Xem mẫu

  1. PHẦN II HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU BIỂU Kê khai các thông tin định danh trên các mẫu biểu: * Phần các chỉ tiêu định danh của NNT: - Chỉ tiêu Tên người nộp thuế - Ghi chính xác tên NNT, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại. - Chỉ tiêu Mã số thuế - Ghi đầy đủ mã số thuế của NNT do cơ quan thuế cấp khi đăng ký thuế. - Chỉ tiêu Địa chỉ, Quận/huyện, Tỉnh/thành phố - Ghi theo đúng địa chỉ của NNT - Chỉ tiêu Điện thoại, Fax, E mail - Ghi theo số đúng số điện thoại, fax và địa chỉ email của NNT * Phần các chỉ tiêu định danh của Đại lý thuế: Chỉ phải kê khai khi NNT có ký hợp đồng với đại lý thuế để đại lý thuế thực hiện thay mặt NNT thực hiện kê khai nộp thuế cho NNT: - Chỉ tiêu Tên đại lý thuế - Ghi chính xác tên của đại lý thuế. Chỉ tiêu Mã số thuế - Ghi đầy đủ mã số thuế của đại lý thuế do cơ quan thuế cấp khi đăng ký thuế. - Chỉ tiêu Địa chỉ, Quận/huyện, Tỉnh/thành phố - Ghi theo đúng địa chỉ của đại lý thuế - Chỉ tiều Điện thoại, Fax, Email – Ghi theo số đúng số điện thoại, fax và địa chỉ email của đại lý thuế - Chỉ tiêu Hợp đồng đại lý thuế - Ghi đầy đủ số hợp đồng, ngày hợp đồng đã ký giữa NNT và đại lý thuế. 10
  2. A. HƯỚNG DẪN MẪU BIỂU KHAI THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ I. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU BIỂU. 1. Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. 1.1. Mẫu 01-1/GTGT. 11
  3. 1.2. Cách lập bảng kê NNT phải lập Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV bán ra trong kỳ tính thuế để làm căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT. Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV bán ra được lập theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT- BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính. NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu. NNT thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. 1.2.1. Căn cứ để lập bảng kê - Căn cứ để lập bảng kê là hoá đơn GTGT HHDV bán ra trong kỳ tính thuế; NNT kê khai toàn bộ hoá đơn GTGT đã xuất bán trong kỳ, bao gồm cả các hoá đơn đặc thù như tem, vé, hoá đơn điều chỉnh, hoá đơn xuất trả lại hàng. + Thời điểm xác định thuế GTGT và lập hoá đơn được xác định như sau: Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. 12
  4. Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng. Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ. - Bảng kê được lập hàng tháng, căn cứ vào hoá đơn, chứng từ bán ra để ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn. - Hoá đơn bán ra tháng nào thì kê vào bảng kê hoá đơn GTGT HHDV bán ra tháng đó. Trường hợp trong kỳ tính thuế không phát sinh hàng hoá dịch vụ bán ra thì không phải lập bảng kê thuế GTGT đầu ra. 13
  5. - Hoá đơn GTGT được ghi vào bảng kê cần phân loại theo nhóm chỉ tiêu HHDV không chịu thuế GTGT, HHDV có thuế suất GTGT 0%, thuế suất 5% và thuế suất 10%. - Trường hợp trên 1 hoá đơn ghi chung cho nhiều mặt hàng thì ở cột “mặt hàng” - cột (7) có thể ghi 1 số mặt hàng chiếm doanh số chủ yếu của hoá đơn. - Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của HHDV bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Ví dụ: Doanh nghiệp A bán 1 máy tính với giá bán chưa có thuế GTGT là 10.000.000 đồng/chiếc, thuế GTGT 10% bằng 1.000.000 đồng/chiếc, nhưng khi bán Doanh nghiệp lại chỉ ghi giá bán là 11.000.000 đồng/chiếc thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 11.000.000 x 10% = 1.100.000 đồng/chiếc. - Đối với hoá đơn điều chỉnh giảm cho các hoá đơn đã xuất thì ghi số giá trị âm bằng cách để trong ngoặc (...). 1.2.2. Cách ghi cụ thể các chỉ tiêu trên bảng kê như sau. Dòng chỉ tiêu 1 “HHDV không chịu thuế GTGT”: - Toàn bộ các hoá đơn bán ra trong tháng của HHDV không chịu thuế GTGT ghi vào nhóm này. - Cột (1), ghi thứ tự hoá đơn. - Các cột (1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 10) ghi theo nội dung của từng hoá đơn. - Cột (8) doanh số bán chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số bán chưa có thuế của HHDV không chịu thuế. Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [26] trong Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. - Cột (9) thuế GTGT không ghi và bỏ trống. Dòng chỉ tiêu 2 “HHDV chịu thuế suất thuế GTGT 0%”: - Toàn bộ hoá đơn GTGT HHDV có thuế suất thuế GTGT 0% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế được ghi trong chỉ tiêu này. 14
  6. - Các cột (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8, 10) ghi theo nội dung tương ứng của từng hoá đơn và tương tự như hướng dẫn ở chỉ tiêu 1. - Cột (8) doanh số bán chưa có thuế ở dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số bán chưa có thuế GTGT của HHDV loại có thuế suất 0%. Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [29] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. - Cột (9) không ghi và bỏ trống. Dòng chỉ tiêu 3 “HHDV chịu thuế suất thuế GTGT 5%”: - Toàn bộ hoá đơn HHDV loại thuế suất thuế GTGT 5% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế được ghi trong chỉ tiêu này. - Cột (1), ghi thứ tự hoá đơn. - Các cột (2, 3, 4, 5, 6, 7, 10) ghi theo nội dung tương ứng của từng hoá đơn. - Cột (8) doanh số chưa có thuế, ở dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số bán chưa có thuế GTGT của HHDV loại có thuế suất thuế GTGT 5%. Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [30] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Trường hợp giá bán ghi trên hoá đơn đặc thù là giá đã có thuế GTGT thì căn cứ giá bán có thuế GTGT để tính ra giá bán chưa có thuế GTGT theo công thức: Giá bán ghi trên hoá Doanh số bán chưa đơn = thuế GTGT 1 + thuế suất - Cột (9) là số thuế GTGT của HHDV bán ra (cột (9) = cột (8) x 5%). Tổng số thuế GTGT của HHDV chịu thuế suất 5% dùng để ghi vào chỉ tiêu [31] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. 15
  7. Dòng chỉ tiêu 4 “HHDV chịu thuế suất thuế GTGT 10%”: - Toàn bộ hoá đơn HHDV loại thuế suất thuế GTGT 10% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế được liệt kê trong chỉ tiêu này. - Cách lập tương tự như chỉ tiêu 3. Tổng doanh số bán chưa có thuế GTGT của HHDV chịu thuế suất 10% (cột 8) được dùng để ghi vào chỉ tiêu [32] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Còn tổng số thuế GTGT của HHDV chịu thuế suất 10% (cột 9) dùng để ghi vào chỉ tiêu [33] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Dòng chỉ tiêu 5 “HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT”: - Chỉ tiêu này dành kê khai hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá bán ra nhưng không phải khai thuế GTGT, không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT, áp dụng đối với các trường hợp sau: + NNT là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ theo hình thức bán đúng giá hưởng hoa hồng. + NNT có hoạt động xuất, nhập khẩu uỷ thác hàng hoá: không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác. Dòng chỉ tiêu “Tổng doanh thu HHDV bán ra”: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột 8, dòng tổng số của các loại: HHDV không chịu thuế GTGT, HHDV chịu thuế suất thuế GTGT 0%, 5% và 10%. Dòng chỉ tiêu “Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT”: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột (8), dòng tổng số của các loại: HHDV chịu thuế suất thuế GTGT 0%, 5%, 10%. Tổng doanh thu HHDV bán ra ở chỉ tiêu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [27] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Dòng chỉ tiêu “Tổng thuế GTGT của HHDV bán ra”: 16
  8. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột 9, dòng tổng số của các loại: HHDV có thuế suất thuế GTGT 0%, 5% và 10%. Tổng thuế GTGT của HHDV bán ra ở chỉ tiêu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [28] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. 2. Hướng dẫn lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT 2.1. Mẫu số 01-2/GTGT 17
  9. 18
  10. 2.2. Cách lập bảng kê NNT phải lập Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ tính thuế để làm căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT. Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào được lập theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính. NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt các chỉ tiêu 2.2.1. Căn cứ lập bảng kê - Căn cứ để lập bảng kê là các hoá đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế bao gồm cả hoá đơn GTGT đặc thù như tem vé, hoá đơn nhận lại hàng do người mua trả lại hàng, chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài. - NNT cần phân loại hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào được tập hợp vào bảng kê theo từng nhóm: HHDV dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT, không chịu thuế GTGT, dùng chung cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT, HHDV dùng cho dự án đầu tư. Khi kê khai hết các hoá đơn, chứng từ của từng nhóm đều phải cộng giá trị của các cột (8) và cột (10). - Hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ không đủ điều kiện khấu trừ thuế cũng phải kê vào bảng kê - Trường hợp trên 1 hoá đơn ghi nhiều loại HHDV thì ở cột mặt hàng có thể ghi 1 số mặt hàng chiếm doanh số chủ yếu của hoá đơn. - Đối với hoá đơn điều chỉnh giảm cho các hoá đơn mua vào trước đó thì ghi giá trị âm bằng cách để trong ngoặc (...). - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ cho tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng 19
  11. khác bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn. * Chú ý: Các hoá đơn bán hàng thông thường (không phải hoá đơn GTGT), hoá đơn bất hợp pháp thì không ghi vào bảng kê này. 2.2.2. Cách ghi cụ thể các chỉ tiêu Dòng chỉ tiêu 1 “HHDV dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế”: - Toàn bộ hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ , biên lai nộp thuế của HHDV dùng riêng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT của NNT trong kỳ tính thuế - Hoá đơn chứng từ mua TSCĐ: bao gồm cả TSCĐ dùng chung cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, (trừ tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn). - Hoá đơn chứng từ đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ thuế được ghi trong chỉ tiêu này, bao gồm: + Hoá đơn, chứng từ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp bỏ sót chưa kê khai thì thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót. Ví dụ 19: Công ty A có 01 hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 20/2/2011. Trong kỳ kê khai thuế tháng 2/2011, kế toán của cơ sở kinh doanh bỏ sót chưa kê khai hoá đơn này thì cơ sở kinh doanh A được kê khai và khấu trừ bổ sung tối đa là kỳ kê khai tháng 7/2011. 20
  12. + Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. + Đối với những hoá đơn mua vào, trong hợp đồng mua hàng có ghi rõ hình thức thanh toán qua ngân hàng, nhưng chưa đến hạn thanh toán hoặc đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai khấu trừ nhưng phải ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú (cột 11) trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. - Đối với hoá đơn mua tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách, du lịch, khách sạn) thì chỉ kê vào chỉ tiêu này đối với số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá 1,6 tỷ đồng ( chưa có thuế GTGT). Phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng và số thuế GTGT đầu vào vượt tương ứng được kê ở dòng chỉ tiêu (2 ): “Hàng hoá dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ” Ví dụ: Ngày 10/4/2011 Công ty C có mua 01 xe ô tô 4 chỗ hiệu BMW sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo của Công ty với giá ( chưa thuế GTGT) là 1,8 tỷ đồng - Thuế GTGT ( 10%): 180 triệu đồng.( đã có chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng). Công ty tiến hành kê khai vào chỉ tiêu này giá trị tương ứng như sau: Giá trị hàng hoá: 1,6 tỷ - Thuế GTGT : 160tr . Phần giá trị còn lại: Giá trị hàng hoá: 200tr - Thuế GTGT 20tr Công ty kê khai vào dòng chỉ tiêu (2) Cột (1), ghi thứ tự hoá đơn - Các cột (2, 3, 4, 5,6, 7) ghi theo nội dung tương ứng trên từng hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế. 21
  13. - Cột (8) doanh số mua chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số mua chưa có thuế GTGT. Trường hợp hoá đơn mua vào là loại hoá đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao gồm thuế GTGT thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế GTGT theo công thức: Giá bán ghi trên hoá Giá mua chưa có đơn thuế GTGT = 1 + thuế suất - Cột (9) - thuế suất ghi theo thuế suất thuế GTGT trên hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc theo thuế suất quy định đối với HHDV đó trong trường hợp hoá đơn đặc thù. - Cột (10) - thuế GTGT ghi số thuế GTGT theo hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc số thuế GTGT tính được đối với hoá đơn đặc thù (10 = 8 x 9). - Cột (11)- Ghi chú hoặc thời hạn thanh toán chậm trả: Dùng để ghi chú hoặc ghi các thời hạn của các hoá đơn, thanh toán chậm trả. Dòng chỉ tiêu 2 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”: - Toàn bộ hoá đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế của HHDV không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Ví dụ: + Các hoá đơn, chứng từ, biên lại nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ. + Các hoá đơn GTGT mua hàng hoá có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt. + Các hoá đơn mua tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các 22
  14. thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. + Phần chênh lệch của giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với hoá đơn mua tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. - NNT ghi theo từng hoá đơn chứng từ vào các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1, 2 và 3 nêu trên. Riêng đối với hoá đơn mua xe ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số liệu kê vào cột 8 và cột 10 chỉ kê phần giá trị chênh lệch không được khấu trừ, ở cột 11 ghi rõ là “phần giá trị vượt mức quy định không được khấu trừ” Dòng chỉ tiêu 3 “HHDV dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ”: - Chỉ tiêu này dành cho CSKD sản xuất kinh doanh hàng hoá vừa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, nhưng không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT. - Kê vào chỉ tiêu này là các hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế ( đủ diều kiện khấu trừ thuế như hướng dẫn tại chỉ tiêu 1) của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT (Không bao gồm hoá đơn, chứng từ mua TSCĐ đã kê ở chỉ tiêu 1) - Cột (1), ghi thứ tự hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế. - Các cột (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11) ghi theo nội dung tương ứng trên từng hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế. Dòng chỉ tiêu 4 “HHDV dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”: - Chỉ tiêu này chỉ dùng cho NNT mua HHDV dùng cho dự án đầu tư. Căn cứ hoá đơn chứng từ mua vào dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ. 23
  15. - NNT ghi từng hoá đơn , chứng từ vào các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1, 2 và 3 nêu trên. - Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới thì chỉ tiêu 4 không phải ghi - Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới chưa phát sinh doanh thu thì lập riêng Bảng kê mẫu số 01-2/GTGT, nhưng bảng kê này chỉ ghi chỉ tiêu 4 mà không ghi chỉ tiêu 1, 2, 3. Bảng kê này được nộp kèm theo tờ khai mẫu số 02/GTGT Dòng chỉ tiêu 5 “HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT”: - Chỉ tiêu này dành kê khai hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá mua vào nhưng không áp dụng cho đối tượng tổng hợp kê khai tờ khai 01/GTGT, cụ thể: + NNT là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá hưởng hoa hồng không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý; hàng hóa thu mua đại lý. NNT thực hiện kê khai vào chỉ tiêu này các hoá đơn GTGT của hàng hoá nhận bán đại lý. + NNT kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê tài chính, mà chỉ nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT, trong đó chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng mua vào chỉ ghi tiền thuế giá trị gia tăng của tài sản cho thuê phù hợp với hoá đơn giá trị gia tăng lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai. + NNT có hoạt động xuất, nhập khẩu uỷ thác hàng hoá: không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác. Hóa đơn đầu vào của hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác được khai vào chỉ tiêu này nhưng không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Dòng chỉ tiêu “Tổng giá trị HHDV mua vào”: Tổng giá trị HHDV mua vào là Giá trị HHDV mua vào chưa có thuế (cột 8) của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4. 24
  16. - Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới là tổng cộng số liệu tại cột 8, dòng tổng số của các chỉ tiêu 1, 2, 3 ( không cộng chỉ tiêu 4). Số liệu của chỉ tiêu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [23] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. - Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới thì lập riêng Bảng kê 01-2/GTGT nhưng chỉ ghi chỉ tiêu 4 (không cộng chỉ tiêu 1, 2, 3). Số liệu này được dùng để ghi vào chỉ tiêu [22] trên tờ khai 02/GTGT. Dòng chỉ tiêu “Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào”: Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào là tổng số thuế GTGT của các loại HHDV dùng cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số liệu tại cột 10. Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới là tổng cộng số liệu tại cột 10, dòng tổng số của các chỉ tiêu 1, 2, 3 (không cộng chỉ tiêu 4). Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào dùng để ghi vào chỉ tiêu [24] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới phải thực hiện khai tờ khai mẫu 02/GTGT, thì lập riêng Bảng kê 01-2/GTGT và chỉ ghi chỉ tiêu 4 (không cộng chỉ tiêu 1, 2, 3). Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [23] trên tờ khai 02/GTGT. 3. Hướng dẫn lập bảng kê số lượng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy bán ra 3.1. Mẫu số 01-3/GTGT. 25
  17. 26
  18. 3.2. Cách lập bảng kê Trường hợp NNT có phát sinh doanh số bán xe ô tô, xe hai bánh gắn máy thì ngoài Bảng kê 01-1/GTGT và Bảng kê 01-2/GTGT thì phải lập thêm Bảng kê 01- 3/GTGT và gửi đến cơ quan thuế cùng với tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Cách lập: - Bảng kê 01-1/GTGT và Bảng kê 01-2/GTGT được lập như hướng dẫn ở phần trên. - Cách ghi cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng kê 01-3/GTGT: Dòng chỉ tiêu “Xe ôtô”: - Cột (2): Ghi rõ tên xe, chủng loại xe, đời xe, năm sản xuất, bán ra chi tiết từng loại xe - Cột (3): ghi rõ đơn vị tính (chiếc) - Cột (4): Ghi chi tiết tổng số lượng xe bán ra trong tháng - Cột (5): Ghi số lượng xe bán tới người tiêu dùng và số lượng xe xuất cho đại lý bán hưởng hoa hồng - Cột (6): Ghi giá bán ghi trên hoá đơn (bao gồm cả thuế GTGT) của những xe bán tới người tiêu dùng và xe xuất giao cho đại lý bán hưởng hoa hồng. Dòng chỉ tiêu “Xe hai bánh gắn máy”: Kê khai vào các cột 2, 3, 4, 5, 6 tương tự như chỉ tiêu 1 “Xe ô tô”. Ví dụ: Công ty TNHH Long Thành, MST 0101537281 kinh doanh ngành nghề xe ô tô. Doanh thu, chi phí, thuế GTGT đầu vào, đầu ra của Công ty thực hiện theo dõi riêng được đối với từng hoạt động. Tháng 5/2011, Công ty TNHH Long Thành có số liệu kinh doanh như sau: - Thuế GTGT của HHDV mua vào: 8.000.000.000 đồng. - Tổng HHDV bán ra: 10.000.000.000 đồng. Trong đó: 27
  19. Xe Camry 3.0 sản xuất năm 2010 bán tổng 4 chiếc với giá bán: 1.000.000.000 đồng/chiếc (giá đã bao gồm thuế GTGT). Xe Hundai MLX (Santafe) 7 chỗ sản xuất năm 2010 bán tổng 3 chiếc với giá bán: 2.000.000.000 đồng/chiếc (giá đã bao gồm thuế GTGT). Công ty lập Bảng kê số lượng xe ô tô bán ra trong kỳ tháng 5/2011 như sau: Mẫu số: 01-3/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư PHỤ LỤC số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính) BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG XE ÔTÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY BÁN RA (Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ngày…… tháng…… năm……..) [01] Kỳ tính thuế: tháng 5 năm 2011 [02] Tên người nộp thuế:...Công ty TNHH Long Thành. [03] Mã số thuế: 0 1 0 1 5 3 7 2 8 1 [04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………........................... [05] Mã số thuế: Đơn vị tiền: đồng Việt Nam Trong đó Tổng số Số lượng xe bán cho Đơn vị người tiêu dùng và STT Loại xe lượng xe Giá bán ghi trên hóa đơn tính số lượng xe xuất cho bán ra (bao gồm cả thuế GTGT) đại lý bán hưởng Ghi hoa hồng chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Xe ôtô Camry 3.0 Chiếc 4 4 1.000.000.000 đồng/chiếc (xe 4 chỗ) Xe ôtô Hundai MLX 1 Chiếc 3 3 2.000.000.000 đồng/chiếc (xe 7 chỗ) Cộng Chiếc 7 7 Xe hai bánh gắn máy 2 ... Cộng 3 7 7 Tổng cộng Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./. Ngày 18 tháng 06 năm 2011. NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên:…………………….. NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc Chứng chỉ hành nghề số:........... ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) 28
  20. 4. Hướng dẫn lập bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ 4.1. Mẫu số 01-4A/GTGT 29
nguon tai.lieu . vn