Xem mẫu

  1. Public Disclosure Authorized 38339 Public Disclosure Authorized Vũ điệu với Người khổng lồ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Public Disclosure Authorized CHỦ BIÊN L. Alan Winters và Shahid Yusuf blic Disclosure Authorized (sách tham khảo) /("£/)"/(5)&¥(*­±*
  2. Vũ điệu với Người khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ, và Nền Kinh Tế Toàn Cầu Chủ biên L. Alan Winters và Shahid Yusuf Ấn phẩm chung của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách (Singapore)
  3. ©2007 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Viện Nghiên cứu Chính sách Ngân hàng Thế giới 29 Heng Mui Keng Terrace #06-06 1818 H Street NW Singapore 119620 Washington DC 20433 Tel: +65 6215 1010 Điện thoại: 202-473-1000 Fax: +65 6215 1014 Internet: www.worldbank.org Internet: www.ips.org.sg E-mail: feedback@worldbank.org E-mail: ips@ips.org.sg Giữ bản quyền 1 2 3 4 5 11 10 09 08 07 Tài liệu này là sản phẩm của nhân viên Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển / Ngân hàng Thế giới. Kết quả, suy luận, kết luận trong tài liệu không nhất thiết phản ánh quan điểm của các Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới hay của các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo sự chính xác của số liệu trong tài liệu này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác trong các bản đồ của tài liệu này không mang hàm ý thể hiện sự đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về tính pháp lý về lãnh thổ hoặc sự chấp nhận chính thức về những đường biên đó. Bản quyền và Cấp phép Tài liệu trong ấn bản này đã đăng ký bản quyền. In lại và/hoặc chuyển một phần của tài liệu trong ấn bản này không xin phép sẽ vi phạm pháp luật có liên quan. Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển / Ngân hàng Thế giới khuyến khích sử dụng ấn phẩm này và thường cho phép sử dụng lại một phần của ấn bản này. Để xin phép photo hoặc in lại bất kỳ phần nào trong cuốn sách này, gửi yêu cầu với thông tin đầy đủ đến Copyright Clearance Center Inc., 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, USA; điện thoại: 978-750-8400; fax: 978-750-4470; Internet: www.copyright.com. Tất cả các yêu cầu khác về quyền và giấy phép, kể cả quyền phụ, gửi về: Office of the Publisher, The Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2422; e-mail: pubrights@worldbank. org. ISBN-10: 0-8213-6749-8 eISBN-10: 0821367501 ISBN-13: 978-0-8213-6749-0 DOI: 10.1596/978-0-8213-6749-0 Đăng ký RCB số: 198704059K Đã xin đăng ký dữ liệu tại Thư viện Quốc hội Mỹ. Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS) là cơ quan nghiên cứu nhằm khuyến khích quản lý điều hành tốt ở Singapore thông qua nghiên cứu và thảo luận chính sách chiến lược. Viện tập trung vào phát triển nội địa và quan hệ quốc tế của Singapore. Viện áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành trong phân tích, nhấn mạnh vào tư duy chiến lược lâu dài. IPS bắt đầu hoạt động năm 1988. Các hoạt động chính là các dự án nghiên cứu, hội thảo và ấn phẩm. Sứ mệnh của viện là: ww Phân tích: Phân tích các vấn đề chính sách có tầm quan trọng với Singapore và đóng góp phát triển chính sách. ww Tạo cầu nối: Tạo cầu nối giữa các tác nhân có liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, giới học giả và xã hội dân sự. ww Truyền thông: Truyền thông về kết quả nghiên cứu rộng rãi hơn tới cộng đồng và tạo ra nhận thức cao hơn về các vấn đề chính sách. Bìa: Rock Creek Creative, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ.
  4. Nội dung Lời nói đầu vii Cộng tác viên x Lời cảm ơn xi Tài liệu cơ sở xiii Từ viết tắt xv chương 1 Mở đầu: Vũ điệu với Người khổng lồ 1 L. Alan Winters và Shahid Yusuf chương 2 Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý 37 công nghiệp toàn cầu Shahid Yusuf, Kaoru Nabeshima, và Dwight H. Perkins chương 3 Cạnh tranh với Người khổng lồ: Ai được, Ai thua? 71 Betina Dimaranan, Elena IanchoviTrung Quốc, và Will Martin chương 4 Hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 107 Philip R. Lane và Sergio L. Schmukler chương 5 Năng lượng và Khí thải: Ảnh hưởng tới địa phương và 139 toàn cầu do tăng trưởng của những Người khổng lồ Zmarak Shalizi chương 6 Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh: Tăng trưởng 181 không đều ở Trung Quốc và Ấn Độ Shubham Chaudhuri và Martin Ravallion chương 7 Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 219 Philip Keefer Tài liệu tham khảo 253 iii
  5. iv Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Hình Hình 1.1 So sánh Trung Quốc và những tăng trưởng trước đó 9 Hình 2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 42 Hình 2.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 43 Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phi nhân tố đóng góp cho GDP 74 Hình 3.2 Đóng góp của dịch vụ thương mại vào tổng xuất khẩu 75 Hình 3.3 Thành phần xuất khẩu dịch vụ 76 Hình 3.4 Phần đóng góp cho xuất khẩu ở Trung Quốc và Ấn Độ, 2001 84 Hình 4.1 Các vị trí tài sản nước ngoài thực, 1985–2004 112 Hình 4.2 Hòa nhập tài chính quốc tế: Tổng tài sản và nợ nước ngoài 114 Hình 4.3 Các nước có tài sản và nợ nước ngoài đứng đầu, 2004 116 Hình 4.4 Các chỉ số được lựa chọn của ngành tài chính 121 Hình 5.1 Sử dụng năng lượng cơ bản là than và tổng số khí thải CO2 từ 147 sử dụng năng lượng hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003 Hình 5.2 So sánh chất lượng không khí, một số thành phố trên thế giới, 2000 149 Hình 5.3 Sử dụng dầu tăng lên so với Quý 1, 2001, nhiều nước 153 Hình 5.4 Sản lượng sản xuất dư của OPEC 154 Hình 5.5 Tỉ trọng sử dụng dầu của Trung Quốc và Ấn Độ và dự đoán 164 giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường hợp tiêu dùng 171 năng lượng thành phẩm Hình 6.1 Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, 1981–2003 182 Hình 6.2 Tỉ lệ tăng trưởng ở cấp địa phương 188 Hình 6.3 Tỉ lệ tăng trưởng GDP theo ngành, 1980–2003 190 Hình 6.4 Đường cong tăng trưởng của Trung Quốc (1980–99) và 195 Ấn Độ (1993–99) Hình 6.5 Xu hướng bất bình đẳng thu nhập, 1978–2003 196 Hình 6.6 Tỉ lệ tăng trưởng tại cấp địa phương so với tỉ lệ nghèo ban đầu 202 Bảng Bảng 1.1 Tổng sản phẩm quốc dân ở sáu nền kinh tế lớn 6 Bảng 1.2 So sánh công nghiệp hóa 8 Bảng 1.3 Thương mại hàng hóa và dịch vụ ở sáu nền kinh tế lớn 16 Bảng 1.4 Tỉ trọng tiêu thụ các loại hàng hóa sơ cấp thế giới 17 Bảng 2.1 Xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ so với thế giới 38 Bảng 2.2 Nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ so với thế giới 38
  6. Nội dung v Bảng 2.3 Hộ gia đình có những mặt hàng tiêu dùng bền chất lượng 40 cao ở Trung Quốc, 2004 Bảng 2.4 Hộ gia đình có tài sản được lựa chọn ở Ấn Độ, 2001 41 Bảng 2.5 Xuất khẩu công nghiệp tính theo phần trăm của tổng 52 xuất khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ Bảng 2.6 Chỉ số của tất cả các doanh nghiệp quốc doanh và phi quốc 55 doanh ở Trung Quốc, theo ngành công nghiệp, 2004 Bảng 3.1 Thành phần nhập khẩu và xuất khẩu phi nhiên liệu theo 77 Phân loại Kinh tế rộng, 1992 và 2004 Bảng 3.2 25 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ, 2004 79 Bảng 3.3 Tác động của hòa nhập với nền kinh tế thế giới của Ấn Độ, 2020 83 Bảng 3.4 Dự đoán sản lượng, yếu tố đầu vào và dân số, 2005–20 87 Bảng 3.5 Thay đổi của những chỉ số kinh tế chính do kết quả của 89 tăng trưởng toàn cầu, 2005–20 Bảng 3.6 Phúc lợi và thay đổi thương mại do kết quả của tăng trưởng 91 toàn cầu 2005–20 Bảng 3.7 Tác động của tăng trưởng và chất lượng được xuất khẩu cải thiện 92 ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020 Bảng 3.8 Sản lượng hàng công nghiệp: Tác động của tăng trưởng và 96 chất lượng xuất khẩu được cải thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020 Bảng 3.9 Tác động công nghiệp của tăng trưởng sản lượng ngành được cải 100 thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020 Bảng 3.10 Số lượng hàng xuất khẩu thay đổi theo một vài kịch bản, 103 so với cơ sở, 2020 Bảng 4.1 Thành phần tài sản và nợ nước ngoài, 2004 113 Bảng 4.2 Sự không đối xứng trong bản quyết toán quốc tế, 2004 115 Bảng 5.1 Cân bằng năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003 142 Bảng 5.2 Thay đổi mật độ năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ 143 Bảng 5.3 Tỉ trọng ngành và nhiên liệu trong tiêu thụ năng lượng ở 163 Trung Quốc và Ấn Độ Bảng 5.4 Tóm tắt các Kịch bản ALT có liên quan tới BAU cho Trung Quốc 169 và Ấn Độ, 2005–50 Bảng 5A.1 Cân bằng năng lượng, 1980–2003 176 Bảng 6.1 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu ngành của tăng trưởng. 191 Bảng 6.2 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu tăng trưởng đô thị - nông thôn 193 Bảng 7.1 Tương quan tăng trưởng , 1980–2004 223
  7. Lời nói đầu Hầu như không ngày nào qua đi mà không có bài viết, chương trình truyền hình, hay câu chuyện trên Internet về nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng như thế nào trong nền kinh tế thế giới. Có rất nhiều lý do vì sao công chúng quan tâm nhiều đến như vậy. Chưa bao giờ lại có những nền kinh tế lớn như vậy – với tổng số dân là 2,3 tỉ người – lại tăng trưởng nhanh và liên tục. Tăng trưởng GDP ở Trung Quốc là 9,1% trong cả thập kỉ qua, và con số trung bình của Ấn Độ là 6,1%. Một số người lo rằng liệu Trung Quốc và Ấn Độ có chiếm lĩnh nền kinh tế thế giới? Liệu họ có dùng hết nguồn lực khan hiếm của cả thế giới? Liệu họ có làm giảm mức lương ở đâu đó? Những người khác thì tò mò: Liệu Trung Quốc và Ấn Độ có thể giữ mức tăng trưởng ấn tượng đó không, đặc biệt là với những yếu tố rủi ro (khu vực tài chính của Trung Quốc và nợ công của Ấn Độ là ví dụ rõ nhất)? Những người khác thì muốn học hỏi: Vì cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không theo những mô hình phát triển “chính thống”, làm thế nào những nền kinh tế này làm được như vậy, và liệu có bài học gì cho các nước đang phát triển khác không? Trước sự quan tâm của công chúng, giới truyền thông khi đưa tin về Trung Quốc và Ấn Độ dường như nhấn mạnh vào khía cạnh con người - những câu chuyện so sánh công nhân ở Trung Quốc với lập trình viên ở Ấn Độ, hoặc phỏng vấn các nhà đầu tư so sánh triển vọng của hai nước, hoặc những hình ảnh thế giới phát triển ở Thượng hải và Mumbai với cảnh nghèo đói ở nông thôn Trung Quốc và Ấn Độ. Vũ điệu với Người khổng lồ xem xét câu chuyện từ một khía cạnh khác. Nó xem xét sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ một cách không thiên vị và nghiêm túc, và đưa ra một số câu hỏi khó về sự tăng trưởng này: Xảy ra ở đâu? Ai được hưởng lợi nhiều nhất? Có bền vững không? Và ảnh hưởng của nó đối với thế giới là gì? Bằng việc áp dụng những công cụ phân tích và dữ liệu có sẵn, cuốn sách này đưa ra những câu trả lời sâu sắc hơn những câu chuyện trên các bản tin. Ví dụ như quyển sách cho thấy dù có quy mô tương đương nhau, hai Người khổng lồ không giống nhau – vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu lớn hơn nhiều so với Ấn Độ, với hàm ý quan trọng hơn đối với nhiều nước. Vũ điệu với Người khổng lồ xem xét liệu tăng trưởng của những Người vii
  8. viii Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ khổng lồ này có bị ảnh hưởng bởi yếu kém trong quản lý điều hành, bất bình đẳng gia tăng, và sức ép môi trường, và kết luận rằng điều này không nhất thiết xảy ra. Tuy nhiên, cuốn sách gợi ý rằng chính quyền Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp phải những thử thách quan trọng trong việc giữ môi trường đầu tư của họ thuận lợi, bất bình đẳng ở mức không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, và chất lượng không khí và nước ở mức chấp nhận được. Những vấn đề này ảnh hưởng đến những Người khổng lồ như thế nào có thể có ích cho những nhà lập chính sách ở nước khác. Ví dụ như mặc dù khác nhau về cấu trúc và truyền thống quản lý, cả hai nước đều có sự kiềm chế quyền lực hành pháp hiệu quả, và điều này đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng. Vũ điệu với Người khổng lồ cũng xem xét đến mối quan hệ tương tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ và hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu và ảnh hưởng của chúng lên các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là khí hậu. Xem xét ảnh hưởng của họ lên các tình huống kinh tế khác nhau và vận mệnh của các nước khác, các chương trong cuốn sách chỉ ra rằng: •• Tăng trưởng và thương mại tạo ra cơ hội cho các nước thu lợi kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nước gặp phải sức ép chuyển đổi về sản xuất, đặc biệt là những nước có hàng xuất khẩu bị cạnh tranh và đặc biệt là nếu tiến bộ về công nghệ của những Người khổng lồ hướng đến cải thiện hàng xuất khẩu. Đối với một số nước, chủ yếu ở Châu Á, những áp lực này vượt qua lợi ích kinh tế của thị trường lớn và hàng nhập khẩu rẻ từ những Người khổng lồ; và do đó tăng trưởng của những nước này trong vòng 15 năm tới sẽ bị chậm lại chút ít. •• Những Người khổng lồ sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tăng giá hàng hóa và năng lượng trên thế giới, nhưng sẽ không phải là nguyên nhân chính của việc tăng giá dầu. •• Khí thải CO2 của những Người khổng lồ sẽ tăng mạnh, đặc biệt nếu tăng trưởng kinh tế không đi kèm với các biện pháp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Hiện tại là thời cơ có một không hai để có thể cải thiện hiệu quả sử dụng một cách mạnh mẽ nếu các chương trình đầu tư hiện tại và trong tương lai có đi kèm những tiêu chuẩn phù hợp. Bên cạnh đó, làm như vậy cũng không quá tốn kém hoặc làm giảm tăng trưởng nhiều.
  9. Lời nói đầu ix •• Từ vị trí thấp của họ hiện tại, những Người khổng lồ sẽ mạnh lên thành những tác nhân mạnh trong hệ thống tài chính thế giới khi họ phát triển và tự do hóa hơn. Tỉ lệ tích tụ tài sản dự trữ sẽ chậm lại, và sức ép tăng trưởng sẽ khuyến khích Trung Quốc giảm thặng dư tài khoản vãng lai như hiện nay. Là sự hợp tác giữa bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở khu vực Đông Á và Nam Á và Viện nghiên cứu Chính sách của Singapore, ấn phẩm này là sự đóng góp quan trọng vào chiến dịch toàn cầu chống nghèo đói. Với khoảng một phần ba người nghèo trên thế giới sống ở Trung Quốc và Ấn Độ, hoạt động của các nước này sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc xóa đói nghèo toàn cầu. Hơn nữa, việc hàng trăm triệu người Trung Quốc và Ấn Độ đã thoát khỏi nghèo đói cho thấy một tia hy vọng cho toàn thế giới. Vũ điệu với Người khổng lồ đưa ra những kiến thức để biến hy vọng đó thành sự thực. François Bourguignon Chuyên gia kinh tế trưởng và Phó chủ tịch cao cấp, Ngân hàng Thế giới Shantayanan Devarajan Chuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Nam Á, Ngân hàng Thế giới Homi Kharas Chuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới
  10. Cộng tác viên Shubham Chaudhuri là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Giảm nghèo và Quản lý Kinh tế (PREM), Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới. Betina Dimaranan là Nhà nghiên cứu kinh tế, Trung tâm phân tích Thương mại thế giới, Trường Đại học Purdue. Elena Ianchovichina là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Chính sách Kinh tế và Nợ, Nhóm PREM, Ngân hàng Thế giới. Philip Keefer là Chuyên gia kinh tế trưởng, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Philip R. Lane là Giáo sư Kinh tế Vĩ mô và Giám đốc Viện nghiên cứu hội nhập quốc tế, Trường Đại học Trinity. Will Martin là Chuyên gia kinh tế trưởng, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Kaoru Nabeshima là Chuyên gia kinh tế, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Dwight Perkins là Giáo sư Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Harold Hitchings Burbank, Đại học Harvard. Martin Ravallion là Quản lý Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Sergio L. Schmukler là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Zmarak Shalizi là Quản lý Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. L. Alan Winters là Giám đốc Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. Shahid Yusuf là Cố vấn kinh tế, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới. x
  11. Lời cảm ơn Cuốn sách này là sản phẩm của một dự án giữa các khu vực Đông Á, Nam Á và bộ phận Kinh tế Phát triển của Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore (IPS). Đây được coi là một phần tài liệu của Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới tổ chức vào tháng 9 năm 2006 tại Singapore với chủ đề “Châu Á trong Thế giới: Thế giới của Châu Á”. Dự án do L. Alan Winters (Giám đốc Nhóm nghiên cứu Phát triển) chủ trì cùng với sự tham gia tư vấn của Arun Mahizhnan (Phó Giám đốc IPS), Shantayanan Devarajan (Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Nam Á), Homi Kharas (Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Khu vực Đông Á Thái Bình Dương) và Shahid Yusuf (Cố vấn kinh tế, Nhóm nghiên cứu Phát triển) của Ngân hàng Thế giới. Mỗi chương đều có sự đóng góp của nhiều học giả, bao gồm bài viết của Chong-En Bai, Richard N. Cooper, Renaud Crassous, Betina Dimaranan, Joseph P. H. Fan, Masahisa Fujita, Vincent Gitz, Nobuaki Hamaguchi, Meriem Hamdi-Cherif, Jean-Charles Hourcade, Jiang Kejun, Louis Kuijs, Philip Lane, David D. Li, Sandrine Mathy, Taye Mengistae, Deepak Mishra, Devashish Mitra, Randall Morck, Victor Nee, Deunden Nikomborirak, Gregory W. Noble, Xu Nuo, Sonja Opper, Ila Patnaik, Dwight H. Perkins, Olivier Sassi, Ajay Shah, T. N. Srinivasan, Shane Streifel, Beyza Ural, Susan Whiting, Steven I. Wilkinson, Lixin Colin Xu, Bernard Y. Yeung, và Min Zhao. Chúng tôi biết ơn những tác giả trên. Phần lớn các bài viết này đều có trên trang web của Vũ điệu với Người khổng lồ (http://econ.worldbank.org/dancingwithgiants). Chúng tôi thu được nhiều ý kiến qua thảo luận với tác giả của các bài viết, tác giả của các chương, và nhiều học giả trên thế giới, đặc biệt là Suman Bery, Richard N. Cooper, Yasheng Huang, và T. N. Srinivasan, là những người đã xem lại toàn bộ bản in, là Shantayanan Devarajan, Shahrokh Fardoust, Bert Hoffman, và Homi Kharas, đã đưa ra những nhận xét nội bộ về toàn bộ cuốn sách; và Richard Baldwin, Priya Basu, Maureen Cropper, David Dollar, Subir Gokarn, Takatoshi Ito, Henry Jacoby, Kapil Kapoor, Faruk Khan, Laura Kodres, Aart Kraay, Louis Kuijs, Franck Lecocq, Jong-Wha Lee, Jeff Lewis, Assar Lindbeck, Simon Long, Guonan Ma, Robert McCauley, Tom Rawski, Mark Sundberg, và Hans Timmer, mỗi người đã đọc một phần bản in. Audrey xi
  12. xii Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Kitson-Walters đã hỗ trợ hậu cần một cách tuyệt vời, và Trinidad Angeles và Andrea Wong đã hỗ trợ về ngân sách. Susan Graham, Patricia Katayama, Nancy Lammers, Santiago Pombo, và Nora Ridolfi đã hướng dẫn việc in ấn, và Christine Cotting đã hiệu đính. Chúng tôi biết ơn họ. Các chương của cuốn sách đã được thảo luận tại những địa điểm và sự kiện sau: Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc; “Trung Quốc và Châu Á đang lên: Sắp xếp lại nền kinh tế toàn cầu,” Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới; “Hội nhập mạnh hơn của Trung Quốc và Ấn Độ vào hệ thống tài chính toàn cầu” Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ (ICRIER) - Hội thảo của Ngân hàng Thế giới và “Vũ điệu với Người khổng lồ,” ICRIER; “Hội thảo về Lưu vực Thái Bình Dương” 2006 của Trung tâm Nghiên cứu Lưu vực Thái Bình Dương (Ngân hàng Dự trữ San Francisco); “Mạng lưới sản xuất và Đặc điểm thương mại và đầu tư thay đổi: Kinh tế đang lên của Trung Quốc và Ấn Độ và ảnh hưởng lên Châu Á và Singapore,” Hội thảo của Đại học Quốc gia Singapore SCAPE–IPS–Ngân hàng Thế giới; “Ngẫm lại Cơ sở hạ tầng cho Phát triển,” Hội thảo thường niên của Ngân hàng Thế giới về Kinh tế Phát triển (Tokyo, Tháng 5, 2006); và Hội thảo “Voi và Rồng” (Thượng Hải, tháng 7, 2006). Chúng tôi biết ơn tất cả các đại biểu vì những ý kiến quý báu của họ. Những thiếu sót còn lại trong cuốn sách này không phải là do những người nêu trên.
  13. Tài liệu cơ sở Bai, Chong-En. “Hệ thống Tài chính trong nước và Dòng vốn: Trung Quốc.” Cooper, Richard N. “Lao động Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập với Nền kinh tế thế giới như thế nào?” Crassous, Renaud, Jean-Charles Hourcade, Olivier Sassi, Vincent Gitz, Sandrine Mathy, và Meriem Hamdi-Cherif. “IMACLIM-R: Mô hình cho các vấn đề phát triển bền vững” Fan, Joseph P. H., Randall Morck, Lixin Colin Xu, và Bernard Yeung. “Liệu ‘Quản lý Điều hành tốt’ có đem lại nhiều nguồn vốn nước ngoài? Giải thích nguồn FDI đặc biệt lớn vào Trung Quốc.” Fujita, Masahisa, và Nobuaki Hamaguchi. “Thời đại của Trung Quốc cộng một:Quan điểm của Nhật bản về Mạng lưới sản xuất Đông Á.” Kuijs, Louis. “Trung Quốc trong tương lai: Là nước tiết kiệm hay nước đi vay?” Lane, Philip. “Bảng cân đối tài sản quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ.” Li, David D. “Đầu tư lớn nội địa không có môi giới và Khả năng của chính phủ: Thử thách đối với Cải tổ ngành tài chính Trung Quốc.” Mengistae, Taye, Lixin Colin Xu, và Bernard Yeung. “Trung Quốc và Ấn Độ: Cái nhìn kinh tế vi mô đối với Hoạt động kinh tế vĩ mô so sánh.” Mishra, Deepak. “Tài chính cho Tăng trưởng nhanh của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế toàn cầu.” Mitra, Devashish, và Beyza Ural. “Ngành sản xuất của Ấn Độ: Chậm chạp trong nền kinh tế phát triển nhanh chóng.” Nee, Victor, và Sonja Opper. “Chủ nghĩa tư bản chính trị hóa của Trung Quốc.” Nikomborirak, Deunden. “Nghiên cứu so sánh về vai trò của ngành dịch vụ trong phát triển kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ.” Noble, Gregory W. “Ngành công nghiệp ô tô nổi lên ở Trung Quốc và Ấn Độn và ảnh hưởng lên các nước đang phát triển khác.” Patnaik, Ila, và Ajay Shah. “Tác động giữa Dòng vốn vào và Hệ thống tài chính nội địa Ấn Độ.” Streifel, Shane. “Ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ lên thị trường hàng hóa toàn cầu: Tập trung vào Sắt, Khoáng sản và dầu.” xiii
  14. xiv Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Srinivasan, T. N. “Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế thế giới.” Whiting, Susan H. “Tăng trưởng, Quản lý Điều hành, và Thể chế: Thể chế nội địa của Đảng-Nhà nước ở Trung Quốc.” Wilkinson, Steven I. “Chính trị của Chi tiêu cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ.” Zhao, Min. “Tự do hóa ngoại quốc và sự phát triển của hệ thống hối đoái Trung Quốc: Phương pháp tiếp cận theo kinh nghiệm thực tiễn.”
  15. Từ viết tắt AGE Điểm bão hòa chung ALT Kịch bản khác BAU Kịch bản bình thường BAU-H Kịch bản bình thường với biến số tăng trưởng cao BERI Thông tin Rủi ro Môi trường Kinh doanh CGE Điểm bão hòa có thể tính được CO2 carbon dioxide CPC Đảng Cộng sản Trung Quốc EFTA Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu EU25 25 nước thành viên Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FYP Kế hoạch năm năm GDP Tổng sản phẩm quốc nội GE Công ty General Electric GIC Đường cong tăng trưởng GTAP Dự án Phân tích thương mại Toàn cầu GtC Tỉ tấn carbon HIC Nước thu nhập cao HS Hệ thống hài hòa ICRG Hướng dẫn Rủi ro ở các nước khác nhau trên thế giới IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế IIT Viện Công nghệ Ấn Độ IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IT Công nghệ thông tin LCD Màn hình tinh thể lỏng LIC Nước thu nhập thấp mbd Triệu thùng một ngày MFA Hiệp định bông vải sợi MIC Nước thu nhập trung bình MNC Tập đoàn đa quốc gia Mtoe Quy đổi ra một triệu tấn dầu NA Tài khoản quốc gia xv
  16. xvi Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ NBS Cơ quan Thống kê Quốc gia OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa PC Máy tính cá nhân PPP Đồng giá sức mua R&D Nghiên cứu và phát triển SITC Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn TFP Tổng sản lượng có tính đến mọi yếu tố TVE Doanh nghiệp ở thị trấn và làng USEIA Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Tất cả đồng đô la là đô la Mỹ nếu không có chỉ dẫn khác.
  17. C h ư ơ ng 1 Mở đầu Vũ điệu với Người khổng lồ L. Alan Winters và Shahid Yusuf Trung Quốc và Ấn Độ có ít nhất hai đặc điểm giống nhau: dân số đông và kinh tế phát triển nhanh trong mười năm qua. Trung Quốc chiếm gần 5% và Ấn Độ 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu theo tỉ giá hối đoái hiện hành. Quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc kể từ năm 1978 là sự kiện “gây ngạc nhiên” nhất đối với nền kinh tế thế giới, và nếu so sánh mức tăng trưởng của hai nước này trong thời gian gần đây với nửa thế kỉ qua, chúng ta thấy rằng Trung Quốc và Ấn Độ - những Người khổng lồ - là những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nguồn nhân lực dồi dào với kĩ năng ngày càng cao chính là tiềm năng sản xuất lớn lao nếu Trung Quốc tiếp tục hoặc Ấn Độ bắt đầu đầu tư lớn vào công nghệ và tiếp nhận công nghệ mới. Các nước thu nhập thấp tự hỏi liệu còn có chỗ nào cho họ ở những bậc thang dưới cùng trong nấc thang công nghiệp hóa không, khi mà các nước có thu nhập cao và trung bình đang lo ngại những thế mạnh của mình trong những ngành có tính kỹ thuật phức tạp đang dần mất đi. Tất cả các nước đều thừa nhận châu Á đang tăng trưởng mạnh tạo ra nhu cầu lớn về hàng hóa sơ cấp và cả các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt, các sản phẩm đầu vào và máy móc công nghiệp. Đồng thời, các nước cũng đang chờ đợi xem thị trường nào sẽ tăng trưởng và tăng trưởng bao nhiêu. Hơn nữa, sự phát triển của những nền kinh tế khổng lồ này sẽ ảnh hưởng không chỉ thị trường hàng hóa mà cả dòng chảy tiết kiệm, đầu tư, và thậm chí của con người trên thế giới, và sẽ tạo ra nhu cầu lớn đối với môi trường thế giới, đặt biệt là biển và hàng không. Cuốn sách này không thể trả lời hết những câu hỏi trên, nhưng nó bao gồm sáu chương về những khía cạnh phát triển quan trọng của những Người 1
  18. 2 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ khổng lồ và điều này sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu những khía cạnh đó. Mục đích chính của cuốn sách nhằm phân tích một số ảnh hưởng mà sự phát triển của những Người khổng lồ có thể gây ra cho nền kinh tế thế giới và các nước khác, dựa trên những nghiên cứu ngày càng tăng và tài liệu mới liên quan đến Trung Quốc và Ấn Độ: đồng thời bàn về cách thức làm thế nào để “khiêu vũ” cùng người khổng lồ mà không bị họ dẫm lên chân mình.1 Ba chương trong cuốn sách tập trung vào quan hệ của những Người khổng lồ với các nước khác (thông qua khả năng công nghiệp, thương mại quốc tế và hệ thống tài chính quốc tế ngày càng phát triển), hai chương đánh giá những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của người Khổng lồ, và một chương phân tích những khó khăn trong nước và từ góc độ toàn cầu (về năng lượng và khí thải) Lý do đằng sau những phân tích này rất đơn giản. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tới 37,5% tổng dân số thế giới và 6,4% tổng giá trị sản phẩm và thu nhập thế giới với mức giá hiện hành;2 với thu nhập bình quân đầu người và mức tiêu thụ ngang với các nước phát triển hiện nay - một tiêu chuẩn mà cả hai Người khổng lồ đều hướng tới - thì những ảnh hưởng lên trị trường và môi trường thế giới là không thể tránh khỏi. Chúng tôi tự hỏi liệu mức tăng trưởng kinh tế liên tục sẽ tiếp tục tới năm 2020 hay không và sự phát triển như vậy có ảnh hưởng gì lên các nước khác. Câu hỏi sau được phân tích chủ yếu dựa trên ảnh hưởng của những Người khổng lồ lên thị trường, hệ thống và môi trường toàn cầu chứ không dựa trên mối quan hệ song phương của các nước ngày . Ảnh hưởng tới các nước riêng lẻ chủ yếu liên quan đến bản chất trong quan hệ của những nước này trong các hệ thống nói trên.3 Tất nhiên, những Người khổng lồ không phát triển đơn độc - trên thực tế họ mới chỉ đóng góp một phần nhỏ trong sự tăng trưởng của thế giới - vì vậy “ảnh hưởng từ tăng trưởng của những Người khổng lồ” muốn nói tới điều gì? Trong hai chương phân tích câu hỏi này, chúng tôi dự đoán một con đường phát triển đến năm 2020 ảnh hưởng tới tất cả mọi người (ví dụ như ảnh hưởng tới giá cả và khí thải carbon trên toàn thế giới) và sau đó xem xét ảnh hưởng của sự tăng trưởng “cao hơn một chút” của những Người khổng lồ. Một chương sử dụng mô hình điểm cân bằng chung tiêu chuẩn có thể tính được để chuyển những giả định về tích tụ yếu tố tương lai và phát triển công nghệ thành một 1. Một trong những câu hỏi mà các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới hay gặp là sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng thế nào đến đất nước của tôi? 2. Thống kê trong cuốn sách này lấy từ cuốn Chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới trừ khi có chỉ dẫn khác. 3. Chúng tôi chỉ xem xét các khía cạnh ảnh hưởng hữu hình, bao gồm cả dịch vụ, nhưng tất nhiên Trung Quốc và Ấn Độ có ảnh hưởng lên cả tiêu chuẩn, sở thích, mô hình kinh doanh và v..v.
nguon tai.lieu . vn