Xem mẫu

  1. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9088-2:2011 ISO/IEC 11160-2:1996 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - THIẾT BỊ VĂN PHÒNG - THÔNG TIN TỐI THIỂU CẦN CÓ TRONG BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT - MÁY IN - PHẦN 2: MÁY IN LOẠI 3 VÀ LOẠI 4 Information technology - Office equipment - Minimum information to be included in specification sheets - Printers - Part 2: Class 3 and class 4 printers Lời nói đầu TCVN 9088-2:2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 “Công nghệ Thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 9088-2:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 11160-2:1996. Bộ TCVN 9088 Công nghệ thông tin - Thiết bị văn phòng - Thông tin tối thiểu cần có trong bảng thông số kỹ thuật - Máy in gồm các TCVN sau: - TCVN 9088-1:2011 (ISO/IEC 11160-1:1996) Công nghệ thông tin - Thiết bị văn phòng - Thông tin tối thiểu cần có trong bảng thông số kỹ thuật - Máy in - Phần 1: Máy in loại 1 và loại 2. - TCVN 9088-2:2011 (ISO/IEC 11160-2:1996) Công nghệ thông tin - Thiết bị văn phòng - Thông tin tối thiểu cần có trong bảng thông số kỹ thuật - Máy in - Phần 2: Máy in loại 3 và loại 4. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - THIẾT BỊ VĂN PHÒNG - THÔNG TIN TỐI THIỂU CẦN CÓ TRONG BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT - MÁY IN - PHẦN 2: MÁY IN LOẠI 3 VÀ LOẠI 4 Information technology - Office equipment - Minimum information to be included in specification sheets - Printers - Part 2: Class 3 and class 4 printers 1. Phạm vi áp dụng Bộ tiêu chuẩn TCVN 9088 (ISO/IEC 11160) được sử dụng để giúp người sử dụng lựa chọn loại máy in đạt được các yêu cầu của họ. Bộ tiêu chuẩn TCVN 9088 (ISO/IEC 11160) quy định thông tin tối thiểu phải có trong bảng thông số kỹ thuật của máy in sao cho người sử dụng có thể so sánh các đặc tính của các máy khác nhau. Bộ tiêu chuẩn TCVN 9088 (ISO/IEC 11160) áp dụng cho các máy in có thể hoạt động trong môi trường văn phòng. Các máy in yêu cầu phòng trang bị cụ thể hoặc người điều khiển được đào tạo riêng biệt thì không thuộc phạm vi của bộ tiêu chuẩn này. Bộ tiêu chuẩn TCVN 9088 (ISO/IEC 11160) phù hợp với nhiều loại máy in khác nhau. Tiêu chuẩn này phù hợp với máy in loại 3 và loại 4, như đã định nghĩa tại Phụ lục B. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, gồm cả các sửa đổi. TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561), Công nghệ Thông tin - Thiết bị văn phòng - Thiết bị in - Phương pháp đo công suất - Máy in loại 1 và loại 2. ISO 216:1975 1), Writing paper and certain classes of printed matter - Trimmed sizes - A and B series. (Giấy viết và các chất liệu in - Kích cỡ thực - Nhóm A và B). ISO 269:19852), Correspondence envelopes - Designation and sizes (Báo bì thư - Thiết kế và kích cỡ). ISO 554:1976, Standard atmospheres for conditioning and/or testing - Specifications (Áp suất chuẩn cho điều khiển và/hoặc thử nghiệm). ISO 7779:1988 3), Acoustics - Measurement of airborne noise emitted by computer and business equipment. (Âm học - Phép đo tiếng ồn do máy tính và thiết bị thương nghiệp gây ra). ISO 9295:1988, Acoustics - Measurement of high-frequency noise emitted by computer and business
  2. equipment. (Âm học - Phép đo tiếng ồn tần số cao do máy tính và thiết bị thương nghiệp gây ra). ISO 9296:1988, Acoustics - Declared noise emission values of computer and business equipment (Âm học - Giá trị tạp âm được khai báo của máy tính và thiết bị thương nghiệp). IEC 950:1991, Safety of information technology equipment, including electrical business equipment (An toàn thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm cả thiets bị thương nghiệp chạy điện). 3. Sự phù hợp Để phù hợp với tiêu chuẩn này, bảng thông số kỹ thuật phải bao gồm (trong bảng chỉ dẫn) tất cả những mục được liệt kê trong Điều 5 có liên quan đến máy đang được miêu tả. 4. Điều kiện đo và thử nghiệm Trừ khi có các quy định khác, mọi phép đo và thử nghiệm phải được diễn ra dưới các điều kiện sau: - Nhiệt độ: 18 °C đến 25 °C; - Độ ẩm tương đối: 30 % đến 70 %; - Điện áp dòng: điện áp vào danh định; - Tần số dòng: tần số danh định; - Cỡ giấy: A4; - Định lượng giấy: 60 g/m2 đến 90 g/m2 ; - Hướng vận chuyển giấy: hướng chuẩn; - Pattern thử: như quy định. Điều kiện thử nghiệm phải có trong bảng thông số kỹ thuật. Thay vì khổ giấy A4, các kích cỡ thông thường nhất được sử dụng trong nước có thể được sử dụng trên cả trang thử và các bản sao. Điều này được chỉ ra trên bảng thông số kỹ thuật. Khi đưa ra định lượng của giấy (g/m2) thì được tính khi giấy đặt trong điều kiện môi trường không khí chuẩn được quy định trong ISO 554 (nhiệt độ 20 °C ± 2 °C; độ ẩm tương đối từ 60 % ± 5 %). 5. Thông tin cần có trong bảng thông số kỹ thuật Bảng 1 định nghĩa (đối với mỗi thông số) số lượng và tên của mỗi thông số và miêu tả ngắn cho từng mục từ. Các thông tin này là cần có trong bảng thông số kỹ thuật. Tiêu đề của bảng thông số kỹ thuật phải nêu ra việc chấp nhận tuân theo TCVN 9088 (ISO/IEC 11160). Các chỉ số và đề mục của bảng 1 phải được sử dụng. Các thông số không tương ứng có thể bỏ qua; số lượng các thông số khác không được thay đổi. Cột “Diễn giải và ví dụ” là để diễn giải thông tin của bảng và không nằm trong bảng thông số kỹ thuật. Cột này chỉ là thông tin tham khảo. Khi áp dụng các phương pháp thử nghiệm không được định nghĩa trong các tiêu chuẩn khác thì được định nghĩa trong cột này. Khi đưa chỉ số sức chứa vào bảng, phải quy định chỉ số định lượng (g/m 2) của giấy chuẩn. Bảng 1 - Thông tin cần có Thông số Mô tả Diễn giải và ví dụ 1. Dữ liệu chung 1.1. Loại máy in Máy in loại 3 hoặc loại 4. Xem miêu tả loại máy ở Phụ lục A. 1.2. Tên máy, mẫu máy Tên sản phẩm, số mẫu. và/hoặc số mẫu 1.3. Loại Máy để bàn, di động hoặc nằm sàn (tủ đứng). 1.4. Phương pháp in Quy trình in được sử dụng. In phun, in chuyển nhiệt, in tĩnh điện, phủ ion. 1.5. Mật độ điểm Số điểm theo chiều ngang và Chú ý rằng độ phân giải theo lý
  3. chiều dọc trên 25,4 mm (dpi). thuyết và độ phân giải trên thực Khả năng dự kiến của máy đặt tế có thể khác nhau. Nếu mật các điểm. độ điểm có thể tăng và giảm bậc, tất cả các mức nên được chỉ ra. 1.6. Mịn dòng Có sẵn hoặc không Chỉ ra công nghệ làm mịn bằng ký tự hay đặc điểm phân biệt 1.7. Độ sâu của điểm Chỉ ra số lượng bit hiện có trên một điểm 1.8. In màu 1.8.1. Đơn sắc Quy định màu. 1.8.2. Đa sắc Có sẵn hoặc không. Còn gọi là màu làm việc, màu hạt, màu sáng hoặc màu nhấn. Nêu rõ số lượng hữu hạn màu sắc có thể được in. 1.8.3. Màu đủ Có sẵn hoặc không. Đầy đủ màu là YELLOW, MANGENTA, CYAN hoặc là YELLOW, MANGENTA, CYAN, BLACK. Nêu rõ máy có thể in đầy đủ màu, tông liên tục, bán tông hoặc cả hai. 1.8.4. Độ trong của màu Có sẵn hoặc không. Chỉ ra ước lượng màu sắc. 2. Dữ liệu hiệu năng 2.1. Tốc độ in danh định Trang đầu tiên: thời gian tính Liệt kê danh định in đơn sắc, theo giây khi in liên tục: số màu hoặc cả hai. Thông số này trang trên phút (PPM) do nhà sản xuất công bố liên quan về mặt cơ học của máy in. 2.2. Thời gian làm nóng 1) Thời gian tính theo phút Phải chỉ ra nếu máy được làm và/hoặc giây từ khi bật máy nóng trước. Nếu máy in đang đến lúc sẵn sàng. tắt, phải đo thời gian giữa lúc bật máy và thời điểm máy sẵn 2) Thời gian tính theo phút sàng. Nếu máy in đang trong và/hoặc giây từ trạng thái tiết chế độ tiết kiệm điện thì phải đo kiệm năng lượng đến lúc sẵn thời gian giữa lệnh bắt đầu và sàng. thời điểm sẵn sàng hoặc bắt đầu in. Giá trị làm tròn bằng số nguyên giây gần nhất. 2.3. Khối lượng in khuyến Nhà sản xuất khuyến nghị dải Để xác định thông số này, nghị mỗi tháng sử dụng: số lượng trang mỗi tháng đó cần xem xét trong 20 tháng. ngày, mỗi ngày 8 tiếng. Chỉ ra nếu liệt kê theo in đơn sắc, in màu hoặc cả hai. 2.4. Thời gian in trang đầu Thời gian tính theo giây từ thời Thời gian tính theo giây từ thời tiên điểm động cơ máy bắt đầu điểm động cơ máy bắt đầu hoạt hoạt động đến thời điểm tờ động đến thời điểm tờ giấy đầu giấy đầu tiên được đẩy ra hoàn tiên được đẩy ra hoàn toàn vào toàn vào trong khay xuất. Để trong khay xuất. Để đo thông đo thông số này, tài liệu được số này, tài liệu được mô tả mô tả trong Phụ lục B phải trong Phụ lục B phải được tạo được tạo và gửi đến máy in. và gửi đến máy in. 2.5. Công suất liên tục Hiệu năng theo số trang trên phút (PPM) mà máy in có khả
  4. năng duy trì. Để đo thông số này, tài liệu như mô tả trong Phụ lục B phải được tạo và gửi đến máy in. Đo khoảng thời gian (t, tính theo giây) giữa trang đầu tiên và trang thứ hai được đẩy ra vào trong khay xuất. Công suất liên tục (S) được tính theo công thức: S=60/t. Giá trị S (PPM) phải làm tròn ít nhất đến hai số có ý nghĩa. 3. Điều khiển 3.1. Giao diện kết nối phần Nêu rõ đầu nối phần cứng Centronics, RS232, RS422, thẻ cứng được sử dụng. vòng, mạng Ethernet. Chỉ ra nếu có tính năng chuyển đổi tự động. 3.2. Giao diện điều khiển Chỉ ra giao thức giao tiếp. XON / XOFF, TCP/IP, kết nối AppleTalk. Chỉ ra tính năng nếu hỗ trợ nhiều giao thức. 3.3. Giao diện điều khiển Chỉ ra ngôn ngữ điều khiển PCL5, PostScript, ISO/IEC máy in máy in, bao gồm cả phiên bản. 10180, Escape P. 3.4. Bộ nhớ 3.4.1. Bộ nhớ chuẩn Kích cỡ theo KB hoặc MB. 3.4.2. Bộ nhớ tùy chọn Kích cỡ theo KB hoặc MB. Chỉ Bộ nhớ tùy chọn có thể được rõ phương pháp. thêm vào để hỗ trợ xử lý một hoặc nhiều phông chữ bổ sung. PCMCIA, SIMM. 3.5. Bảng điều khiển Miêu tả kiểu và kích cỡ của Hiển thị 20 ký tự cả chữ và số bảng điều khiển và màn hình với 4 nút bấm và 4 đèn LED. hiển thị. 4. Tính năng in 4.1. Khoảng lề in Theo milimet, tính từ các mép Đây là khu vực không thể in trên, dưới, trái và phải của (Vùng này cho trước với giấy giấy. được cấp tại vị trí đã định). Nếu khoảng lề in biến đổi theo kích cỡ giấy thì nên được miêu tả. 4.2. In hai mặt Có sẵn hoặc không Nêu rõ nếu có giấy hoặc phụ kiện đặc biệt. Tùy chọn phải được liệt kê dưới thông số thứ 16. 4.3. Tính năng in khác Nhà sản xuất có thể nhấn Xoay ảnh in: Bảng điều khiển mạnh các khả năng hoặc tính của máy in kiểm soát khả năng năng. xoay vòng ảnh mà được mô tả trong dữ liệu đầu vào. Xê dịch ảnh, giãn ảnh khớp với giấy. 5. Tập ký tự và phông chữ Khả năng cơ bản của máy và khả năng có thể bổ sung bằng các phụ kiện máy in (cát trich gắn ngoài, chi tiết in ngoài, phông chữ có thể tải về) phải được định danh rõ ràng.
  5. 5.1. Phông chữ có sẵn Liệt kê phông chữ hoặc số Times Regular Type 1, Roman phông chữ có trong máy in. Italic True Type, 35 Type 1 fonts, 45 True Type. 5.2. Tập ký tự cơ bản Liệt kê tập ký tự có sẵn (ánh xạ Roman-8, ISO 8859-1. Nêu rõ chỉ dẫn ký tự đơn). nếu đóng gói kèm máy in cát trich hoặc thẻ gắn ngoài chứa tập ký tự. 5.3. Khả năng tùy chọn Liệt kê phông chữ và tập ký tự Số lượng khe PCMCIA cho thẻ có thể tùy chọn. Liệt kê phông chữ. Tải về từ máy chủ. phương pháp xử lý phông chữ Phông chữ từ ổ đĩa cứng bổ tùy chọn. sung. 6. Vật liệu đầu ra 6.1. Loại giấy Giấy trơn, giấy tráng bóng, giấy chuyển nhiệt. Nhà sản xuất phải quy định các đặc tính của giấy (khác với giấy thường) để đảm bảo hiệu năng cho phép ở mức bình thường. 6.2. Vật liệu riêng biệt Nhà sản xuất phải quy định các vật liệu in có thể được xử lý, có thể làm giảm hiệu năng,…giấy bóng kính, nhãn, bao bì và giấy tái chế. 6.3. Kích cỡ giấy Nêu rõ chiều rộng tối đa và tối thiểu cùng chiều dài tối đa và tối thiểu của giấy. Chỉ số này phải cho trước theo milimet hoặc theo kích cỡ giấy chuẩn. 6.3.1. Giấy dạng tờ Có sẵn hoặc không. Cỡ A (ISO 216), cỡ B (ISO 216), kích cỡ Bắc Mỹ. Tên và/hoặc kích cỡ chuẩn của giấy theo milimet. 6.3.2. Giấy dạng liên tục Có sẵn hoặc không. Chiều Chỉ ra nếu chiều dài (tối đa và (cuốn hoặc gấp nếp) rộng (tối đa và tối thiểu theo tối thiểu) có thể lựa chọn trước milimet); chiều dài theo mét; thủ công và nếu giấy được cắt đường kính cuốn (theo milimet) tự động. 6.3.3. Bao bì Nêu rõ kích cỡ tối đa và tối Kích cỡ từ 81 x 162 mm đến thiểu của bao bì có thể in. 250 × 353 mm. 6.4. Định lượng giấy Tối đa và tối thiểu theo g/m2. Quy định tính theo tờ hoặc ống cuốn. 7. Bộ chuyên chở giấy 7.1. Thiết bị cung cấp giấy Thủ công, cát set, khay, ngăn Chỉ ra nếu là theo chuẩn hoặc kéo. tùy chọn. Chỉ ra số lượng thiết bị cung cấp có thể đồng thời hoạt động. 7.2. Khả năng cung cấp Đối với cấp giấy cuốn: đường giấy kính và chiều dài của ống cuốn. Đối với cấp giấy theo tờ: số lượng tờ dành cho từng thiết bị cung cấp giấy, cùng định lượng giấy. 7.3. Định hướng cấp giấy Cấp lề dài hoặc cấp lề ngắn. Chỉ ra kích cỡ của giấy.
  6. 7.4. Tùy chọn đường đi Chỉ ra khi giấy được đi qua Thông thường được sử dụng của giấy máy in theo đường thẳng hoặc để chỉ ra khi giấy có thể đi qua cuốn vòng. Chỉ ra tất cả tùy máy in với đường cong tối chọn có thể. thiểu. Điều này khá quan trọng với bao bì, giấy bìa cứng và giấy bóng kính. 8. Xử lý giấy đầu ra Đề cập đến khả năng “in-line” tích hợp trong máy in. 8.1. Khay xuất Nhà sản xuất phải chỉ ra cho từng khay giá trị của tất cả thông số tại 8.1.1 đến 8.1.3 như liệt kê bên dưới. Chỉ ra khay xuất tùy chọn. 8.1.1. Cỡ giấy khay xuất Kích cỡ chuẩn tối đa và tối Nhà sản xuất phải chỉ ra chiều thiểu. Chỉ ra chuẩn hoặc kích ngang tối đa và tối thiểu cùng cỡ áp dụng theo minimet. Cỡ chiều dài tối đa và tối thiểu của A, cỡ B, cỡ Bắc Mỹ giấy. Chỉ số này có thể cho trước hoặc theo milimet hoặc nêu ra cỡ giấy chuẩn. 8.1.2. Sức chứa của khay Số lượng tối đa tờ giấy. Nhà sản xuất phải chỉ ra sức xuất chứa bình thường về mặt định lượng giấy. Phải thực hiện kiểm tra bằng cách đếm số lượng tờ giấy trong hộp chứa đầy. 8.1.3. Chế độ phân phát Mặt in trên / mặt in dưới Chỉ ra khi giấy được phân phát của khay xuất đến khay xuất với bề mặt được in bên trên hay bên dưới. Chỉ ra tất cả lựa chọn có thể. 8.1.4. Khả năng in Offset Là theo chuẩn, là tùy chọn (chuyển đổi) hoặc không có. Nếu có thì nêu ra khoảng offset tối thiểu giữa các tập tính theo milimet. Cho phép ngăn cách vật lý ở các tập được in. 8.2. Khả năng in Bypass Chỉ ra khi máy in có khả năng in bypass khay xuất để cho phép gắn kèm thiết bị hoàn thiện. 8.3. Tính năng hoàn thiện Miêu tả tính năng hoàn thiện. In offset, phân loại, sắp đặt, ghép nối, ghim kẹp, gấp nếp, gắn địa chỉ, hộp thư. Chỉ ra số lượng khay hoặc phụ kiện có thể hoạt động đồng thời. 9. Đặc tính vật lý 9.1. Kích thước Chiều rộng x Chiều sâu x Chỉ ra nếu không bao gồm vỏ Chiều cao (tất cả biểu diễn bọc xung quanh hoặc không theo centimet hoặc milimet). bao gồm khay, nút xoay hay những thứ khác. 9.2. Yêu cầu giãn cách để Chiều rộng x Chiều sâu x Có nhiều tùy chọn. Thông số hoạt động Chiều cao (biểu diễn theo bao gồm giãn cách để các centimet và milimet). chức năng hoạt động như loại bỏ nghẽn giấy và giữ giấy. Chỉ
  7. ra có hay không phụ kiện kèm theo. 9.3. Yêu cầu giãn cách để Chiều rộng x Chiều sâu x Có nhiều tùy chọn. Thông số duy trì Chiều cao (biểu diễn theo bao gồm giãn cách để tác động centimet và milimet). tới tất cả các vùng dịch vụ và sử dụng các công cụ được yêu cầu. Chỉ ra có hay không có phụ kiện kèm theo. 9.4. Cân nặng Cân nặng được cài đặt theo Chỉ ra có hay không có phụ kilogam. kiện kèm theo. 10. Môi trường hoạt động Nhiệt độ xung quanh tối đa và Chỉ ra với mục đích để người tối thiểu, và dãy độ ẩm tương sử dụng điều hướng môi đối. trường hoạt động của máy tốt nhất. 11. Nguồn năng lượng Bảng danh định năng lượng tuân theo IEC 950. 11.1. Điện áp danh định Biểu diễn theo vôn. Chỉ ra là AC hay DC. hoặc dải điện áp Với nguồn điện AC: chỉ ra số pha. Với nguồn điện DC: chỉ ra cấu hình pin. Chỉ ra độ dung sai. 11.2. Tần số danh định Biểu diễn theo Hz. Chỉ dành cho nguồn AC: chỉ ra hoặc dải tần số độ dung sai. 11.3. Dòng hiện thời Dòng hiện thời tối đa theo Dòng hiện thời tối đa phải đo Ampe. được và chỉ ra được theo ampe. Phương pháp đo này phải thực hiện với thiết lập có thể ảnh hưởng đến giá trị dòng hiện thời để đạt được giá trị tối đa. Dòng khởi động tại thời điểm bắt đầu chạy máy không liên quan đến chỉ số này, nhưng phải đưa vào bảng thông số kỹ thuật của cầu chì. Chỉ ra nếu đòi hỏi cầu chì chính riêng. Quy định cho cả cấu hình tối đa và cơ bản. 11.4. Công suất Công suất tối đa theo kilo oát Công suất tối đa phải được đo (kW) hay oát (W). và chỉ thị theo kW. Phương pháp đo này phải thực hiện với tất cả thiết lập có thể ảnh hưởng đến giá trị dòng hiện thời để đạt được trường hợp giá trị cao nhất. Chỉ ra giá trị tại điện áp đầu vào danh định. 11.5. Công suất tải trung Công suất tải trung bình trên Công suất tải trung bình trên bình giờ theo kW: giờ phải theo kW. Phương pháp đo phải thực hiện khi máy - trạng thái hoạt động ở trạng thái sẵn sàng với thời - trạng thái chờ gian đo đạc không dưới 10 phút. Thiết bị đo tích phân phải - tiết kiệm năng lượng. được sử dụng.
  8. Đối với trạng thái hoạt động, Công suất tải phải được đo chỉ ra công suất tải trung bình dưới các điều kiện sau: để in liên tục trên giấy A4, tài - Trạng thái chờ (máy sẵn sàng liệu có 4% đến 7% là ảnh. làm việc). Được dùng để ước định nhu cầu điều hòa không khí. - chế độ “tiết kiệm điện”. Quy định cho cả cấu hình tối - In liên tục giấy A4, tài liệu có 4 đa và cơ bản. % đến 7 % là ảnh. Công suất tải ước lượng theo ngày (kWh) có thể tính bằng P1t1 + P2t2 + P3t3 , trong đó P là công suất tải trung bình cho trước và t là thời gian ước lượng. 12. An toàn 12.1. Quy tắc an toàn Các tiêu chuẩn được áp dụng. Chỉ ra các tiêu chuẩn quốc gia có thể áp dụng trên thị trường. 12.2. Bảng dữ liệu an toàn Có sẵn hoặc không. Chỉ ra vật liệu nguy hiểm và vật liệu (MSDS) cách giải quyết (nếu cần). Chỉ số này phụ thuộc vào thị trường. 13. Tương thích điện từ Thông số kỹ thuật, các tiêu Liệt kê các tiêu chuẩn hoặc các (EMC) chuẩn hoặc quy định mà thiết yêu cầu khác. Dữ liệu nhạy bị tuân theo. cảm và bức xạ cần được xem xét. 14. Bức xạ 14.1. Tạp âm Mức độ cường độ âm thanh và Đo theo ISO 7779 và ISO 9295. mức độ áp lực âm thanh. Tham khảo quy định trong ISO 7779 (trừ phi có quy định khác) - trạng thái hoạt động băng cát set, khay và các phần - trạng thái chờ lồi của máy in. - chế độ tiết kiệm năng lượng Khai báo theo ISO 9296. Việc xác định phải thực hiện theo Điều 4.4.1 và Điều 4.4.3 của ISO 9296. (cho các đợt làm việc của máy). Quy định cho cấu hình được sử dụng. 14.2. Bức xạ nhiệt Để đánh giá, điều này có thể Bức xạ nhiệt trên giờ phải theo xem xét công suất tải của máy kW, đối với ba điều kiện quy in là gần như chuyển hoàn định tại 11.5. Bức xạ nhiệt trên toàn thành nhiệt. giờ [kJ/h] = công suất tải [kW]/3600 Chú thích: 1kJ/h = 1 kWs/3600s 15. Cung cấp vật tư tiêu Danh sách các vật tư tiêu hao Các bộ phận có thể thay thế hao và đóng gói. bởi khách hàng. 16. Thiết bị tùy chọn Thiết bị ngoại vi có thể thay đổi chức năng của máy (ví dụ như bộ nhớ bổ sung, thiết bị hoặc in hai mặt, hộp địa chỉ, các xử lý dành riêng cho giấy vận hành. 17. Phụ kiện Thiết bị ngoại vi không thể thay
  9. đổi chức năng của máy (ví dụ: vỏ cách âm). 18. Những thứ khác Hạng mục nội dung để nhà Các khả năng đặc trưng, giao cung ứng đưa ra đặc điểm diện sử dụng, kết nối. hoặc chức năng nổi bật mà không thuộc bất kỳ thông số đã liệt kê bên trên. Phụ lục A (quy định) Phân loại máy in - Loại 3 và loại 4 A.1. Thuật ngữ đặc trưng A.1.1. Máy in Thiết bị vật lý bao gồm các thiết bị biến đổi ảnh, tiến trình in ấn và cơ cấu vận chuyển giấy. Thiết bị này có thể bao gồm các chức năng riêng lẻ khác như RIP. A.1.2. Trang Tập hợp các đối tượng văn bản và đồ họa dành để in trên một bên của tờ giấy. A.1.3. Bộ xử lý in ảnh quét (RIP) Thiết bị chuyển đổi dữ liệu ký tự đã mã hóa và/hoặc dữ liệu véctơ vào trong luồng bit quét mành. A.1.4. Đơn vị in ấn Tệp tin nguồn có thể được phân chia thành từng phần vào các khối dữ liệu tương ứng với đơn vị máy. Kích cỡ phần đó được coi là đơn vị in ấn. A.1.5. Đơn vị vận hành máy Việc in điện tử là quá trình biến đổi các tín hiệu thành các thao tác cơ khí như (ví dụ) di chuyển đầu in, di chuyển giấy và điều khiển đầu in. Bên trong máy in, có một đơn vị vận hành máy cố định - nghĩa là một chuỗi các thao tác cơ khí một khi đã bắt đầu thì phải thực hiện từ đầu đến cuối mà không bị gián đoạn. Trong máy in đầu hoa cúc, đơn vị máy này có thể di chuyển đầu in, đầu đúc ký tự đơn, và đưa lại đầu in về vị trí nghỉ. Trong máy in tĩnh điện, đơn vị máy này là toàn bộ chuỗi thao tác như di chuyển tờ giấy qua máy trong khi in toàn bộ trang ảnh trên nó. A.2. Chi tiết để phân loại máy in A.2.1. Các đặc tính của dữ liệu đầu vào cho máy in - Dữ liệu ký tự hoặc dữ liệu ký tự đã mã hóa. - Dữ liệu ảnh quét. - Dữ liệu véctơ. A.2.2. Đơn vị nhỏ nhất của in ấn - Một trang. A.3. Máy in loại 3 A.3.1. Định nghĩa - Dữ liệu đầu vào cho máy in chỉ là “dữ liệu quét” hoặc “dữ liệu ký tự, ký tự đã mã hóa hoặc dữ liệu quét”. - Đơn vị nhỏ nhất khi in là một trang. A.3.2. Chú giải - Tệp tin nguồn từ người sử dụng có thể có dữ liệu véc tơ nếu hệ thống có RIP, nhưng tệp tin gửi đến
  10. máy in không chứa bất kỳ dữ liệu véc tơ nào. - Dữ liệu đầu vào có thể nén. - Hỗ trợ mô phỏng máy in loại 1 và/hoặc loại 2. A.3.3. Ví dụ Máy in laze nhận luồng bit ký tự Kanji được tạo từ máy chủ. A.4. Máy in loại 4 A.4.1. Định nghĩa - Dữ liệu đầu vào cho máy in là dữ liệu ký tự, dữ liệu ký tự đã mã hóa, dữ liệu quét hoặc véc tơ. - Đơn vị nhỏ nhất khi in là một trang. A.4.2. Chú giải - Hỗ trợ mô phỏng máy in loại 1 và/hoặc loại 2. - Hỗ trợ ngôn ngữ mô tả trang (PDL). A.4.3. Ví dụ Máy in laze chấp nhận đầu vào PDL. Phụ lục B (quy định) Tài liệu đích EXPRESS MAIL OCtober 17,1990 Northern Lights Color Works, Inc. Dr. Harold M. Smith 8934A North Main Street W105 97H North Rutherford, New Jersey 78916-9596 Re: X3/SD-10, OCtober, 1989 Accredited Standards Committee; X3 - Information Processing Systems Dear Dr. Smith: Following our recent discussion, I want to provide you this additional information on X3 Standing Documents. There is a series of documents. They were developed by X3 and the X3 Secretariat.The series provides an information data base on Accredited Standards Committee X3-Information Processing Systems. The documents are updated periodically, each on an individual basis. This series is designed to serve several needs: first,they describe X3, and explain its program; second,they teach members of X3 committees the operat ional procedures of X3; and third,they insure systematic administration according to procedural requirements of the American National Standards Institute and the X3 Secretariat. We have found that this set of documents serves well as guidance to the Secretariat staff, as well as to the several working subgroups, members and officers. You had asked for a partial listing of the Standing Documents. I am pleased to provide them as follows: X3/SD-0 Informational Brochure - January 1989 X3/SD-1 Plan - January 1988
  11. X3/SD-1B Master Plan (Operational) - April 1989 X3/SD-2 Organization and Procedures - July 1987 X3/SD-3 Project Proposal Guide - May 1987 X3/SD-4 Projects Manual - August 1988 X3/SD-5 Standards Criteria - September 1984 Perhaps a few more words of explanation about the last document would helpful to you. X3 subgroups produce a required annual report to X3 us ing the format described in this report. They do so according to the schedule defined in X3/SD-6, Membership and Officers. I hope that this additional information is helpful to you. Should you wish to obtain copies of the listed documents, I will be pleased to provide them to you. With warm personal regards, Jonathan ABC Institute NEDET Washington, D. C. 34921-2654 Phụ lục C (tham khảo) Phân loại máy in STT Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 1 Đơn vị Ít hơn 1 x x in ấn trang 1 trang x x 2 Dữ liệu Dữ liệu ký x x x x đầu vào tự hoặc dữ liệu ký tự đã mã hóa Dữ liệu x x x quét Dữ liệu x véctơ 3 Chú giải Tệp tin nguồn từ Tệp tin nguồn từ Hỗ trợ PDL người sử dụng người sử dụng Hỗ trợ mô có thể có dữ liệu có thể có dữ liệu phỏng máy in véctơ nếu hệ véctơ nếu hệ loại 1 và/hoặc thống có máy thống có máy loại 2. chủ RIP, nhưng chủ RIP, nhưng tệp tin gửi đến tệp tin gửi đến máy in không máy in không chứa bất kỳ dữ chứa bất kỳ dữ liệu véctơ nào. liệu véctơ nào. Máy in chế bản Hỗ trợ mô cũng thuộc loại phỏng máy in này loại 1 và/hoặc loại 2. Dữ liệu đầu vào có thể được nén lại. Máy in chế bản cũng thuộc
  12. loại này 4 Ví dụ Máy in ký tự chỉ Máy in vi tính Máy in laze Máy in laze PC và sao chép Đầu in hoa cúc Máy in LED Máy in LED bằng phần cứng In dây Máy in LCD Máy in LCD In dây In phun mực Máy in phun Máy in phun In phun mực mực mực In chuyển nhiệt In chuyển nhiệt Máy in chuyển nhiệt Phân loại theo khả năng tối đa của máy in. Phụ lục này nhằm mục đích để nhà sản xuất máy in có thể phân loại máy in của họ sao cho thông số kỹ thuật thích hợp có thể phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1) cho máy in loại 1 và loại 2 hoặc TCVN 9088-2 (ISO/IEC 11160-2) cho máy in loại 3 và loại 4. Phụ lục D (tham khảo) Ví dụ bố trí cho bảng thông số kỹ thuật 1. Dữ liệu chung 1.1 Loại máy in Loại 4 1.2 Tên và số hiệu mẫu ………………………. 1.3 Loại Để bàn 1.4 Phương pháp in In tĩnh điện, laze 1.5 Mật độ điểm Theo chiều ngang: 300 dpi, 360 dpi, 400 dpi, 600 dpi Theo chiều dọc: 300 dpi, 360 dpi, 400 dpi, 600 dpi 1.6 Làm mịn Có, Kiểu/Thương hiệu: REt 1.7 Độ sâu điểm …..bit trên điểm. 1.8 In màu 1.8.1. Đơn sắc Black (đen), Red (đỏ) 1.8.2. Đa sắc Có (2 màu/ Đen và đỏ) 1.8.3. Màu đủ Có 1.8.4. Độ trong của màu Có (Màu ước lượng) 2. Dữ liệu hiệu năng 2.1 Tốc độ in danh định In đơn sắc In màu Trang đầu tiên ….giây … giây. In liên tục … PPM … PPM (PPM = số trang trên phút) 2.2 Thời gian làm nóng Từ khi mở máy … giây. Từ chế độ tiết kiệm điện … giây. 2.3 Khuyến nghị theo tháng In đơn sắc In màu Khối lượng in … đến … trang/tháng … đến … trang/tháng 2.4 Thời gian in trang đầu tiên … giây.
  13. 2.5 Công suất liên tục … PPM 3. Kiểm soát 3.1 Giao diện kết nối phần cứng IEEE 1284, RS232C (tùy chọn; 10 BaseT, Localtalk) 3.2 Giao diện kiểm soát kết nối Tùy chọn; Netware, AppleTalk, TCP/IP 3.3 Giao diện kiểm soát máy in PCL 5 (tùy chọn; PostScript) 3.4 Bộ nhớ 3.4.1 Bộ nhớ chuẩn (có sẵn) … MB 3.4.2 Bộ nhớ tùy chọn (bổ sung)… MB (SIMM) 3.5 Bảng điều khiển Hiện thị 20 ký tự cả chữ và số với 4 nút bấm và 4 đèn LED. 4. Tính năng in 4.1 Khoảng lề in Đỉnh =… mm, Đáy = …mm, Trái = … mm, Phải = … mm 4.2 In hai mặt Có 4.3 Tính năng in khác …………………………………………………………………… 5. Phông chữ và tập ký tự 5.1 Phông chữ có sẵn 50 phông chữ (bao gồm ……………………………………...) 5.2 Tập ký tự chuẩn (có sẵn) …………………………………………………………………… 5.3 Sức chứa tùy chọn (bổ Có thể tải về PCMCIA (2 khe):……………………………….. sung) Phông chữ True Type Japanese cài đặt trước đến ổ cứng. 6. Vật liệu đầu ra 6.1 Loại giấy Giấy bình thường 6.2 Vật liệu riêng Giấy tái chế. bóng kính, tem nhãn, bao bì 6.3 Kích cỡ giấy (Min đến Max) Min:148,5 mm x 210,0 mm đến Max:279,4 mm x 431,8 mm 6.3.1 Giấy dạng tờ A3, B4, A4, B5, A5, Ledger, Legal, Letter, Executive 6.3.2 Giấy dạng liên tục Giấy cuốn đã có. (cuốn và gấp nếp) Chiều rộng: … mm, Chiều dài: … mm, Đường kính: …mm 6.3.3 Bao bì Chiều rộng: … đến … mm; Chiều dài: … đến … mm 6.4 Định lượng giấy Tờ giấy: … đến … g/m2 Giấy cuốn: … đến … g/m2 7. Bộ chuyên chở giấy 7.1 Thiết bị cung cấp giấy Khay Băng Ngăn kéo (tùy chọn) 7.2 Khả năng cung cấp giấy 100 250 1000 tờ (80 g/m2) 7.3 Định hướng cấp giấy Cấp lề ngắn; A3, B4, A5, Ledger, Legal Các kích cỡ khác có thể được xử lý cả cấp lề ngắn và dài. 7.4 Tùy chọn đường đi của giấy Lựa chọn hoặc đi thẳng hoặc đi cuốn cong. 8. Xử lý giấy đầu ra 8.1 Khay xuất Khay 1 Khay 2 Khay 3 (tùy chọn) 8.1.1 Cỡ giấy khay xuất A5 đến A4 A3 đến A5 A4, Letter 8.1.2 Sức chứa khay xuất 50 250 500 tờ (80 g/m2) 8.1.3 Chế độ ra của khay xuất Mặt in trên Mặt in dưới Mặt in dưới 8.1.4 Khả năng in Offset Không Không Có (30 mm)
  14. 8.2 Khả năng in Bypass có 8.3 Tính năng hoàn thiện …………………………………………………………… 9. Đặc tính vật lý Tất cả kích thước dưới đây là bao gồm cả phụ kiện. 9.1 Kích thước (W) … mm, (D) … mm, (H) … mm 9.2 Yêu cầu giãn cách để hoạt (W) … mm, (D) … mm, (H) … mm động 9.3 Yêu cầu giãn cách để duy (W) … mm, (D) … mm, (H) … mm trì 9.4 Khối lượng … kg (với tất cả phụ kiện đi kèm) 10. Môi trường hoạt động … đến … °C, … đến … % RH 11. Nguồn năng lượng 1 11.1 Điện áp danh định hay dải điện áp 100 - 127 V và 200 - 240 V 1 . 1 Đ i ệ n á p d a n h đ ị n h h a y d ả i đ i ệ n á p 1 0 0
  15. - 1 2 7 V v à 2 0 0 - 2 4 0 V 1 11.2 Tần số danh định hay dải tần số 50 đến 60 Hz 1 . 2 T ầ n s ố d a n h đ ị n h h a y d ả i t ầ n
  16. s ố 5 0 đ ế n 6 0 H z 11.3 Dòng hiện thời (xem chú Cấu hình cơ bản Cấu hình tối đaCấu hình cơ bản thích) Cấu hình tối đa Max ……….A Max ………..AMax ……….A Max ………..A 11.4 Công suất tại điện áp vào Max ……….kW Max ………..kWMax ……….kW Max ………..kW 11.5 Công suất tải trung bình Cấu hình cơ bản Cấu hình tối đaCấu hình cơ bản Cấu hình tối đa Hoạt động …………….kW ……………..kW…………….kW ……………..kW Trạng thái chờ ……………..W ………………W……………..W ………………W Tiết kiệm năng lượng ……………..W ………………W……………..W ………………W Chú thích: Cấu hình tối đa có nghĩa là cấu hình cần thiết khi dòng hiện thời là lớn nhất. 12. An toàn 12. An toàn 12.1 Quy định an toàn thiết 12.1 Quy định an toàn thiết bị bị …………………………………………………………….. 12.2 Bảng dữ liệu an toàn 12.2 Bảng dữ liệu an toàn vật liệu Có vật liệu (MSDS) (MSDS) …………………………………………………………….. 13. Tương thích điện từ 13. Tương thích điện từ…………………………………………………………….. (EMC) (EMC)…………………………………………………………….. 14. Bức xạ 14. Bức xạ 14.1 Tạp âm Độ tạp âm tuân theo ISO 9296Độ tạp âm tuân theo ISO 9296 Hoạt động Trạng thái chờ Tiết kiệm năng lượngHoạt động Trạng thái chờ Tiết kiệm năng lượng L w/Ad (1 B= 10 dB) …………B …………B …………B (cường độ âm L p/Ap (ngoại vi) thanh, mức A)…………B               …………B               
  17. …………B (cường độ âm thanh, mức A) ……..…dB ……..…dB ……..…dB (áp suất âm thanh, mức A) ……..…dB ……..…dB ……..…dB (áp suất âm thanh, mức A) 14.2 Bức xạ nhiệt Cấu hình cơ bản Cấu hình tối đaCấu hình cơ bản Cấu hình tối đa Hoạt động ………..kJ ……….kJ ………..kJ ……….kJ Trạng thái chờ ………..kJ ……….kJ ………..kJ ……….kJ Tiết kiệm điện ………..kJ ……….kJ………..kJ ……….kJ 15. Cung cấp vật tư …………………………………………………………………. tiêu hao …………………………………………………………………. 16. Thiết bị tùy chọn …………………………………………………………………. (bổ sung) …………………………………………………………………. 17. Phụ kiện …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. 18. Những thứ khác …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ISO 646:1991, Information technology - ISO 7-bit coded character set for information interchange (Công nghệ thông tin - Tập ký tự đã mã hóa 7 bit ISO để Trao đổi thông tin); [2] ISO 1073-1:1976, Alphanumeric character sets for optical recognition - Part 1: Character set OCR-A - Shapes and dimensions of the printed image (Tập ký tự vừa chữ vừa số để phân biệt thị giác - Phần 1: Tập ký tự OCR-A - Kích thước và hình dạng của ảnh đã in); [3] ISO 1073-2:1976, Alphanumeric character sets for optical recognition - Part 2: Character set OCR-B - Shapes and dimensions of the printed image (Tập ký tự vừa chữ vừa số để phân biệt thị giác - Phần 2: Tập ký tự OCR-B - Kích thước và hình dạng của ảnh đã in); [4] ISO/IEC 6937:1994, Information technology - Coded character set for text communication - Latin alphabet (Công nghệ thông tin - Tập ký tự đã mã hóa để trao đổi văn bản - Bảng chữ cái Latinh); [5] ISO/IEC 9541-1:1991, Information technology - Font information interchange - Part 1: Architecture (Công nghệ thông tin - Trao đổi thông tin phông chữ - Phần 1: Kiến trúc); [6] ISO/IEC 9541-2:1991, Information technology - Font information interchange - Part 2: Interchange format (Công nghệ thông tin - Trao đổi thông tin phông chữ - Phần 2: Dạng Trao đổi); [7] ISO 8859-1:1987, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 1: Latin alphabet No. 1 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 1: Bảng chữ cái Latinh Số 1); [8] ISO 8859-2:1987, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 2: Latin alphabet No. 2 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 2: Bảng chữ cái Latinh Số 2); [9] ISO 8859-3:1987, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 3: Latin alphabet No. 3 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 3: Bảng chữ cái Latinh Số 3); [10] ISO 8859-4:1988, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 4: Latin alphabet No. 4 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 4: Bảng chữ cái Latinh Số 4); [11] ISO/IEC 8859-5:1988, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 5: Latin/Cyrillic alphabet (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 5:
  18. Bảng chữ cái Latinh/Cyrlic); [12] ISO 8859-6:1987, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 6: Latin/Arabic alphabet (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 6: Bảng chữ cái Latinh/A rập); [13] ISO 8859-7:1987, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 7: Latin/Greek alphabet (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 7: Bảng chữ cái Latinh/Hi lạp); [14] ISO 8859-8:1988, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 8: Latin/Hebrew alphabet (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 8: Bảng chữ cái Latinh/Hebrew); [15] ISO/IEC 8859-9:1989, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 9: Latin alphabet No. 5 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 9: Bảng chữ cái Latinh Số 5); [16] ISO/IEC 8859-10:1992, Information processing - 8-bit single-byte coded graphic chracter sets - Part 10: Latin alphabet No. 6 (Công nghệ thông tin - Tập 8 bit ký tự đồ họa đã mã hóa bit đơn - Phần 10: Bảng chữ cái Latinh Số 6); [17] ISO/IEC 10036:1996, Information technology - Font information interchange - Procedures for registration of font-related identifiers (Công nghệ thông tin - Trao đổi thông tin phông chữ - Thủ tục đăng ký định danh phông chữ); [18] ISO 10180:1995, Information technology - Processing languages - Standard Page Description Language (SPDL) (Công nghệ thông tin - Ngôn ngữ xử lý - Ngôn ngữ mô tả trang chuẩn (SPDL); [19] ISO/IEC 10367:1991, Information technology - Standardized coded graphic character sets for use in 8-bit codes (Công nghệ thông tin - Tập ký tự đồ họa đã mã hóa chuẩn hóa để sử dụng trong mã hóa 8-bit); [20] ISO/IEC 10646-1:1993, Information technology - Universal Multiple-Octet Coded Character Set (UCS) - Part I: Architecture and Basic Multilingual Plane (Công nghệ thông tin - Tập ký tự mã hóa đa octet phổ cập). MỤC LỤC Lời nói đầu 1. Phạm vi áp dụng 2. Tài liệu viện dẫn 3. Sự phù hợp 4. Điều kiện đo và thử nghiệm 5. Thông tin cần có trong bảng thông số kỹ thuật Phụ lục A (quy định) Phân loại máy in - Loại 3 và loại 4 Phụ lục B (quy định) Tài liệu đích Phụ lục C (tham khảo) Phân loại máy in Phụ lục D (tham khảo) Ví dụ bố trí cho bảng thông số kỹ thuật Thư mục tài liệu tham khảo
nguon tai.lieu . vn