Xem mẫu

  1. HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 ỨNG DỤNG INTERNET OF THINGS XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ NHÀ KÍNH Võ Xuân Phong - 1410349 Nguyễn Thanh Tùng – 1410183 LỚP CTK38, Khoa Công nghệ Thông tin 1. MỞ ĐẦU Internet kết nối vạn vật – Internet of Things (IoT) là một mạng toàn cầu các thiết bị truyền thông được kết nối với nhau. IoT tích hợp các khái niệm truyền thông mọi lúc mọi nơi, tính toán tự động và thông minh. Trong môi trường IoT, “mọi thứ” (things), đặc biệt là các vật dụng hàng ngày như đồ dùng gia dụng, quần áo, xe cộ, đường xá, các vật liệu thông minh,… đều có thể đọc được, nhận dạng, định vị và có thể điều khiển thông qua internet [1]. Điều này tạo ra nền tảng cho nhiều ứng dụng mới như các ứng dụng giám sát và điều khiển áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Hiện nay, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao là một trong những định hướng chính để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Riêng đối với Lâm Đồng, một địa phương rất có thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp với 4 vùng sinh thái đặc trưng, có gần 209.000 ha đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển đa dạng, quanh năm nhiều chủng loại cây trồng như rau, hoa, chè, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái, phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước lạnh, ứng dụng IoT trong sản xuất nông nghiệp cũng đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Toàn tỉnh hiện có hơn 50.000ha đất sản xuất nông nghiệp sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, chiếm 18% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị toàn ngành, 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư ban đầu lớn; tồn tại tâm lý ngại thay đổi, ứng dụng giải pháp công nghệ, kỹ thuật mới; sự liên kết giữa nghiên cứu - quản lý và chuyển giao - ứng dụng còn rời rạc. Theo thống kê năm 2017, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 15 trang trại/doanh nghiệp ứng dụng IoT nhưng chỉ tập trung ở những doanh nghiệp lớn, chưa áp dụng rộng rãi được mô hình cho nhiều trang trại và hộ nông dân khác [2]. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các kiến trúc và nền tảng IoT để ứng dụng xây dựng hệ thống mô phỏng hỗ trợ quản lý nhà kính, hướng tới việc tiếp cận phát triển ứng dụng nhà kính thông minh có chi phí triển khai thấp và có thể ứng dụng rộng rãi. Đề tài “Ứng dụng Internet of Things xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý nhà kính” được thực hiện góp phần giải quyết các vấn đề trên. Hệ thống sẽ cung cấp các chức năng hỗ trợ quản lý và điều khiển các thiết bị của nhà kính theo thời gian thực, thu thập thông số môi trường, hệ thống có thể tự động hóa dựa trên thông số môi trường được gửi lên từ các cảm biến hoặc do người dùng lập lịch cho thiết bị bật tắt tự động theo thời gian, thống kê và lập báo cáo. 30
  2. HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hướng tiếp cận của đề tài là dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc, công nghệ và các ứng dụng của IoT, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để phát triển hệ thống IoT quản lý nhà kính. Kiến trúc của hệ thống IoT có thể chia làm 05 tầng: tầng nhận thức (Perception Layer), tầng mạng (Network layer), tầng trung gian (Middleware layer), tầng ứng dụng (Application layer) và tầng nghiệp vụ (Bussiness layer) [3]. Hình 1. Kiến trúc hệ thống IoT Dựa trên kiến trúc này, đề tài tập trung vào tầng ứng dụng để xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý nhà kính. Để minh họa cho hoạt động của nhà kính, một bộ điều khiển khiển được thiết kế và phát triển dựa trên board mạch vi xử lý Ardunio và ESP8266. Bộ điều khiển được kết nối đến các thiết bị như thiết bị cảm biến, thiết bị chấp hành. Ứng dụng được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ nền tảng thiết bị di động. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hệ thống hỗ trợ quản lý nhà kính được được xây dựng gồm các chức năng chính như quản lý và điều khiển các thiết bị thời gian thực, thu thập thông số môi trường, tự động hóa hoạt động thiết bị dựa trên thông số môi trường hoặc do người dùng lập lịch, thống kê và vẽ biểu đồ các thông số theo nhiều khung thời gian. 3.1. Mô tả hệ thống Hệ thống được phát triển gồm có 4 thành phần chính như sau: i) Ứng dụng trên máy chủ (Server); ii) Cơ sở dữ liệu lưu trữ (Database); iii) Ứng dụng di động (Mobile Application); và iv) Hệ thống thiết bị tại nhà kính. 31
  3. HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Hình 2. Mô hình tổng quan hệ thống • Ứng dụng trên máy chủ (Server) Đóng vài trò trung tâm của hệ thống, được phát triển dựa trên các công nghệ điện toán đám mây, cung cấp dịch vụ cho người dùng thông qua hai cách thức là ứng dụng web và ứng dụng trên thiết bị di động. Việc giao tiếp với các thiết bị của nhà kính được thực hiện thông qua giao thức Websocket để lấy các thông số môi trường cũng như gửi tín hiệu điều khiển cho thiết bị. Ứng dụng web được xây dựng trên nền tảng NodeJS, một nền tảng công nghệ mới nhưng đầy sức mạnh, được duy trì và phát triển bởi cộng đồng đông đảo lập trình viên trên toàn thế giới. Nền tảng mã nguồn mở này cũng cung cấp cơ chế tạo các thư viện API cho phép ứng dụng di động được kết nối dễ dàng. • Cơ sở dữ liệu lưu trữ Với đặc trưng của ứng dụng IoT là lượng dữ liệu phát sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống rất lớn (big data), do đó cơ sở dữ liệu của ứng dụng phải đảm bảo được việc lưu trữ dữ liệu lớn và tốc độ truy xuất. Một phương án tối ưu là sử dụng cơ sở dữ liệu NoSQL, tức là dữ liệu không lưu theo cấu trúc bảng mà lưu theo định dạng JSON, thay cho cơ sở dữ liệu SQL thông thường. Hệ thống được phát triển sử dụng cơ sở dữ liệu MongoDB. Cơ sở dữ liệu này được lưu trữ theo kiểu BJSON, đảm bảo tốc độ truy xuất và lưu trữ với một lượng lớn cơ sở dữ liệu, tiết kiệm được dung lượng về phần cứng một cách tối đa. 32
  4. HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 • Ứng dụng di động Ứng dụng di động được xây dựng trên nền tảng của React Native nó được bảo trợ bởi công ty mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook. Công nghệ này có thể tương thích với hệ điều hành IOS và Android, xây dựng một lần và chạy được trên nhiều nền tảng nhưng vẫn đảm bảo về mặt tốc độ cũng như hiệu suất của ứng dụng. • Hệ thống thiết bị tại nhà kính Gồm các thiết bị điều khiển (controller), cảm biến (sensor), thiết bị chấp hành (actuator). Các thiết bị này được lập trình để thu thập và gửi các thông số môi trường (độ ẩm, ánh sáng) lên máy chủ, đồng thời nhận lệnh từ máy chủ để điều khiển các thiết bị như đèn, quạt gió,… Danh mục các thiết bị được liệt kê trong bảng sau. Bảng 1. Danh mục thiết bị tại nhà kính STT Loại thiết bị Thiết bị Chức năng Module ESP8266 NodeMCU Có hai chức năng chính là điều khiển rơ le, bật tắt các công tắc và 1 Thiết bị điều khiển Module ESP8266 ESP-01 thu thập dữ liệu từ các cảm biến gửi Arduino Uno lên máy chủ. DTH11 Thu thập các thông số môi trường 2 Cảm biến như: nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh BH1750 sáng. Nhận lệnh từ bộ điều khiển để bật 3 Thiết bị chấp hành Relay Module tắt thiết bị đèn, quạt. 3.2. Kết quả triển khai hệ thống Đề tài đã xây dựng được hệ thống với các chức năng chính sau: • Xây dựng hệ thống thống ứng dụng trên máy chủ có khả năng mở rộng cao, kết nối được với nhiều thiết bị và nền tảng phần cứng khác nhau. • Xây dựng chức năng phân quyền cho người dùng. • Điều khiển thiết bị và tiếp nhận thông tin môi trường từ các cảm biến. • Chức năng thu thập dữ liệu và lưu trữ, thống kê chi tiết ra dạng biểu đồ từ các thông tin được gửi lên. • Chức năng nhận biết thiết bị đang hoạt động hay đã mất kết nối hiển thị trên Google Map. • Chức năng điều khiển tự động theo thông số môi trường và lặp lịch. 33
  5. HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1. Kết luận Về mặt lý thuyết, hiểu rõ các khái niệm và kiến trúc của IoT cũng như qui trình để xây dựng một hệ thống IoT. Về mặt thực nghiệm, đã mô phỏng việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao thông qua việc xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý nhà kính với nhiều chức năng từ cơ bản đến nâng cao. Hệ thống được phát triển có khả năng mở rộng và tính khả thi cao, có thể áp dụng vào thực tế nếu kết hợp với các thiết bị phần cứng chuyên dụng tại nhà kính. 4.2. Hướng phát triển • Triển khai hệ thống vào thực tế (tại nhà kính thật). • Phát triển và bổ sung các chức năng bảo mật. • Phát triển các tính năng thông minh như nhận dạng giọng nói, cảnh cáo hoạt động thiết bị. • Xây dựng qui trình áp dụng cho một loại cây trồng cụ thể trong nhà kính, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh hoạt động theo quá trình sinh trưởng của cây được cài đặt trước. • Áp dụng máy học để phân tích, rút trích thông tin và dự báo từ dữ liệu thu thập được. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Marques, G., Garcia, N., & Pombo, N. (2017). A survey on IoT: architectures, elements, applications, QoS, platforms and security concepts. In Advances in Mobile Cloud Computing and Big Data in the 5G Era (pp. 115-130). Springer, Cham. [2] Vũ Đình Đông, Lâm Đồng coi trọng ứng dụng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Nguồn: http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/lam-dong-coi-trong-ung-dung-phat-trien-nong- nghiep-cong-nghe-cao-523910 [3] Al-Fuqaha, A., Guizani, M., Mohammadi, M., Aledhari, M., & Ayyash, M. (2015). Internet of things: A survey on enabling technologies, protocols, and applications. IEEE Communications Surveys & Tutorials, 17(4), 2347-2376. 34
nguon tai.lieu . vn