Xem mẫu

  1. Mức lương khởi điểm: lựa chọn không hề dễ dàng Tìm hiểu về công ty tuyển dụng Trước khi tham gia phỏng vấn, ngoài việc tìm hiểu về việc kinh doanh cũng như văn hóa công ty. Một vấn đề quan trọng nữa là chế độ lương thưởng. Thông thường trên thông tin tuyển dụng thường ghi lương thỏa thuận, nhưng thực sự mỗi công ty đều có chính sách lương nhất định cho một vị trí nào đó. Để chắc rằng bạn không bị “hố”, hãy tìm hiểu về mức lương của công ty thông qua các “tay trong” quen biết. Hãy tính toán và cân nhắc mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận với công việc này và thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng. Điều này tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Lương thỏa thuận Nên để buổi phỏng vấn để bày tỏ mong muốn rõ ràng về mức lương bạn kỳ vọng. Vì khi đó, bạn có thể cho thấy rõ ràng năng lực của bạn và dễ thuyết phục nhà tuyển dụng với mức lương thích hợp. “Đừng nên trình bày cụ thể mức lương trên CV mà nên để trống hoặc ghi lương thỏa thuận”, đây là kinh nghiệm của Minh Vương (22t, sinh viên ĐH NT). Bạn hãy để người xem muốn đọc tiếp thông tin trên CV của bạn để họ còn cân nhắc, đừng để họ thấy mức lương ghi quá cao rồi không muốn xem nữa. Hoặc bạn tự trói m ình với mức lương thấp hơn mà họ đã dành cho vị trí đó. Hiểu được giá trị của bạn
  2. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi đi phỏng vấn. Xác định được giá trị của mình và nhất là hiểu rõ được giá trị đó có thể phục vụ gì cho công việc mà bạn ứng tuyển. Lan Anh (23t, tpCM) chia sẻ: “Có một câu hỏi mà bất kì cuộc phỏng vấn nào cũng hỏi là điểm mạnh, điểm yếu. Tuy là câu hỏi quá đơn giản và dễ đoán nhưng nó có khả năng bộc lộ việc bạn có thể xác định được giá trị bản thân hay không. Và chính yếu tố này cũng góp phần vào quá trình đàm phán lương khởi điểm.” Hãy (giả vờ) để công ty chủ động trong vấn đề thỏa thuận lương Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến mức lương trong quá trình phỏng vấn. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, nếu nhà tuyển dụng “lỡ quên” thì bạn nên “nhá” cho họ biết về việc đàm phán lương khởi điểm với thái độ ôn hòa, nhã nhặn, không được quá nghiêm. Còn nếu họ vẫn tiếp tục vòng vo và né tránh, bạn có quyền “say goodbye” với công ty này. “Thường thì người phỏng vấn sẽ hỏi mình mức lương k ỳ vọng. Bạn đừng nên đưa ra con số nào cả mà hãy đẩy nó về phía nhà tuyển dụng để họ nói ra mức lương offer trước. Vì mỗi công ty đều có một chính sách riêng cho nhân viên mới. Trừ khi bạn là trường hợp siêu việt đặc biệt cần cân nhắc thì hãy mạnh miệng 'hét lương', còn không cứ để nhà tuyển dụng bắn phát súng đầu tiên để biết đường ‘liệu cơm gắp mắm’" Nhấn mạnh lợi ích kỹ năng của bạn đã đạt được Điều này tương tự như việc bạn đang đi bán tài năng và mua về công việc với mức lương mong muốn. Bạn càng nhấn mạnh về những lợi ích bạn đóng góp cho công ty ấn tượng thì họ càng đánh giá cao và suy nghĩ về việc nâng mức lương cơ bản. Hãy tận dụng
  3. những câu hỏi về bản thân để trình bày kinh nghiệm, kỹ năng, điểm mạnh… một cách đầy đủ và đặc biệt. Nên biết điều và linh hoạt trong mọi tình huống Có thể bạn giỏi và có tài, nhưng chẳng nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một con người cao ngạo, cứng ngắc. Hãy biết nhún nhường khi bạn là lính mới và dần dần lấy lòng mọi người, chứng tỏ tài năng rồi bạn sẽ thăng tiến. Trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn k ì vọng, hãy cân nhắc kỹ về mức độ thăng tiến trong công việc, như trường hợp của Hoàng Lan (22t, HN): “Lương khởi điểm của m ình không cao lắm. Nhưng làm được thời gian ngắn, nếu bạn làm tốt thì tăng lương khá nhanh và cao. Đừng vội từ chối vì lương khởi điểm thấp, mà hãy xem xét các chế độ khác của công ty rồi hãy đưa ra quyết định cũng không muộn”. Lương là một vấn đề cân não giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Hãy cố gắng đi đến điểm hài lòng cho cả hai phía. Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn và thoải mái hơn nhiều trong công việc sắp đến.
nguon tai.lieu . vn