Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Kim Chi Trường Đại học Tài chính Marketing Tóm tắt Bài báo nhằm phân tích tác động của chính sách thuế trong quá trình thu hút FDI gắn với phát triển bền vững tại 6 quốc gia ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 2000 - 2017. Bằng việc xem xét dưới tác động của thuế thu nhập, thuế gián thu, và quản lý thuế thông qua chỉ số giờ nộp thuế, sử dụng phương pháp ước lượng GLS, kết quả thực nghiệm cho thấy, chính sách thuế có tác động tích cực đến FDI. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách về thuế để thu hút FDI trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách thuế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển bền vững, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Phát triển bền vững là một cách tiếp cận ở tầm chính sách vĩ mô và cũng là định hướng chiến lược của các quốc gia trên thế giới trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, cũng như trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững đã được nêu trong các Hội nghị thượng đỉnh Rio - 92 và Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tại Johannesburg năm 2002 và có những đặc điểm sau: (i) Tính bền vững về kinh tế, phát triển kinh tế nhanh và an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh nền kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tình trạng nợ nần, biến nó thành di chứng cho thế hệ sau. (ii) Tính bền vững về xã hội, công bằng xã hội và phát triển con người, lấy chỉ số HDI làm thước đo cao nhất cho sự phát triển xã hội. (iii) Tính bền vững về môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực. Ba mục tiêu của phát triển bền vững trên đây gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển liên tục của xã hội và được Ngân hàng Thế giới (WB) lấy làm căn cứ để xây dựng nên mô hình phát triển bền vững. Để đảm bảo các nguồn tài chính nhằm thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), các quốc gia luôn tìm cách quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác nhau (công, tư, trong nước và quốc tế). Trong 91
  2. đó, do nguồn tài chính công hầu hết bị giới hạn, nên nhiều quốc gia thường lựa chọn nguồn vốn tư nhân thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia (Wang, 2009); FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks & ctg., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Trong tất cả các nhóm yếu tố này, đều đề cập đến chính sách thuế. Chẳng hạn, chính sách thuế thu nhập trong nhóm khung chính sách, chính sách thuế xuất, nhập khẩu trong nhóm yếu tố kinh tế, những ưu đãi thuế và cải cách thuế trong nhóm yếu tố tạo điều kiện kinh doanh… Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của chính sách thuế có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thu hút FDI của các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển bền vững. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Trên phạm vi quốc gia, để tham gia vào nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả, hầu hết các nước phải điều chỉnh chính sách thuế và pháp luật thuế cho phù hợp với những quy định quốc tế. Trên phạm vi quốc tế, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu và rộng hơn, nảy sinh những vấn đề như đánh thuế trùng giữa các nước, hoặc cạnh tranh thuế giữa các nước. Để thu hút FDI, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Điều này cũng được đề nghị bởi UNCTAD - Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (thành lập năm 1964).Trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD (1998) đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. Có thể thấy, tất cả các nhóm yếu tố đều đề cập đến chính sách thuế, bao gồm thuế thu nhập (doanh nghiệp), và thuế gián thu (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…), và cả chất lượng quản lý thuế (tham nhũng, bộ máy…). Do đó, khi nghiên cứu về chính sách thuế nhằm thu hút FDI, các tác giả tập trung về chính sách thuế trong mối quan hệ của mỗi nhóm yếu tố, hoặc lồng ghép chính sách thuế với nhiều nhóm yếu tố trên. Trong các nghiên cứu về chính sách thuế của các quốc gia, thuế thường được phân loại theo thuế trực thu và thuế gián thu. FDI nhìn chung tạo giúp các quốc gia phát triển, làm 92
  3. tăng lượng vốn trong nền kinh tế, tăng lượng cung cầu hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển giao công nghệ. Do đó, ngoài thuế TNDN có tác động rõ ràng đến thu hút đầu tư nước ngoài và được chú ý nhiều, các tác giả cũng nghiên cứu đến mối quan hệ của các loại thuế khác thuế TNDN (như thuế gián thu, liên quan nhiều đến hàng hóa, dịch vụ) và FDI. 2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách thuế TNDN đối với FDI Kể từ đầu những năm 1980, các nghiên cứu thực nghiệm phong phú đã phân tích các chính sách nhằm thu hút FDI với sự tập trung đặc biệt vào tác động của các chính sách thuế, đặc biệt thuế đối với doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu các nước châu Á, Shang-Jin, Wei. (1997), đã nghiên cứu ảnh hưởng của thuế và tham nhũng đến đầu tư trực tiếp quốc tế từ 14 quốc gia nguồn tới 45 nước chủ nhà. Tác giả sử dụng dữ liệu vĩ mô của 14 quốc gia OECD (gồm châu Á và châu Mỹ). Kết quả cho thấy, nếu mức độ tham nhũng gia tăng 1 điểm, tỷ lệ thuế của các công ty đa quốc gia tăng tương ứng 7,5 điểm, và khi đó sẽ giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc gia từ Singapore đến Mexico trong dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu tại Việt Nam, Cao Thị Hồng Vinh (2013) nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Áp dụng phương pháp FE, RE với dữ liệu bảng giai đoạn 1995 - 2011, tác giả cho thấy tác động rõ rệt của việc tham gia WTO tới dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, còn cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1997 làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam, các hiệp định song phương cũng giúp thu hút dòng FDI nhiều hơn, cơ sở hạ tầng (đo lường bằng tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet) có tác động cùng chiều với FDI, việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng giúp thu hút FDI nhiều hơn và các nhà đầu tư còn quan tâm đến thể chế, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng. Đặng Văn Cường (2/2018) đã đánh giá tác động của gánh nặng thuế (GNT) và tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại 6 nước đang phát triển trong khối ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 1996 - 2014. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng GLS, 2SLS và GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy, gánh nặng thuế có tác động nghịch chiều đến FDI, trong khi tham nhũng lại có tác động cùng chiều. Tuy nhiên, cũng tồn tại các nghiên cứu cho rằng chính sách thuế thu nhập chưa tác động cụ thể đến dòng FDI của các quốc gia. Chẳng hạn như: Slemrod (1990) đã xem xét lại các nghiên cứu đã thực hiện và phân tích riêng FDI song phương của Mỹ từ 7 quốc gia khác nhau về chế độ giảm thuế kép, Slemrod không đưa ra những kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của thuế quốc gia đối với dòng vốn FDI. Kết quả của Wolff (2007), Razin & ctg (2005) theo cách tiếp cận thực nghiệm cũng cho rằng thuế không tác động mạnh mẽ đến FDI. Tác giả sử dụng một dữ liệu bảng các dòng FDI song phương cho 27 quốc gia EU (ngoại trừ Rumani) trong giai đoạn 1994 93
  4. - 2003 và chạy hồi quy cho tổng FDI cũng như vốn FDI, các giao dịch nợ giữa các công ty và lợi nhuận giữ lại. Kết quả của ông là hỗn hợp. Ảnh hưởng của thuế đối với tổng vốn FDI và vốn chủ sở hữu không có tác động đáng kể. Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu mà tác giả thống kê đều kết luận tác động của chính sách thuế đối với FDI. Tuy nhiên, mức độ tác động của thuế là khác nhau, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, và cả đặc điểm của quốc gia, hoặc nhóm quốc gia mà các tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu phần lớn thuế thu nhập có tác động mạnh mẽ đến dòng FDI, một số nghiên cứu chỉ cho rằng, tác động đến một số ngành nghề của FDI, thậm chí có cả trường hợp kết luận ảnh hưởng của thuế đến FDI là không đáng kể. 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách thuế gián thu đối với FDI Brander và Spencer (1987) cho rằng các nước chủ nhà có thể thu hút FDI bằng cách áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu và làm giảm thuế đối với sản xuất trong nước. Desai, M.A., C.F. Foley và J.R. Hines (2004), đã xem xét tác động của các khoản thuế gián tiếp (phi thu nhập) đối với FDI của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ. Tác giả cho rằng, Chính phủ áp đặt nhiều loại thuế cho nhà đầu tư nước ngoài gồm cả thuế trực thu và gián thu, mặc dù các nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách thuế về vị trí đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tập trung hầu hết vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, tác giả sử dụng mô hình Fixed effects, OLS với các biến là thuế trực thu và gián thu để cho thấy tác động của thuế gián thu đến FDI. Kết quả cho thấy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao làm giảm tỷ lệ vốn/lao động và tỷ suất lợi nhuận của các FDI, trong khi thuế suất gián tiếp cao thì không và đề xuất các cơ chế mà thuế trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến FDI đối với Chính phủ. Aqeel và Nishat (2005) xác định bằng thực nghiệm các nhân tố quyết định nguồn vốn FDI ở Pakistan trong giai đoạn 1961 - 2003. Thông qua kiểm định đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường, thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, thuế suất, tín dụng dành cho khu vực tư nhân là những nhân tố quyết định có ý nghĩa của FDI. Loan-Alin Nistor, Dragoș Păun (2013) nghiên cứu về tác động của thuế đến FDI trường hợp của quốc gia Rumani. Tác giả muốn xem xét trong trường hợp sự phát triển kinh tế của một quốc gia đại diện cho tiêu dùng (được tính bằng thu nhập VAT cho quốc gia) và sản xuất (được đo bằng sự thay đổi trong thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ tạo ra tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thống kê số liệu của Romania, và thực hiện một loạt các mô hình hồi quy xem FDI có bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Kết quả là trong trường hợp của Romania, sự bùng nổ kinh tế giai đoạn 2004 - 2008, khi sản phẩm trong nước tăng đáng kể, kéo 94
  5. theo thuế VAT tăng, mặc dù vậy nhưng đã thu hút rất nhiều công ty nước ngoài tham gia vào thị trường mới nổi của Đông Âu. Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy tác động của chính sách thuế đến FDI, bao gồm cả thuế trực thu (đại diện là thuế thu nhập) và thuế gián thu (đại diện là thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu…). Nhìn chung, thuế thu nhập có tác động tiêu cực đến FDI, trong khi thuế gián thu tác động kích thích FDI. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình và mô tả các biến Bài nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố thuộc chính sách thuế và các yếu tố có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc kế thừa các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là mô hình của Shang-Jin, Wei. (1997), và Loan-Alin Nistor, Dragoș Păun (2013). Từ đó mô hình được sử dụng như sau: LogFDIit = β0 + β1TTNit + β2TGTit + β3TIMit + β4INFit + β5CORit + εit (1) Trong đó: i =1, 2, 3, …, N và t = 1, 2, 3, …, T (N và T lần lượt là số quốc gia và khoảng thời gian quan sát trong mô hình); LogFDIit: Biến phụ thuộc, là Logarit của vốn FDI tiếp nhận ròng hàng năm TTN: Biến thuế thu nhập, đây là số thuế tính trên thu nhập và lợi nhuận giữ lại, được tính là tỷ lệ % trên tổng số thu thuế. TGT: Biến thuế gián thu, là thuế hàng hóa và dịch vụ, là số thuế tính trên HHDV của lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, là tỷ lệ % trên giá trị của HHDV. TIM: Chỉ số giờ nộp thuế (Đo lường bằng thời gian - số giờ chuẩn bị hồ sơ thuế và thời gian nộp thuế, theo WB). Đây là biến độc lập tác giả sử dụng khác với các mô hình của những tác giả trước, do sự hạn chế về số liệu, tác giả đo lường chính sách thuế bằng Chỉ số giờ nộp thuế (bên cạnh các biến độc lập được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước như: số thu thuế TNDN, GTGT…). Hầu hết các nghiên cứu trước, không đề cập đến biến TIM do Chỉ số giờ nộp thuế được WB thống kê từ sau năm 2000. INF: Chỉ số tự do đầu tư (theo Heritage), là một tập hợp gồm nhiều yếu tố của môi trường đầu tư như: quyền tự do kinh doanh, quyền tư hữu, tự do tài chính, tự do lao động… INF được tính theo điểm, tối đa là 100 điểm, và quốc gia có số điểm INF càng cao được coi là có môi trường tự do đầu tư thuận lợi hơn. COR: Chỉ số kiểm soát tham nhũng (theo WB) thể hiện sự minh bạch, trách nhiệm và tham nhũng trong khu vực công, được đo lường theo thang điểm từ 1 đến 6, trong đó quốc gia có điểm càng nhỏ thì kiểm soát tham nhũng càng cao (ít tham nhũng). εit - phần dư của mô hình với εit ≈ i.i.d (0, бi2), E(μi/εit) = 0; So với mô hình các yếu tố tác động đến FDI của Shang-Jin, Wei. (1997), và Loan- Alin Nistor, Dragoș Păun (2013), tác giả đã đưa vào mô hình các biến giải thích về thuế 95
  6. và chính sách thuế bao gồm thuế thu nhập, thuế gián thu và Chỉ số giờ nộp thuế, trong khi các tác giả trước chỉ tập trung vào biến thuế suất thuế TNDN. Ngoài ra, các biến về Chỉ số đầu tư, Chỉ số tham nhũng được tác giả đưa vào nhằm giải thích tác động của môi trường đầu tư một cách tổng quát hơn, trong khi các tác giả trước chú trọng vào từng yếu tố riêng lẽ như: vốn, lao động, GDP… Bảng 1: Đo lường các biến và nguồn dữ liệu Biến Đo lường Nguồn Biến phụ thuộc LogFDI Logarit của vốn FDI tiếp nhận ròng hàng năm World Bank TTN Thuế thu nhập World Bank TGT Thuế gián thu World Bank Biến độc lập TIM Chỉ số giờ nộp thuế World Bank INF Chỉ số tự do đầu tư Heritage COR Chỉ số kiểm soát tham nhũng World Bank Nguồn: Tác giả tổng hợp Dữ liệu được thu thập từ 6 quốc gia khu vực ASEAN là Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2017. Dữ liệu của các quốc gia Đông Timor, Lào, Myanmar không thu thập được và Singapore có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển so với các quốc gia còn lại. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Để phân tích tác động của chính sách thuế đến vốn FDI tại các nước ASEAN, bài viết sử dụng các phương pháp ước lượng bằng POOL, FEM, REM đồng thời thực hiện các kiểm định để lựa chọn phương pháp cho kết quả tối ưu. Kết quả cho thấy mô hình FEM là tối ưu (Kiểm định Hausman). Bảng 2: Tổng hợp kết quả hồi quy OLS, Hiệu ứng ngẫu nhiên và Hiệu ứng cố định BIẾN REM FEM POOL TTN .03031932*** .01949982 .03031932*** TGT .13195651*** .11458741*** .13195651*** TIM -.00086853*** -.00079638* -.00086853*** INF -.00563403 -.02123347*** -0.00563403 COR .00922121** .054519*** .00922121** _cons 7.7850585*** 7.7352567*** 7.7850585*** R-square 0.7833 0.6236 0.4459 Prob>F 0.0000 0.0000 0.0000 Hausman test Prob = 0.0000 < 5% legend: * p
  7. Kết quả hồi quy của các mô hình POL, REM, FEM đều có hệ số R-square đạt khá, trong đó FEM (mô hình lựa chọn) có R-square là 62,36% giải thích khá tốt tác động của các biến trong mô hình đối với FDI. Bảng 3: Các kiểm định sai phạm của mô hình FEM Kiểm định Kết quả Hiện tượng tự tương quan: Prob>F = 0.2707 Không vi phạm Wooldridge Test Phương sai thay đổi: Prob>chi2 = 0.0000 Có vi phạm Modified Wald test Tương quan phần dư của các đơn vị chéo: Pr = 0.0009 Có vi phạm Pesaran’s Test Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Stata Tuy nhiên, khi kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM, nhận thấy có vi phạm hiện tượng phương sai thay đổi, và hiện tượng tương quan phần dư của các đơn vị chéo, nên tác giả xử lý khuyết tật bằng cách sử dụng hồi quy theo phương pháp GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm đạt được tính hiệu quả cho mô hình. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thống kê dữ liệu nghiên cứu và ma trận tương quan Bảng 4: Thống kê mô tả các biến Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất LOGFDI 108 9.493101 0.610479 7.911587 10.40003 TTN 108 33.69204 11.75793 5.662442 52.85811 TGT 108 7.325005 3.070407 3.302134 15.51554 TIM 108 320.6491 276.8932 118 1050 INF 108 43.56481 14.15949 15 70 COR 108 26.4475 17.24834 1.421801 62.08531 Nguồn: Tác giả trích từ Stata của dữ liệu Kết quả thống kê mô tả các biến cho thấy: Biến FDI sau khi sử dụng hàm logarit có giá trị trung bình là 9,49. Dữ liệu cho thấy, Indonesia là quốc gia có mức độ thu hút vốn FDI lớn nhất trong mẫu với trên 20 tỷ SD/năm và Campuchia là quốc gia thu hút ít FDI nhất trong khu vực với giá trị khoảng 84 triệu USD/năm. 97
  8. Về nhóm biến về thuế và chính sách thuế: Tỳ lệ thuế thu nhập trên số thu thuế của nhóm nước nghiên cứu trung bình 33,69%, và có xu hướng tăng dần qua các năm trong từng quốc gia. Điều này cũng phù hợp với chính sách tái cơ cấu nguồn thu của nhiều quốc gia trong mẫu nghiên cứu, đó là xu hướng tăng tỷ trọng thuế TNDN khi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng làm giảm nhiều loại thuế gián thu như thuế xuất nhập khẩu, GTGT… Đối với thuế gián thu, do FDI của các quốc gia chủ yếu được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, thuế hàng hóa và dịch vụ (tính trên giá trị HHDV của lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ) của các quốc gia tương đối thấp, trung bình là 7,3%, giao động từ 3,3% đến 15,5% và ít có biến động lớn trong thời gian nghiên cứu, vì đây là thuế gián thu tính vào giá bán của HHDV nên các quốc gia điều chỉnh rất ít trong các kế hoạch cải cách thuế của mình. Chẳng hạn, thuế suất GTGT của Việt Nam phổ thông là 10% được duy trì suốt khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay. Chính sách thuế khi đo lường bằng chỉ số thời gian nộp thuế, cho thấy mức độ tạo thuận lợi của chính sách thuế cho nhà đầu tư, có giá trị trung bình là 320,6 giờ. Quốc gia có số giờ càng ít thể hiện chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi hơn so với quốc gia có chỉ số giờ nộp thuế cao hơn. Trong nhóm nghiên cứu, Malaysia là quốc gia có môi trường nộp thuế tốt nhất với chỉ số giờ thấp nhất (dưới 200 giờ), trong khi Việt Nam là quốc gia có chỉ số giờ cao nhất, trên 1.000 giờ (giai đoạn năm 2000 đến 2009), và dù nỗ lực trong việc cắt giảm giờ nộp thuế để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, hiện nay số giờ của Việt Nam cũng còn cao hơn mức trung bình (498 giờ). Các biến về môi trường đầu tư: Chỉ số tự do đầu tư INF: có giá trị trung bình là 43,5; trong đó có các quốc gia có chỉ số INF rất cao như Campuchia, Thái Lan (trên 50); trong khi Việt Nam cũng là quốc gia có chỉ số INF thấp nhất (dưới 30). Trường hợp của Camphuchia được rất nhiều nghiên cứu (WorldBank, IMF…) ghi nhận là quốc gia sau khi phục hồi từ thời kỳ đen tối do có sự phát triển đáng ghi nhận khi áp dụng chính sách kinh tế thị trường tự do vào từ cuối những năm 90 (100% sở hữu nước ngoài, ngoại trừ đất thuê 99 năm; Cơ cấu vốn mở; dễ dàng đưa lợi nhuận về nước; Các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư…) Chỉ số tham nhũng: của chỉ số kiểm soát tham nhũng tại các quốc gia khảo sát là tương đối thấp trung bình là 26,4 trong đó cao nhất là Malaysia (kiểm soát tốt tham nhũng) và thấp nhất là Campuchia (kiểm soát kém tham nhũng). Điều này cho thấy, mức độ tham nhũng tại các quốc gia khảo sát khá phổ biến. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với báo cáo của WorldBank (2000) cho rằng, các quốc gia này là thiên đường của nạn tham nhũng (trừ Singapore không nằm trong mẫu khảo sát). 98
  9. Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến BIẾN LOGFDI TTN TGT TIM COR TTN 0.5203* TGT 0.0863 -0.4258* TIM 0.116 0.0719 0.6308* COR 0.4956* 0.7829* -0.3984* -0.1084 INF -0.2089* -0.3310* -0.18 -0.5933* 0.0031 * Biểu thị mức ý nghĩa 1% Nguồn: Tác giả trích từ Stata của dữ liệu Bảng 5 cho thấy, dấu của các biến giải thích trong mô hình với nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhìn chung, tương quan giữa các biến là thấp, và do vậy, loại bỏ khả năng đa cộng tuyến trong các phân tích hồi quy (Evans, 1996). 4.2. Kết quả thực nghiệm tác động của chính sách thuế đối với FDI Nghiên cứu này tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình GLS BIẾN HỆ SỐ GỐC P> (z) TTN 0.0325917 0.000 TGT 0.1230013 0.000 TIM -0.0006152 0.000 INF 0.0005357 0.868 COR 0.0093841 0.000 Nguồn: Tác giả trích từ Stata của dữ liệu Kết quả từ Bảng 6 cho thấy: Ngoại trừ biến INF, các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê tác động đến biến phụ thuộc LOGFDI, cụ thể như sau: Về thuế thu nhập TTN: Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế thu nhập tác động cùng chiều đến FDI. Mặc dù ngược lại với một số nghiên cứu của Shang-Jin, Wei. (1997), Demekas & ctg. (2007) cho rằng, thuế TNDN làm giảm FDI, điều này được giải thích rằng các nước Asean đang chạy đua trong cuộc cạnh tranh đến đáy của thuế thu nhập nhằm thu hút đầu tư, nên thuế TNDN thật sự không còn là yếu tố tiêu cực của FDI. Do đó các quốc gia đang phát triển khu vực ASEAN nên hoàn thiện hệ thống thuế, đặc biệt 99
  10. các chính sách ưu đãi thuế thu nhập, vì ưu đãi thuế chắc chắn sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách. Bởi vì dần dần những ưu đãi thuế sẽ thật sự không là động lực thu hút FDI các quốc gia như thời kỳ đầu, và thay vào đó là những thuận lợi khác (như thể chế chính trị, thị trường…) Tuy nhiên, đối với thuế gián thu TGT: có hệ số hồi quy biến TGT mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các kết quả ước lượng. Điều này cho thấy, thuế gián thu có tác động tích cực đối với dòng vốn FDI. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Desai, M.A., C.F. Foley và J.R. Hines (2004), cho trường hợp của Hoa Kỳ và Loan-Alin Nistor, Dragoș Păun (2013) cho trường hợp của Rumani. Mẫu nghiên cứu sử dụng là tỷ lệ thuế trên giá trị hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp, và dịch vụ của các quốc gia, và cho kết quả tác động cùng chiều với FDI. Các quốc gia ASEAN hầu hết đều là những thị trường phát triển về tiêu dùng và sản xuất, được nhà đầu tư chú trọng vào các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thông tin (ít chú trọng vào nông nghiệp). Về Chỉ số giờ nộp thuế: Hệ số hồi quy của biến TIM mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, thời gian nộp thuế có tác động tiêu cực đối với việc thu hút FDI. Điều này hoàn toàn phù hợp với thống kê mô tả, và thực trạng về các thủ tục hành chính thuế của các quốc gia, thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính càng nhiều sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Về môi trường đầu tư: Chỉ số tham nhũng COR mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Heckelman & Powell (2010), Đặng Văn Cường (2/2018) cũng cho rằng, tham nhũng tại các nước Đông Nam Á là chất bôi trơn bánh xe thương mại ở quốc gia có thể chế yếu kém. 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 5.1. Tổng quan về chính sách thuế của Việt Nam đối với FDI FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn nữa, những dòng FDI này cũng luôn ở mức cao so với các nước ASEAN khác (trừ Singapore). Khu vực FDI cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14,2 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước. Trên cơ sở các ưu đãi nhằm thu hút FDI nói chung, một số ưu đãi thuế được Chính phủ ban hành nhằm định hướng FDI theo các tiêu chí khác nhau: địa bàn, khu vực kinh tế, khu công nghệ cao; lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng, sản xuất phần mềm, lĩnh 100
  11. vực giáo dục - đào tạo, môi trường... Trong đó, DN đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao được ưu đãi cao nhất (thuế suất TNDN 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo) nhưng phải đáp ứng các tiêu chí do Việt Nam đặt ra. Tuy nhiên, tác động của chính sách này đối với việc phân bổ nguồn lực trong đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được vốn đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thêm nữa, đối tượng chọn lọc trong các văn bản luật chưa được định nghĩa rõ ràng khiến cho các ưu đãi thuế và trợ cấp không đến được đúng đối tượng. Do đó, các cuộc tranh luận công khai ở Việt Nam nhấn mạnh một số điểm yếu về chất lượng FDI, như mức độ thấp về công nghệ, chuyển giao công nghệ và mối liên kết với các công ty trong nước, cũng như đóng góp của FDI cho nguồn thu chính phủ không tương xứng với mức độ ưu đãi cao dành cho FDI (đặc biệt là về miễn thuế và khả năng tiếp cận đất đai) mà, đến lượt nó, những ưu đãi này góp phần tạo ra một sân chơi không bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Nổi bật nhất vẫn là thất thu thuế. Để chạy đua về số lượng FDI, việc các địa phương và ngay cả Chính phủ nhiều khi đã “trải thảm đỏ” quá mức với những ưu đãi về thuế, giá thuê đất, giá điện,... đã bóp méo thị trường cạnh tranh, tạo bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, chưa kể còn có tình trạng một bộ phận doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế VAT, khai thấp lợi nhuận để trốn thuế doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất, nhưng các doanh nghiệp FDI lại có tỷ lệ đóng góp ít nhất vào ngân sách, chỉ 250,9 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 16,9%/năm trong giai đoạn 2010 - 2016, thấp hơn đáng kể so với 434,7 nghìn tỷ đồng của khu vực tư nhân và 277,3 nghìn tỷ đồng của khu vực nhà nước. Hình 1: Số liệu về FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê 101
  12. Bên cạnh đó, chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh cũng là một trong những trở ngại của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực về thu hút FDI. Mặc dù Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương tiếp nhận FDI địa phương có nhiều hành động nhằm gỡ bỏ dần các rào cản trên song trên thực tế đây vẫn là trở ngại đáng kể ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới tại báo cáo Môi trường kinh doanh trong 3 năm qua, Chỉ số nộp thuế có thay đổi tăng về thứ hạng năm 2017, 2018. Năm 2019 (DB2019), nộp thuế vẫn là 1 trong 3 chỉ số (Khởi sự kinh doanh, Nộp thuế, Thực thi hợp đồng) được ghi nhận có cải cách ở Việt Nam. Năm 2019 cũng là năm thứ năm liên tiếp cải cách về thuế được ghi nhận trong Báo cáo môi trường kinh doanh. World Bank đánh giá các nước trong ASEAN đều có những thay đổi về thứ hạng và kết quả xếp hạng về Chỉ số nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2018. Tuy nhiên, Chỉ số nộp thuế của Việt Nam năm 2019 thấp hơn quốc gia đứng đầu trong khu vực là Singapore 123 bậc, 72 bậc so với Thái Lan, 47 bậc so với Brunei,… Bảng 7: Chỉ số nộp thuế của Việt Nam và nhóm các nước ASEAN Nguồn: (Doing Business - DB) của WB 5.2. Một số khuyến nghị Thứ nhất, về cạnh tranh thuế TNDN, một lần nữa kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu gồm cả Việt Nam cho thấy phần lớn các cuộc “cạnh tranh qua thuế” là có hại và không cần thiết. Các nước trong khu vực thường xuyên chào mời các biện pháp kích thích qua thuế như miễn hay giảm thuế là những biện pháp có hại nhất, bởi vì thuế thường là một ưu tiên thấp hơn để thu hút đầu tư, chẳng hạn thuế TNDN thật sự không còn là yếu tố tiêu cực của FDI. Việt Nam cần nhanh chóng từ bỏ việc sử dụng các biện pháp khuyến khích qua thuế và các đặc quyền khác như là những biện pháp để thu hút FDI, và tăng cường sự tham gia tích cực của mình vào các sáng kiến quốc tế nhằm khắc phục những tập quán thuế có hại liên quan đến thu hút FDI của các quốc gia và có các hành động cụ thể giảm sự cạnh tranh giữa các tỉnh trong việc sử dụng ưu đãi thuế và các biện pháp khuyến khích khác để thu hút FDI. Hơn nữa, Việt Nam cần tích cực áp dụng các biện pháp khuyến khích khác hiệu quả hơn để thu hút FDI có chất lượng cao và dài 102
  13. hạn, như tập trung nỗ lực vào phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và năng lực, tăng sức mua trong nước, tăng tính “dễ đoán định” của các quy định về đầu tư, song song với việc áp dụng chế độ pháp quyền, đảm bảo sự ổn định về chính trị và cơ sở hạ tầng có chất lượng (giao thông và các tiện ích) và các dịch vụ hỗ trợ và cung ứng có khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, để giảm thiểu các yếu tố có hại của cuộc “cạnh tranh qua thuế” trong vùng, Việt Nam cần tăng cường sự tham gia tích cực hơn vào các sáng kiến quốc tế, nhằm xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, như thanh tra thuế không biên giới (TIWB) và khung bao trùm về xói mòn cơ sở và chuyển giá (BEPS), trong đó có cả những hành động để xử lý tập quán thuế có hại. Thứ hai, đối với chính sách thuế gián thu, việc thu thuế dựa trên giá trị hàng hóa, dịch vụ, trong khi Việt Nam cũng là một trong những thị trường phát triển về tiêu dùng và sản xuất, được nhà đầu tư chú trọng vào các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thông tin (ít chú trọng vào nông nghiệp). Đặc biệt, FDI thế hệ mới tại Việt Nam sẽ tạo ra rất nhiều giá trị trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, dịch vụ, phát triển sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn sử dụng đầu vào trong nước. Nhà đầu tư mang đến kỹ thuật hoặc công nghệ hoặc kỹ năng mới để sản xuất và tiếp thị sản phẩm giá trị cao hơn tại Việt Nam - ví dụ các nhà thiết kế thời trang hoặc chủ các thương hiệu trong lĩnh vực may mặc, cà phê/chè/gạo/chế biến nông đặc sản, sản phẩm du lịch mới giá trị cao, như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hay du lịch y tế,... trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện các sắc thuế gián thu (mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh thuế suất hợp lý…) trong quá trình thu hút FDI. Mặt khác, so với thuế thu nhập, thuế gián thu ít nhạy cảm và dễ thực hiện hơn. Thứ ba, về cải cách thủ tục hành chính thuế: Trong những năm qua, cải cách chính sách và thủ tục hành chính (TTHC) thuế ở Việt Nam đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy thời gian nộp thuế có tác động tiêu cực đối với việc thu hút FDI. Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay, cải cách thủ tục hành chính nói chung và TTHC thuế nói riêng phù hợp với thông lệ quốc tế đối với một quốc gia là tất yếu khách quan, và Việt Nam không là ngoại lệ, trong đó bao gồm cải cách thể chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng Chính phủ điện tử, tăng tính hiệu quả và minh bạch. 6. KẾT LUẬN Để có nguồn lực tài chính nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia luôn nỗ lực không ngừng để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó nhiều quốc gia sử dụng chính sách thuế như một công cụ hữu hiệu để huy động FDI. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm như trên cho thấy, chính sách thuế một mặt khuyến 103
  14. khích FDI (như thuế TNDN, thuế gián thu) nhưng mặt khác quản lý thuế chưa tốt (Chỉ số giờ nộp thuế tăng) gây ảnh hưởng tiêu cục đến FDI. Hy vọng một vài gợi ý chính sách thuế trong thu hút FDI của Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu của bài viết sẽ được các nhà hoạch định chính sách tham khảo để thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Buettner, T. and G. Wamser (2008), The Impact of Nonprofit Taxes on Foreign Direct Investment: Evidence from German Multinationals, forthcoming in: International Tax and Public Finance. 2. Cassou, S.P. (1997), The Link Between Tax Rates and Foreign Direct Investment, Applied Economics 29, 1295 - 1301. 3. De Mooij, R. A. & Ederveen, S. (2003). Taxation and foreign direct investment: a synthesis of empirical research. International tax and public finance, 10(6), 673 - 693. 4. Dunning, J. H. (2012). International Production and the Multinational Enterprise (RLE International Business) (Vol. 12): Routledge 5. Shang-Jin, W. (1997), How Taxing is Corruption on International Investors? NBER Working Paper No. 6030 6. Desai, M.A., C.F. Foley and J.R. Hines (2004), Foreign Direct Investment in a World of Multiple Taxes, Journal of Public Economics 88, 2727 - 2744. 7. Loan-Alin Nistor, Dragoș Păun, Taxation and its effect on foreign direct investments - the case of ROMANIA, NAUKI O FINANSACH FINANCIAL SCIENCES, 2013 8. Đặng Văn Cường, 2018. “Tác động của gánh nặng thuế và tham nhũng đến FDI tại các nước Asean”. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, tháng 1/2018 9. Cao Thị Hồng Vinh, 2015. “Tác động hai chiều của vốn FDI và môi trường kinh doanh của Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế ICYREB 2015 - Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030. 104
nguon tai.lieu . vn