Xem mẫu

THEWORLDBANK GeneralStatisticsOfice Sựnăngđộngcủakhuvựcphichínhthức ởHàNộivàthànhphốHồChíMinh giaiđoạn2007–2009 MộtsốpháthiệnchínhtừĐiềutraHộSảnxuấtKinhdoanh vàKhuvựcPhichínhthức(HB&IS) BảnbáocáotómlượcnàydonhómtácgiảNguyễnThịThuHuyền(TCTK),AxelDemenet, MireilleRazafindrakotovàFrançoisRoubaud(IRD-DIAL)vớisựhỗtrợcủa ĐàoNgọcMinhNhung, ĐinhBáHiếnvàNguyễnHữuChí(TCTK). Liênhệ:MireilleRazafindrakoto(razafindrakoto@dial.prd.fr) DựánTCTK/IRD-DIAL Tháng12-2010 Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2009 Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) 1 Giới thiệu Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nhằm mục đích thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Từ chương trình hợp tác này đã có hai loại điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức. Lần đầu tiên ở Việt Nam Điều tra Lao động và Việc làm cho phép thu thập số liệu lao động được phân loại theo khu vực thể chế và phân tách riêng được số liệu về khu vực phi chính thức. Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm về đặc tính của các hộ sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là của khu vực phi chính thức. Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này đã được phân tích chi tiết và các kết quả được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a). Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế phi chính thức. Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao gồm thông tin về khu vực phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007 (gồm 1.011 phiếu điều tra hoàn chỉnh ở Hà Nội và tương tự 1.020 phiếu ở TP Hồ Chí Minh); mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009 (gồm 787 phiếu ở Hà Nội và 1.254 phiếu ở TP. Hồ Chí Minh). Trong phần còn lại của bài phân tích tóm lược này, hộ sản xuất kinh doanh chính thức được hiểu là các đơn vị sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, không cấu thành dưới hình thức doanh nghiệp nhưng được đăng ký chính thức và hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức là những đơn vị sản xuất kinh doanh tương tự, nhưng không được đăng ký chính thức. Báo cáo tóm lược này trình bày những phát hiện chính những kết quả (cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích) thu được từ hai lần thực hiện cuộc điều tra về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích tập trung vào những biến động của khu vực phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dựa vào ưu thế của phương pháp điều tra riêng biệt này, trong phần thứ nhất của báo cáo chúng tôi tìm hiểu những sự biến động vĩ mô so sánh kết quả thu được từ hai lần điều tra mẫu đại diện, trong khi đó phần thứ hai tập trung vào phân tích sự năng động vi mô dựa vào dữ liệu điều tra lặp. Qua phân tích này, chúng tôi tìm hiểu sự chuyển đổi giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Phần thứ ba nhằm mục đích phân tích cảm nhận của các chủ hộ SXKD về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Phần cuối cùng của báo cáo tìm hiểu sự thay đổi liên quan đến những vấn đề mà các hộ SXKD phải đối mặt, mối quan hệ của họ với nhà nước cũng như triển vọng tương lai của họ. Trong phần kết luận, chúng tôi trình bày một số gợi ý rút ra được từ các phân tích và phát hiện về phương diện các chính sách kinh tế. Báo cáo này có thể được bổ sung bởi các phân tích trong hai bài viết cùng loạt chủ đề. Bài viết thứ nhất đề cập đến những điều chỉnh của thị trường lao động và nền kinh tế phi chính thức ở cấp độ quốc gia dựa vào số 1 Các cuộc điều tra HB&IS năm 2009 đã được Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp đồng tài trợ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến : Cục thống kê Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, Viện khoa học thống kê, Vụ Phương pháp Chế đọ thống kê, và bộ phận Công nghệ thông tin vì sự tham gia trong quá trình nghiên cứu và khảo sát ; bà Kirsty Mason (DFID) và bà Valerie Kozel vì sự hỗ trợ dành cho chúng tôi. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn bà Constance Torelli (INSEE) vì những đóng góp tích cực trong quá trình xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra. 2 liệu điều tra Lao động và Việc làm các năm 2007 và 2009 (Nguyễn và cộng sự, 2010); bài viết thứ hai là báo cáo tóm lược chính sách về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến khu vực phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Cling và cộng sự, 2010). Những sự biến động của khu vực phi chính thức từ phân tích theo tiếp cận vĩ mô Mục tiêu của phần này nhằm trình bày những đặc điểm nổi bật về sự biến động của khu vực phi chính thức trong khoảng thời gian giữa các năm 2007 và 2009. Phân tích sẽ tập trung vào sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cũng như những thay đổi về kết cấu. Cần lưu ý một thực tế là việc diễn giải ý nghĩa của các kết quả tính toán được là một nhiệm vụ không hề đơn giản do một số lý do sau: - Thứ nhất, trong điều kiện thiếu những thông tin sẵn có về sự biến động của khu vực phi chính thức, chúng ta khó có thể phân định được những thay đổi do ảnh hưởng của xu hướng biến động mang tính tự nhiên của khu vực này trong điều kiện nếu như không diễn ra cuộc khủng hoảng với những biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng; - Thứ hai, việc thực hiện phân tích so sánh theo thời gian đối với số liệu ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi về địa giới hành chính năm 2008. Sự sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số huyện liền kề ở Vĩnh Phúc, những nơi có các đặc điểm khác với “Hà Nội cũ”, đã dấn đến những thay đổi về mặt cấu trúc; - Thứ ba, do khu vực phi chính thức có đặc tính không đồng nhất với sự tồn tại của các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau, thực hiện những loại hoạt động khác nhau và được định hướng bởi những động cơ khác nhau (Cling và cộng sự, 2010), nên những thay đổi ở cấp độ vĩ mô không thể phản ánh được những đặc điểm biến động riêng biệt của mỗi khu vực hoặc nhóm hộ SXKD. - Cuối cùng, những biến động ở cấp độ vĩ mô được hình thành từ sự kết hợp của ba loại thay đổi: dừng hoạt động của một số hộ SXKD, sự thành lập của các hộ SXKD mới và sự năng động của các hộ SXKD đã hoạt động từ năm 2007 và vẫn còn tồn tại đến nay. Dựa vào số liệu điều tra lặp, phần thứ hai của báo cáo sẽ cung cấp phân tích sâu về sự biến động của các hộ SXKD đã tồn tại và được điều tra từ năm 2007. Phân tích trình bày trong phần này sẽ điểm lại những thay đổi và đưa ra một số lý giải ban đầu về xu hướng chung. Để có những đánh giá chi tiết và rõ ràng đối với bức tranh gồm nhiều hiện tượng khác nhau đang hiển hiện thì cần thực hiện phân tích sâu. Bức tranh tổng thể: khu vực phi chính thức vẫn có qui mô nổi trội Khu vực phi chính thức vẫn có vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp việc làm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.Điều tra Lao động và Việc làm năm 2009 đã thống kê được 3.326.000 việc làm ở Hà Nội và 3,670,000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, số việc làm khu vực phi chính thức chiếm 32% tổng số việc làm ở Hà Nội và 34% ở TP. Hồ Chí Minh (chiếm tương ứng 57% và 41% tổng số việc làm phi nông nghiệp ở mỗi thành phố). Những con số này khẳng định khu vực phi chính thức là nơi cung cấp việc làm hàng đầu ở cả hai thành phố. Trong thời gian giữa hai năm 2007 và 2009, số việc làm trong khu vực phi chính thức đã tăng 56.000 ở Hà Nội (tương ứng tăng 6%) và 206.000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh (tương ứng tăng 19%). Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ trọng việc làm thuộc khu vực này đã tăng 1 điểm phần trăm giữa hai năm 2007 và 2009 và đóng góp 40% số việc làm mới tạo ra. Ở Hà Nội, do có sự thay đổi về địa giới hành chính, mở rộng gần gấp hai diện tích vào năm 2008 nên đòi hỏi phân tách chi tiết số liệu. Trong khi đúng như nhận định ban đầu, việc làm ở khu vực mới sáp nhập của Hà Nội, có khuynh hướng “phi chính thức hóa” cao hơn, thì tỷ trọng khu vực phi chính thức trong lực lượng lao động của khu vực Hà Nội cũ (nếu như giữ nguyên địa giới) đã giảm nhẹ 1,5 điểm phần trăm (con số này cần được xem xét cẩn trọng vi cuộc điều tra đã không được thiết kế ở mức suy luận này). Tuy vậy, về mặt qui mô, khu vực phi chính thức đã có khuynh hướng tăng và vẫn là nơi cung cấp việc làm hàng đầu. Hơn nữa, nếu chỉ xét đên những việc làm mới được tạo ra năm 2009, thì đóng góp của khu vực phi chính thức cũng ở vị trí dẫn đầu với khoảng 30% số việc làm mới, ngang với mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong nước. 3 Số lượng đơn vị sản xuất đang tăng thêm. Năm 2009, ở Hà Nội có 725.000 hộ SXKD phi chính thức và con số tương ứng ở TP. Hồ Chí Minh là 967.000 hộ SXKD. Với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, số lượng hộ SXKD phi chính thức thống kê được đã tăng gấp 2,3 lần giữa hai năm 2007 và 2009. Nếu xét theo địa bàn Hà Nội mới, tốc độ tăng số hộ SXKD phi chính thức ước tính được là 23%2. Ở TP. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng số lượng hộ SXKD phi chính thức giữa hai năm là 29%. Với nhịp độ tăng tương đối nhanh như vậy không thể phủ nhận về tính chất thích hợp và sự năng động của khu vực này. Tuy nhiên, do không có những số liệu có thể so sánh với những thời kỳ khác hoặc với các quốc gia khác có những đặc điểm tương đồng, những đánh giá đưa ra phần nào bị hạn chế. Một mặt sự biến động này có thể chỉ là sự nhịp tăng thông thường về qui mô của khu vực phi chính thức theo khuynh hướng tăng nhân khẩu ở các thành phố. Sự mở rộng qui mô của khu vực này thậm chí có thể đã bị giảm chậm lại do mức tăng trưởng thấp hơn của nền kinh tế nói chung hay cụ thể hơn là sự thu hẹp của cầu. Mặt khác khu vực phi chính thức có thể đã biến động ngược với chu kỳ kinh tế, khác với các khu vực khác trong nền kinh tế. Sự gia tăng tỷ lệ lao động làm nhiều công việc giữa hai năm 2007 và 2009 quan sát được từ kết quả ĐT LĐ&VL (Nguyễn Hữu Chí và cộng sự, 2010), mà thực tế có thể đã dẫn đến sự nhân lên số lượng hộ SXKD, là bằng chứng cho nhận định này. Khủng hoảng kinh tế có thể đã có tác động thúc đẩy mở rộng qui mô của khu vực phi chính thức. Giả thuyết này được khẳng định bởi sự suy giảm tỷ lệ chính thức hóa. Nếu như năm 2007 tỷ trong hộ SXKD chính thức trong tổng số SXKD ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tương ứng là 19,5% và 25,4% thì đến năm 2009 tỷ trong này chỉ còn là 15,2% ở Hà Nội (14,3% nếu chỉ tính địa bàn Hà Nội trước khi mở rộng) và 17,6% ở TP. Hồ Chí Minh. Cuộc khủng hoảng diễn ra qua hai năm 2008-2009 đã tạo nên hiện tượng phi chính thức hóa có tác động đến hầu hết các ngành ở cả hai thành phố. Có sự khác biệt về mức độ của hiện tượng này theo loại hoạt động (với mức độ chính thức hóa cao hơn trong khu vực thương mại) và giữa hai thành phố. Tuy nhiên, khoảng cách đã giảm đi: tỷ lệ chính thức hóa giảm 7,8 điểm phần trăm ở TP. Hồ Chi Minh so với giảm 4,2 điểm phần trăm ở Hà Nội. Bảng 1: Cơ cấu hộ SXKD và việc làm theo nhóm ngành kinh tế Hộ SXKD Hộ SXKD phi chính thức Nhóm ngành Tỷ trọng hộ SXKD chính thức (%) Cơ cấu hộ SXKD phi chính thức (%) Cơ cấu việc làm (%) Hanoi Công nghiệp và xây dựng Thương mại Dịch vụ Chung 2009 2009 2007 HN HN cũ mới 11.6 7.3 6.9 29.1 21.9 19.8 12.7 11.7 15.1 19.5 14.3 15.3 2009 2009 2007 HN HN Cũ mới 18.2 18.3 24.8 37.3 30.1 40.3 44.5 51.6 34.9 100 100 100 2009 2009 2007 HN HN cũ mới 27.8 24.8 37.3 32.6 26.9 33.5 39.6 48.4 29.2 100 100 100 TP. HCM Công nghiệp và xây dựng Thương mại Dịch vụ Chung 2007 2009 18.8 13.1 36.7 32.6 18.5 9.4 25.4 17.6 2007 2009 21.9 18.7 32.2 26.6 45.9 54.6 100 100 2007 2009 29.6 25.1 28.7 24.1 41.7 50.8 100 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Hà Nội cũ bao gồm toàn bộ địa bàn phân định bởi địa giới hành chính trước đây. Hà Nội mới tương ứng với toàn bộ địa bàn hiện nay (sau khi có sự sáp nhập mở rộng địa giới). 2 Dựa vào số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (LFS) chúng tôi có thể xác định được sự biến động về số lượng việc làm cũng như số hộ SXKD trên cả địa bàn Hà Nội “cũ” và “mới”. Đối với điều tra HB&IS, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được phân tích so sánh đối với Hà Nội cũ, bởi vì cuộc điều tra năm 2007 chỉ thực hiện thu thập thông tin trong phần địa bàn hạn chế thuộc Hà Nội trước đây. Nhìn chung, với cỡ mẫu nhỏ, khi diễn giải các kết quả điều tra từ số liệu các cuộc điều tra LFS và HB&IS năm 2009 đối với Hà Nội “cũ” cần hết sức thận trọng. 4 Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thương mại và dịch vụ. Phân tích theo cơ cấu ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thuộc khu vực thứ ba. Khuynh hướng khu vực phi chính thức gồm chủ yếu các hoạt động thương mại và dịch vụ biểu hiện từ lần điều tra năm 2007 không những được khẳng định mà còn tăng thêm lên ở năm 2009. Các hộ SXKD dich vụ càng chiếm ưu thế hơn về số lượng ở TP. Hồ Chí Minh (với tỷ trọng 55% số hộ SXKD phi chính thức năm 2009 so với 46% số hộ năm 2007). Điều tương tự cũng diển ra ở Hà Nội nếu chỉ xét sự biến động trong phạm vi địa bàn thuộc địa giới hành chính cũ (với tỷ trọng tương ứng ở các năm là 52% và 45%). Tuy nhiên, việc tính thêm kết quả điều tra ở những khu vực lân cận đã làm thay đổi kết cấu chung của khu vực phi chính thức ở Hà Nội với sự lấn át hơn của các hoạt động sản xuất3 và thương mại ở những khu vực này (trong khi hoạt động dịch vụ ít phát triển hơn). Do vậy, hoạt động thương mại giữ vị trí số một với tỷ trọng 40% số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội, tiếp đến các hộ SXKD phi chính thức thuộc khu vực dịch vụ chiếm 35% và cuối cùng các hoạt động sản xuất (gồm cả xây dựng) giữ bộ phận không kém phần quan trọng với tỷ trọng 25% số hộ SXKD phi chính thức và 37% số việc làm phi chính thức. Tác động của khủng hoảng đến điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức: bức tranh đa sắc mầu Kết quả phân tích số liệu ĐT LĐ&VL cho thấy thị trường lao động ở Việt Nam không phải chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, kết quả nhận được từ cuộc điều tra HB&IS đã cho thấy bức tranh đa dạng hơn về điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức. Cụ thể, ở hai thành phố đã diễn ra những xu hướng biến động khác nhau qua hai năm 2007 và 2009. Bảng 2 : Qui mô bình quân của hộ SXKD và các điều kiện lao động Nhóm ngành Số lao động bình quân Tỷ lệ lao động làm công ăn lương (%) Tỷ lệ lao động tạm thời* (%) Tỷ lệ lao động không có hợp đồng* Hà Nội Công nghiệp và xây dựng Thương mại Dịch vụ 2007 2009 2009 2.2 1.8 2.3 1.3 1.2 1.3 1.3 1.3 1.3 2007 2009 2009 2007 37.9 18.1 37.8 34.2 3.5 4.7 1.4 23.8 9.0 7.5 7.7 25.0 2009 2009 HN cũ 8.8 7.3 13.5 3.5 18.8 12.9 2007 2009 2009 41.5 59.7 36.4 92.1 71.8 90.5 71.8 60.2 73.6 Hộ SXKD phi chính thức Hộ SXKD chính thức Chung 1.4 1.3 1.5 2.3 2.2 2.3 1.6 1.5 1.6 15.3 9.4 16.8 31.4 41.4 41.0 19.7 16.4 22.0 29.4 13.4 7.7 9.8 16.8 21.0 21.4 14.7 12.0 60.7 61.8 52.8 62.2 30.0 40.6 61.3 49.6 48.9 HCMC Công nghiệp và xây dựng Thương mại Dịch vụ Hộ SXKD phi chính thức Hộ SXKD chính thức Chung 2007 2009 2.0 1.8 1.3 1.2 1.4 1.3 1.5 1.4 2.6 2.6 1.8 1.6 2007 2009 35.2 36.1 7.1 2.1 10.5 6.2 16.9 12.7 41.9 39.2 26.3 20.3 2007 2009 20.7 7.9 13.7 7.0 17.9 2.8 18.3 5.7 8.3 4.6 12.9 5.2 2007 2009 46.4 59.5 84.4 85.0 69.7 84.4 61.9 73.6 36.8 51.8 48.4 63.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Tỷ trọng được tính trên tổng số lao động phụ thuộc (không bao gồm chủ hộ SXKD) 3 Điều này có thể là do khu vực thuộc tỉnh Hà Tây trước đây bao gồm nhiều làng nghề với các đơn vị hoạt động sản xuất. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn