Xem mẫu

Thu hút vốn đầu tư . . .

Kinh tế - Kỹ thuật
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Lê Thị Tuyết Hoa*

TÓM TẮT
Về phương diện lý luận và từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, có thể khẳng
định rằng, trong số các kênh tạo vốn trong nước, thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những
kênh có vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên, TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, có cơ chế vận hành
rất phức tạp và có mức độ ảnh hưởng rất sâu rộng, tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác của nền
kinh tế xã hội. Do vậy, con đường phát triển TTCK phải trên nguyên tắc hội nhập nhưng thận trọng,
cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện trong nước và hoàn cảnh quốc tế để có biện pháp phù hợp.
Một trong những vấn đề mang tính nguyên tắc, pháp lý, thu hút sự quan tâm đặc biệt của
các nhà đầu tư đối với một TTCK nào đó, chính là quyền hạn tham gia đầu tư chứng khoán của các
nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK đó. Nội dung của bài viết tập trung vào viêc bàn về những lợi ích
và bất lợi của việc tăng dòng vốn ngoại vào TTCK, kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia và sự
cần thiết của việc thu hút dòng vốn ngoại trên TTCK Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề này.
Từ khóa: thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài trong giao dịch chứng khoán

ATTRACTING INVESTMENT CAPITAL IN VIETNAM STOCK MAKET
ABSTRACT
In theory and based on the pratical experiences from all of the world, we can affirm that,
among the national capital channels, the Stock Exchange (SEs) is one of the most important channels.
However, the SE is the direct financial institution which has the complex operating mechanism and
indepth influence level toward all the fields of socio-economic operations. So, the road of developing
SE should be based on the integration principles, but we must be careful with weghing-up the national
conditions and international environments in order to have the appropriate solutions.
One of the problems with the principle and legal characteristics atttracting the special
considerations of the investors with respect to a Stock Exchange is mainly the authority of participating
in the SE investment of the foreign investors into that SE. The reseach focuses on the advantages and
disadvantages of increasing foreign capital flow into SE; pratical exeriences from some countries;
and the needs of attracting foreign capital into Vietnam SE at the present time. Based on the theory
and practices, the research also proposes some present and long- run solutions to this problem.
Keywords: the Stock market, foreign capital flow into Stock Exchange
* PGS.TS. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

1

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. Một số quan điểm
Các nhà nghiên cứu soạn thảo chính sách,
liên quan tới lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán, đã bàn luận
nhiều về vấn đề này và có thể quy tụ thành hai
loại quan điểm trái ngược nhau như sau:

các quốc gia chậm phát triển và đang thiếu
vốn. Do đó cần mạnh dạn cho phép các chủ
thể nước ngoài được tự do đầu tư vốn vào
TTCK trong nước. Chính điều này sẽ đem lại
một số lợi ích sau:
- Cho phép thực hiện được mục tiêu tăng
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
- Học tập được kinh nghiệm và khoa học
kỹ thuật tiên tiến của các nước trong lĩnh vực
thị trường chứng khoán
- Mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế
trên các lĩnh vực.

● Loại quan điểm thứ nhất
Cho dù nguồn vốn nước ngoài là hết sức
cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia.
Nhưng trong điều kiện TTCK mới hình thành
và phát triển, không thể mở rộng cho người
nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK trong
nước. Bởi vì:
- Nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm
lực về vốn mạnh, có sự hiểu biết và kinh
nghiệm hoạt động trên TTCK. Do vậy khả
năng dẫn dắt thị trường, kiểm soát hệ thống
tài chính là rất có thể nếu họ nắm giữ một tỷ
trọng cổ phiếu đáng kể;
- Kinh nghiệm của các nước cho thấy,
mức độ quốc tế hóa thị trường càng cao, thì
bên cạnh những mặt tích cực cũng có những
mặt tiêu cực khôn lường. Mối quan hệ kinh tế
qua lại giữa TTCK các nước đã dẫn tới việc
chuyển những rủi ro kinh tế từ nước này sang
nước khác, trong đó các nước càng chậm phát
triển càng gánh chịu rủi ro nhiều hơn;
- Nguồn vồn nước ngoài trên TTCK có
thể làm hỗn loạn thị trường trong trường hợp
nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu và ồ
ạt rút vốn khỏi thị trường (như đã từng xảy ra
trong thời gian khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997).

2. Kinh nghiệm thực tiễn
Quá trình hình thành và phát triển của
TTCK một số nước trên thế giới cho thấy, quy
định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài trên TTCK ở mỗi nước và mỗi thời kỳ
khác nhau. Nhưng đại đa số các nước khi mới
thành lập TTCK, đều hạn chế khả năng tham
gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc, thành
lập năm 1956, sau 36 năm mới chính thức mở
cửa thị trường cổ phiếu cho người nước ngoài
với giới hạn 10% trên tổng số cổ phần của
một công ty.
Thị trường chứng khoán Indonesia bắt đầu
được thành lập và đi vào hoạt động từ năm
1912. Nhưng cho đến tháng 10/1988 (nghĩa
là sau 76 năm), chính phủ mới thông qua quy
chế cho phép tổ chức nước ngoài tham gia
vào hoạt động của TTCK, nhưng hạn chế nhà
đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 49%
trong một công ty.
Thị trường chứng khoán Philippines
cũng chỉ cho phép người nước ngoài được
quyền nắm giữ 49% vốn cổ phần của một
công ty địa phương. Nhưng không phải tất cả
các ngành, mà có một số ngành công nghiệp
cụ thể không cho phép người nước ngoài

● Loại quan điểm thứ hai
Sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài trên TTCK là vô cùng quan trọng,
đối với sự phát triển của nền kinh tế và thị
trường vốn trong nước, đặc biệt là đối với
2

Thu hút vốn đầu tư . . .

được đầu tư. Ngoài ra, việc hạn chế nhà đầu
tư nước ngoài còn được thực hiện bằng cách
phát hành hai loại chứng khoán A và B hoặc
bằng việc khước từ đăng ký chuyển nhượng.
Bên cạnh đó, còn có một loại cổ phiếu dành
riêng cho các quỹ đầu tư nước ngoài mà
người nắm giữ có thể thu lợi nhuận nhưng
không được quyền bỏ phiếu.
Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia, ngay
khi TTCK mới thành lập, đã mạnh dạn cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài được tư do
tham gia hoạt động trên thị trường này, chẳng
hạn như trường hợp TTCK ở Đức.
Ở Việt Nam, TTCK đã được chính thức
thành lập và hoạt động từ cách đây gần 15
năm, trong bối cảnh nền kinh tế các nước
đang phát triển theo hướng mở cửa, hướng
ngoại; cùng với xu thế mạnh mẽ của toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó
việc thực hiện cơ chế thị trường đóng, nghĩa
là một thị trường không có sự tham gia của
nhà đầu tư nước ngoài là điều không thể.
Nhưng cũng chưa thể phù hợp nếu thực hiện
ngay một TTCK hoàn toàn mở cửa và hướng
ngoại. Do đó trong giai đoạn đầu, khi TTCK
Việt Nam mới thành lập (7/2000), Việt Nam
đã chọn con đường trung gian - nghĩa là vẫn
cho phép sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài trên TTCK, nhưng có sự khống
chế giới hạn tham gia thông qua các quy định
của pháp luật- theo quy định, khi mới thành
lập là 30% và hiện nay là 49%.
Mặc dù có những quy định hạn chế,
nhưng trong thời gian qua, sự tham gia của
nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam
đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự
phát triển của TTCK. Bên cạnh sự đóng góp
nguồn lực tài chính dưới hình thức ngoại tệ,
chính sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài,
với kiến thức, kinh nghiệm và tiềm lực về vốn

đã kéo theo sự quan tâm của các nhà đầu tư
trong nước, từ đó làm cho TTCK càng phát
triển mạnh hơn. Ngay từ cuối năm 2005 và
đầu năm 2006, với sự tăng mạnh các giao dịch
của chủ thể nước ngoài trên TTCK, đã góp
phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cả về khối
lượng giao dịch và quy mô niêm yết, tạo đà
cho VN-Index tăng mạnh.
3. Sự cần thiết mở rộng đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
thời gian hình thành và phát triển gần 15
năm. Tuy thời gian không phải là dài so với
lịch sử, nhưng cũng đủ để khẳng định sự cần
thiết và quan trọng của TTCK- kênh đầu tư
và huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.
Thông qua TTCK, Chính phủ đã huy động
được 1.200.000 tỷ đồng vốn bằng trái phiếu
chính phủ, các doanh nghiệp và các thành
phần kinh tế khác huy động được 800.000
tỷ đồng vốn bằng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
qua thị trường này. “Với quy mô vốn hóa
31 đến 32% GDP, TTCK Việt Nam không
thể nói là còn nhỏ, mà đã định hình là một
kênh huy động vốn trong nền kinh tế”(3).
Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng
hoạt động đầu tư của chủ thể nước ngoài
trên TTCK, xuất phát từ những cơ sở thực
tiễn sau:
Thứ nhất, Điều kiện kinh tế thuận lợi
Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm nhiều nhất khi đầu tư trên TTCK Việt nam
đó là sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh
tế. Cho đến nay, Việt Nam đã vượt qua giai
đoạn kém phát triển để vươn lên tầm quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2014,
các chỉ số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển
biến tích cực.
3

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 1: Tình hình chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và giá bán lẻ xăng dầu

Nguồn; SSI (1)

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 chính phủ Việt Nam đặt ra là 6,2% , ổn định chỉ số giá
cả hàng hóa tiêu dùng (CPI) ở mức thấp hơn 5% và ổn định Việt Nam đồng (VND) đặt mục tiêu
2% cho sự trượt giá của VND. Theo Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương
(ESCAP) của Liên Hợp Quốc đánh giá, năm 2015 và năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam dự báo sẽ tăng vào khoảng 6,1 đến 6,2% (2).
Đánh giá chung về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ESCAP cho rằng, kinh tế sẽ tiếp
tục tăng trưởng, hòa nhập tốt vào bối cảnh toàn cầu, lạm phát sẽ giảm do giá dầu thế giới thấp.
Đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tiền tệ tín dụng của hệ thống tài chính Việt Nam
Đơn vị tính: % GPD
Nguồn: vietbao.vn (3)

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

M2

114,85

99,8

106,45

117,03

-

Tín dụng

124,66

110,22

104,91

108,23

100

Chứng khoán

39

27,3

26

31

32,23

Thứ hai, Yêu cầu phát triển nguồn vốn cho nền kinh tế từ TTCK
Không thể phủ nhận sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, đã góp phần
quan trọng trong việc cung ứng khối lượng vốn đầu tư rất lớn cho sự phát triển kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế từ TTCK vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá
khiêm tốn, so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển . Thực tế cho thấy, đến nay nguồn cung ứng
vốn cho nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn (gần 70%) vào nguồn vốn từ hệ thống các
định chế tài chính trung gian.
Với mục tiêu phát triển cân bằng, lành mành và toàn diện thị trường tài chính bao gồm cả
thị trường vốn và thị trường tiền tệ, đòi hỏi phải chú trọng hơn nữa đối với các dòng vốn chảy
vào TTCK. Đánh giá về vấn đề này, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng, để
4

Thu hút vốn đầu tư . . .

TTCK phát triển bền vững cần có sự tham gia
tích cực của cả dòng tiền ngoại và dòng tiền
trong nước.
Thứ ba, góp phần thúc đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Theo kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt, trong
giai đoạn 2014 – 2015, Việt Nam sẽ thực hiện
cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Trong năm
2014 vừa qua, chúng ta đã thực hiện cổ phần
hóa được 143 doanh nghiệp.
Như vậy, phần nhiệm vụ kế hoạch còn lại
phải hoàn thành trong năm 2015 là 289 doanh
nghiệp. Đây là chỉ tiêu nhiệm vụ vô cùng
nặng nề, khó có khả năng hoàn thành, bởi lẽ
tính đến hết quý I/2015, cũng mới chỉ có 29
doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ
phần hóa, tương đương với 10% kế hoạch cả
năm được thực hiện. Với một phần tư quỹ
thời gian đã trôi qua, song chỉ tiêu kế hoạch
mới chỉ thực hiện được 10%; lại thêm những
khó khăn mới xuất phát từ nguồn vốn trên thị
trường hạn chế. Đây quả là một thách thức
không nhỏ, trong việc thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch cổ phần hóa năm 2015.
Có thể thấy, kế hoạch cổ phần hóa trong
năm nay sẽ được hoàn thành đến mức độ nào,
phụ thuôc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
quan trọng mang tính quyết, chí là khả năng
hấp thụ của TTCK. Vì vậy, sự tham gia tích
cực của dòng vốn ngoại vào TTCK trong giai
đoạn này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất
quan trọng.
Thứ tư, sự quan tâm của các nhà đầu tư
nước ngoài
Tính đến ngày 30/4/2015, Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp mã
số giao dịch chứng khoán cho 17.776 nhà đầu
tư nước ngoài, trong đó có 2.654 nhà đầu tư tổ
chức và 15.122 nhà đầu tư cá nhân (4)

Điều đặc biệt là trong hơn 17 ngàn tài
khoản nhà đầu tư nước ngoài, có tới 40% là
của các nhà đầu tư Nhật Bản.Trong khi đó,
nếu xét về quy mô, TTCK Việt nam nhỏ hơn
rất nhiều so với TTCK Nhật Bản. Điều này
cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài
vào TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, dòng vốn ngoại chảy vào
TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế. Một trong
những nguyên nhân là do giới hạn tỷ lệ sở
hữu đối với nhà đầu tư ngoại. Hiện nay có
nhiều cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm nhưng đã hết room trong đó
tập trung vào những doanh nghiệp lớn, đầu
ngành, ví dụ như: Hàng tiêu dùng (VNM,
EVE, KMR, PNJ, TCM, BBC, MWG), Dược
(DHG, DMC, JVC), và một số cổ phiếu khác
FPT, REE, CTD, BMP, VNS, GMD…
Đại đa số các nhà đầu tư nước ngoài đều
mong muốn, Việt Nam nâng tỷ lệ trần sở hữu
hoặc dỡ bỏ hoàn toàn mức trần 49% của khối
ngoại. Nếu việc tăng room được thực hiện, có
nghĩa là cơ hội để cho nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào TTCK Việt Nam càng cao, từ đó
thu hút thêm dòng vốn ngoại và tăng khả năng
thanh khoản cho TTCK Việt Nam.
5. Một số đề xuất
Với các phân tích về lý luận và thực tiễn
trên cho thấy, trong thời gian tới, bên cạnh việc
tiếp tục duy trì và đẩy mạnh khai thác nguồn
vốn từ các nhà đầu tư trong nước, cần nghiên
cứu áp dụng những chính sách, biện pháp phù
hợp, để gia tăng việc thu hút dòng vốn đầu tư
nước ngoài qua kênh TTCK Việt Nam.
Tác giả có một số suy nghĩ đề xuất với các
nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định
chính sách về lĩnh vực TTCK như sau:
Thứ nhất, trước mắt cần tiến hành xem xét
và phân loại doanh nghiệp để thực hiên nâng
tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại
5

nguon tai.lieu . vn