Xem mẫu

  1. 38 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW - BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TS. Nguyễn Văn Hiếu Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Trong suốt quá trình đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế tư nhân luôn được coi là thành phần kinh tế quan trọng có đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Những chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân luôn được bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, ngày 03/6/2017, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nội dung Nghị quyết thể hiện nhiều quan điểm đột phá của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta, là tổng hợp những bài học kinh nghiệm quý báu của hơn 30 năm đổi mới. Qua 2 năm thực hiện nghị quyết, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển tích cực và thành tựu bước đầu quan trọng. Sự ra đời của Nghị quyết là sự tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân với nhiều điểm đột phá để kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ khóa: động lực quan trọng, kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa RESOLUTION NO.10-NQ / TW- BREAKDOWN OF THE PARTY ON PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT Astract:During the renovation process, our Party has consistently consistent policies to develop a socialist-oriented market economy. In particular, the private economy is always regarded as an important economic component that contributes more and more to the economy and social life. The guidelines and policies of the Party on private economic development are always supplemented and improved. Especially, on June 3, 2017, at the Conference of the 12th, our Party issued Resolution No. 10-NQ / TW "on the development of private economy to become an important driving force of the economy socialist-oriented market economy”. The content of the Resolution shows many breakthrough views of the Party on private economic development, which is the crystallization of the Party and the entire people, is the sum of valuable lessons learned from over 30 years of Renovation. After 2 years of implementing the resolution, the private economy has made positive developments and important initial achievements. The birth of the Resolution is the continuation of the Party's view on private economic development with many breakthroughs for the private economy to really be an important driving force for the development of the economy. Keywords: important driving force, private economy, socialist-oriented market economy
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 39 ĐẶT VẤN ĐỀ N hững thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội to lớn qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước ta có phần đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân. N hững quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Một trong những đột phá trong chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân chính là việc ban hành nghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Hội nghị lần thứ 5 khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt N am. Việc làm rõ những quan điểm đột phá trong N ghị quyết này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng triển khai và hiện thực hóa N ghị quyết để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ khi đổi mới đến trước Hội nghị Trung ương 5 khóa XII Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn có chủ trương nhất quán về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung, hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển đất nước, được thể hiện tập trung trong các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế… Xóa bỏ những thành kiến thiên lệch…” [5, tr.58], trong đó cần thiết “Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa” [5, tr.53]. Ở đây, kinh tế tư nhân đã được chú ý khai thác, tuy nhiên phải bằng những hình thức và bước đi thích hợp, tránh chủ quan nóng vội, “cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn” [5, tr.333]. Tiếp tục tinh thần của Đại hội VI, tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của N hà nước” [1, tr.69], “Kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định” [1, tr.117-118]. N hư vậy, tại Đại hội VII, kinh tế tư nhân đã thực sự được coi là một thành phần kinh tế có tiềm năng phát triển và đóng góp thực sự cho nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng do chính sách kinh tế nhiều thành phần mang lại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế
  3. 40 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh; trong đó nêu rõ “Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh” [2, tr.96]. Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lí để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước” [3, tr.98-99]. Một trong những đột phá trong quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân là việc ban hành N ghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2002). Đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề về kinh tế tư nhân, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. N ghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã đưa ra những đánh giá xác đáng về những đóng góp của kinh tế tư nhân cũng như có chủ trương và giải pháp cụ thể nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lí và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đến Đại hội X, Đảng ta đã có những khẳng định mới về vai trò của kinh tế tư nhân khi coi đây là thành phần không thể thiếu và có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần “Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm” [4, tr.86-87], “Khuyến khích các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu với hình thức công ty cổ phần… Khuyến khích tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế” [4, tr.237]. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa X đã thảo luận và thông qua “Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân”. Đây là một bước chuyển biến lớn trong nhận thực về kinh tế tư nhân và đảng viên làm kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân thực sự đi vào thực tiễn. Đại hội XI và XII của Đảng tiếp tục xác định vị trí, vai trò và chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [6, tr.107-108].
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 41 N hư vậy, đến trước khi ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, chủ trương, quan điểm của Đảng ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế tư nhân là nhất quán, liên tục được bổ sung phù hợp với từng thời kỳ. 2. Những đột phá trong quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân được thể hiện tại Nghị quyết số 10-NQ/TW Để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. N ghị quyết là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta, là tổng hợp những kinh nghiệm, bài học quý báu của hơn 30 năm đổi mới, là sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu về phát triển kinh tế thị trường của nhân loại. N ghị quyết này cũng nói lên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta mong muốn nghị quyết sẽ mang lại những thành tựu có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới. N ghị quyết số 10-N Q/TW đã thể hiện những đột phá trong quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, đột phá trong quan điểm về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân. Đảng ta xác định việc phát triển kinh tế tư nhân là một yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất. Tại N ghị quyết này, Đảng ta đã khẳng định “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ” [7, tr.95]. Đây là lần đầu tiên Đảng ta xác định kinh tế tư nhân có vị trí là “nòng cốt” của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện đột phá mới từ nhận thức đến quan điểm, chủ trương phát triển thành phần kinh tế này. Thứ hai, đột phá trong quan điểm chỉ đạo, định hướng cho phát triển kinh tế tư nhân. Việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng; kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm không phải là quan điểm chỉ đạo mới của Đảng mà đây là quan điểm nhất quán từ trước đến nay. N hưng việc “xóa mọi rào cản, định kiến” đối với kinh tế tư nhân là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong nghị quyết này. N ghị quyết này cũng lần đầu chỉ ra định hướng phát triển kinh tế tư nhân rõ rang, cụ thể hơn, đó là khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Đi đôi với khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, Đảng ta cũng chỉ rõ cần phải hạn chế những mặt tiêu cực trong sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt là phòng chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính. Đây là
  5. 42 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM những cảnh báo hết sức thực tế mà Đảng ta chỉ ra qua quá trình tổng kết thực tiễn sự phát triển của kinh tế tư nhân. Thứ ba, về xác định mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân. Cùng với việc xác định mục tiêu tổng quát, lần đầu tiên N ghị quyết đã xác định những mục tiêu cụ thể của phát triển kinh tế tư nhân như: phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp”; tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân đạt 50% vào năm 2020, 55% vào năm 2025 và 60- 65% vào năm 2030 [Xem 7, tr.95-96]. Thứ tư, về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Với N ghị quyết số 10-N Q/TW, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra một hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp lớn mang tính đồng bộ, tổng thể, từ nhận thức, tư tưởng cho tới các giải pháp cụ thể, trong đó có hơn 30 giải pháp cụ thể để xử lý đồng bộ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân, nhằm phát triển mạnh kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế. Đây cũng là hệ thống những giải pháp đáp ứng được những yêu cầu phát triển của kinh tế tư nhân trong bối cảnh mới nước ta đang tích cực thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp trên, N ghị quyết đã đưa ra hai nhóm giải pháp mang tính đột phá, đó là nhóm giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nhóm giải pháp về hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. N ghị quyết cũng đề ra những giải pháp quan trọng như: khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; có các giải pháp cụ thể đối với từng loại doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực phi chính thức…); nâng cao tính hiệu quả trong hỗ trợ của N hà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, giảm chi phí cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh… 3. Những tác động bước đầu của Nghị quyết N hằm triển khai N ghị quyết số 10-N Q/TW của Đảng, Chính phủ đã ban hành N ghị quyết 98-N Q/CP ngày 03/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện N ghị quyết số 10- N Q/TW. Qua 2 năm với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân đã được ban hành và triển khai theo đúng tinh thần N ghị quyết của Đảng. Theo Chương trình hành động thực hiện N ghị quyết số 10-N Q/TW, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là môi trường
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 43 kinh doanh của Việt N am đã có nhiều cải thiện. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt N am năm 2019 đứng thứ 69/190 quốc gia, tăng 21 bậc so với năm 2016, trong đó xếp hạng của một số chỉ tiêu thành phần tăng khá cao như: thành lập doanh nghiệp (tăng 15 bậc); tiếp cận điện (tăng 81 bậc); bảo vệ nhà đầu tư tối thiểu (tăng 33 bậc); nộp thuế (tăng 37 bậc); thực hiện hợp đồng (tăng 12 bậc) [Xem 8]; chỉ số năng lực cạnh tranh tăng từ vị trí 56/140 nền kinh tế năm 2015 lên vị trí 55/137 nền kinh tế năm 2017; chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 năm 2018 (theo cách đánh giá mới) của Việt N am giảm 4 bậc từ vị trí 74 xuống vị trí 77 nhưng điểm tuyệt đối được cải thiện 0,2 điểm với 4/12 trụ cột tăng điểm [Xem 9]. Bản Báo cáo về phát triển kinh tế tư nhân Việt N am sau hai năm thực hiện N ghị quyết 10-N Q/TW của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII được trình bày tại diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì đã cho biết về khối lượng công việc khổng lồ và sự nỗ lực to lớn của hệ thống chính trị trong hai năm qua để thực hiện mục tiêu mang đến sự bứt phá toàn diện cho khu vực kinh tế tư nhân, chấm dứt thời kỳ phân biệt đối xử với thành phần kinh tế này. Môi trường kinh doanh đã được cải thiện, cơ chế chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, đề án khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia rộng rãi vào thị trường mua sắm công, cung cấp dịch vụ công, nâng cao tính công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng đã được xây dựng. N gày 04/5/2018 Chính phủ đã ban hành N ghị định số 63/2018/N Đ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng… Chính phủ cũng đã mở rộng các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng kinh tế tư nhân liên quan đến thị trường đất đai, bất động sản, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh. Chính phủ và các cơ quan liên quan đã có những quy định, chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính của kinh tế tư nhân và đã có những kết quả tích cực. Với những chủ trương và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, vai trò và đóng góp của kinh tế tư nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng lớn. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, một điểm rất tích cực trong hai năm qua là tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực như xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp ô tô, vận tải hàng không, tài chính, ngân hàng…góp phần không nhỏ trong phát triển thương hiệu quốc gia Việt N am trong những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động; hiện có hơn 3000 công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành công. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên. Thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, trên 15%/năm, cao khoảng gấp 2 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài [Xem 8].
  7. 44 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 4. Một số nhận xét, đánh giá Một là, tinh thần của N ghị quyết số 10-N Q/TW tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII là nhất quán với chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ khi đổi mới, nhưng đã ở mức phát triển với nhiều đột phá mới. Điều này cũng thể hiện sự nhất quán về tư tưởng và nhận thức của Đảng trong suốt quá trình đổi mới nhằm giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thứ hai, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng, kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự khẳng định thể hiện nhận thức đúng quy luật phát triển kinh tế của Đảng ta. Từ đó, kinh tế tư nhân được trả lại vị trí, vai trò vốn có của nó, và trở thành tiền đề quan trọng để khơi dậy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ ba, để định hướng cho kinh tế tư nhân phát triển, N ghị quyết đã đưa ra một hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó có những nhóm giải pháp đột phá để kinh tế tư nhận thực sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế. N hư vậy, N ghị quyết số 10-N Q/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là một nghị quyết thể hiện đầy đủ và hoàn chỉnh nhất quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp cho phát triển kinh tế tư nhân. N ội dung N ghị quyết thể hiện nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân là phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. N ghị quyết thể hiện sự nhất quán về quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay, nhưng đồng thời cũng có những đột phá mới để thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển, để kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng, là một trong những “nòng cốt” của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, N xb Sự thật, Hà N ội. 2. Đảng Cộng sản Việt N am (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 6. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà N ội. 7. Đảng Cộng sản Việt N am (2017), Văn kiện hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (lưu hành nội bộ), Văn phòng Trung ương Đảng, Hà N ội. 8. Hoa Hiền (2019), Nghị quyết 10-NQ/TW: Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 13/5/2019, từ . 9. Nghị quyết số 10 về kinh tế tư nhân có tác động lớn thế nào?, truy cập ngày 02/5/2019, từ .
nguon tai.lieu . vn