Xem mẫu

  1. PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Mai Thị Ngọc Oanh TÓM TẮT: Trong bối cảnh chuyển đổi số, Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời cũng như các văn bản hướng dẫn đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp với quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với pháp luật doanh nghiệp khi bước vào cuộc cách mạng 4.0. Từ khóa: Pháp luật doanh nghiệp, chuyển đổi số, cơ hội, thách thức. Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2021. Luật doanh nghiệp 2020 thay thế và làm chấm dứt hiệu lực của Luật Doanh nghiệp năm 2014. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014, thì Luật doanh nghiệp năm 2020 đã có những quy định sửa đổi được đánh giá cao, mang nhiều tích cực và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như bỏ quy định về thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng, thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp, rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh, bổ sung hồ sơ đăng ký, sửa đổi các quy định về doanh nghiệp nhà nước...Đặc biệt, phải kể đến bước thay đổi quan trọng tiệm cận với quá trình chuyển đổi số chung của cả nước. 1. Những điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp 2020 và pháp luật doanh nghiệp đã định nghĩa đăng kí doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử148; chỉ rõ tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử; các tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc  Luật sư, Email: ngocoanh229@gmail.com 148 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 150
  2. sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Thứ hai, không những thay đổi thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi số mà Luật doanh nghiệp năm 2020 còn đổi mới các quy định về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo địa điểm kinh doanh, thông báo chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thông báo tài khoản ngân hàng, cập nhật ngành nghề, thông tin kế toán, tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp, thay đổi nội dung đăng ký thuế qua mạng điện tử, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công bố đăng ký doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà không cần phải đến trực tiếp phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư của mỗi tỉnh thành. Thứ ba, pháp luật doanh nghiệp năm 2020 còn thực hiện các thủ tục liên thông với các cơ quan có liên quan thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, như thực hiện liên thông với các cơ quan thuế trong các thủ tục chấm dứt, tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn doanh nghiệp149. …Khi doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đó, cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh sẽ liên kết với trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế để thông báo về tình trạng thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chịu trách nhiệm thiết lập kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các thông tin về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh 149 Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. 151
  3. nghiệp và quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp; Thông tin về tình hình hoạt động và nộp thuế của doanh nghiệp từ báo cáo thuế; báo cáo tài chính của doanh nghiệp; Phối hợp, chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước150. Thứ tư, pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định chuyển đổi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp151, đồng thời số hóa và lưu trữ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp152 và chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp153. Theo đó, phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm chuyển đổi thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp từ hồ sơ, dữ liệu lưu trữ tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thông tin được bổ sung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải trùng khớp so với thông tin gốc tại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp. Đồng thời, phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh và lưu trữ đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp đăng ký doanh nghiệp. Đối với những hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được số hóa trước ngày Thông tư có hiệu lực, Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đến doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đối chiếu, bổ sung, cập nhật thông tin và phản hồi tới Phòng 150 Điều 215 Luật doanh nghiệp năm 2020 151 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 152 Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 153 Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 152
  4. Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo. Thứ năm, pháp luật doanh nghiệp đã bỏ các quy định không cần thiết để tiến tới chuyển đổi số toàn diện. Chẳng hạn trước đây Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định khi nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp thì phải nộp hồ sơ bản giấy đối chiếu khi nhận kết quả. Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời bỏ quy định đối chiếu bản giấy khi đã nộp hồ sơ online phần nào giúp quá trình chuyển đổi số hoàn thiện hơn. Như vậy, từ những thành tựu mà Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng như hệ thống pháp luật doanh nghiệp cho thấy pháp luật doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số trong các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số của Luật doanh nghiệp giúp cải cách quá trình đăng ký kinh doanh, hướng đến một mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa còn giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục gia nhập thị trường với thời gian ngắn nhất và chi phí rẻ nhất. Có thể nói rằng, sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước khác đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, từ khi có cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, các khâu từ gia nhập, phát triển sản xuất kinh doanh đến khi rút lui khỏi thị trường được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chuyển đổi số trong Luật doanh nghiệp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, tìm hiểu đối tác. Cũng như là cơ sở để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nó đã cung cấp các công cụ tìm kiếm, cho phép người sử dụng tra cứu các thông tin cơ bản, miễn phí, có giá trị pháp lý của doanh nghiệp. 2. Những bất cập, hạn chế của Luật Doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số Trong 5 tháng đầu năm 2021, thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là 78.333 doanh nghiệp (tăng 11,9% so với cùng kỳ 2020), bao gồm: 55.769 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 15,4%) và 22.564 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 3,9%). Trung bình mỗi tháng có 15.667 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị 153
  5. trường154. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Chuyển đổi số trong pháp luật doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều thách thức, cụ thể: Thứ nhất, cơ sở dữ liệu còn hạn chế, hệ thống dữ liệu chưa được đầy đủ. Thực tiễn cho thấy trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thường xuyên có thông báo tạm dừng Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử để nâng cấp hệ thống. Việc thông báo thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng Cổng thông tin. Thứ hai, các dịch vụ số đi kèm với số hóa dữ liệu doanh nghiệp chưa thống nhất. Mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn chuyển đổi dữ liệu và số hóa về đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên quá trình này vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều dữ liệu cũ về doanh nghiệp chưa được số hóa, chưa được chuyển đổi lên hệ thống. Ngoài ra các tiện ích như tra cứu, mua thông tin doanh nghiệp, thanh toán qua thẻ visa….tại Cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp vẫn chưa được hoàn chỉnh, thường xuyên xảy ra lỗi gây ảnh hưởng và thiệt hại cho doanh nghiệp như lỗi thanh toán bằng thẻ, lỗi dữ liệu…. Thứ ba, quá trình chuyển đổi số còn chưa hoàn thiện. Pháp luật doanh nghiệp đã tiến tới chuyển đổi số trong quá trình thành lập, thay đổi, chấm dứt doanh nghiệp, tuy nhiên một số khâu lại chưa được chuyển đổi số, như nhận kết quả đăng ký kinh doanh hoặc các kết quả khác chưa tích hợp vào hệ thống, doanh nghiệp vẫn phải làm công văn xin nhận qua các dịch vụ bưu chính viễn thông như bưu điện hoặc trực tiếp lên phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả. Thứ tư, pháp luật doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số nhưng không mang tính bắt buộc nên vẫn còn thiếu sự thống nhất. Cụ thể, Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây: a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Như vậy, doanh nghiệp có quyền đăng ký theo 03 phương thức. Điều này một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do lựa chọn phương thức, mặt 154 https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5367/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-5-va-5- thang-nam-2021-.aspx (truy cập ngày 14/6/2021) 154
  6. khác với bối cảnh chuyển đổi số thì vẫn còn những hạn chế, chẳng hạn ngoài các tỉnh thành lớn áp dụng triệt để chuyển đổi số thì một số địa phương, cán bộ tiếp nhận hồ sơ còn lúng túng trong việc doanh nghiệp đăng ký nộp hồ sơ online, nhiều địa phương các doanh nghiệp không có khái niệm nộp hồ sơ online mà chỉ nộp trực tiếp, hoặc bắt doanh nghiệp nộp kèm bản giấy, đây cũng là một trong những thách thức lớn trong tiến trình chuyển đổi số. 3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Đứng trước những thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số, pháp luật doanh nghiệp nói chung và Luật doanh nghiệp nói riêng cần có những giải pháp tiến tới hoàn thiện các quy định để chuyển đổi số một cách hoàn thiện, có thể kể đến các giải pháp như: Một là, cần ứng dụng công nghệ mới để thực hiện giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, đóng phí hoặc lệ phí không dùng tiền mặt nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho người dân. Ví dụ: thay vì thực hiện giao dịch không tiền mặt qua các thẻ thanh toán trên Cổng thông tin, Việt Nam có thể thúc đẩy các dịch vụ mobile money để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đóng phí, lệ phí nhanh chóng. Hai là, cần tiếp tục số hóa và chuyển hóa dữ liệu, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được ghi nhận là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai trong xây dựng Chính phủ điện tử (theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử). Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là nơi lưu giữ thông tin có giá trị pháp lý của hơn 1,3 triệu doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hơn 400.000 đơn vị trực thuộc đang hoạt động trên cả nước. Ba là, tiếp tục có những văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm gánh nặng hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh. 155
  7. Bốn là, các cơ quan chức năng, các Hiệp hội doanh nghiệp, các Hội Khoa học Kỹ thuật chuyên ngành tiếp tục quan tâm, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị tập huấn, các lớp đào tạo và các sự kiện kết nối để cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận, chia sẻ, áp dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số. Năm là, tăng cường truyền thông và đối thoại với doanh nghiệp, phổ biến pháp luật doanh nghiệp đến người dân, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp và các chuyên gia góp ý xây dựng, chẳng hạn trong Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2021 có quy định “Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung”. Sáu là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Luật doanh nghiệp tiến tới chuyển đổi số trong các tất cả các lĩnh vực, phối hợp với các cơ quan hữu quan khác để tạo nên mạng lưới thông tin liên thông, nhằm giảm thiểu gánh nặng cho các bộ phận, ban ngành. Bảy là, kiện toàn hệ thống dữ liệu, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nâng cấp và cập nhật thông tin liên tục theo thời gian thực ở 63 tỉnh/thành phố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hoạt động kết nối, chia sẻ, đối soát thường xuyên với Cơ sở dữ liệu của ngành thuế để nắm bắt được thông tin cập nhật hàng ngày về tình hình đăng ký doanh nghiệp trên cả nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020; 2/ Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp; 3/ Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp; 4/ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5367/tinh-hinh-dang-ky- doanh-nghiep-thang-5-va-5-thang-nam-2021-.aspx (truy cập ngày 14/6/2021). 156
nguon tai.lieu . vn