Xem mẫu

  1. Năm tố chất cần thiết của các nhà quản lý tiềm năng Khi doanh nghiệp bước vào quỹ đạo phát triển, giới chủ thường không muốn hoặc không thể “ôm đồm” tất cả mọi việc như lúc đầu mới khởi nghiệp. Đ ây cũng là thời điểm thích hợp để họ “săn lùng” những “gương mặt sáng” có khả năng điều hành, quản lý và tác nghiệp tốt để ủy thác công việc. Nhưng làm cách nào để thực hiện việc này tốt nhất? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây của các nhà chuyên môn. Thông thường, giới chủ có khuynh hướng xây dựng đội ngũ quản lý kế cận từ những gương mặt nổi bật trong nội bộ công ty. Thế nhưng không phải nhân viên nào đã làm việc tại công ty lâu năm cũng có đủ năng lực và phẩm chất của một nhà quản lý.
  2. Cũng có không ít nhân viên rất có triển vọng, nhưng họ lại không có khát vọng và hoài bão trở thành nhà quản lý và hiện tại, họ rất hài lòng với công việc mình đang làm. Bên cạnh đó, có không ít người không có bất kỳ tố chất nào của một nhà quản lý, nhưng lại có nhiều tham vọng và rất tự tin vào khả năng của mình. Các nhà chuyên môn cho rằng, ứng viên sáng giá cho những vị trí quản lý cần phải hội đủ những tố chất sau đây:
  3. 1. Am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Trước tiên, ứng viên tiềm năng cho những vị trí quản lý của doanh nghiệp là người phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm và kiến thức mà họ có đối với doanh nghiệp là một nguồn vốn quý giá. 2. Có uy tín: Chỉ mỗi sếp phát hiện ra tiềm năng của ứng viên thôi là chưa đủ. Ứng viên cũng phải là một “gương mặt sáng” trong mắt các đồng nghiệp của mình, những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên phải được các động nghiệp thừa nhận và đánh giá cao.
  4. 3. Có hoài bão: Các ứng viên có tiềm năng phải là những người luôn vươn tới mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình. Họ phải là người dám nghĩ, dám làm, dám nhận trách nhiệm và không ngừng phần đấu để đi đến thành công. 4. Có kỹ năng làm việc nhóm: Mục tiêu và tham vọng cá nhân là những tố chất quan trọng của một nhà quản lý. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bỏ qua tin thần đồng đội. Thường thì những nhà quản lý thực thụ phải là những người biết cách thu phục nhân tâm và biết phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp và cộng sự trong công việc. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng "giữ hòa khí" với những người thuộc nhóm “thân tín” với sếp.
  5. 5. Dám mạo hiểm: Ứ ng viên cho các vị trí quản lý của doanh nghiệp phải ý thực được rằng, họ đến doanh nghiệp là đ ể làm việc chứ không phải để đứng dưới “bóng râm” của sếp. Họ cần có đủ tỉnh táo để không bị những báo cáo nghiên cứu thị trường hay các bản phân tích chi phí – lợi nhuận mê hoặc. Hay nói cách khác là họ phải dám mạo hiểm, dám đưa ra những quyết định táo bạo và dám chấp nhận rủi ro vì trên thực tế không bao giờ những bản báo cáo hay phân tích nói trên chứa đựng đầy đủ những thông tin mà họ cần.
nguon tai.lieu . vn