Xem mẫu

  1. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM  PGS, TS VŨ THƯ Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm tắt: Công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hiện nay thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố có tính chất quyết định. Bài viết phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của Đảng trước xã hội, nhân dân; khẳng định công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN là đặc biệt quan trọng cùng một số khía cạnh xung quanh sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam; kiểm tra; giám sát; phòng, chống tham nhũng Abstract: Anti-corruption work aims to prevent, step by step pushing back the success or not depends on many different factors, in which the leadership of the Communist Party of Vietnam is sa decisive factor. The article analyzes the leadership role of the Party stemming from the roles and responsibilities of the Party before society and the people; affirming that inspection and supervision in anti-corruption is particularly important along with some aspects around the leadership of the Party for inspection, supervision in anti-corruption in our country today. 41
  2. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 Keywords: Communist Party of Vietnam; inspection, supervision; anti- corruption Ngày nhận bài: 14/5/2019 Ngày sửa bài: 23/6/2019 Ngày duyệt đăng: 20/7/2019 1. Đấu tranh PCTN - đòi hỏi cấp bách của xã hội Việt Nam hiện nay Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 xác định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 xác định “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Chủ thể tham nhũng được hiểu không chỉ là cán bộ, công chức, viên chức và những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong hệ thống chính trị, tức là khu vực công theo nghĩa rộng nhất, mà còn có ở cả khu vực tư. Như vậy, cách hiểu về tham nhũng ở nước ta rộng hơn các quan niệm tham nhũng chỉ liên quan đến việc sử dụng quyền lực nhà nước trước đây và những quốc gia quan niệm tham nhũng chỉ liên quan đến việc sử dụng quyền lực nhà nước hoặc lạm dụng chức vụ nhà nước. Điều này phản ánh cách nhìn mới về khu vực tư và tham nhũng khu vực này. Chỉ nửa tháng sau khi chính quyền mới thành lập, trong bức thư gửi các cán bộ tỉnh Nghệ An ngày 17/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra tình trạng có những người làm việc cho Chính phù, nhưng lại “lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư (lấy của chung làm của riêng)” và yêu cầu sửa đổi ngay lập tức(1). Điều đó cho thấy tham nhũng là hiện tượng không lạ trong Nhà nước Việt Nam mới và trên thực tế, nó đã đeo đẳng, đồng hành với hệ thống chính trị nước ta suốt từ ngày thành lập nước đến nay. Điều này được giải thích bởi vấn đề có tính quy luật đơn giản là ở đâu có quyền lực, ở đó luôn tiềm tàng tham nhũng, tham nhũng gắn với quyền lực, với quyền hạn. Cho đến nay, nguyên nhân của tham nhũng không thể lý giải đơn giản là tàn dư, sự tha hoá của chế độ xã hội cũ để lại. Vì đúng là về mặt khách quan, việc 42
  3. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 chế độ mới còn phải sử dụng một số cơ chế kinh tế và xã hội của chủ nghĩa tư bản thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có dẫn đến những tha hóa lao động, con người..., trong đó có hiện tượng tham nhũng. Tuy nhiên, những khiếm khuyết, hạn chế trong lãnh đạo, quản lý, cơ chế chính sách, pháp luật... tức là những cái thuộc về chủ quan của chúng ta, trong lòng thể chế của thời kỳ quá độ cũng là nguyên nhân của tình trạng tham nhũng. Ở nước ta, tại các Đại hội Đảng gần đây, tham nhũng được nhận diện ngày càng rõ hơn và đặt ra nhiệm vụ đấu tranh với quyết tâm chính trị cao. Tham nhũng thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tham nhũng là nhân tố phá hoại. Nó làm cho các chính sách, pháp luật kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của Đảng và Nhà nước bị méo mó trong thực tiễn, cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển; Thứ hai, tham nhũng, nhũng nhiễu, ngăn cản việc thực hiện quyền con người, quyền công dân theo các quy định của Hiến pháp, pháp luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Những khó chịu, thậm chí phản ứng quyết liệt của người dân đối với tham nhũng sẽ là điều không có lợi, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước; Thứ ba, tham nhũng làm tổn hại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội, đó là những yếu tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh của đất nước, sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, uy tín quản trị quốc gia...; Thứ tư, tham nhũng làm tha hoá đạo đức con người, tha hóa đời sống xã hội. Vì lợi ích cá nhân, vụ lợi kẻ tham nhũng có thể bất chấp tất cả, biến quan hệ giữa con người trở nên tha hóa, lạnh lùng, vô cảm, được mua bán bằng tiền... trước những vấn đề xã hội, dân tộc, quốc gia, kể cả trước đồng chí, đồng bào; Thứ năm, tham nhũng là lực cản, cản trở quá trình nước ta hội nhập quốc tế. Tham nhũng nặng nề, phổ biến hạ thấp vị thế, uy tín quốc gia trong các quan hệ quốc tế, gây khó khăn trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh có yếu tố nước 43
  4. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 ngoài, đặc biệt là đối với lĩnh vực đầu tư để phát triển đất nước, trong hoạt động giao tiếp dân sự, kể cả vấn đề tư cách công dân; Thứ sáu, tham nhũng có sức phá hoại ghê gớm các chuẩn mực, giá trị xã hội, mục tiêu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được xây dựng và hoàn thiện. Tham nhũng ngược với tinh thần thượng tôn pháp luật trong sử dụng quyền lực nhà nước. Nó đồng thời trái với các đặc trưng về bảo đảm dân chủ, quyền con người của nhà nước pháp quyền; Thứ bảy, trong hệ thống chính trị, nền chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo, là đảng cầm quyền. Tham nhũng là có sức phá hoại khó lường đối với việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Nói cách khác, tham nhũng làm giảm uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; Thứ tám, tác hại to lớn và nguy hiểm của tham nhũng đến độ đã được Đảng ta xác định là một trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn. Với những tác hại trên đây, tham nhũng chính là “kẻ thù nội xâm” có sức phá hoại toàn diện những mặt căn bản, rường cột của xã hội Việt Nam. Nó là hiện tượng phải được nhận diện rõ ràng và ngăn chặn, loại bỏ không thể đổ lỗi thuần túy cho phá hoại chỉ của các thế lực thù địch. Có lẽ chưa có giai đoạn nào, bối cảnh nào, tham nhũng lại có tính phổ biến, thậm chí công khai và phá hoại lớn như hiện nay. Dường như một bộ phận rất lớn người dân Việt Nam, kể cả các cán bộ, công chức, viên chức, đã quá quen thuộc với môi trường tham nhũng. Người ta cảm thấy ái ngại khi đi làm việc gì đó có liên quan đến quyền, lợi ích của mình trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nếu không có cái gì đó. Đây là dấu hiệu không thể vui của xã hội. Vì vậy, đấu tranh PCTN là nhu cầu lớn, đòi hòi cấp bách của xã hội, là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. 44
  5. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống 2. tham nhũng Trong hệ thống chính trị nước ta, mỗi thiết chế có vị trí, vai trò riêng. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, hạt nhân quyết định sự vận hành và phát triển của hệ thống chính trị. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, thể hiện tập trung quyền lực của nhân dân và là công cụ hữu hiệu thực hiện quyền lực nhân dân. Nhà nước đồng thời cũng là tổ chức thông qua đó, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cùng với Đảng và Nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân, tham gia thực hiện dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hậu thuẫn, hỗ trợ cho hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Với hệ thống chính trị như vậy, đặc điểm cơ bản rất rõ của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị có tính thống nhất với sự nhất nguyên về ý thức hệ cũng như niềm tin, mong muốn chính trị của người dân. Và đặc điểm đặc biệt quan trọng thống nhất với tính nhất nguyên vừa nêu là hệ thống chính trị được đặt dưới sự lãnh dạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tóm lại, đặc điểm lớn nhất của hệ thống chính trị Việt Nam là không đa nguyên, đa đảng. Đặc điểm nêu trên tất yếu dẫn đến sự cần thiết, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh PCTN. Tham nhũng là hệ quả của cả yếu tố quá khứ hiện diện khách quan và cả những nhân tố phát sinh từ những hạn chế hiện tại trong lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước, quản lý xã hội. Dù như thế nào thì thành bại, hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng đến đâu thì vai trò, sứ mệnh, đồng thời trách nhiệm trước hết phải thuộc về Đảng với tư cách là người lãnh đạo hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội(2). Do đó, Đảng là 45
  6. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 lực lượng duy nhất có khả năng đồng thời có những điều kiện thực hiện cuộc đấu tranh PCTN và sẽ có khả năng giành thắng lợi như các thắng lợi trong lãnh đạo kháng chiến chống ngoại xâm, trong đổi mới... Một điểm rất đáng chú ý về vai trò lãnh đạo chống tham nhũng trong hệ thống chính trị Việt Nam, các chức vụ chủ chốt, quan trọng trong các thiết chế của hệ thống chính trị đều do các đảng viên của Đảng nắm giữ. Trong khi, dấu hiệu của tham nhũng là chủ thể tham nhũng gắn với quyền lực, người có chức vụ, quyền hạn. Không có gì có thể bảo đảm chắc rằng các đảng viên với các nhận thức, suy nghĩ, hoàn cảnh khác nhau luôn giữ được mình, “miễn dịch” với tham nhũng. Một khẳng định đơn giản nhưng rất đúng rằng con người hoàn toàn có thể mắc sai lầm. Trong điều kiện của đảng cầm quyền duy nhất, nguy cơ, khả năng tham nhũng là rất cao. Tổ chức chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng do đó, chủ yếu là chống tham nhũng trong đội ngũ các đảng viên có chức vụ, quyền hạn là điều khá trớ trêu, nhưng không thể không làm. Có một sự so sánh, đối với các nước đa đảng, đảng cầm quyền luôn được đặt trong sự giám sát của đảng đối lập, ngoài sự giám sát chung của xã hội. Đối với nền chính trị một đảng lãnh đạo ở nước ta thì trước hết Đảng phải tự mình trị “bệnh” cho mình và có sự cố gắng gấp nhiều lần để đấu tranh PCTN có hiệu lực, hiệu quả. Vai trò, trách nhiệm của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng do vậy càng nặng nề hơn. Nhưng đấu tranh nội bộ của Đảng là chưa đủ, cần phải dựa vào sức mạnh của nhân dân và nhân dân cũng có quyền đó. Vì Hiến pháp xác định “Đảng là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Như thế, vai trò đấu tranh PCTN trong đời sống xã hội Việt Nam trước hết là của Đảng Cộng sản với tư cách là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò đó của Đảng thể hiện trách nhiệm đối với chính mình, sứ mệnh lãnh đạo và trách nhiệm của Đảng trước quốc gia, dân tộc. Trong bộ máy Đảng, vai trò đấu tranh PCTN là của các cơ quan lãnh đạo các cấp, các cấp uỷ đảng, người giữ các chức 46
  7. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 vụ trong Đảng, mọi đảng viên. Cơ quan lãnh đạo, cấp ủy, người giữ chức vụ càng cao thì đồng thời, vai trò, trách nhiệm càng lớn. Nhìn tổng quát, vai trò lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh PCTN phải được thể hiện trên toàn bộ các mặt của phòng và chống. Trong đó, phòng ngừa tham nhũng quan trọng hơn là chống tham nhũng. Chống tham nhũng cần phải làm nghiêm chỉnh và tốt nhất, nhưng chống tham nhũng cũng phải hướng đến, có tác dụng phòng ngừa tham nhũng. Với bộ máy được thành lập từ trung ương đến địa phương thì lãnh đạo công tác PCTN được thực hiện ở tất cả các cấp ủy đảng và các cơ quan lãnh đạo chính quyền các cấp. Và đấu tranh PCTN phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ xác định chính sách, chủ trương đến các hoạt động lãnh đạo xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật PCTN ở các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị. Kết quả của sự lãnh đạo phải được thể hiện ở tình hình, trạng thái tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và theo quan niệm chung về tham nhũng thì còn phải ở cả khu vực tư. Nhưng các hoạt động lãnh đạo kể trên từ chính sách đến tổ chức thực tiễn PCTN, còn cần có hoạt động giám sát, kiểm tra... Vì lãnh đạo mà không giám sát, kiểm tra coi như không có lãnh đạo(3). Ở đây, cần có sự phân biệt lãnh đạo PCTN với các hoạt động chỉ đạo cụ thể PCTN. Về nguyên tắc, lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, không bao gồm việc thực hiện các công việc cụ thể. Các công việc này do Nhà nước, các tổ chức xã hội và người dân thực hiện. Quan điểm nói chung về mối quan hệ giữa lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nước cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chính thức nào ngược lại rằng: Đảng lãnh đạo Nhà nước là không làm thay, không khoán trắng cho Nhà nước; rơi vào các thái cực đó đều là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, hạ thấp vai trò của Nhà nước. Điều này cũng có ý nghĩa chung đối với cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, hiện nay, chúng ta đang tiến 47
  8. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 hành thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy hóa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp huyện, xã. Công việc này chưa có sự tổng kết nhưng thực tiễn cho thấy những người giữ chức vụ này đang lúng túng trong việc thực hiện giám sát, kiểm tra của Đảng đối với người đứng đầu Ủy ban nhân dân khi chính mình là bí thư cấp ủy. Và cũng có những cảnh báo cần phải tính đến chân lý “quyền lực tuyệt đối, tha hoá tuyệt đối”. Công tác lãnh đạo của Đảng về giám sát, kiểm tra PCTN có đối tượng là giám sát, kiểm tra với tất cả các khâu của quá trình đấu tranh PCTN mà đối tượng phòng, chống chủ yếu là các đảng viên giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị. Nó được thực hiện gắn liền với việc nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát, kiểm tra trong hệ thống tổ chức của Đảng nhưng điều đó chưa đầy đủ. Trong rất nhiều trường hợp, giám sát, kiểm tra của Đảng chỉ thực hiện được với sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, sự ủng hộ và hợp tác của người dân, đặc biệt là vai trò của cơ quan nhà nước. Trong khoa học pháp lý, “giám sát, kiểm tra” của nhà nước là khái niệm chung chỉ rất nhiều hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm theo dõi, xem xét, phát hiện và kết quả của nó là cơ sở để xử lý đối với hành vi tham nhũng. Đó là giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, kiểm tra nội bộ, thanh tra của hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm sát của hệ thống cơ quan viện kiểm sát, kiểm toán của cơ quan kiểm toán... Văn bản đánh giá kết quả giám sát, kiểm tra trong nhiều trường hợp sẽ là cơ sở để cơ quan, tổ chức đảng thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý đảng viên vi phạm theo quy trình của mình. Các hoạt động giám sát, kiểm tra của Nhà nước có vai trò rất quan trọng bởi sử dụng quyền lực nhà nước và vai trò trong việc bảo đảm tuân thủ pháp luật của mọi công dân, trong đó có các đảng viên theo các quy định về nghĩa vụ của các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật theo quy định của Hiến pháp(4). 48
  9. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 Lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống 3. tham nhũng Kiểm tra, giám sát là một trong những khâu của quá trình đấu tranh PCTN. Nó là hoạt động thông thường, tất yếu đối với mọi hoạt động quản lý, lãnh đạo do bất cứ chủ thể nào thực hiện. Trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá XII) có một chương riêng (Chương VII) về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp. Để khắc phục những yếu kém, tiêu cực trong Đảng, trong đó có đấu tranh với tệ tham nhũng, từ lâu Đảng ta đã xác định rõ rằng kiểm tra, giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo không có kiểm tra coi như không lãnh đạo(5). Kiểm tra, giám sát là những khái niệm có chung mục đích để nhận biết tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét thực tế đó được các chủ thể nhất định thực hiện theo chức năng hoặc trong quan hệ trên dưới. Nhưng hai khái niệm này có những điểm khác nhau có thể thấy được trong thực tiễn. Giám sát thường gắn với hoạt động “theo dõi” mang tính thường xuyên, thường không gắn với sự kiện, vụ việc cụ thể. Kiểm tra thì ngược lại, thường gắn với quan hệ, sự kiện, vụ việc cụ thể. Không những thế, kiểm tra thường phải do người có thẩm quyền tiến hành, trong khi giám sát thì một đảng viên cũng có quyền đó. Kiểm tra, giám sát chỉ là theo dõi, xem xét, phát hiện đánh giá về tình trạng tham nhũng. Nội hàm các khái niệm giám sát, kiểm tra không có yếu tố “xử lý” hiểu theo nghĩa là xử lý tham nhũng. Kết quả của giám sát, kiểm tra có thể không nhất thiết hay luôn phải là phát hiện ra vi phạm, vì có những hoạt động giám sát, kiểm tra có thể chỉ là để xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN. Nhưng khi việc phòng ngừa tham nhũng chưa ổn, không bảo đảm hay tham nhũng được phát hiện thì tùy theo vị trí, vai trò và thẩm quyền của cơ quan, tổ chức giám sát, kiểm tra, hệ quả của giám sát, kiểm tra có thể là kiến nghị việc xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, trong đấu tranh với vi phạm pháp luật về tham nhũng, có quan điểm đặt vấn đề phải xử lý thật nặng đối với loại vi phạm này. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng đối với công tác PCTN, 49
  10. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 vấn đề quan trọng là mọi vi phạm phải được phát hiện chứ không phải là mức phạt như thế nào. Quan điểm thứ hai này, xem ra hợp lý hơn liên hệ trực tiếp với định hướng lãnh đạo giám sát, kiểm tra trong PCTN. Vì nếu kiểm tra, giám sát có hiệu quả thì người ta khó mà thực hiện hành vi tham nhũng được. Lãnh đạo đấu tranh PCTN được thực hiện đối với chuỗi các hoạt động khác nhau, trong đó, có nhiều biện pháp khác nhau được sử dụng: phổ biến, giáo dục pháp luật, phê và tự phê, khen thưởng, tổ chức, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm... Mỗi biện pháp có vai trò, chức năng riêng và có mối quan hệ, mục đích chung trong việc bảo đảm phòng và chống tham nhũng. Giám sát, kiểm tra được thực hiện ở tất cả các khâu còn lại của chuỗi các hoạt động kể trên, trong đó bản thân hoạt động giám sát, kiểm tra cũng phải được giám sát, kiểm tra. Cần nhấn mạnh rằng lãnh đạo đối với công tác giám sát, kiểm tra cần đặc biệt quan tâm, vì khi cơ chế giám sát, kiểm tra yếu kém thì thật khó có thể nói đến đấu tranh PCTN. Đây chính là cơ sở để nói rằng không có giám sát, kiểm tra là không có lãnh đạo. Lãnh đạo đối với công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN có mục tiêu chung là đấu tranh loại trừ hay hạn chế tham nhũng trong đời sống xã hội, nhưng xét về nội dung là khác nhau bởi sự khác nhau giữa chúng chủ yếu ở các mục tiêu cụ thể. Phòng ngừa tham nhũng là không để vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tham nhũng xảy ra, còn chống tham nhũng là khi vi phạm đã xảy ra, phải xử lý. Chúng cũng khác nhau nhất định về chủ thể và các biện pháp áp dụng. Do đó, trong lãnh đạo PCTN cần có sự phân biệt, xác định nội dung lãnh đạo riêng để đấu tranh đạt được hiệu quả. Ở đây cần nhấn mạnh, sự lãnh đạo của Đảng trong PCTN chỉ đạt được kết quả tốt khi nội dung và phương thức lãnh đạo đúng đắn, có hiệu lực, hiệu quả đến hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát của bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, nhà nước trên lý thuyết cũng như thực tế được xác nhận là lực lượng hùng mạnh có các công cụ, phương tiện, khả năng tác động có hiệu lực nhất vào đời sống xã hội nói chung, trong đấu tranh PCTN nói riêng. Thực ra thì giám sát, kiểm tra PCTN cơ quan, tổ 50
  11. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 chức đảng hay giám sát, kiểm tra của nhà nước thì đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong những nguyên tắc của kiểm tra, giám sát là phải bảo đảm tính độc lập của thiết chế kiểm tra, giám sát. Cần bảo đảm cho cơ quan nhà nước tiến hành công việc này độc lập tương đối theo các nguyên tắc pháp quyền. Đồng thời, cũng rất quan trọng là lãnh đạo để lôi cuốn các tổ chức xã hội, công dân vào cuộc đấu tranh PCTN. Lực lượng này là cơ sở chính trị, xã hội đồng thời thúc đẩy, ủng hộ và cả tạo áp lực cần thiết cho hoạt động của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong đấu tranh PCTN. Giám sát của xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong đấu tranh PCTN, là thể hiện của dân chủ. Sự tham gia rộng rãi của người dân vào PCTN không chỉ là việc chúng ta thu hút họ vào mà cần nhận rằng dân trí ngày nay đã khác trước đây nhiều, thậm chí là người dân có nhu cầu được tham gia vào cuộc đấu tranh này. Và không tham gia một cách thụ động, họ còn chỉ ra cho Đảng, Nhà nước thấy những sai lầm để khắc phục trong đấu tranh PCTN. Nhìn tổng quát, đối tượng lãnh đạo của Đảng trong PCTN là hệ thống chính trị và nhân dân. Trong lãnh đạo, cần có sự tôn trọng và bảo đảm tính độc lập tương đối của Nhà nước, tổ chức xã hội thì mới tạo ra được sức mạnh và mỗi bộ phận, lực lượng vai trò, chức năng riêng. Điều đó có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân có quyền và có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với hoạt động của mình trong cuộc đấu tranh PCTN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ (1) Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), T4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.29 (2) Hiến pháp năm 2013, Điều 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (3) Quyết định số 25-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá X” (4) Nguyên Vũ, Lãnh đạo không có kiểm tra coi như không lãnh đạo, Báo pháp luật Việt Nam, ngày 25/02/2017 (5) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguồn: Tạp chí Khoa học nội vụ - 2019 - số 31 - tr.10-17 51
nguon tai.lieu . vn