Xem mẫu

  1. Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu Để thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ phân tích những khía cạnh cụ thể của sự phát triển thị trường TPHC trong nước và thế giới, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm TPHC để tổng hợp và khái quát được bản chất của vấn đề nghiên cứu; xác định các yếu tố ảnh hưởng (thúc đẩy và hạn chế) đến hành vi mua TPHC của người tiêu dùng Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên đến mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, xác định những nội dung có thể kế thừa và phát triển, đồng thời những “khoảng trống” cần phải nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia): Nhằm kiểm tra mức độ phù hợp của các thang đo liên quan đến các biến và nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua TPHC của người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn các chuyên gia marketing trong lĩnh vực TPHC cũng như phỏng vấn nhóm tập trung người tiêu dùng Việt Nam nhằm gợi mở, bình luận về chủ đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng để điều chỉnh thang đo và mô hình lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp bổ sung cho các tư liệu thứ cấp giúp cho các phân tích, đánh giá được xác thực. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra người tiêu dùng tại hai thành 97
  2. phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ đó kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua TPHC. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả như trung bình mẫu, độ lệch chuẩn, phần trăm để phân tích các thông tin chung về việc tiêu dùng TPHC của người tiêu dùng cũng như đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis), độ tin cậy (reliability analysis) để đánh giá tính hiệu lực của các thang đó. Để chứng thực mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modelling) sẽ được sử dụng. Để đánh giá sự khác biệt trong hành vi mua thực phẩm hữu cơ giữa các nhóm khách hàng có đặc điểm khác nhau, đề tài sử dụng kiểm định t-Test và ANOVA. 4.1.2. Quy trình nghiên cứu Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài Nguồn: Tác giả 98
  3. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình nghiên cứu, kiểm tra mô hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nội dung quy trình được thể hiện trong Hình 4.1. 4.2. Nghiên cứu sơ bộ và thang đo 4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu sơ bộ định tính và định lượng. Mục tiêu là nhằm kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan), từ đó điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và gợi ý các hướng điều chỉnh khung nghiên cứu lý thuyết cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, do có sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ phát triển, các thang đo cần được hiệu chỉnh từ ngữ, văn phong cho phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ định tính: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia marketing trong về lĩnh vực TPHC (Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ; Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và 1 nhóm thảo luận (20 người) tập trung với người tiêu dùng rau quả và thịt hữu cơ. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua TPHC của người tiêu dùng ở các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay. - Các góp ý của đối tượng phỏng vấn về từng nội dung cụ thể của thang đo, từ ngữ sử dụng trong thang đo. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm, được lưu trữ và mã hóa trong máy tính, từ đó được gỡ băng và phân tích để rút ra kết luận. Kết 99
  4. luận được đưa ra dựa trên sự tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau. Bên cạnh phỏng vấn các chuyên gia, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung nhằm kiểm tra các phát biểu (items) được sử dụng trong thang đo nháp (tham khảo từ các nghiên cứu nước ngoài) có được hiểu đúng và gần gũi với các đáp viên được chọn lọc hay không. Đồng thời chỉnh sửa ngôn từ của thang đo nháp trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 20 người tiêu dùng đã từng mua TPHC (rau, thịt hữu cơ) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn tập trung giúp hiệu chỉnh ngôn ngữ trong các biến quan sát sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất với đáp viên. Cụ thể, ở thang đo “Quan tâm tới môi trường” biến quan sát ENV2 được hiệu chỉnh là “Con người đang lạm dụng môi trường một cách nghiêm trọng”, biến ENV3 được sửa thành “Nếu muốn tồn tại con người phải duy trì sự cân bằng với tự nhiên”. Hay ở thang đo “Kiến thức về TPHC” biến quan sát được đề xuất sửa thành KNO3 “Tôi hiểu rõ lợi ích về mặt môi trường của TPHC”. Cuối cùng Bảng hỏi được chấp nhận, sau khi hiệu chỉnh lần cuối về ngôn ngữ và thay đổi trật tự một số câu hỏi để thuận tiện hơn cho người trả lời. 4.2.2. Thang đo Các biến số, trừ biến Hành vi mua TPHC, được đo bằng thang đo Likert 7 khoảng cách (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 7: hoàn toàn đồng ý). - Thang đo quan tâm tới môi trường (Môi trường): Gồm 4 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Yadav và Pathak (2016), Smith và Paladino (2010), Chen (2009). 100
  5. Bảng 4.1: Thang đo sự quan tâm tới môi trường (MT) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK MT 1 Sự cân bằng của tự nhiên rất mong manh và có thể dễ Yadav và Pathak dàng bị xáo trộn. (2016), Smith và Paladino (2010), MT 2 Con người đang lạm dụng môi trường một cách nghiêm Chen (2009). trọng MT 3 Nếu muốn tồn tại con người phải duy trì sự cân bằng với tự nhiên MT 4 Sự can thiệp của con người vào thiên nhiên thường gây ra hậu quả tai hại. - Thang đo quan tâm về an toàn thực phẩm (An toàn): Gồm 3 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Michaelidou và Hassan (2008), Wilcock và cộng sự (2004). Bảng 4.2: Thang đo sự quan tâm về an toàn thực phẩm (AT) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK AT 1 Ngày nay hầu hết thực phẩm đều chứa hóa chất. Michaelidou và Hassan (2008), AT 2 Tôi rất quan tâm về hàm lượng thuốc kháng sinh, phụ Wilcock và cộng gia nhân tạo và chất bảo quản trong thực phẩm. sự (2004). AT 3 Chất lượng và độ an toàn của thực phẩm hiện nay khiến tôi quan ngại. - Thang đo ý thức về sức khoẻ (Sức khỏe): Gồm 3 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Tarkiainen và Sundqvist (2005), Aertsens và cộng sự (2009), Yadav và Pathak (2016). 101
  6. Bảng 4.3: Thang đo ý thức về sức khoẻ (SK) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK SK1 Tôi lựa chọn thực phẩm một cách kỹ lưỡng để đảm bảo Tarkiainen và sức khỏe. Sundqvist (2005), Aertsens và cộng SK 2 Tôi nghĩ rằng mình là một người tiêu dùng có ý thức về sự (2009), Yadav sức khỏe. và Pathak (2016). SK 3 Tôi thường suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình. - Thang đo kiến thức về TPHC (Kiến thức): gồm 4 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Aertsens và cộng sự (2009), De Magistris và Gracia (2008). Bảng 4.4: Thang đo kiến thức về TPHC (KT) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK KT 1 Tôi có nhiều kiến thức về TPHC hơn so với một người Aertsens và cộng bình thường. sự (2009), De Magistris và KT 2 Tôi biết cách đánh giá chất lượng TPHC. Gracia (2008). KT 3 Tôi hiểu rõ lợi ích về mặt môi trường của TPHC. KT 4 Những người biết tôi cho rằng tôi là một chuyên gia về TPHC. - Thang đo thực hành marketing xanh: Hoạt động marketing dưới góc độ môi trường được gọi là "marketing xanh", "marketing vì môi trường" bao gồm các hoạt động marketing nhằm cố gắng giảm các tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường và hệ thống sản xuất hiện có, thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ ít gây hại hơn. Trong nghiên cứu này, thực hành marketing xanh đề cập tới việc tạo dựng bối cảnh mua sắm thân thiện môi trường, quảng bá việc tiêu thụ TPHC thông qua các công cụ xúc tiến tại điểm bán bao gồm tờ rơi, cung cấp đa dạng các chủng loại TPHC (Mohd 102
  7. Suki, 2018). Thang đo gồm 4 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Aertsens và cộng sự (2009), De Magistris và Gracia (2008). Bảng 4.5: Thang đo thực hành marketing xanh (NT) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK NT 1 Cửa hàng có cung cấp tờ rơi/giới thiệu về TPHC. Aertsens và cộng sự (2009), De NT 2 Cửa hàng bán sản phẩm có gắn nhãn TPHC. Magistris và Gracia (2008). NT 3 Trong cửa hàng, có một khu vực riêng bán TPHC. NT 4 Cửa hàng đẩy mạnh việc bày bán các thương hiệuTPHC - Thang đo rào cản giá TPHC: Nghiên cứu của Verhoef (2005) cho rằng giá thành cao của TPHC ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị cảm nhận của người tiêu dùng (tức là chi phí so với lợi ích) của sản phẩm đó, đây là nguyên nhân dẫn tới quyết định không mua loại sản phẩm này. Thang đo gồm 3 biến quan sát được tham khảo nghiên cứu của Tanner và Kast, (2003); Verhoef, (2005). Bảng 4.6: Thang đo rào cản giá TPHC (GIA) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK GIA 1 Các sản phẩm TPHC vẫn còn quá đắt. Tanner và Kast, (2003); Verhoef, GIA 2 Mức giá cao của TPHC là rào cản cho khách hàng. (2005). GIA 3 Mọi người nên mua các sản phẩm TPHC cho dù chúng đắt hơn sản phẩm thông thường. - Thang đo sự nghi ngờ đối với nhãn TPHC (Nhãn HC): Nghiên cứu của Tsakiridou và cộng sự (2006) chỉ ra rằng sự khác biệt giữa thực phẩm hữu cơ và vô cơ phụ thuộc vào độ tin cậy của nhãn hữu cơ. Thang đo rào cản sự nghi ngờ về nhãn hữu cơ của sản phẩm gồm 3 biến quan sát như sau: 103
  8. Bảng 4.7: Thang đo rào cản nghi ngờ về nhãn TPHC (NHC) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK NHC 1 Tôi không thể phân biệt được TPHC và thực phẩm thông Tsakiridou và thường bán trong cửa hàng. cộng sự, 2006; Krystallis và cộng NHC 2 Tôi cảm thấy không chắc chắn nhãn TPHC nào là đáng sự, 2006 tin cậy và nhãn nào là không đáng tin. NHC 3 Các nhãn TPHC hữu cơ nhìn chung thiếu sự tin cậy. NHC 4 Tôi không tin nhãn hữu cơ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Thang đo thái độ đối với mua TPHC: Thái độ đối với sản phẩm phản ánh mức độ nhận thức về sự yêu thích của người đó đến với sản phẩm đó (Juhl và Poulsen, 2000; Verbeke và Vackier, 2003). Theo Nguyễn Anh Thư (2018), thái độ với sản phẩm được hiểu như là một động lực để giải thích ý định tiêu dùng liên quan đến một loại kích thích kinh tế. Thang đo gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ các nghiên cứu của Magnusson và cộng sự (2001), Aertsens và cộng sự (2009). Bảng 4.8: Thang đo thái độ đối với mua TPHC (TĐ) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK TĐ 1 Mua TPHC thay vì thực phẩm thông thường đem lại Magnusson và nhiều lợi ích. cộng sự (2001), Aertsens và cộng TĐ 2 Mua TPHC thay vì thực phẩm thông thường là một sự sự (2009). lựa chọn khôn ngoan. TĐ 3 Mua TPHC thay vì thực phẩm thông thường làm cho tôi cảm thấy tốt hơn. TĐ 4 Mua TPHC thay vì thực phẩm thông thường làm cho tôi cảm thấy hài lòng. - Thang đo hành vi mua TPHC: Biến hành vi mua TPHC được đo lường bởi tần suất mua TPHC. 104
  9. Bảng 4.9: Thang đo hành vi mua TPHC (HVM) Ký hiệu Nội dung Nguồn TK HVM Tần suất mua TPHC trong 10 lần bạn mua thực phẩm Dean và cộng gần đây nhất sự, (2012) 4.3. Nghiên cứu chính thức 4.3.1. Chọn mẫu Tập mẫu tổng thể trong nghiên cứu này là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã mua sản phẩm TPHC trong vòng 1 tháng qua. Do không tồn tại một khung mẫu (sampling frame) gồm tất cả người tiêu dùng TPHC, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để tiếp cận các đối tượng nghiên cứu, tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, việc chọn lựa địa bàn nghiên cứu này là phù hợp vì người tiêu dùng ở đây lựa chọn TPHC thường có nhận thức về môi trường, sức khỏe, an toàn thực phẩm và sẵn lòng chấp nhận mức giá cao của TPHC (Hughner và cộng sự, 2007). Các siêu thị và cửa hàng thực phẩm là các đại lý phân phối chính thực thịt hữu cơ tại hai thành phố này. Kích thước mẫu nghiên cứu được lựa chọn cần đảm bảo tính tin cậy cho các kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu như phân tích nhân tố, phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính. Hiện tại có rất nhiều quan điểm không thực sự thống nhất về kích cỡ mẫu phù hợp để đại diện cho tổng thể. Theo cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (15 để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factory Analysis) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Do vậy, kích cỡ tối thiểu gấp 5 lần biến quan sát (n = 5*m) (Hair và cộng sự 2010). Trong khi đó đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức n = 50 + 8xp trong đó p là số nhân tố tiềm ẩn (Tabachnick và Fidell, 2006). Ngoài ra, quy tắc lấy số quan sát có thể được dựa theo sai số biến dựa trên tổng thể nghiên cứu (Suanders và cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu này, có tất cả 26 biến 105
  10. quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu cần là 26 x 5 = 130 quan sát. Trong nghiên cứu này kích cỡ mẫu dự kiến là 1000 (mỗi thành phố 500) để đảm bảo khoảng tin cậy 95% với giới hạn sai số 5%. Điều tra viên sẽ tiếp cận người tiêu dùng tại các cửa hàng bán TPHC (được sự đồng ý của chủ cửa hàng). Điều tra viên sử dụng 2 câu hỏi sàng lọc (độ tuổi, lịch sử mua sắm) để lựa chọn người tiêu dùng đáp ứng tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu. Người tiêu dùng đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu được đảm bảo rằng các thông tin cá nhân của họ sẽ được bảo mật. Người tiêu dùng được khuyến khích trả lời câu hỏi ngay tại các cửa hàng với sự trợ giúp của các điều tra viên. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể lựa chọn tự mình hoàn thiện phiếu điều tra và gửi lại cửa hàng tại lần mua tiếp theo. Quá trình khảo sát diễn ra trong 3 tháng, thu hồi được 1056 phiếu khảo sát. Những phiếu này được kiểm tra thông tin thiếu sót, những điểm bất thường và phân phối chuẩn. Có 45 phiếu bị loại (vì không đủ thông tin, điền thông tin không đảm bảo khách quan), kích thước mẫu cuối cùng gồm 1011 phiếu đảm bảo yêu cầu và tiếp tục được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo. 4.3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu được tổng hợp trong bảng 4.10 dưới đây. Bảng 4.10: Thông tin về mẫu nghiên cứu Đặc điểm Chi tiết Tỷ lệ (%) Vùng TP. Hà Nội 45,9 TP. Hồ Chí Minh 54,1 Giới tính Nữ 52,3 Nam 47,7 106
  11. Đặc điểm Chi tiết Tỷ lệ (%) Độ tuổi 18 - 29 30,0 30 - 39 24,6 40 - 49 22,1 50 - 59 14,4 Trên 60 8,9 Tình trạng Độc thân 28,9 hôn nhân Đã kết hôn 60,9 Ly hôn/Ly thân 10,2 Trình độ Tốt nghiệp PTTH 41,6 học vấn Cao đẳng/Đại học 35,8 Sau đại học 22,6 Thu nhập Dưới 10.000.000 VNĐ 29,3 hộ gia đình hàng tháng 10.000.001 - 20.000.000 VNĐ 39,0 20.000.001 - 30.000.000 VNĐ 13,6 30.000.001 - 40.000.00VNĐ 7,5 40.000.001 - 50.000.001 VNĐ 7,1 Trên 50.000.000 VNĐ 3,5 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Ở Việt Nam, phụ nữ vẫn là đối tượng mua sắm chính, đặc biệt là đối với mặt hàng thực phẩm trong gia đình (nữ chiếm gần 60%). Nhóm đối tượng nghiên cứu là những người từ 18 tuổi trở lên và các phân loại các nhóm tuổi khá tương đồng với xếp loại tuổi bởi Thống kê dân số và gia 107
  12. đình Việt Nam (2018). Gần 32% mẫu khảo sát có thu nhập ở mức cao từ 20-30 triệu/tháng. Có tới trên 60% người trả lời đã có gia đình và mua thực phẩm cho gia đình. Nhìn chung tập mẫu nghiên cứu có tính đại diện và phù hợp với yêu cầu của thiết kế nghiên cứu. 108
  13. Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM 5.1. Bối cảnh nghiên cứu 5.1.1. Ngành thực phẩm Việt Nam Công nghiệp thực phẩm là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam, sự phát triển của ngành gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành chế biến sử dụng nguyên liệu nông nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành thực phẩm sản xuất ra các sản phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm tinh bột, thủy sản… nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là sản phẩm trực tiếp. Bên cạnh đó ngành này cũng gồm: các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống. Phân loại ngành thực phẩm chủ yếu dựa vào nguồn gốc của sản phẩm được chế biên bao gồm 8 nhóm phân ngành chính như sau: - Chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; - Chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản; - Chế biến và bảo quản rau quả; - Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật; - Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; 109
  14. - Xay xát và sản xuất bột; - Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột; - Sản xuất thực phẩm khác (bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng). Bảng dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng thực phẩm, trong đó gạo và thịt chiếm tỷ trọng cao nhất. Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, cao nhất thuộc về rau quả chế biến các loại với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%, tiếp theo là mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt với 11,5%, ngoài ra còn có các sản phẩm dầu ăn (10,75%) và sữa (10,5%). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng cũng như doanh thu các mặt hàng thực phẩm đều có xu hướng ổn định trong thời gian qua. Bảng 5.1: Tăng trưởng một số mặt hàng thực phẩm Sản phẩm 2015 2016 2017 Gạo, ngũ cốc, bánh mì (Tỷ đồng) 153.547 167.044 184.405 Tăng trưởng DT (%) 11 9 10 Thịt và các sản phẩm từ thịt (Tỷ đồng) 93.937 101.255 110.653 Tăng trưởng DT (%) 9 8 9 Thủy hải sản (Tỷ đồng) 41.152 45.064 50.100 Tăng trưởng DT (%) 11 10 11 Sản phẩm sữa (Tỷ đồng) 7.046 7.683 8.503 Tăng trưởng DT (%) 11 9 11 Dầu ăn (Tỷ đồng) 12.459 13.583 15.029 Tăng trưởng DT (%) 11 9 11 Chế biến hoa quả (Tỷ đồng) 23.290 25.455 28.242 Tăng trưởngDT (%) 11 9 11 Rau tươi (Tỷ đồng) 21.075 22.974 25.415 Tăng trưởng DT (%) 11 9 11 Nguồn: Euromonitor, 2018 110
  15. Cùng với sự cải thiện về thu nhập và mức sống, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu do đó mà tốc độ tiêu dùng sản phẩm luôn có xu hướng tăng trưởng mạnh, ổn định từ 9-10%/năm trong giai đoạn vừa qua. Bảng 5.2: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tiêu thụ thực phẩm (Tỷ VNĐ) 501.310 548.052 603.125 Tiêu thụ bình quân đầu người (triệu VNĐ) 5,47 5,93 6,46 Tăng trưởng tiêu thụ thực phẩm (%) 9,04 9,32 10,05 Nguồn: Euromonitor, 2018 5.1.2. Thị trường thịt và rau quả Tình hình tiêu thụ thịt ở Việt Nam đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ cũng như gia tăng dân số lên tới trên 4,5 triệu tấn vào năm 2019. Như đã đề cập trước đó, sản lượng thịt, mặc dù tăng trưởng ổn định của nó trong vài năm trở lại đây, đã không bắt kịp với nhu cầu tiêu thụ. Hình 5.1 cho thấy rằng trong khi việc sản xuất thịt lợn trong nước là tương đối đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, có một sự thiếu hụt đáng kể trong việc cung cấp thịt bò và thịt gà. Hình 5.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt tại Việt Nam Nguồn: MPI, 2020 111
  16. Thịt lợn từ lâu đã là thịt truyền thống tiêu thụ tại Việt Nam và là một bộ phận không thể thiếu của chế độ ăn uống hàng ngày của người tiêu dùng. Trong năm 2015, tiêu thụ thịt lợn tiếp tục được thịt chi phối tiêu thụ, chiếm 68% tổng mức tiêu thụ và gia tăng với một tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3%. Thịt gia cầm, thịt phổ biến thứ hai, cũng cho thấy một sự gia tăng ổn định trong tiêu thụ với tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ 5%. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bò dao động khoảng 3-4%, trong đó cũng tương quan với sản lượng tăng trưởng sản xuất của nó. Đơn vị: 1000 tấn Hình 5.2: Tiêu thụ thịt các loại ở Việt Nam Nguồn: MPI, 2020 Bình quân đầu người tiêu thụ thịt ở Việt Nam có thể được coi là tương đối thấp. Trong năm 2015, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 33,2 kg, một phần ba số tiêu thụ tại Mỹ (107 kg) và một nửa số tiêu thụ của EU (76 kg). So với Trung Quốc, nơi mà thói quen của người tiêu dùng cũng tương tự như ở Việt Nam, tiêu thụ cũng thấp hơn (56,4 kg). Trong khu vực ASEAN, tiêu thụ thịt của Việt Nam là ngang bằng với Thái Lan nhưng cao hơn so với Philippines (27 kg) và Indonesia (11 kg). Lý do cơ bản cho sự khác biệt dường như là thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp ở 112
  17. Việt Nam với sự gia tăng thu nhập hộ gia đình tiêu thụ lớn hơn thịt và thực phẩm nguồn gốc động vật khác được mong đợi. 5.1.3. Nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ Việt Nam Trong giai đoạn vừa qua, sự chú ý đến NNHC ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển, khi vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường đặc biệt được chú trọng. Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ FiBL (Research Institute of Organic Agriculture FiBL) và IFOAM đã công bố tài liệu “The world of organic agriculture: Statistics and Emerging Trends 2016” dựa trên kết quả khảo sát từ 172 quốc gia, tính đến cuối năm 2014, đã cho thấy xu hướng phát triển của nền NNHC toàn cầu với một số nội dung đáng chú ý. Diện tích đất NNHC toàn cầu luôn có xu hướng tăng trong những năm qua, năm 2014 đạt 43,7 triệu ha, chiếm 0,99% đất nông nghiệp. Qua 10 năm (2004-2014), diện tích đất NNHC tăng 146%. Số lượng tổ chức khai thác NNHC năm 2017 trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên gần 118.000, trong đó 40% các trang trại hữu cơ tập trung ở châu Á và 28% ở châu Phi. Hình 5.3: Diện tích NNHC trên thế giới Nguồn: FiBL-IFOAM, 2016 113
  18. NNHC ở các châu lục có xu hướng tăng. Nhiều nước ở Châu Đại Dương, châu Âu, Mỹ La-tinh đã khuyến khích nông dân canh tác NNHC, đây là những khu vực có nhiều diện tích đất NNHC, lần lượt là: 17,3 triệu ha,11,6 triệu ha và 6,8 triệu ha. Diện tích NNHC ở châu Âu phát triển đều qua các năm, châu Đại Dương tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2014, chiếm đến 37,9% diện tích đất NNHC thế giới. Hình 5.4: Phát triển diện tích NNHC theo khu vực Nguồn: FiBL-IFOAM, 2016 Năm 2017, 51% diện tích hữu cơ tập trung ở châu Đại Dương và 21% ở châu Âu. Australia là quốc gia chiếm đến gần một nửa diện tích NNHC. Phân bổ diện tích hữu cơ được thể hiện trong bảng 5.3. 114
  19. Bảng 5.3: Phân bổ diện tích hữu cơ trên thế giới năm 2017 Châu Đại Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu dương Diện tích canh tác hữu cơ (Triệu 2,1 11,2 6,1 14,6 35,9 Diện ha) tích hữu cơ Quốc gia Mỹ, Trung Tây Ban có diện tích Tunisie Australia Argentina Quốc Nha hữu cơ lớn nhất Số trang trại 814.808 454.596 1.143.152 403.208 26.750 Trang hữu cơ trại Quốc gia có số hữu cơ trang trại hữu cơ Ouganda Mỹ, Ấn Độ Thổ Nhĩ Australia Mehico Kỳ lớn nhất Ngũ cốc, Café, rau quả, Ngũ cốc, Ngũ cốc, olive, Dừa, trái Các sản phẩm hữu cơ Café, rau quả, rau quả, cacao, cây, cafe cacao, trái coton, dừa nho coton cây Nguồn: FiBL-IFOAM, 2019 Thị trường TPHC thế giới đã tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm trở lại đây với doanh số 92,8 tỷ euro năm 2017 và 100,6 tỷ euro năm 2018. Gần 9/10 lượng tiêu thụ TPHC tập trung ở Mỹ và châu Âu. Sản xuất NNHC theo khái niệm của IFOAM chỉ mới bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam vào những năm 1990 với một vài sáng kiến chủ yếu khai thác các sản phẩm tự nhiên như các loại gia vị và tinh dầu thực vật nhằm mục đích xuất khẩu (Simmons, Scott, 2008). Theo số liệu công bố của IFOAM (2012) năm 2010 Việt Nam chỉ có 19.272 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận, tương đương 0,19% diện tích canh tác, cộng với 11.650 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ và 2.565 rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Đến 2015, Việt Nam đã được IFOAM công nhận là nước có sản xuất NNHC. Theo số liệu thống 115
  20. kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam là 76.666 ha NNHC, tương đương 0,7% diện tích đất nông nghiệp, với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm NNHC chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu,... Hình 5.5: Tăng trưởng tiêu thụ TPHC trên thế giới (Tỷ euro) Nguồn: Agende BIO Tại Việt Nam, dưới sự tài trợ của ADDA trong dự án nông nghiệp hữu cơ và sự hỗ trợ của IFOAM, hệ thống PGS đã được xây dựng và triển khai thành công với sự tham gia đảm bảo của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm: người sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước địa phương, người tiêu dùng. Một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới đang có mặt tại Việt Nam gồm: chứng nhận tiêu chuẩn Mỹ - USDA, tiêu chuẩn châu Âu - EU, tiêu chuẩn Nhật Bản - JAS, tiêu chuẩn Úc - ACO, tiêu chuẩn Pháp - ECOCERT, tiêu chuẩn châu Âu - EU BIO, tiêu chuẩn Anh - Soil Association, chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Canada,… Khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư vào NNHC - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt Nam. Trên thực tế, tiêu thụ TPHC đã trở thành một xu hướng mới ở Việt 116
nguon tai.lieu . vn