Xem mẫu

  1. Xu hướng tổ chức đám cưới nơi cửa Phật
  2. Event Channel - Nhiều bạn trẻ và đôi uyên ương sắp cưới chia sẻ, họ sẵn sàng chọn tổ chức tiệc cưới chay bởi đây là ý tưởng vừa tiết kiệm, vừa tránh sát sinh. Danh hài Thúy Nga tổ chức lễ cưới tại thiền viện Thường Chiếu. Không chỉ tổ chức hôn lễ Hằng Thuận (là nghi lễ cưới hỏi theo phong tục Phật giáo) nhiều cô dâu chú rể còn mong muốn được tổ chức tiệc cưới đãi khách bằng toàn những món chay. Ở Sài Gòn, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi được nhiều đôi uyên ương tin cậy khi nghĩ tới đám cưới nơi cửa Phật. Ngay cạnh chùa còn có một nhà hàng chuyên đãi tiệc với quy mô 140 bàn, nơi đây thường xuyên diễn ra lễ cưới cho các đôi uyên ương Phật tử. Khoác tay chồng đứng ở cổng nhà hàng tiệc cưới chay chào khách, chị Trang cho biết do cả dòng tộc đều theo đạo Phật và ăn chay trường nên cha mẹ đã khuyên chị tổ chức tiệc cưới chay. "Mẹ tôi bảo đám cưới mà không
  3. sát sinh sẽ tích được phước lành và cuộc sống gia đình về sau mới hạnh phúc. Ban đầu quyết định như thế tôi hơi lo vì bạn bè đâu phải đều theo đạo Phật và ăn chay như mình, nhưng cũng may khách mời đến đông đủ và rất vui vẻ", tân nương mỉm cười chia sẻ. Khi tham dự một bữa tiệc cưới chay, các vị khách không khỏi sự ngạc nhiên, thích thú khi thưởng thức các món ăn chay miệng, được bày trí độc đáo với những tên gọi hấp dẫn như: gỏi Cửu niên diện bích, lẩu Dược sư hải hội, súp Kiến tâm kiến Phật, cơm Bạch ngọc long bửu, món tráng miệng Thưởng nguyệt luyến hoa... Mặc dù là tiệc chay nhưng hương vị món ăn không hề thua kém những bữa tiệc thông thường. Ngoài ra, khách cũng được nhà hàng đãi "bia" thỏa thích. Theo giải thích của chủ nhà hàng, loại "bia" này thực chất là một loại nước giải khát không cồn chiết xuất từ lúa mạch. "Nước này có mùi, vị, màu sắc như bia nhưng không có cồn. Khách càng uống càng tốt cho sức khỏe mà không lo bị say", bà nói.
  4. Nhiều đôi uyên ương trẻ muốn tổ chức đám cưới và tiệc chay vì sự tiết kiệm cũng như ý nghĩa của nó. Trong khi các bữa tiệc cưới thông thường có giá dao động từ 3 triệu đồng trở lên thì chi phí cho mỗi bàn tiệc chay khoảng 1,4 triệu đồng bao gồm cả các khoản trang trí như hoa, nến, MC và chi phí về nghi thức trong tiệc cưới. "So với tiệc cưới bình thường thì tổ chức tiệc chay còn giúp các bạn trẻ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Một số đôi uyên ương nghèo còn được nhà hàng hỗ trợ thêm", bà chủ nhà hàng chia sẻ. Cũng tổ chức tiệc cưới chay tại chùa, dưới sự chứng kiến của ban trụ trì chùa Giác Ngộ và quan viên hai họ, chú rể Minh Đức và cô dâu Hồng Nhung đã cầm tay, trao nhẫn và nói lên lời yêu thương chung thủy vợ chồng. Chị Nhung chia sẻ: "Theo đạo Phật từ nhỏ nên chúng tôi luôn ý thức việc ăn chay, nhất là làm đám cưới chay sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh và tránh được nghiệp sát sinh. Hơn nữa tổ chức đám cưới ở chùa là nơi đất thiêng và được
  5. sự chúc phúc của các tăng ni phật tử thì đời sống gia đình chúng tôi sau này sẽ hạnh phúc". Lễ cưới tại chùa của diễn viên Hồng Ánh và nhà phê bình Thanh Sơn.
  6. Còn vợ chồng anh Trương - chị Tuyết không theo đạo Phật nhưng vẫn quyết định tổ chức tiệc cưới chay để tiết kiệm chi phí. Hai người cho biết, vì sợ nhiều người không quen ăn các món chay, nên hai vợ chồng thống nhất chỉ mời 100 khách là người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết. Việc này khiến quy mô đám cưới được thu gọn, tiện lợi cho cả hai gia đình cô dâu và chú rể. Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TPHCM) cho biết, thay vì tổ chức đám cưới ở nhà hàng, khoảng vài năm trở lại đây các bạn trẻ có xu hướng chọn cửa Phật là nơi tổ chức nghi lễ quan trọng nhất của đời mình. Thời gian cao điểm gần như tuần nào cũng có lễ cưới đãi tiệc chay ở chùa này. "Việc tổ chức lễ Hằng Thuận (thành hôn) với thức ăn chay thanh tịnh vừa giữ được nét văn hóa dân tộc, không làm tổn hại sinh linh, tránh cảnh rượu chè say xỉn và giúp tiết kiệm chi phí trong hoàn cảnh kinh tế ngày càng khó khăn", vị đại đức nói.
  7. Lễ cưới của diễn viên Diệu Hương. Ý nghĩa lễ Hằng Thuận: Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo tên gọi, "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "Thuận" là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh
  8. phúc, êm ấ m. Quy trình tổ chức lễ Hằng Thuận: Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ. Nghi thức của lễ cưới được tiến hành có phần khác với lễ cưới thông thường. Chủ hôn thường là một vị hoà thượng hay chư tăng. Nếu tổ chức tại chùa, nghi lễ này sẽ được thực hiện ở chính điện của chùa. Sẽ có một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, các vị hoà thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở hai bên theo đúng quy cách "nam tả, nữ hữu" (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải). Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới. Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ. Tiếp đó là nghi lễ "Phu thê giao bái", cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. Cuối c ùng, đại diện hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc. Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, gia đình hai bên sẽ mời sư thầy, các vị chư tăng cùng họ hàng và bạn bè dự tiệc chay. Thông thường, bữa tiệc này sẽ được tổ chức ngay tại chùa, mâm cỗ cũng đầy đủ các món như gà luộc, nem hải sản, canh măng... Điểm khác biệt là toàn bộ các món ăn đều
  9. được chế biến từ thực vật như nấm, mộc nhĩ, khoai, đậu phụ, ngũ cốc... Lợi ích của lễ Hằng Thuận:
  10. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều gia đình theo đạo Phật. Vì vậy, việc tổ chức đám cưới tại chùa theo lễ Hằng Thuận sẽ giúp các cô dâu, chú rể là có thêm lòng tin vào hôn nhân, từ đó cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, yêu thương, chung thủy, có trách nhiệm và mục đích sống. Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng. Mâm cỗ với những món chay hoàn toàn, không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình và quan khách hai bên. Một vài địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận: Tại Hà Nội, cô dâu, chú rể có thể đến xin phép tổ chức tại thiền viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, Long Biên), chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, Từ Liêm), chùa Lý Triều Phúc Sư (50 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm)... Tại TP HCM, các đôi uyên ương có thể tham khảo các địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa Viên Giác (quận Tân Bình), chùa Giác Ngộ (quận 10), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3)…
nguon tai.lieu . vn