Xem mẫu

  1. TT TT-TV * ĐHTM 330.109 LIC Jng đại học thương mại ĐINH THỊ THU THUỶ (chủ biên) 2003 GT.0001262 CAC HOC THUYET KINH TE GT.0001262 Mil NHA XUẤT BẢN THỐNG KÊ
  2. TRƯỜNG ĐAI HOC THƯƠNG MAI LỊCH Sơ CÁC HỌC THUYẾT KINH TÊ Hà Nôi - 2003
  3. LICH SỬ CÁC HOC THUYẾT KINH TÊ Chịu trách nhiệm xuất bản: CÁT VÃN THÀNH Biên tập: ĐỖ ĐÌNH TỨ Trình bày và sửa bản in: NGÔ MỸ LỆ In 1.000 cuốn, khổ 14,5 X 20,5 cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Thốhg kê. Giấy phép xuất bản số: 33- 133/XB/VHTT do Cục xuất bản cấp ngày 13-2-2004. In xong và-nộp lưu chiểu quý I năm 2004.
  4. LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu. tìm hiểu các hệ thống tư tưởng, trường phái kinh tế trong quá trình phát sinh và phát triển cúà kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng. Việc làm rõ nội dung, đặc điểm, hoàn cảnh ra đời. thành tựu và hạn chế cúa các học thuyết kinh tế gắn với kinh tê' thị trường góp phần tạo nền kiến thức, tạo cơ sở để đi sâu nghiên cứu các môn kinh tế ngành, tạo khả năng tư duy độc lập sáng tạo trong hoạt động kinh tế hiện nay. Để có thêm tài liệu tham khảo phục vụ học tập nghiên cứu và giảng dạy môn học, chúng tôi biên soạn cuốn “Lịch sử các học thuyết kinh tế” nhằm giới thiệu những quan điểm, những, lý thuyết kinh tê' cơ bản của các trường phái kinh tê' qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Cuốn sách được xây dựng dựa theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên khối ngành kinh tế, đồng thời có kế thừa một sô' nội dung của giáo trình môn học mà các trường đại học đang lưu hành, sử dụng. Tham gia biên soạn cuốn sách là tập thể tác giả: TS. Đinh Thị Thủy (chủ biên) Ths. Phạm Văn Cần 3
  5. Ths. Trần Thị Thanh Hương Ths. Nguyễn Thị Bích Hường Ths. Võ Tá Tri Chúng tôi đã cố gắng cập nhật thông tin. đi sâu. mờ rộng để làm rõ nội dung của môn học. tuy nhiên, không thế tránh khỏi nhũng hạn chế. Tập thể tác giả mong nhận dược sự góp ý của bạn đọc để lần tái bản sau cuốn Síích được hoàn thiện hơn. Chú biên TS. Đinh Thị Thuý 4
  6. CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH sử CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cúư CÚA MÔN LỊCH sứ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Lreb sử các học thuyết kinh tế là một mòn khoa học xã hội. Nó nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay , thế lần nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cãp CO’ bán trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhàu. Những tư tưởng, quan điểm kinh tế có từ thời cổ đại. nhưng lịch sử các học thuyết kinh tê' không nghiên cứu hết các tư tưởng và quan điếm kính tê' mà chí nghiên cứu những tư tưởng và quan điếm kinh tè' đã được hình thành thành một hệ thống nhất định. So với môn Lịch sử tư tưởng kinh tế. đối tượng nghiên cứu của môn học này hẹp hơn. vì nó không nghiên cứu bất cứ tư tưởng kinh tê' nào, mà nó chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tê' có tính khái quát hoá cao. đặc trưng cho một 5
  7. xu hướng, khuynh hướng, hay một giai đoạn lịch sử nào đó của xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ Phương pháp nghiên cứu cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và được áp dụng trong tiến trình lịch sử của các hình thái kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cún các lý luận kinh tế. còn phéii tìm ra nguồn gốc ra đời. những điều kiện phát triển và diệt vong của nó ngay trong cơ sở đời sống kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu các lý thuyết kinh tế phải thực hiện một cách triệt để nguyên lắc lịch sử. Vì vậy. khi nhìn nhận, đánh giá một tác giả. một học thuyết kinh tế nào. thì cần phải gắn với điều kiện cụ thể. lịch sử nhất định của giai đoạn đó. Việc nghiên cứu môn học này còn đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp đối chiếu, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, nhằm làm rõ những thành tựu. hạn chế sự kê' thừa và phát triển của các học thuyết kinh tế khác nhau. III. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨẠ CỦA MÔN LỊCH SỬCÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1. Chức nâng của lịch sử các học thuyết kinh tê - Chức nãng nhận thức, tự tưởng: Môn học này trang bị cho người học. người nghiên cứu những lý luận cơ bản của các học thuyết kinh tế, thấy được lịch sử phát triển của các 6
  8. hệ thống lý thuyết kinh tế của mỗi giai cấp trong một giai đoạn lịch sử nhất định. - Chức năng thực tiễn: Việc nghiên cứu các lý thuyết kinh tê' nhằm mục đích vận dụng chúng vào thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. - Chức nãng phương pháp luận: Môn học cung cấp cơ sở lý luận, nền tảng kiến thức cho các khoa học kinh tế khác như kinh tê' chính trị. kinh tê' vĩ mô, kinh tê' vi mô, kinh tế phát triển và các môn kinh tê' ngành khác. 2. Ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tê Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các lý thuyết kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tê' sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở để nhận thức các khoa học kinh tê' khác cũng như có điều kiện để tiếp cận những kiến thức về nền kinh tế thị trường. Như vậy. việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tê' có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận lần thực tiễn. 7
  9. CHƯƠNG II TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG I. Sự HÌNH THÀNH HỌC THUYÊT kinh TẾ của CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 1. Tiền để kinh tê - xã hội dần đến sự xuất hiện của chủ nghĩa trọng thương Trường phái trọng thương là hệ thống tư tướng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản. xuất hiện trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thế ký XV. XVI. XVII ở Tây Âu là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến, là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, về mặt lịch sử, đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Lúc này. phương thức sản xuất phong kiến đã tỏ ra lỗi thời, không còn thích hợp, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Trong khi đó. phân công lao động xã hội đã phát triển mạnh mẽ. đã tạo ra mối liên hệ ngày càng mật thiết giữa các vùng, các miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã đòi hỏi phải có thị trường tương ứng. Do vậy quan hệ trao đổi hàng hoá đã trở thành thường xuyên ổn định, vững chắc. Trong điều kiện đó, thương nghiệp, đặc biệt là ngoại 8
  10. thương, đóng vai trò quan trọng trong việc làm giàu của giai cấp tư sản - một giai cấp mới đang dần hình thành. Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã làm xuất hiện hệ thống kinh tế thế giới. Đồng thời, một loạt những phát kiến về địa lý ở thế kỷ XV: Mở đầu từ việc tìm ra đường biển từ Tây Âu sang Ân Độ. tiếp đó Critxtop- Colombo đã phát hiện ra châu Mỹ. giúp cho người châu Âu có cơ hội tiến vào châu Mỹ. Việc phát hiện ra những mỏ vàng ở châu Mỹ làm cho mậu dịch thế giới phát triển mạnh mẽ. giúp các nước Tây Âu những khả nãng lớn để làm giàu. Hoạt động chuyến vàng từ châu Mỹ sang châu Âu, việc cướp bóc vùng Đông Âu và các dân tộc ở châu Á. châu Mỹ và châu Phi. biến người bản xứ thành nô lệ, việc buôn bán người da đen. chiến tranh cưó'p bóc thuộc địa và chiến tranh thương mại đã thúc đẩy thương nghiệp thế giới phát triến mạnh mẽ. Từ chỗ thương nghiệp chí đóng vai trò môi giới giữa những người sản xuất nhó. thì sự phát triển mới của sản xuất hàng hoá đã tạo ra tru thế cho thương nghiệp, thương nghiệp chi phối công nghiệp và nông nghiệp. Người ta thu được những món lợi lớn do cướp bóc thuộc địa và thương mại. Đê’ giải quyết những vấn đề cấp bách trong sự phát triển kinh tế, đáp ứng mục đích làm giàu bằng hoạt động thương mại của giai cấp tư sán đang hình thành và có thế lực ngày càng lớn. những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã kịp thời khái quát kinh nghiệm và đề ra cương lĩnh có tính lý luận. Như vậy, chủ nghĩa trọng thương xuất hiện. 9
  11. Trong bối cảnh đó. hoạt động thương mại - đặc biệt là ngoại thương đã trớ thành ngành được để cao nhất trong hoạt động kinh tế của các quốc gia. 2. VỊ trí lịch sử của chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là trường phái lý luận đầu tiên của kinh tế học tư sản, nó trực tiếp phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản. đồng thời nó cũng phản ánh sự tiến bộ trong đời sống kinh tế của châu Âu thê' kỷ XV - XVII. Khi đánh giá về vị trí lịch sử của chủ nghĩa trọng thương, các nhà kinh tế học đã có nhiều cách đánh giá khác nhau. Một số nhà kinh tế học đã coi chủ nghĩa trọng thương là những tư tưởng ngây thơ, là một loại mê tín thời trung cổ. Song lại có người cho rằng chủ nghĩa trọng thương là học thuyết vạn năng... Theo Karl Marx. tư tưởng trọng thương đã đoạn tuyệt với thời kỳ trung cổ trong việc nhận thức những nhiệm vụ của tư tưởng kinh tế. đã nghiên cứu về mật lý luận những vấn đề của chủ nghĩa tư bản sớm nhất. Chủ nghĩa trọng thương không chỉ là học thuyết kinh tế mà còn là cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản. Trên thực tế, mặc dù chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chê' về tính lý luận, nhưng hệ thống quan điểm kinh tế của trường phái trọng thương đã tạo ra những tiền đề cho các lý luận kinh tế - thị trường sau này. Bởi vì chủ nghĩa trọng thương đã khẳng định sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. là tiền; mục đích hoạt động của kinh 10
  12. tê hàng hoá là lợi nhuận. Một số quan điểm của chủ nghĩa trọng thương ngày nay vẫn còn có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là những quan điểm về vai trò kinh tế của Nhà nước đã được các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại vận dụng nhiều. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau và do trình dộ phát triển kinh tế có nhiều chênh lệch, nên sự biểu hiện cúa chủ nghĩa trọng thương ớ các nước có những nét khác biệt khá rõ. II. ĐẶC TRUNG VÀ NHŨNG QUAN ĐlỂM kinh TẾ Cơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng của tầng lớp tư sản thương nghiệp trong giai đoạn tan rã cúa chê' độ phong kiến và hình thành phương thức sản xuất tư bán chủ nghĩa. Nên về mặt hình thức, chủ nghĩa trọng thương vẫn nàm trong khuôn khổ của chê' độ phong kiến, và phần nào đã nhượng bộ giai cấp quý tộc. phong kiến, trong một chừng mực nhất định đã phản ánh lợi ích của cả giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, nó đứng về phía lợi ích của giai cấp tư sản - nhất là tư sản thương nghiệp. Tư tướng xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là sùng bái tiền tệ. coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Từ đó. mọi chính sách cúa nhà nước đều nhằm tàng khối lượng tiền tệ. Xuất phát từ quan điểm coi tiền tệ là hiện thân của của cải. các nhà trọng thương đã phê phán những hoạt động không dẫn đến tích lũy tiền tệ, trên cơ sở đó họ lý giải các vấn đề khác của xã hội. Chủ nghĩa trọng thương xây dựng lý thuyết tiền tệ, 11
  13. coi tiền tệ là phương tiện lưu thông, là của cái cất trữ và là phương tiện đê thu lợi nhuận. Tiếp đó. chủ nghĩa trọng thương cho rằng đe có tích lũy tiền lệ phải thông qua hoạt động thương mại mà trước hết là ngoại thương. Trường phái này khẳng định "nội thương là hệ thông ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng cúa cải phải có ngoại thương nhập dần cúa Cíii qua nội thương". Họ đật nhiệm vụ cúa ngoại thương là xuất siêu, vì chí có như vậy thì mới đạt được mục đích cútt hoạt động kinh tế. mới làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cúa một nước. Chủ nghĩa trọng thương còn khẳng định, lợi nhuận là do lĩnh vực lun thông, mua bán. trao đổi sinh ra. nó là kết quá của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán dắt mà có. Các nhà trọng thương giải thích rằng lợi nhuận thương nghiệp là kêì quả của sự trao đổi không ngang giá trong hoạt động thương nghiệp, không ai thu lợi mà không làm hại người khác. Vì vậy, các quốc gia muốn thu lợi thì phải chà đạp lên lợi ích của quốc gia khác. Chủ nghĩa trọng thương đánh giá rất cao vai trò của nhà nước, theo họ tích lũy tiển lệ chí thực hiện được dưới sự giúp đỡ của nhà nước. Nhà nước phải giữ độc quyền ngoại thương nhưng vẫn đề ra các chính sách để giúp các thương nhân buôn bán với bên ngoài thuận lợi. Những người trọng thương coi chính sách kinh tế của nhà nước là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế. vì họ quan niệm chủ nghĩa tư bản mới ra đời, còn non yếu nên muốn tổn tại và phát triển được phải nhờ vào sự ủng hộ và giúp đỡ của nhà nước. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa trọng thương chưa thấy 12
  14. được tác dụng của các quy luật kinh tế khách quan. Những đề xuâì của họ trong chính sách chỉ thiên về tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn. Những người trọng thương đặc biệt coi trọng thị trường dân tộc. theo họ trên cơ sở hình thành và phát triển thị trường dân tộc. mới dần mở ra thị trường thế giới. Điều này cho thấy các nước Tây Âu chuyển từ sản xuất phong kiến lên sán xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu bằng con đường thương nhân trực tiếp kinh doanh, nên thị trường hình thành chủ yếu là thị trường dân tộc. Chính thị trường dân tộc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Như vậy, thông qua các đặc trưng và các quan điểm kinh tế chủ yếu của thuyết trọng thương có thể khẳng định: đối tượng nghiên cứu của học thuyết kinh tế trọng thương là lĩnh vực lưu thông mua bán. trao đổi. III. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIẺN của trường PHÁI TRỌNG THƯƠNG Chủ nghĩa trọng thương ở tất cả các giai đoạn' đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu, phải tìm ra nguồn của cải và phương thức làm tãng nguồn của cải đó. Quan niệm này sau đó trở thành đối tượng nghiên cứu cúa kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Chỗ khác của chủ nghĩa trọng thương là họ quan niệm liền là tiêu chuẩn của của cải. vì vậy phương thức làm tăng của cải chính là phương thức làm tăng lượng tiền tệ. Phái trọng thương đã tìm ra nguồn gốc của của cải trong lĩnh vực ngoại thương, họ đứng trên lợi ích của mậu dịch đối ngoại để xử lý các 13
  15. vấn đề của kinh tế hàng hóa. 0 mỗi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa trọng thương đã đưa ra những biện pháp khác nhau trên cơ sở phát triển của họ trong nhận thức và trong quan niệm về của cải. 1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ XVI Đây là giai đoạn sơ kỳ của chủ nghĩa trọng thương. Ớ giai đoạn này. các đại biểu trọng thương nổi tiếng có William Staford (Anh), Skanrula và Serra (Ý)... Các nhà trọng thương này đồng nhất của cải với tiền tệ, họ chưa hiểu quan hệ giữa lun thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. họ đã đưa ra cương lĩnh coi trọng cán cân thanh toán tiền tệ (còn gọi là chủ nghĩa trọng tiền). Tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tê' là "Bảng cân đối tiền tệ". O đây. các nhà trọng thương đòi cấm xuất khẩu tiền (vàng và bạc), phải tích lũy tiền, hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá để giữ vững khối lượng tiền trong nước, đòi nhà nước phải tích cực điều tiết lưu thông tiền tệ, phải lập hàng rào thuế quan cao, đòi giảm lợi tức, giám sát chặt chẽ các thương nhân nước ngoài, v.v... Như vậy, ở giai đoạn đầu, các nhà trọng thương ủng hộ tuyệt đối sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Những biện pháp của họ đều mượn bàn tay của nhà nước để thực hiện, và đều là những biện pháp hành chính nhằm giữ khối lượng tiền tệ trong nước. 2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ xvn Đây là giai đoạn chủ nghĩa trong thương thực thụ hình thành (theo cách gọi của K. Marx). Lúc này, do sự phát 14
  16. triển mạnh của sản xuất hàng hoá. hoạt động trao đổi phát triển mạnh trên các thị trường dân tộc và thị trường thế giói, học thuyết tiền tệ không còn phù hợp nên được thay thê' bàng học thuyết trọng thương. Thuyết trọng thương ở giai đoạn này có các đại biểu nổi tiếng như Antoine Montchrestien (1575-1622) và Jean Batiste Colbert (1618- 1683) người Pháp; Thomas Mun (1571-1641) người Anh... Các nhà trọng thương lúc đó đã hiểu của cải là số sản phíim dư thừa được sản xuất ra trong nước sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, song phải được chuyển thành tiền thông qua thị trường nước ngoài. Tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tế là "Bảng cân đối thương mại”; ở đây, các nhà trọng thương không chí chú trọng-đến lưu thông tiền tệ mà còn chú trọng đến cả lưu thông hàng hoá. Họ đã hiểu, việc tăng thêm lượng tiền tệ trong nước không dùng lại ờ lưu thông tiền tệ. trong buôn bán thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch, tăng tiền tích lũy cho ngân khố quốc gia. Học thuyết trọng thương đã đưa ra một loạt các biện pháp mới thay thế cho các biện pháp trước đó như: phát triển nội thương không hạn chế, mở rộng xuất khẩu, tán thành nhập khẩu hàng hóa nước ngoài với quy mô lớn. tự do lim thông tiền tệ. lên án việc tích trữ tiền, không cấm xuất khẩu tiền (vàng và bạc), khuyến khích phát triển công nghiệp chế tạo các sản phẩm xuất khẩu, thực hiện thương mại trung gian, cấm xuất khẩu nguyên liệu... Nguyên tắc nổi tiếng ở giai đoạn này là; bán nhiều, mua ít, có như vậy tiền tự nó sẽ chảy vào trong nước mà không cần đến các biện pháp hành chính của nhà nước. 15
  17. Như vậy ở giai đoạn hai. thuyết trọng thương vẫn tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. nhưng lúc này các biện pháp kinh tế đã được thay thế cho CLÍC biện pháp hành chính trước kia. Qua hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương có thể thấy rằng những quan điểm, những biện pháp mà thuyết trọng thương đưa ra có ý nghĩa rất lớn đối với việc tăng cường khối lượng tiền tệ cho các nước (nhất là các nước Tây Âu), có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó đáp ứng được đòi hỏi khách quan của nền sản xuất đang phát triển, thương nghiệp đang được mở mang của chủ nghĩa tư bétn. Học thuyết trọng thương đã đoạn tuyệt với nhũng tư tưởng cổ truyền được sinh ra trên cơ sớ kinh tế tự nhiên, nó ca ngợi các thương nhân, đã đặt vấn đề về lợi nhuận và đứng trên lĩnh vực lưu thông để giải quyết các vấn đề đó. Sau đó. từ giữa thế kỷ XVII trở đi. trường phái trọng thương bước vào thời kỳ tan rã do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Trong bối cảnh đó. lý thuyết trọng thương với sự sùng bái tiền tệ quá mức. với các điều luật nghiêm ngặt trong việc độc quyền ngoại thương, với tư tưởng xem trọng hoạt động thương mại hơn hẳn so với các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp.... đã trở nên mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của các tầng lớp tư sán công nghiệp, tư sản nông nghiệp... Điều đó chứng tỏ lúc này ở châu Âu, các quan hệ tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu bao trùm lĩnh vực sản xuất, nhưng thuyết trọng thương không phản 16
  18. ánh kịp thời sự phát triển này. Do đó, sự ựnVjl tửâ ỊỷThgỹếỊ1 j này là điều không tránh khỏi. IV. CHỦ NGHĨẠ TRỌNG THƯƠNG Ở MỘT số NƯỚC TRÊN THẾ Giói Chủ nghĩa trọng thương không chỉ xuất hiện ở một nước, mà là trào lưu tư tưởng kinh tế lớn của nhiều nước Tây Âu. Nó xuấuhiện sớm nhất ở Ý, sau đó ở Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, Hà Lan. Mãi sau này, chủ nghĩa trọng thương ,ớ Anh. Pháp mới chiếm ưu thế so với các nước nói trên. Do hoàn cảnh chính trị - xã hội và trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước khác nhau nên chủ nghĩa trọng thương ở mỗi nước có những sắc thái khác nhau. Song chín muồi hơn cả là chủ nghĩa trọng thương Anh và Pháp. Đế’ phân biệt chủ nghĩa trọng thương ở các quốc gia, các nhà chuyên môn thường gọi chủ nghĩa trọng thương ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương vàng, ở Pháp là chủ nghĩa trọng thương công nghiệp, còn ở Anh là chủ nghĩa trọng thương thương mại. 1. Chủ nghĩa trọng thương ở Ý ở Ý. các nhà trọng thương đã có những đóng góp nhất định đối với vấn đề lưu thông tiền tệ. với hoạt động thương mại... Sau khi thay đổi con đường buôn bán sang phương Đông thì ở nước này các thành phố đóng vai trò to lớn trong mậu dịch đối ngoại với các nước Tây Âu. Chủ nghĩa trọng thương Ý đặc biệt quan tâm tới lưu thông tiền tệ, tới vấn đề cho vay trong xã hội. 17
  19. Ngay từ thế kỷ XIV đã có những tác phẩm của người Ý viết về các vấn đề thương mại. hàng hoá. hối phiếu, sổ sách thương mại. về vận tái đường biển, v.v... Đến thê' kỷ thứ XVI G. Skareppa, A. Serra và Davanxait là những tác giả nổi tiếng tiếp tục con đường nghiên cứu đó. Các nhà trọng thương Ý đã đề nghị thủ tiêu hàng rào ngăn cách lưu thông tiền tệ giữa các nước, tạo ra một loại tiền tệ quốc tế. đã phát triển tư tướng "Bảng cân đối thương mại", bác bỏ cấm xuất khẩu tiền và điều tiết thị giá của đồng tiền; đề nghị nên tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá (nhất là hàng công nghiệp và thủ công nghiệp), v.v... Những tác phẩm nổi tiếng của các nhà trọng thương Ý là: "Bàn về tiền đúc" của G.Skareppa ra đời vào nãm 1582, ở đây ông đã đề nghị triệu tập một đại hội toàn Châu Âu để giải quyết các vấn đề thuộc lưu thông tiền tệ, thực hiện một chế độ tiền tệ thống nhất toàn Châu Âu quy định tỷ giá cố định của vàng và bạc (theo tỷ lệ 12:1) quy mô phát hành tiền lẻ v.v... Tác phẩm "Lược bàn về phương tiện cung cấp vàng và bạc cho các nước thiếu kim loại quý" của A. Serra viết vào năm 1613, đã chống lại quan điểm của học thuyết tiền tệ ở Ý, phản đối việc ngăn cấm xuất cảng hàng hoá và điều chỉnh giá tiền tệ. coi công nghiệp và mở rộng mậu dịch đối ngoại là nguồn làm giàu cho đất nước, đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng tiền của các nước thiếu các mỏ vàng và bạc v.v... 2. Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp Pháp là quốc gia có chế độ phong kiến phát triển mạnh mẽ và điển hình’, nhưng công trường thủ công tư bản ở đây 18
  20. lại vượt xa so với Ý và Tây Ban Nha... So với ở Anh thì chủ nghĩa trọng thương Pháp không triệt để bằng, song so với các nước Tây Âu khác thì lại rất đậm nét. Điều đó chứng tỏ chế độ chuyên chế và sự phát triển sớm của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề chính trị để thực hiện cương lĩnh của chủ nghĩa trọng thương một cách hệ thống. 0 Pháp chủ nghĩa trọng thương có lý luận nghèo nàn. nhưng lại có kiến thức thực tiễn phong phú; tuy không trải qua hai giai đoạn rõ rệt nhưng nó đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của nền kinh tế Pháp lúc đó. Đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa trọng thương Pháp là A.Montchrestien (1575-1621) và J.B.Colbert (1619-1683). Montchrestien đã nêu tư tưởng trọng thương của ông trong tác phẩm "Bàn về khoa kinh tế chính trị". Quan điểm trọng thương của ông phản ánh sự quá độ giữa học thuyết trọng 'tiền và học thuyết trọng thương thực thụ. Ông coi môn kinh tế chính trị là một môn khoa học mới. và chính ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ "kinh tế chính trị" vào nãm 1615. và đề ra những quy tắc thực tiễn cho hoạt động kinh tế. Ông lên án sự xa hoa của giai cấp quý tộc, đề cao chủ nghĩa dân tộc, do đó tư tưởng trọng thương của ông mang màu sắc tiểu tư sản. Quan điểm trọng thương của ông thể hiện ở chỗ ông coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của một nước. Trong hoạt động thương mại, ông đề cao vai trò của ngoại thương khi cho rầng "nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm” Ông còn, khẳng định thương mại là mục đích chủ yếu của nhiều nghề khấc nhau 19
nguon tai.lieu . vn