Xem mẫu

  1. SINH VIÊN KẾ TOÁN VỚI NHỮNG CƠ HỘI VIỆC LÀM Nguyễn Thị Hoài Thƣơng, Trần Lê Mỹ Nhƣ, Ngô Nhƣ Hảo Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT "Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kế toán như thế nào?" là câu hỏi được hầu hết sinh viên đặt ra khi tìm hiểu về ngành học tiềm năng và đầy triển vọng này. Cũng không mấy khó hiểu cho những thắc mắc này, bởi đối với bất cứ một ai trong mỗi chúng ta khi muốn học tốt và thành công trong công việc, điều quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ ngành đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Bài viết này nhằm mục đích giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán cũng như những cơ hội và thách thức mà những tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán sẽ phải đương đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cơ hội; kế toán; ngành nghề; thách thức; việc làm. 1. GIỚI THIỆU Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “ngành kế toán là gì? Cơ hội việc làm của ngành kế toán khi ra trường?” nhận được rất nhiều sự quan tâm và là câu hỏi được hầu hết sinh viên đặt ra khi tìm hiểu về ngành học tiềm năng và đầy triển vọng này. Cũng không mấy khó hiểu cho những thắc mắc này, bởi đối với bất cứ một ai trong mỗi chúng ta khi muốn học tốt và thành công trong công việc, điều quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ ngành đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. 1.1 Ngành kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp. Đối tượng chính của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 1.2 Học ngành kế toán ra trƣờng làm gì? Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy, thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2 - 6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như: – Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính. – Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ. – Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính 382
  2. – Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế... 1.3 Học ngành Kế toán ra trƣờng làm việc ở đâu Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại: – Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm. – Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện. – Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư. – Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán. Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán hiện được đào tạo tại rất nhiều trường, tuy nhiên các trường đào tạo có uy tín, bài bản về ngành kế toán hiện không nhiều, có thể kể đến các trường sau: Đại học Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội, Đại Học Thương Mại... 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGHÀNH KẾ TOÁN Kế toán được đào tạo ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Số lượng sinh viên ra trường rất nhiều, lượng thành lập doanh nghiệp cũng rất lớn. Vậy tại sao có rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc? Cơ hội và thách thức của ngành kế toán là gì? Những năm nay, vấn đề xin việc đúng ngành cũng rất là khó, riêng kế toán cũng vậy. Nhưng hiện nay sinh viên kế toán cần phải làm gì và trao dồi những gì để có một nền tảng kiến thức gọi chung là “kinh nghiệm”. Kế toán là ngành đặc thù, chuyên môn mà bất cứ ai muốn làm được cũng cần phải có thời gian, quá trình học tập kiến thức một cách có giáo trình, bài bản. Kế toán là công việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Hàng ngày, tại một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số lượng các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng khá nhiều, ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì con số đó còn gấp rất nhiều lần. Hơn nữa, kế toán không chỉ đơn thuần chỉ là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh vào các loại sổ sách: sổ cái, sổ nhật ký chung, các sổ chi tiết,… bởi nếu chỉ làm công việc như vậy thì không được gọi là Kế toán mà người ta gọi đó là Book- keeper nghĩa là người phụ trách giữ sổ sách. Mà thực chất kế toán phải là người hiểu hết các nghiệp vụ ghi chép đó và ý nghĩa của những con số nói lên điều gì về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, hay nói đơn giản là kế toán là phải biết biến những con số đó trở thành những con số “biết nói”- mang thông tin kinh tế, tài chính. Để từ đó, người kế toán sẽ có những báo cáo với nhà quản trị để họ nắm được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mình đang như thế nào. Thậm chí, những người Kế toán giỏi hơn còn phải tư vấn được cho doanh nghiệp về việc làm sao để hạn chế, khắc phục những vấn đề hoạt động chưa hiệu quả đang tồn tại gắn với tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Vây nên, Kế toán mới được coi là “Cánh tay phải” của bất kỳ doanh nghiệp nào dù nhỏ, đến quy mô lớn, tầm quốc tế. Do đó, mặc dù hiện nay các phần mềm kế toán ra đời cũng hỗ trợ rất nhiều cho công việc kế toán, tuy nhiên chắc chắn rằng chúng không thể thay thế được con người. 2.1 Cơ hội Trong tháng 12/2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 10.027 doanh nghiệp, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại. Không những vậy, trong thời kì hội nhập như hiện nay, các tổ chức kế kiểm quốc tế cũng luôn khan hiếm nhân lực nắm vững chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Và đây chính là tín hiệu tích cực cho tương lai của ngành và là động lực để bạn xin việc ngành Kế toán. 383
  3. Các cơ quan thuế tăng cường công tác thanh – kiểm tra các doanh nghiệp nhiều hơn, có các doanh nghiệp đã bị phạt đến hàng tỷ, hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ chính vì vậy việc lựa chọn các kế toán có tay nghề kỹ năng cao càng trở lên cần thiết. Mặc dù nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nhưng mà hàng năm vẫn có hàng nghìn các doanh nghiệp được tạo lập, các doanh nghiệp rút kinh nghiệp từ các doanh nghiệp khác nên việc tuyển chọn những kế toán giỏi lại càng trở lên cần thiết. 2.2 Thách thức Là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, mặc dù ở các trường đại học lớn như Ngoại Thương, Thương Mại, Kinh Tế Quốc dân thì cũng đừng có mơ sẽ dễ dàng có được một công việc nhàn hạ lương cao. Cuộc sống không phải chỉ toàn mầu hồng. Sau đây là những khó khăn mà các bạn chắc chắn sẽ vướng phải: – Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế: Kinh nghiệm là bài toán muôn thuở mà cho không chỉ tất cả các bạn sinh viên kế toán nói riêng mà còn cả tất cả các sinh viên của cả nước nói chung. Một phần rất lớn nhờ vào nền giáo dục mang nặng tính lý thuyết mà thiếu đi thực hành, không khuyến khích được sự sáng tạo ở trong mỗi cá nhân. Mà hầu hết các công ty tuyển dụng đều yêu cầu có kinh nghiệm. – Thiếu kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm bao gồm rất nhiều yếu tố, từ thuyết trình cho tới nguyên tắc ứng xử trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm. Việc không có được một sự chuẩn bị tốt từ khi đang còn trên ghế nhà trường khiến các bạn bị đánh giá thấp trong mắt các nhà tuyển dụng. – Ngoại ngữ không tốt: Đây mà một trong những yếu tố rất lớn làm kiềm hãm đi rất nhiều trong bước đi sự nghiệp trong tương lai nếu như tình trạng này không được khắc phục. – Mặc dù số lượng kế toán được đào tạo nhiều nhưng chất lượng để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp chưa cao lý do thì có thể do việc tiếp xúc với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và còn lại thì do học cưỡi ngựa xem hoa, học vì điểm số. – Số lượng kế toán ngày càng nhiều nên việc cạnh tranh sẽ ngày càng gắt gao. – Việc tăng cường thanh tra các doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên đới của những người làm công tác kế toán đối với những lỗi về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được doanh nghiệp quy định rõ ràng và gắn chặt hơn về trách nhiệm pháp lý. 3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần khoảng 5-6 kế toán viên. Thu nhập bình quân của một kế toán viên khi mới ra trường khoảng 7-9 triệu đồng/tháng. Đây là tin vui cho những ai đang muốn theo học ngành Kế toán, vì rõ ràng bên cạnh những sức hút riêng của ngành, Kế toán còn là một nghề nghiệp đáng mơ ước với cơ hội việc làm không giới hạn Kế toán được xem là “ngôn ngữ” của kinh doanh, là công cụ quản lý hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, hiện diện ở khắp các lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các doanh nghiệp đến các tổ chức phi chính phủ. Do đó, nhu cầu nhân lực ở ngành này luôn ở mức cao và ổn định trong xã hội. Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức, do đó thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn và nhu cầu đào tạo ngành này cũng tăng cao trong những năm gần đây. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm, các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện… Để học được ngành kế toán bạn phải thật sự đam mê, đam mê những con số và có thể làm việc với chúng liên tục từ ngày này qua ngày khác, thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng vị trí, trở thành những con số có ý nghĩa. Từ đam mê đó, bạn sẽ thực sự hứng thú với chương trình đào tạo đại học 384
  4. ngành Kế toán, tiếp thu nhanh và sử dụng thành thạo các kỹ năng cần thiết của một kế toán viên: thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán là một trong những ngành được đánh giá cao bởi sự ổn định của công việc. Dự đoán của các chuyên gia về xu hướng nghề nghiệp chỉ ra, hiện nay, nhân lực ngành này còn hạn chế, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao. Doanh nghiệp luôn tìm kiếm những bạn trẻ năng động, sôi nổi có tinh thần học hỏi cao và luôn khao khát được trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân 4. CÁCH KHẮC PHỤC Xin đi thử việc tại các công ty: Mới ra trường, không có kinh nghiệm nên không xin được việc khiến nhiều bạn và chấp nhận làm trái ngành. Hãy xin vào làm việc tại một công ty, làm đúng chuyên ngành bạn đã học, thậm chí, tốt nhất hãy xin việc tại các công ty dịch vụ kế toán, chỉ có áp lực công việc mới có thể giúp bản thân nâng cấp được kiến thức của bản thân mà thôi. Sau một thời gian chính bản thân mình mới là người lựa chọn công ty để làm chứ không phải là công ty lựa chọn mình nữa. Học thêm về kỹ năng mềm: Kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về giao tiếp... Có vô số những thứ mà trong trường đại học không dạy bạn, đây đều là tất cả những kỹ năng giúp bản thân rất nhiều trong công việc và thăng tiến. Đừng bao giờ xem nhẹ nó Tăng cường vốn ngoại ngữ: Sự thực là làm việc ở các công ty nước ngoài bao giờ cũng có chế độ đãi ngộ, tính chuyên nghiệp và quan trọng nhất là lương bổng bao giờ cũng cao hơn các công ty nội địa. Bạn muốn làm một kế toán bình thường ở công ty Việt Nam với mức lương khoảng 5, 6tr, cao thì khoảng 10tr hay ở các công ty nước ngoài được đi du lịch, lương thưởng lương chính gấp nhiều lần. Tương lai ở trong tay bạn, hãy cố gắng học, thậm chí giỏi ngoại ngữ. Chuyển nghề, bỏ nghề: Đáng buồn nhưng nếu không vượt qua được những khó khăn mà một sinh viên kế toán ra trường phải đối mặt thì việc từ bỏ là rất cao. Thử thống kê lại tỉ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành trong lớp kế toán theo nghề là bao nhiêu %. Hiện nay nếu như không thích kế toán thì có thể tìm hiểu thêm một số ngành nghề khác như Xuất Nhập Khẩu, Quản Trị Nhân Sự... hoặc có một số cái tên khác có vẻ là kế toán nhưng chẳng thuẩn lắm như kế toán bán hàng, kế toán kho... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cẩm nang tuyển sinh Đại học & Cao đẳng 2018 của NXB Trẻ [2] Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan. [3] Giáo trình Nguyên lý kế toán - Trường Đại Học Công nghệ Tp.HCM (Hutech). 385
nguon tai.lieu . vn