Xem mẫu

  1. Răng ố màu vì đâu? Tại sao lại không trị bệnh từ gốc, bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân làm răng đổi màu? Với cách này, chúng ta có thể tránh hoặc giảm ngay từ đầu những nguy cơ ảnh hưởng đến nụ cười rạng rỡ. Luôn có giải pháp Với những nguyên nhân tưởng như “không tránh khỏi”, chúng ta cũng có những giải pháp nhất định. Răng có thể bị vàng do các tủy răng bị chết. Tủy răng có thể bị kích thích hoặc phân hóa tổ chức do vi khuẩn, sang chấn hay những sản phẩm hóa học. Do vậy, cần phải tránh cho răng tiếp xúc với các kích thích tố này một cách tối đa, trừ những trường hợp bất khả kháng.
  2. Cần phải tránh cho răng tiếp xúc với các kích thích tố này một cách tối đa, trừ những trường hợp bất khả kháng. Răng cũng có thể đổi màu do khiếm khuyết phát triển trong quá trình hình thành men và ngà răng. Khiếm khuyết này có thể là kém khoáng hóa hay thiếu sản. Làm sao để bạn nhận biết răng có khiếm khuyết theo dạng này? Dấu hiệu cũng không quá khó nhận biết. Nếu bề mặt răng có những vùng
  3. hơi nâu hay trắng, dễ nhận thấy bằng mắt thường thì bạn có thể bị kém khoáng hóa. Nhưng với trường hợp này, bề mặt men răng vẫn sẽ được hình thành đầy đủ và liên tục và bạn có thể yên tâm là những đốm trắng, nâu ấy có thể được các bác sĩ nha khoa xử lý bằng kỹ thuật làm mòn vi thể bề mặt men răng. Với trường hợp thiểu sản thì men răng khiếm khuyết thấy rõ hơn, có nhiều nốt rỗ trên bề mặt răng, khoang miệng bị nhuốm màu của các chất được hấp thụ hàng ngày. Có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng răng, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào độ nặng và vùng thiểu sản men cũng như mức độ đổi màu của răng. Một hiện tượng rất phổ biến khiến cho răng bị nhiễm màu đó là do nhiễm tetracylin. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, tetracylin sẽ tạo các phức hợp với canxi, tạo thành các tinh thể màu tetracylin lắng đọng trong các tổ chức cứng như xương, răng. Các tinh thể này thường lắng đọng ở ngà răng nhiều hơn men răng và không thể loại ra được. Biểu hiện trông thấy là các đường vằn vàng trên răng. Răng khi mọc thường có màu vàng, trở nên tối màu và biến đổi ngày càng nâu hơn khi tiếp xúc với ánh sáng. Loại thuốc này, nếu dùng suốt thời kỳ dài, có thể khiến cho toàn bộ thân răng đổi màu: vàng, nâu, xám sậm hoặc xanh lơ, đỏ tía tùy theo liều lượng thuốc, thời gian sử dụng và giai đoạn hình thành mầm răng. Có thể chia ra 4 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Ở mức độ nặng, răng thường có màu xám tối hoặc màu xanh hay đỏ tía. Với loại nhiễm màu này chỉ có một cách là hạn chế dùng thuốc tetracylin. Ngày nay với sự tiến bộ của y khoa, cũng có thể dùng thay thể bằng một số loại thuốc khác, hoặc hạn chế về liều lượng thuốc này.
  4. Có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng răng, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào độ nặng và vùng thiểu sản men cũng như mức độ đổi màu của răng. Nha sĩ cũng có thể nguy cơ Đôi khi, bạn cần phải thận trọng, vì có thể chính bác sĩ cho hàm răng của bạn lại chính là người làm đổi màu hàm ngọc của bạn. Có thể nêu ra một số trường hợp tiêu biểu như: do điều trị nội nha, do dùng các chất hàn ống tủy, chất hàn răng.. mà nha sĩ đưa vào răng bạn. Trong điều trị nội nha, nha sĩ phải mở đường vào ống tủy nhưng đôi khi không lấy hết tủy răng trong buồng tủy, khiến cho những tổ chức tủy còn sót lại bị phân hủy từ từ và làm răng bị đổi màu. Một số thuốc điều trị tủy có thành phần là Phenol hay lodoform dùng để hàn ống tủy và buồng tủy được tiếp xúc trực tiếp với ngà răng. Sau một thời gian
  5. dài, chúng có thể thẩm ngấm qua lớp ngà răng và bị oxy hóa, có xu hướng làm đổi màu lớp ngà răng. Chất hàn ống tủy và các chất hàn răng hay gặp như Amalgam và Composit cũng có thể làm đổi màu răng bạn. Như vậy, trước nguy cơ này, bạn chỉ còn cách là phải chọn lựa một phòng khám nha khoa và nha s ĩ có tay nghề tốt, để có thể hoàn toàn tin tưởng giao phó một “góc con người” của bạn cho họ.
nguon tai.lieu . vn