Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (2012 – 2016) Huỳnh Lê Trúc Phương - 1411597 Trần Nguyên Quốc Tuấn - 1411660 Lê Văn Trí - 1411635 Lớp QTK38, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thanh khoản và rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động và sự an toàn của bất kỳ ngân hàng thương mại nào trên thế giới cũng vì vậy mà một trong những nhiệm vụ quan trong mà nhà quản lý phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dưới chuẩn của Mỹ năm 2007 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh khoản của các ngân hàng, vấn đề này phần lớn đã bị bỏ qua trong quá khứ. Sau cuộc khủng hoảng nói trên, đa số các ngân hàng thương mại trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản và coi nó là vấn đề sống còn của ngân hàng. Nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh khoản, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Với những lý do trên, em nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là cần thiết nên chọn đề tài: “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2016)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố tác động lên tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giúp cho các nhà quản lý trong ngân hàng, chính phủ và ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra những chính sách quản lý hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu nội tại và biến vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong đó biến nội tại bao gồm Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ lợi nhuận (ROE), Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn (LDR), Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR). Các biến vĩ mô được sử dụng trong bài nghiên cứu là Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (IR) và cuối cùng là Lãi suất cơ bản của NHNN (BIR). Phạm vi nghiên cứu: mẫu nghiên cứu gồm 27 ngân hàng thương mại Việt Nam với tổng cộng 135 quan sát từ năm 2012 đến hết năm 2016. 205
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012– 2016. Dữ liệu được lấy trên trang web của các công ty chứng khoán cũng như của chính các ngân hàng đó. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” thì phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng. Trên cơ sở dựa vào các nghiên cứu trước đây, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những nhân tố được đưa vào mô hình dựa trên những nghiên cứu trước đây, tác giả đã dự kiến đưa thêm một số nhân tố khác vào mô hình như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cơ bản của NHNN. Đồng thời, nghiên cứu chỉ sử dụng một mô hình hồi quy, mỗi mô hình chạy hai hiệu ứng Fixed Effect và Random Effect với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và kiểm định Breusch-Pagan LM test, kiểm định Hausman-test để kiểm định mô hình nào là phù hợp. Trong bài nghiên cứu này, mô hình với hiệu ứng Fixed Effect được chọn là mô hình phù hợp và tác giả đã chứng minh được mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tính thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, có mối tương quan dương giữa lỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cơ bản của NHNN với tính thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn này. 2.2. Xây dụng mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được đưa ra như sau: Trong đó: Biến phụ thuộc: LIQit: Khả năng thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). Biến độc lập: CAPit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); ROEit: Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); SIZEit: Quy mô ngân hàng (i) tại thời điểm (t); LDRit: Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); NPLit: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); LLRit: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng (i) tại thời điểm (t); GDPit: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) tại thời điểm (t); IRit: Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t); BIRit: Lãi suất cơ bản của NHNN thời điểm (t) 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau: GT 1: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng thanh khoản. 206
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 GT 2: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lợi nhuận và khả năng thanh khoản GT 3: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản. GT 4: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn và khả năng thanh khoản. GT 5: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản. GT 6: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro và khả năng thanh khoản. GT 7: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh khoản. GT 8: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản. GT 9: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất cơ bản và khả năng thanh khoản. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên mô hình nghiên cứu trên tác giả tiến hành hồi quy mô hình với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và với hai hiệu ứng tác động cố định Fixed Effcet và tác động ngẫu nhiên Random Effect. OLS FEM REM Biến Kỳ vọng dấu Hệ số hồi quy t Hệ số hồi quy t Hệ số hồi quy t Giao điểm 0.04090086 1.87 0.24864419 4.93 -0.00702091 -0.29 CAP + -0.69807144 -14.75 -0.64638 -23.32 -0.59380465 -23.74 ROE + 0.00002694 0.28 -4.285E-05 -0.35 -0.00010366 -0.78 SIZE + 0.00180408 2.19 -0.013133 -4.41 0.00319759 2.69 LDR - 0.8940771 139.84 0.88900273 179.8 0.89064127 174.21 NPL - 0.00462565 0.53 0.00647185 0.68 0.00383999 0.33 LLR - -0.00069474 -0.72 -0.0016553 -2.33 -0.00108733 -1.37 GDP - -0.00125672 -0.6 0.01209341 5.76 0.00214167 1.13 IR + -0.00035447 -0.68 0.00191533 4.23 0.00022884 0.49 BIR - 0.07884518 1.01 -0.1491496 -2.47 0.00367357 0.05 N 135 135 135 F 4401.9517 4100.6134 35448.38 2 R 0.99748305 0.99732465 0.9962 p 0.0000 0.0000 0.0000 207
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Sau khi hồi quy mô hình với với ba hiệu ứng trên, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breuch-Pagan và kiểm định Hausman để chọn môi hình phù hợp. Kết quả cho thấy mô hình chạy với với hiệu ứng Fixed Effect là mô hình phù hợp trong nghiên cứu này. Tiếp đến, nhóm thực hiện kiểm định giả thuyết và kết quả cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tính thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, có mối tương quan dương giữa lỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cơ bản của NHNN với tính thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn này. Kiến nghị: Trước hết, NHNN cần kiểm soát lạm phát nhưng phải từ từ, dần dần từng bước một, vừa chống lạm phát vừa chống khủng hoảng bên cạnh đó NHNN cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giữa vững tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn kiểm soát tốt mọi tí hiệu của thị trường, giúp nền kinh tế ổn định. Tiếp đến, NHNN cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng, đẩy mạnh thị trường phái sinh. Đồng thời, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn đồng thời cần xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh thông tin tiền tệ ngân hàng như hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro, khủng hoảng. Đối với các NHTM thì các ngân hàng cần cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trình tính đa dạng hóa của các nguồn vốn. Bộ phận nguồn vốn hoặc bộ phận cụ thể khác trong ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi lựa chọn các nguồn vốn khác nhau, thực hiện phát hành các giấy tờ có giá, duy trì một tỷ lệ dự trữ tín dụng đủ để bảo đảm duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với nợ xấu. Tiếp đến cần hoàn thiện các quy định liên quan dến huy động và cho vay, đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm tiền tệ phái sinh để hạn chế rủi ro khi thị trường tiền tệ, nền kinh tế biến động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation and the macroeconomy. Proof of share, bank liquidity from a panel the bank's UK-resident. Bank of England working paper 2. Bonfim, D., & Kim, M. (2009). Liquidity risk in banking: is there herding? European Banking Center Discussion, 24, 1-31. 3. Bonfim, D., & Kim, M. (2012). Bonfim, D., & Kim, M. (2012). Liquidity risk in banking: is there herding? International Economic Journal, 22, 361-386. 4. Bunda, & Desquilbet. (2003). The bank liquidity smile across exchange rate regimes. International Economic Journal, 22, 361-386 5. Duttweiler, R. (2011). Quản Lý Thanh Khoản Trong Ngân Hàng Phương Pháp Tiếp Cận Từ Trên Xuống. Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM. 208
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 6. Lucchetta, M. (2007). What do data say about monetary policy, bank liquidity and bank risk taking? Economic Notes Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, 36, 189-281. 7. Praet, P., & Herzberg, V. (2008). Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and the role of disclosure, Banque de France Financial Stability Review, p. 222. 8. Rychtárik, Š. (2009). Liquidity Scenario Analysis in the Luxembourg Banking Sector. . BanqueCentrale du Luxembourg, 89-104. 9. Valla, N., Saes-Escorbiac, B., & (2006). Bank liquidity and financial stability. Banque de France Financial Stability Review, 89-104. 10. Vodova, P. (2011). Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. International Journal of mathematical models and methods in applied sciences, 5. 11. Vũ, T., Hồng., (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 12. Yakok, A. (2006). Liquidity and asset prices. 209
nguon tai.lieu . vn