Xem mẫu

  1. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÀ QUẢN LÝ BÁN LẺ ThS. Hoàng Thu Thảo Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì thì muốn có chỗ đứng và khẳng định được vị thế trên thị trường bán lẻ, người chủ doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong sự thành bại trên thương trường. Đối với nhà quản lý bán lẻ, bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, khả năng phân tích, nhanh nhạy đối với thị trường, thì để thành công, bạn không thể thiếu được 5 kỹ năng cần thiết của nhà quản lý rất quan trọng sau đây: 1. Kỹ năng giao tiếp. Không sai khi nói rằng, giao tiếp chính là kỹ năng quan trọng nhất đối với bất cứ ai. Đối với nhà quản lý bán lẻ, giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giao tiếp tốt, lấy được thiện cảm từ phía người nghe là bạn đã nắm được 50% thành công cho một giao dịch. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề trong nội bộ công ty, với khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể trao đổi với nhân viên các vấn đề tế nhị một cách dễ dàng hợp lý và không khiến họ bị tổn thương,… Từ đó giúp cho bạn có thể giữ chân được những người tài, phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Cùng một vấn đề, nhưng nếu người truyền đạt là một nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp kết quả sẽ khác rất nhiều so với người trưởng phòng hoặc cấp trên. Như vậy, là nhà quản lý doanh nghiệp bán lẽ, hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp, vì nó là kỹ năng cần thiết của nhà quản lý và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp bạn. 2. Kỹ năng nghe. Nghe là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên thường xuyên trong đời sống hàng ngày của con người, tuy nhiên, ở phương diện một nhà quản lý, nghe cần phải đạt đến trình độ "kỹ năng". Bởi bạn đơn thuần không chỉ nghe, mà bạn còn phải nắm bắt, xử lý, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, của khách hàng… Là một người quản lý, thay vì có cái nhìn một chiều, áp đặt suy nghĩ của mình lên nhân viên, cách tốt hơn và hiệu quả hơn nhiều là lắng nghe những tâm tư, 103
  2. nguyện vọng của họ, lắng nghe những ý tưởng và vấn dề mà họ đang gặp phải. Hãy lắng nghe thật sự và đưa ra những lời khuyên chân tình, khách quan nhất, hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe thôi, nhân viên cũng sẽ cảm thấy họ được chia sẻ, được cảm thông, và được tôn trọng. Chính những điều đơn giản như thế, bạn có thể đã góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của nhân viên mình, đồng thời gia tăng quyền lực mềm của bạn. 3. Được nhìn thấy và dễ tiếp cận Một nhà quản lý phải là một người được nhìn thấy và dễ tiếp cận, được nhìn thấy và tiếp cận cũng là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà quản lý mà bạn cần phải trau dồi – điều đó có nghĩa là trong cửa hàng của bạn, mỗi khi khách hàng có vấn đề gì đó hoặc một câu hỏi nào đó cần được người quản lý giải đáp, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận được bạn mà không cần phải mất công tìm kiếm. Hầu hết những câu hỏi hoặc những vấn đề cần sự giải đáp của quản lý cửa hàng thường là những vấn đề nhạy cảm hoặc ở những thời điểm nhạy cảm, vậy nên việc tiếp cận quản lý là việc vô cùng quan trọng. 4. Kiến thức Một nhà lãnh đạo nói chung hay một quản lý cửa hàng nói riêng phải là người có kiến thức, kiến thức chính là kỹ năng cần thiết của nhà quản lý mà không ai có thể phủ nhận– họ phải biết về công việc của họ nhưng đồng thời cũng phải nắm được các công việc của những vị trí khác trong cửa hàng để có thể giải thích, đào tạo cho người mới hoặc điều phối cũng như tìm hướng khắc phục khi một vị trí nào đó trong cửa hàng bị bỏ trống. Ngoài ra, người quản lý phải có cái nhìn nhạy cảm với các vấn đề của cửa hàng để nhanh chóng phát hiện ra đâu là vấn đề cấp thiết, vấn đề nào cần được giải quyết nhanh chóng,… Và đôi khi, người quản lý phải là người kiêm luôn vị trí sửa chữa máy móc – nếu chiếc máy in của cửa hàng bị hỏng và không ai có thể sửa nó, bạn hãy là một nhân viên sửa máy in. 5. Hành động Thay vì đứng một chỗ và chỉ trỏ điều này, điều khác; nói về điều này, điều kia – bạn hãy bắt tay vào làm – điều này sẽ giúp nhân viên của bạn học 104
  3. được nhanh hơn cách chỉ nghe bạn nói, đồng thời khiến nhân viên cảm thấy gần gũi hơn với bạn. Phương châm của một nhà quản lý giỏi nên là: “Tôi sẽ không cho nhân viên của mình làm việc gì nếu tôi chưa tự mình làm việc đó” – điều đó bao gồm cả việc đổ rác, quét dọn và lau chùi nhà vệ sinh, dọn kho hàng và kê lại tủ để đồ. Tất cả điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhân viên, giúp nhân viên thêm tin tưởng và tôn trọng bạn. Liên tục trau dồi và nâng cao các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý tài ba trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các kỹ năng cần có của nhà quản lý, careerbuilder.vn 2. 16 kỹ năng làm nên thành công của nhà quản lý, careerbuilder.vn 3. Phạm Công Đoàn (2010), “Phát triển năng lực CEO Việt Nam”, Đề tài khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Lê Quân (2004), “Phẩm chất của doanh nhân trẻ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại. 105
nguon tai.lieu . vn