối tượng như ốc hương, tôm sú hiện nay hàng năm đã đưa vào môi trường nước một lượng rất lớn dinh dưỡng N và P. Hai yếu tố này là thành phần chính gây nên hiện tượng phú dưỡng, tảo phát triển quá mức và là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra. Để hạn chế ô nhiễm bằng cách tái sử dụng nguồn chất thải từ các hoạt động nuôi trồng, các nhà khoa học đã sử dụng các loài động vật hai mảnh vỏ (vẹm xanh, tu hài...), các loài ăn lọc khác (như hải sâm) và rong biển những loài có khả năng sử dụng chất thải để nuôi ghép. Trong hệ thống nuôi kết hợp này, nguồn chất thải được sử dụng thông qua quá trình lọc nước của động vật hai mảnh vỏ, nhờ đó có thể hạn chế được chất thải và sự ô nhiễm môi trường. Theo Patrick, S (2000), nuôi trồng cần kết hợp các loài có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để có thể giảm ảnh hưởng chất thải và sử dụng tối đa nguồn dinh dưỡng trong nước. Đứng trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm theo VietGAP cho một số tỉnh ven biển miền Trung” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương pháp kết hợp nuôi tôm, ốc hương với hải sâm, rong biển nhằm khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm, phát 1195
  3. triển sản xuất bền vững và tăng thu nhập cho người dân góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới ở các xã ven biển miền Trung. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Xây dựng 4 mô hình, quy mô 8 ha, tại 4 tỉnh trong đó, 2 tỉnh thuộc bắc miền Trung và 2 tỉnh thuộc nam miền Trung. Quy trình nuôi kết hợp Ốc hương với Hải sâm và Rong biển diện tích 4 ha, quy mô 2 ha/mô hình. Quy trình nuôi kết hợp Tôm sú với Hải sâm và Rong biển diện tích 4 ha, quy mô 2 ha/mô hình. Mô hình đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật. Năng suất ốc hương > 2 tấn/ha, Tôm sú > 3 tấn/ha, hải sâm >1 tấn/ha, rong biển > 3 tấn tươi/ha. Tổng sản phẩm tạo ra 100 tấn. + Xây dựng 2 mô hình trên quy mô 4 ha về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tăng hiệu quả kinh tế từ 20% trở lên. + Đào tạo tập huấn 200 lượt người dân. + Tổ chức 3 cuộc hội thảo cho các tỉnh ven biển miền Trung + Hoàn thiện 2 Quy trình công nghệ nuôi: (1) Ốc hương kết hợp với hải sâm, rong biển; (2) Tôm sú kết hợp với hải sâm, rong biển phù hợp VietGAP và điều kiện các tỉnh ven biển miền Trung 1196
  4. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Tiềm năng, hiện trạng nuôi trồng thủy sản vùng điều tra Dự án đã điều tra tại 4 tỉnh (Quảng Bình, TT-Huế, Phú Yên, Khánh Hòa), 9 huyện và 12 xã nông thôn mới có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, mỗi xã 30 hộ/30 phiếu điều tra. Đối tượng nuôi: Ở vùng điều tra, hộ nuôi nhiều đối tượng nuôi khác nhau, trong đó tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế đối tượng nuôi nhiều nhất là tôm sú, chiếm 67,8% tỉnh Quảng Bình và 88,5% tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp đến là cua và đối tượng nuôi ốc hương không có hộ nào nuôi. Hình thức và thời gian nuôi: Kết quả điều tra của hình thức nuôi tôm sú tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế chủ yêu hình thức nuôi đơn chiếm 96,7% tại Quảng Bình, 80% tại TT-Huế. Hình thức nuôi ghép tỷ lệ 3,3% tại Quảng Bình, 20% tại Thừa Thiên Huế. Đối tượng nuôi ghép trong ao tôm sú có thể là cá, cua hoặc rong biển, chưa có hộ nào nuôi kết hợp cả 3 đối tượng tôm sú với hải sâm và rong biển. Tương tự như trên hình thức nuôi ốc hương tại Phú Yên và Khánh Hòa chủ yếu là hình thức nuôi đơn ốc hương chiếm tới 95,2%, hình thức nuôi ghép chiếm 4,8%, đối tượng nuôi ghép với ốc hương chủ yếu ốc nhảy hoặc ốc hương với rong câu. Diện tích ao nuôi: Diện tích ao nuôi tôm sú điều tra trung bình tại Quảng Bình và Thừa ThiênHuế là 0,42 ha-0,51 ha. Diện tích lớn nhất 0,7 ha tại Quảng Bình, Nhỏ nhất 0,35 ha. Nhìn chung diện tích ao nuôi tôm được điều tra nằm trong khoảng quy định của quy trình công nghệ nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh là từ 0,4 đến 1,0 ha. Diện tích nuôi ốc hương điều tra trung bình tại Phú Yên, Khánh Hòa là 0,31-0,41 ha. Diện tích lớn nhất 0,6 ha, nhỏ nhất 0,2 ha tại Phú Yên. Nhìn chung diện tích nuôi ốc hương phù hợp quy trình công nghệ là diện tích từ khoảng 0,2 đến 0,5 ha. Những ao nuôi tôm có diện tích lớn hơn so với quy trình cũng có thể thích hợp với khả năng đầu tự và quản lý, chăm sóc của người nuôi. Thiết kế khu vực nuôi: Theo kết quả điều tra, các hộ nuôi thủy sản tại vùng điều tra tỷ lệ hộ có ao chứa nước chiếm tỷ lệ thấp, cao nhất 44,9%, thấp nhất 15,5%, chứng tỏ các hộ dân đã tận dụng diện tích tối đa để tiến hành nuôi trồng thủy sản những hộ có diện tích ao lắng chiếm tỷ lệ rất thấp, nhỏ nhất 2,7%, cao nhất đạt 18% số hộ có ao lắng, những hộ có ao lắng thường là những hộ nuôi tôm công nghiệp có đầu tư cao, còn những hộ nuôi hình thức khác hầu như không có ao lắng. Những hộ có bố trí kho chứa hóa chất, thức ăn chiếm tỷ lệ không cao, lớn nhất đạt 63,6%, nhỏ nhất 47,4%. Quy cỡ giống thả: Kết quả điều tra quy cỡ giống tôm sú thả ở 2 tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy người dân thả tôm sú từ P14 đến P15 chiếm 62,5%, P12 đến P13 chiếm 15,5%, P10 chiếm 10%, cỡ giống từ 3-6 cm/con chiếm 17,5%. Theo tiêu 1197
  5. chuẩn Quốc gia cỡ giống tôm sú đạt cỡ P15 trở lên mới tiến hành thả giống, nhưng tỷ lệ tôm sú chưa đạ cỡ P15 vẫn chiểm tỷ lệ lớn do người vận chuyển giống cho rằng cỡ giống nhỏ dễ vận chuyển hơn. Cỡ giống ốc hương thả từ 3.000 con-7.000 con/kg chiếm tỷ lệ 18,9%, cỡ từ 30.000 - 40.000 con/kg chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8%. Nguồn giống được cung cấp: Nguồn giống được cung cấp tại trại sản xuất giống có uy tín trong tỉnh chiếm tỷ lệ cao Quảng Bình, TT Huế, Khánh Hòa tới 60-75%, nhưng chỉ 23% tại tỉnh Phú Yên. Điều này thể hiện năng lực sản xuất giống tại các tỉnh điều tra chưa đủ cung cấp cho người nuôi trồng thủy sản. Mật độ giống thả: Theo kết quả điều tra, mật độ tôm sú giống thả tôm giống tại Quảng Bình với mô hình nuôi đơn 15 đến 20 con/m2, mô hình nuôi ghép với cá hoặc cua từ 6 đến 10 con/m2. Đối với ốc hương thả nuôi tại Khánh Hòa, Phú Yên mật độ từ 200-300 con/m2. Thời gian nuôi: Thời gian nuôi tôm sú tại 2 tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có sự khác nhau. Tại Quảng Bình chủ yếu hình thức nuôi đơn hoặc xen với cua nên thời gian nuôi ngắn hơn, dài nhất 6 tháng, ngắn nhất 2 tháng, những hộ nuôi tôm 2 tháng chủ yếu hộ dân có ao nuôi bị bệnh. Tại Thừa Thiên Huế do có nhiều mô hình nuôi xen với cá nên thời gian nuôi trung bình đạt 7,4 tháng, dài nhất 10 tháng, ngắn nhất 3 tháng. Cỡ thu hoạch: Kích cỡ thu hoạch tôm sú trung bình tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có sự khác nhau. Tại Quảng Bình kích cỡ thu hoạch trung bình đạt 34,1 kg/con, tại Thừa Thiên Huế đạt 49 con/kg. Kich cỡ thu hoạch tôm sú lớn nhất tại Thừa Thiên Huế đạt 10 con/kg, trong khi Quảng Bình 20 con/kg, điều này thể hiện thời gian nuôi hình thực nuôi tôm tại các tỉnh khác nhau. Năng suất tôm sú và ốc hương nuôi đơn: Năng suất nuôi tôm sú trung bình tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế từ 1-1,4 tấn/ha. Thấp nhất 0,25 tấn, cao nhất 4 tấn/ha. Năng suất ốc hương trung bình tại Phú Yên và Khánh Hòa từ 9,3 đến 10,8 tấn/ha. Năng suất thấp nhất 1,0 tấn/ha tại Phú Yên, 5 tấn/ha tại Khánh Hòa, những hộ nuôi này thường dịch bệnh xảy ra. Năng suất cao nhất đạt 12-15 tấn/ha. Dịch bệnh và số lần bị dịch bệnh tại các hộ nuôi: Theo kết quả điều tra về tình hình dịch bệnh của một số hộ nuôi thủy sản trước năm 2015 cho thấy, có bị dịch bệnh với hình thức nuôi tôm sú và ốc hương chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 97,7% tại Quảng Bình, thấp nhất 44,1% tại Phú Yên (Bảng 3.12). Cho thấy tình hình dịch bệnh phát triển rộng trên các hộ nuôi. Số lần dịch bệnh tại các hộ nuôi, lớn nhất 10 lần, nhỏ nhất 1 lần, trung bình các hộ từ 1,6-3,6 lần. Điều này cho thấy tần suất xuất hiện bệnh đã được lặp đi lặp lại nhiều lần người dân chưa có biện pháp phòng trừ thích hợp. Kênh bán sản phẩm sau thu hoạch: Kết quả điều tra cho thấy người dân sau khi thu hoạch sản phẩm thường bán cho các đầu nậu đến mua tại bờ ao chiếm tỷ lệ cao từ 65,9% đến 78,9%. Tỷ lệ người dân bán thẳng cho các nhà máy chế biến chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 1,3-4,4%. 1198
  6. Tổng mức đầu tư và lợi nhuận mô hình nuôi ốc hương tại Phú Yên và Khánh Hòa: Tổng mức đầu tư trung bình cho nuôi ốc hương ở Phú Yên là 616 triệu đồng/ha, còn ở Khánh Hòa là 778,3 triệu đồng/ha (bảng 3.14). Tổng mức đầu tư trung bình của hai mô hình là 676,1 triệu đồng/ha/vụ. Tương ứng với mức đầu tư, lợi nhuận thu được từ nuôi ốc hương tỉnh Phú Yên 499,8 triệu đồng/ha, Khánh Hòa là 817,4 triệu đồng/ha. Tổng thể lợi nhuận trung bình của 2 tỉnh là 622,4 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất sinh lời của mô hình nuôi ốc hương tại Khánh Hòa và Phú Yên không có sự sai khác. Tuy mô hình nuôi ốc hương đem lại lợi nhuận cao nhưng nhiều mô hình bị thiệt hại, người dân bị thua lỗ nên tỷ suất sinh lời -0,38. Tổng mức đầu tư và lợi nhuận mô hình nuôi tôm sú tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế: Tổng mức đầu tư trung bình cho nuôi tôm sú ở Quảng Bình là 110 triệu đồng/ha, còn ở Thừa Thiên Huế là 78,8 triệu đồng/ha. Tổng mức đầu tư trung bình của hai mô hình là 94,8 triệu đồng/ha/vụ. Tương ứng với mức đầu tư, lợi nhuận thu được từ nuôi tôm sú tỉnh Quảng Bình 100,0 triệu đồng/ha/vụ, Thừa Thiên Huế là 85,9 triệu đồng/ha/vụ. Tổng thể lợi nhuận trung bình của 2 tỉnh là 85,9 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất sinh lời của mô hình nuôi tôm sú tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có sự sai khác. Lợi nhuận mô hình nuôi tôm/ha trung bình tại Thừa Thiên Huế thấp hơn Quang Bình, tuy nhiên tỷ suất sinh lời tại Thừa Thiên Huế trung bình 0,63 cao hơn của Quảng Bình 0,41 tức khoảng 1,5 lần. Tuy mô hình nuôi tôm sú đem lại lợi nhuận cao nhưng nhiều mô hình bị thiệt hại, người dân bị thua lỗ nên tỷ suất sinh lời -1,3. 3.2. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp theo VietGAP 3.2.1. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển Trên cơ sở kết quả điều tra, được sự đồng ý của các cơ quan lý địa phương Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III xây dựng 2 mô hình tại 2 điểm thuộc xã xây dựng nông thôn mới: xã Xuân Yên- Sông Cầu – Phú Yên; xã Vạn Thắng – Vạn Ninh – Khánh Hòa. Với quy mô 4 ha, thời gian triển khai mô hình nuôi 9 tháng, kết quả đạt được như sau: Bảng 1: Kết quả đạt được về xây dựng mô hình so với kế hoạch Đơn vị Theo kế Thực tế đạt Chỉ tiêu Ghi chú tính hoạch được - Năng suất: Ốc hương tấn/ha 2 2,5 vượt 0,5 tấn/ha Hải sâm tấn/ha 1 1,25 vượt 0,25 tấn/ha Rong biển tấn/ha 3 17,5 vượt 14,5 tấn/ha - Tỷ lệ sống: 1199
  7. Ốc hương % 70 81,2 vượt yêu cầu Hải sâm % 70 71,1 vượt yêu cầu - Cỡ thu hoạch: Ốc hương con/kg 120-140 120-147 Hải sâm con/kg 3-4 4 - Hệ số thức ăn ốc hương (FCR) ≤6 2,9 Năng suất ốc hương đạt 2,5 tấn/2 tấn (KH) vượt 0,5 tấn/ha, hải sâm 1,25 tấn/ha/1 tấn (KH), vượt 0,25 tấn/ha, đặc biệt sản phẩm rong nho đạt 17,5 tấn/ha/3 tấn (KH) vượt 14,5 tấn/ha. Điều này cho thấy nếu đầu tư rong nho đúng kỹ thuật cũng có thể thu được năng suất cao trong mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển. Mô hình đã hoàn thành đầy đủ về quy mô, số hộ và thời gian triển khai. Các loại giống, thức ăn và một số vật tư khác được đầu tư và hỗ trợ đầy đủ cho người dân. Tốc độ tăng trưởng của ốc hương trong các ao nuôi kết hợp từ 0,05-0,06 g/con/ngày cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Theo Hoàng Văn Duật (2007) ở mật độ nuôi 100 con/m2 thì tốc độ tăng trưởng của ốc hương nuôi trong ao đất là 0,045 g/ngày. Theo Thái Ngọc Chiến và CTV (2005) thì tốc độ tăng trưởng của ốc hương nuôi trong đăng ở biển là 0,04-0,06 g/con/ ngày và 0,05-0,07 g/ngày khi nuôi kết hợp với tu hài và rong câu trong ao tại Phú Yên (Thái Ngọc Chiến và cs, 2009). Theo Chaitanawisuti (2005), khi nuôi ghép ốc hương (mật độ 200 con/m2) với cá chẽm thì tốc độ tăng trưởng của ốc hương đạt trung bình 0,02 g/ngày. Điều đó cho thấy việc nuôi kết hợp có ảnh hưởng đến tăng trưởng của ốc hương. Hải sâm và rong nho với vai trò lọc sinh học đã làm sạch môi trường và giúp cho ốc hương phát triển tốt hơn. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của 2 mô hình nuôi kết hợp. Tốc độ tăng trưởng của ốc hương đạt trung bình 0,05 g/con/ngày (mô hình ở Khánh Hòa) và 0,06 g/ngày (Mô hình ở Phú Yên). Tỷ lệ sống của ốc hương dao động từ 77,8-84,6%; Hải sâm dao động từ 70,8-71,4%. Rong nho dao động từ 90,0- 92,0%. So sánh với kết quả nghiên cứu của 1 số tác giả tương tự cho thấy: Theo nghiên cứu của Thái Ngọc Chiến, 2009 về tỷ lệ sống của ốc hương khi nuôi kết hợp với tu hài và rong câu trong ao đất tại Sông Cầu (Phú Yên) cho thấy năm 2008 (38 - 63,0%) thì tỷ lệ sống của ốc hương trong nghiên cứu này cao hơn. Năng suất ốc hương đạt 2,5 tấn/ha trong mô hình nuôi kết hợp, so với các mô hình xung quanh khác thông qua số liệu điều tra không cao bằng do thả nuôi với mật độ thấp hơn nhưng đã đảm bảo dịch bệnh không xảy ra, môi trường nuôi được ổn định hơn. Bảng 2. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi kết hợp Quy mô Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tỷ suất lợi Họ tên hộ dân (ha) (triệu) (triệu) (triệu) nhuận (%) 1200
  8. Bùi Duy Trực 1,5 857,5 583,3 274,2 47,0 Nguyễn Văn Út 0,5 301,5 218,8 82,6 37,8 Lê Thanh Vương 01 539,4 341,3 198,1 58,0 Lê Thành Hiệp 01 707,3 363,3 344,0 94,7 Tổng cộng 04 2.405,5 1.506,6 Trung bình/hộ 224,7 59,4 Tỷ suất lợi nhuận của các hộ tham gia dự án xây dựng mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển trên quy mô 1 ha là 59,4% cao hơn tỷ suất trung bình của các hộ nuôi đơn ốc hương với quy mô 1 ha là 57%. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ốc đối chứng (nuôi đơn) năm 2013: Hộ ông Nguyễn Sang (cùng quy mô 1 ao: 5.000 m2, mật độ thả: 150 con/ m2). Kết quả với tổng chi phí 590,5 triệu/vụ, doanh thu 720 triệu/vụ đạt lợi nhuậng 129,5 triệu/vụ nuôi. Lợi nhuận từ mô hình dao động từ 82,6-344 triệu đồng/ hộ (Trung bình đạt 224,7 triệu đồng/ 0,5 ha/ vụ hay 449,4 triệu đồng / ha/ vụ (Bảng 3.24). Khi so sánh với mô hình nuôi đơn của Ông Nguyễn Sang (có cùng diện tích nuôi) thì lợi nhuận nuôi đơn chỉ đạt 129,5 triệu/0,5 ha. Như vậy so với mô hình nuôi đơn, mô hình nuôi kết hợp lợi nhuận cao hơn 95,2 triệu/ 0,5 ha (hay tăng 42,4%). 3.2.2. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển Trên cơ sở kết quả điều tra Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế xây dựng 2 mô hình tại 4 xã nông thôn mới: Xã Phú Hải - Phú Vang – Thừa Thiên Huế; Xã Lộc Bình - Phú Lộc – Thừa Thiên Huế; Xã Võ Ninh - Quảng Ninh – Quảng Bình; xã Quảng Văn - Ba Đồn- Quảng Bình. Sau 9 tháng triển khai mô hình (từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2015), kết quả đạt được so với kế hoạch thì chỉ tiêu năng suất tôm sú đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy các tỷ lệ sống và cỡ thu hoạch các đối tượng nuôi kết hợp trong mô hình đạt được chưa cao, nguyên nhân do nhiều yếu tố tác động đến trong quá trình nuôi. Bảng 3: Kết quả đạt được của mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển theo VietGAP tại Quảng Bình và TT Huế Chỉ tiêu Đơn vị tính Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú Cỡ thu: Tôm sú g/con 25 22,3 Hải sâm g/con 250-330 249,4 Tỷ lệ sống Tôm sú % 70 69,3 1201
  9. Hải sâm % 70 61,2 Năng xuất: Tôm sú tấn/ha 3 3,15 Hải sâm tấn/ha 1 0,72 Rong biển tấn/ha 3 2,52 Hệ số thức ăn FCR 1,5 1,48 Mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển theo VietGAP đạt năng suất tôm sú 3,15 tấn/ha (Kế hoạch 3 tấn/ha), hiệu quả về mặt môi trường rất tốt, hải sâm lọc nước tạo môi trường trong sạch cho tôm sú phát triển, qua thực hiện mô hình nhận thấy tôm tăng trưởng tốt, hiệu quả mang lại của tôm sú khá cao. So sánh năng suất với hộ nuôi xung quanh trong các hộ điều tra năng suất cao gấp 2 đến 3 lần. Năng suất hải sâm nuôi trong ao kết hợp tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế chưa cao, do ảnh hưởng áp thấp xảy ra thời gian từ tháng 9 trở đi làm độ mặn giảm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của hải sâm. Ngược lại rong biển (rong câu) do bị ảnh hưởng bởi độ mặn thường xuyên > 20%0 nên phát triển chậm, vì vậy sản lượng chưa đạt yêu cầu của dự án đề ra. Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển theo VietGAP Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tỷ suất lợi Họ tên hộ dân (triệu) (triệu) (triệu) nhuận (%) Nguyễn Văn Đích 410,6 334,1 76,5 23,0 Nguyễn Xuyến 399,8 334,2 65,6 20,8 Phạm Thị Quyết 503,6 333,7 180,0 53,0 Phạm Ngọc Lỡi 517,5 334,6 182,8 54,0 Tổng cộng 1.731,0 1.248,9 482,1 Trung bình 432,7 312,2 120,5 40,2 Trong đó lợi nhuận đem lại chủ yếu từ tôm sú, riêng rong câu và hải sâm đem lại hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao do thị trường tiêu thụ trên địa bàn còn khó khăn nên giá bán thấp, tuy nhiên tổng lợi nhuận cao hơn hẳn so với nuôi chuyên canh tôm sú hoặc các mô hình nuôi xen canh trên cùng một đơn vị diện tích. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình với mô hình đối chứng: So sánh với mô hình nuôi ghép truyền thống trên huyện Quảng Điền- Thừa Thiên Huế, với công thức ghép ( Tôm sú, cua, cá Đối, cá Dìa) và mật độ thả nuôi mật độ cao( tôm sú: 10 con/m2 - cá đối 0,3 con/m2 - Cua, cá Dìa 0,2 con/m2) sẽ cho kết quả tốt nhât, lợi nhuận từ 90-100 triệu 1202
  10. đồng/ha. So với mô hình nuôi ghép tôm sú với hải sâm và rong biển đạt 120 triệu đồng/ha thấp hơn. Như vậy lợi nhuận trung bình tăng hơn 20%. Sau khi mô hình nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương với hải sâm và rong biển xây dựng thành công các ban đánh giá nội bộ đã tiến hành tự đánh giá theo bộ tiêu chí VietGAP. Kết quả đạt được các mô hình như sau: Bảng 5: Kết quả đánh giá nội bộ theo Bộ tiêu chí VietGAP Tiêu chí A Tiêu chí B Tiêu chí Tỷ lệ % Tiêu chí Tỷ lệ TT Địa điểm Ghi chú đạt/Tiêu chí đạt/Tiêu chí % đánh giá đánh giá 1 Quảng Bình 67/69 97 12/17 71 2 Thừa Thiên Huế 67/69 97 16/17 94 3 Phú Yên 65/69 94 11/17 64 4 Khánh Hòa 65/69 96 10/17 60 Trung bình 96 72 Mặc dù hiện nay Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có Quyết định 4835/QĐ- BNN-TCTS ngày 24/11/2015 về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tôm sú, cá tra, chưa có hướng dẫn về VietGAP đối với mô hình nuôi kết hợp, đặc biệt ốc hương nhưng mô hình đã được triển khai đảm bảo yếu tố cơ bản theo hướng VietGAP. Việc áp dụng quy phạm VietGAP trên nuôi tôm có ý nghĩa rất lớn và cần thiết cho người nuôi tôm. Chính vì thế, mô hình gây tác động sâu sắc đến cách nghĩ, cách làm của hộ nuôi. Những hộ dân tham gia mô hình đã hiểu được và dần chuyển sang nuôi tôm có trách nhiệm, tạo ra sản phẩm sạch an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu. 3.2.3. Môi trường của mô hình nuôi kết hợp a. Môi trường nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển Nhìn chung các yếu tố môi trường ở mô hình nuôi tại Phú Yên và Khánh Hòa đều phù hợp với sự phát triển của ốc hương, hải sâm và rong nho. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần về các tháng cuối năm (mùa mưa), hàm lượng oxy có chiều hướng tăng theo thời gian nuôi, NH3 và NO2 biến động mạnh nhưng cũng có chiều hướng giảm đến cuối vụ. Điều đó cho thấy vai trò của rong biển và hải sâm đã làm tăng hàm lượng oxy và giảm hàm lượng các khí độc trong ao. Một số nghiên cứu cho thấy, ốc hương có khả năng thích ứng với nhiệt độ từ 12 - 35oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ốc hương từ 26 - 28oC (Nguyễn Thị Xuân Thu và cộng sự, 2000). Ốc hương có thể nuôi ở những vùng có độ mặn 20- 1203
  11. 25‰ nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn khi nuôi ở độ mặn 32 - 35‰. Độ mặn thấp hơn 20-25‰ không thích hợp cho sự phát triển của ốc hương (Nguyễn Thị Xuân Thu và cộng sự, 2006). Theo Paterson et al. (1994) thì khả năng thích nghi độ mặn của ốc hương B. spirata ở giai đoạn con non có khả năng chịu đựng sự biến động độ mặn tốt hơn con trưởng thành. Con non di chuyển và bắt mồi tốt nhất ở độ mặn 27 - 35‰ trong khi con trưởng thành là 31 - 35‰. Con non chết sau một ngày ở độ mặn 15‰ và con trưởng thành chết sau một ngày ở độ mặn 19‰. b. Môi trường nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển Biến động độ mặn trung bình giữa các ao nuôi hầu như không có sự khác biệt, dao động trong khoảng 17 – 30‰. So sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm sinh học từng loài như sau: Đối với tôm sú nằm trong giới hạn cho phép từ 5-35%0, nhưng chưa phải nằm trong mức tối ưu từ 10 – 25 theo quy định của Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hải sâm độ mặn thích hợp 15-30%0, nhưng qua thực tế hải sâm độ mặn từ 20-25%0, hải sâm ngừng phát triển và dưới 20%0, hải sâm có thể chết hàng loạt nếu độ mặn giảm đột ngột. Đối với rong câu, thích hợp 12-20%0, tồn tại 3-35%0. Theo hình 3.1 thời gian độ mặn thường xuyên trên 20 %0 nên rong câu vẫn tồn tại nhưng phát triển trậm hơn. Tuy nhiên do điều kiện vùng nuôi nằm gần các cửa sông nên yếu tố độ mặn ao nuôi ảnh hưởng lớn đến phát triển hải sâm, nếu độ mặn đột ngột xuống 20%0 ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, phát triển hải sâm có thể dẫn đến chết hàng loạt. Cụ thể mô hình tại Thừa Thiên Huế đã tiến hành thu hoạch sớm vào tháng 9 năm 2015. - NH3, NO 2, H 2S là 3 nhóm khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi. Trong ao nuôi lượng khí độc càng nhiều càng gây bất lợi quá trình nuôi kết hợp. Hàm lượng NH3 tăng dần theo thời gian; từ tuần thứ 7, dao động từ 0 đến 0,02 mg/lít, nhưng không bao giờ vượt quá 0,03 mg/lít là mức không thích hợp cho tôm phát triển. Biến động NO2 của ao nuôi kết hợp (0 – 0,02 ppm) từ tuần thứ 9. H 2S trong các mô hình đều nằm trong khoảng an toàn thích hợp nuôi tôm sú. Thông qua thả nuôi kết hợp hải sâm và rong câu có thể khống chế các chất khí độc (NH3 và NO 2) để luôn đảm bảo giới hạn cho phép. 3.2.6. Hoàn thiện quy trình công nghệ Căn cứ vào kết quả xây dựng mô hình nuôi kết hợp theo quy trình kỹ thuật dự thảo, các số liệu đánh giá môi trường và bệnh thủy sản dự án đã tiến hành hoàn thiện quy trình công nghệ gồm: Quy trình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển phù hợp với VietGAP; Quy trình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển phù hợp VietGAP. 1204
  12. Căn cứ các Đề xuất quy Áp dụng quy trình vào Đánh giá kết quả mô đề tài trình công thực tế thông qua xây hình: Môi trường, bệnh, nghiên cứu nghệ dựng các mô hình ATTP, Hiệu quả KT Phù hợp quy Điều tra phạm VietGAP bổ sung Quy trình Thông qua hội Lấy ý kiến góp ý Dự thảo, chỉnh sửa, được Hoàn đồng nghiệm các đơn vị liên bổ sung 2 quy trình thiện thu quan công nghệ Căn cứ những chỉ tiêu kỹ thuật được chỉnh sửa, những nội dung bổ sung phù hợp VietGAP dự án đã Dự thảo hòn thiện 2 quy trình công nghệ: Quy trình 1: Kỹ thuật nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển phù hợp với VietGAP Quy trình 2: Kỹ thuật nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển phù hợp với VietGAP Quy trình kỹ thuật đã được các cán bộ kỹ thuật dự án góp ý và thông qua. 3.3. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 3.3.1. Nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển theo liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kết quả mô hình cho thấy: Sản lượng ốc hương vượt 1,1 tấn/ ha; sản lượng hải sâm vượt 0,5 tấn/ ha và sản lượng rong nho vượt 0,8 tấn/ ha. Hệ số thức ăn nuôi ốc hương giảm đáng kể so với mô hình nuôi đơn ốc hương. Trong nuôi đơn cần 6 kg cá tạp được 1 kg ốc hương, nhưng đối với mô hình nuôi kết hợp chỉ 4 kg cá tạp được 1 kg ốc hương. lợi nhuận đạt trung bình đạt 283,6 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 51,7%/9 tháng (hay 5,7%/tháng). Về giá trị với năng suất bình quân 3,1 tấn/ha nhưng trong quá trình thực hiện dự án, Công ty TNHH Rong biển Việt Nam đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân mô hình lợi nhuận 283,6 triệu/ha. Tỷ suất lợi nhuận mô hình nuôi kết hợp đạt 57,1%. Bảng 6. So sánh hiệu quả mô hình nuôi kết hợp theo chuỗi giá trị và mô hình nuôi đơn ốc hương không theo chuỗi giá trị trên quy mô 1 ha Phần thu (tr đồng) Tổng Tổng Lợi Tỷ suất Mô hình Ốc Hải Rong thu chi nhuận lợi nhuận hương sâm biển (tr đ) (tr. đ) (tr. đ) (%) 1205
  13. Mô hình nuôi kết hợp theo 579,5 88 112,5 780,0 464,4 283,6 57,1 chuỗi gia trị Mô hình không nuôi theo chuỗi 851,4 851,4 676,1 175,3 26,3 giá trị* Mô hình nuôi kết hợp ốc hương kết hợp với hải sâm và rong biển theo chuỗi giá trị với mô hình nuôi đơn ốc hương đạt 283,6 triệu/ha/175,3 triệu/ha, tức tăng hơn 27%. Tỷ suất lợi nhuận mô hình nuôi liện kết theo chuỗi giá trị 57,1% cao hăp hơn 2 lần mô hình không theo chuỗi giá trị đạt 26,3%. 3.3.2. Nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển theo liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sau 9 tháng nuôi, sản phẩm thu hoạch của 3 hộ gia đình quy mô 2 ha là vượt so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 7,28 tấn tôm sú, tỷ lệ sống trung bình đạt 71%, năng suất đạt 3,64 tấn/ha, kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 39 con/kg; Hải sâm cho sản lượng thu hoạch đạt 5,14 tấn, tỷ lệ sống trung bình đạt 72%, năng suất đạt 2,57 tấn/ha, kích cỡ hải sâm thu hoạch trung bình 3-4 con/kg. Rong nho cho sản lượng thu hoạch đạt gần 6,21 tấn, tỷ lệ sống trung bình đạt 83%, năng suất đạt 3,10 tấn/ha, kích cỡ rong nho thu Mức lãi mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển đạt 290 triệu đồng/ha, cao hơn mức lãi trung bình các hộ nuôi đơn tôm sú khác đạt 85,9 triệu (tức gấp hơn 3 lần và tăng gần 30% giá trị sản phẩm). Tỷ suất lợi nhuận đạt được 60% cao hơn kết quả điều tra trung bình các hộ nuôi đơn thủy sản khác trung bình là 50%.hoạch trung bình 2,5-3,5 kg/bụi rong. Tăng hiệu quả, gia trị sản phẩm đạt 30%. 3.4. Thông tin tuyên truyền và tập huấn Dự án đã triển khai được 6/6 lớp theo kế hoạch với 186/180 (KH) lượt người tham dự. Địa điểm tập huấn: tại các xã có mô hình triển khai. Kết quả tập huấn các hộ dân đều tiếp thu tốt về kỹ thuật và có khả năng triển khai trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và chuyên môn. Nội dung tập huấn là quy trình nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương với hải sâm và rong biển (theo tài liệu dự án an biên soạn có sự phối hợp Viện NCNTTS III và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành và được hoàn thiện trong quá trình thực hiện dự án); Thiết lập, ghi chép trong hồ sơ, sổ nhật ký ao nuôi. Các hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn đã được tiến hành trước khi cấp phát giống, vật tư để đảm bảo cho các hộ có kiến thức cần thiết và nắm vững các thao tác thực hành về kỹ thuật nuôi tôm theo quy phạm VietGAP. 1206
  14. Giảng viên đa số được các cán bộ chỉ đạo mô hình là cán bộ khuyến nông tỉnh TT Huế, Quảng Bình, Ninh Thuận và Viện NCNTTS II tập huấn hộ dân tại Phú Yên và Khánh Hòa thuộc các tỉnh tiến hành tập huấn. - Đánh giá lớp tập huấn: + 100% học viên được mời tham gia đầy đủ và tích cực trao đổi thảo luận những khó khăn, thuận lợi về việc nuôi kết hợp và áp dụng VietGAP. Giảng viên là những cán bộ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trong ngành thủy sản, kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp, nội dung truyền đạt phù hợp với đối tượng là người dân. Đa số học viên tham gia khóa học đều hiểu cơ bản về VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, đây cũng là cơ hội được hỏi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng thủy sản theo VietGAP. Kết quả tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức về nuôi kết hợp, muốn nuôi đạt kết quả cao cần thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật và các quy phạm thực hành nuôi tôm tốt (VietGAP). Học viên đã nắm được kỹ thuật và có khả năng vận dụng vào nuôi kết hợp tại chính mô hình đơn vị thực hiện. Minh chứng là 5/5 mô hình nuôi kết hợp theo VietGAP đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản mà dự án đề ra. Dự án còn tổ chức tập huấn cho 212 lượt người (200 lượt người KH) Là các nông ngư dân nuôi tôm sú, ốc hương tại các xã ven biển thuộc 4 tỉnh có mô hình triển khai là Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế, vượt 6% so với kế hoạch đề ra. - Học viên tham dự tập huấn đều nhiệt tình tham gia trao đổi, thảo luận và thống nhất nhận thức cho rằng mô hình nuôi kết hợp góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, cộng đồng tham gia đều được hưởng lợi, sản phẩm làm ra đảm bảo ATVSTP được tăng giá trị … và là hướng đi sẽ phải thực hiện để hội nhập và đáp ứng yêu cầu của thị trường. - Đồng thời, học viên cũng đặt ra những khó khăn, vướng mắc xung quanh vấn đề nuôi kết hợp như nguồn giống hải sâm, chất lượng con giống ốc hương, tôm sú... và đã được các giảng viên, ban tổ chức giải đáp thỏa đáng trong thời gian tập huấn 4. Kết luận - Xây dựng thành công 4 mô hình/4 mô hình nuôi tôm sú, ốc hương kết hợp với hải sâm và rong biển theo VietGAP, trong đó: 2 mô hình nuôi ốc hương kết hợp với hải sâm và rong nho theo VietGAP tại Phú Yên và Khánh Hòa đạt năng suất ốc hương 2,5 tấn/ha, hải sâm 1,3 tấn/ha, rong nho 17,6 tấn/ha; 2 mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong biển theo VietGAP tại Thừa Thiên Huế và Quảng Bình đạt năng suất tôm sú 3,15 tấn/ha, hải sâm 0,72 tấn/ha, rong biển (rong câu) 2,52 tấn/ha - Xây dựng thành công 2 mô hình/2 mô hình nuôi tôm sú, ốc hương kết hợp với hải sâm và rong biển theo chuỗi giá trị, trong đó: 1 mô hình nuôi ốc hương kết hợp với hải sâm và rong nho theo chuỗi giá trị Khánh Hòa đạt năng suất ốc hương 3,1 tấn/ha, 1207
  15. hải sâm 2,1 tấn/ha, rong nho 3,8 tấn/ha; 1 mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong biển theo chuỗi giá trị tại Ninh Thuận đạt năng suất tôm sú 3,63 tấn/ha, hải sâm 2,58 tấn/ha, rong biển (rong nho) 3,1 tấn/ha. Sản phẩm tạo ra được tiêu thụ 100% thông qua mỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, giá trị sản phẩm hơn với hộ không tham gia mô hình 27-30%; - Tổng sản phẩm sau 2 năm triển khai dự án đạt 147,6 tấn/100 tấn (KH) tăng 47,6% trong đó: Ốc hương đạt 16,2 tấn; tôm sú 19,8 tân; hải sâm 17,2 tấn; rong biển 94,3 tấn. - Tổ chức tập huấn cho 186/180 người (KH) hộ tham gia xây dựng mô hình. Tập huấn cho những người không tham gia trực tiếp xây dựng mô hình 212 người/200 người (KH). Học viên đã nắm được kỹ thuật nuôi cũng như lợi ích khi áp dụng quy phạm VietGAP và liên kết theo chuỗi giá trị vào mô hình. - Thông tin tuyên truyền: Tổ chức được 4 cuộc hội thảo/3 cuộc (KH) với 324 lượt người dự. Ngoài ra đã biên soạn và phát hành 436 cuốn sổ tay kỹ thuật nuôi kết hợp để phổ biến đến các tỉnh ven biển miền Trung để có thể học tập làm theo, 14 tin bài đăng trên các báo, 2 bài đăng trên tạp chí và 1 chuyên mục trên truyền hình VTV2 - Đã hoàn thiện 2 Quy trình công nghệ nuôi và được hội đồng cơ sở thông qua: (1) Ốc hương kết hợp với hải sâm, rong biển; (2) Tôm sú kết hợp với hải sâm, rong biển phù hợp VietGAP và điều kiện các tỉnh ven biển miền Trung. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt Tài liệu Tiếng Anh 1208
nguon tai.lieu . vn