Xem mẫu

TIỂU LUẬN SỬA CHỮA TỦ LẠNH I.MỤC ĐÍCH ­ Ý NGHĨA 1. Mục đích ­ Nắm được cấu tạo ,nguyên lý làm việc làm việc của tủ lạnh ­ Biết cách lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng. ­ Tìm hiểu các hư hỏng cơ bản trong tủ lạnh từ đó biết cách khắc phục hư hỏng của thiết bị, và bảo dưỡng thiết bị phù hợp… 2. Ý nghĩa ­ Chọn được thiết bị phù hợp tránh lãng phí . ­ Tăng tuổi thọ thiết bị , để có thể tận dụng thiết bị và giảm chi phí mua mới. II. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỦ LẠNH 1.Khái niệm ­ Quy trình của tủ lạnh là quy trình khép kín.Toàn bộ các ống dẫn bên trong đều được hàn kín , không có 1 khe hở nào làm cho khí Gas lọt ra được . 2. Các loại tủ lạnh a. Tủ Coli ( tủ lạnh đóng tuyết ) ­ Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết ( nút 1xoay tròn chỉnh temp trong tủ ). b, Tủ quạt ( tủ lạnh không đóng tuyết ) ­ Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A­ Z. Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông. ­ Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết. 1 3. Cấu tạo của tủ lạnh ( có máy nén khí ) a, Máy nén 2 ­ Máy nén có nhiệm vụ hút hơi ga từ dàn bay hơi nén lên áp suất cao để đẩy vào dàn ngưng tụ, đảm bảo áp suất bay hơi, ngưng tụ cũng như lưu lượng yêu cầu. ­ Máy nén trong hệ thống lạnh quan trọng và gần như quyết định sự làm việc hiệu quả của hệ thống lạnh, phải đáp ứng được yêu cầu: làm việc ổn định, có độ tin cậy cao, không ồn, không rung, làm việc lâu bền. Máy nén lạnh được chia ra rất nhiều loại như pittong, trục vít, roto, xoắn ốc, tuabin. Máy nén của tủ lạnh là loại máy nén pittong Máy nén pittong gồm các bộ phận chính: pittong, xilanh, tay biên, trục khuỷu, khoang hút, khoang đẩy, clape hút, đẩy pittong chuyển động tịnh tiến qua lại được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên biến chuyển động quay từ động cơ ra chuyển động tịnh tiến qua lại. ­ Nguyên lý hoạt động máy nén pittong: Máy nén khí 1 chiều 1 cấp: + Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền – tay quay. Khi piston đi sang phải V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí. + Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở, khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc. + Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để cung cấp khí nén. Máy nén khí 2 cấp 1 chiều: + Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần, áp suất P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra, khí theo đường ống qua bình chứa. + Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần, P giảm van nạp số 7 mở ra, không khí được nạp vào xi lanh, đồng thời V phía trên piston nhỏ dần. P tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa. + Cứ như vậy máy nén khí piston hoạt động để cung cấp khí nén. Phớt số 9 có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài. ­ Block tủ lạnh là máy nén và động cơ được bố trí đồng thời trong một vỏ hàn kín. 3 Máy nén bố trí ở phái trên còn động cơ ở phía dưới. Trục khuỷu máy nén cũng đồng thời là trục quay của động cơ. Toàn bộ khối máy nén động cơ được treo tự do lên 4 lò xo. Khoang hút là khoang vỏ máy nén. Hơi hút từ khoang trong vỏ máy nén qua hộp tiêu âm đường hút vào xilanh khi pittong đi lên. Khi pittong xuống đến điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, khi pittong đi lên, quá trình nén bắt đầu. Khi áp suất trong xilanh lớn hơn áp suất ở khoang đẩy hay áp suất ngưng tụ, , clape đẩy tự động mở ra để pittong đẩy hơi nén vào khoang đẩy, qua hộp tiêu âm đường đẩy, vào ống xung động để ra khỏi vỏ vào dàn ngưng. Các bề mặt ma sát được bôi trơn: Trên bề mặt trục khuỷu người ta bố trí các rãnh xoắn từ dưới lên trên, sao cho khi trục xoay đúng chiều, đầu được hút lên qua lỗ, đi theo rãnh xoắn lên bôi trơn các ổ đỡ, bạc biên, bạc ắc sau đó ctranf vào rãnh pittong và xi lanh, rồi chảy trở lại đáy dầu phía động cơ. Trong các block tủ lạnh, do đường kính pittong nhỏ nên người ta không làm secmang mà chỉ khía các rãnh dầu quanh đầu pittong. b, Dàn ngưng tụ ­ Dàn nưng là một thiết bị trao đổi nhiệt, có nhiệm vụ cho hơi ga áp suất cao nhiệt độ cao ngưng tụ bên trong và thải nhiệt ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng tủ lạnh là loại làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức. ­ Dàn ngưng tụ của tụ lạnh phải đảm bảo yêu cầu: + Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ. 4 + Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống dẫn ga phải tốt. + Chịu được áp suất cao, không bị ăn mòn. + Tỏa nhiệt tốt vào không khí. + Công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ. ­ Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng tủ lạnh, đầu được lắp vào đầu máy nén, đầu dưới lắp với phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. ­ Cấu tạo: thường được làm bằng ống thép ( 5 ) với cánh tản nhiệt bằng dây thép 1,2÷2mm hàn dính lên ống thép. Dàn ngưng được bố trí làm 2 phần riêng biệt mắc nối tiếp với nhau: dàn ngưng sơ bộ và dàn ngưng chính. Cánh tản nhiệt bây giờ chính là vỏ bao che phía sau và hai bên sườn tủ. ­ Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất đi vào ống góp hơi ở phía trên vào dàn ống trao đổi nhiệt và ngưng tụ rồi chảy về bình chứa cao áp ở phía dưới. Thiết bị được làm mát nhờ hệ thống nước phun từ các vòi phun được phân bố đều ở ngay phía trên cụm ống trao đổi nhiệt. Nước sau khi trao đổi nhiệt với môi chất lạnh, nóng lên và được giải nhiệt nhờ không khí chuyển động ngược lại từ dưới lên, do vậy nhiệt độ của nước hầu như không đổi. Toàn bộ nhiệt Qk của môi chất đã được không khí mang thải ra ngoài. Không khí chuyển động cưỡng bức nhờ các quạt đặt phía trên hoặc phía dưới. Đặt quạt phía dưới (quạt thổi), thì trong quá trình làm việc không sợ quạt bị nước làm ướt, trong khi đặt phía trên (quạt hút) dễ bị nước cuốn theo làm ướt và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên đặt phía trên gọn và dễ chế tạo hơn nên thường được sử dụng. Trong quá trình trao đổi nhiệt một lượng khá lớn nước bốc hơi và bị cuốn theo không khí, do vậy phải thường xuyên cấp nước bổ sung cho bể. Phương pháp cấp nước là hoàn toàn tự động nhờ van phao. Bộ chắn nước có tác dụng chắn các giọt nước bị cuốn theo không khí ra ngoài, nhờ vậy tiết kiệm nước và tránh làm ướt quạt. Bộ chắn nước được làm bằng tôn mỏng và được gập theo đường dích dắc, không khí khi qua bộ chắn va đập vào các tấm chắn và đồng thời rẽ dòng liên tục nên các hạt nước mất quán tính và rơi xuống lại phía dưới.Sau khi tuần hoàn khoảng 2/3 dàn ống trao đổi nhiệt, một phần lớn gas đã được hoá lỏng, để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt cần tách lượng lỏng này trước, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt phía sau cho lượng hơi chưa ngưng còn lại. Vì vậy ở vị trí này người ta bố trí ống góp lỏng trung gian, để gom dịch lỏng cho chảy thẳng về ống góp lỏng phía dưới và trực tiếp ra bình chứa, phần hơi còn lại tiếp tục luân chuyển theo 1/3 cụm ống còn lại. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn