Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 651 MỘT SỐ VÇN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TÂI TÄI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TÂI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TÄI HÂI PHÒNG ThS. Nguyễn Lan Anh Khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Kế toán chi phí sản xuất luôn là phần hành kế toán quan trọng trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ nói riêng. Tuy nhiên, phần hành kế toán này tại các doanh nghiệp vận tải hàng hóa ở Hải Phòng vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề chưa hợp lý trong việc ghi nhận và tính toán vì vậy cần thiết có những giải pháp khả thi để hoàn thiện. Mục đích của bài viết nhằm làm rõ các nguyên tắc kế toán chi phí cung ứng dịch vụ, các vấn đề chưa hợp lý trong kế toán chi phí cung ứng dịch vụ tại các DN vận tải tại Hải Phòng và có đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Kế toán chi phí, chi phí cung ứng dịch vụ vận tải, doanh nghiệp vận tải Hải Phòng SOME ISSUES ABOUT ACCOUNTING COSTS FOR SUPPLY OF TRANSPORT SERVICES AT THE ROAD CARRIAGE ENTERPRISES IN HAI PHONG Abstract: Accounting of production costs is always an important accounting practice in enterprises in general, enterprises producing products or providing services in particular. However, this part of accounting practice at freight enterprises in Hai Phong still has many unreasonable problems in recording and calculating, so it is necessary to have feasible solutions to complete. The purpose of the article is to clarify the accounting principles of service delivery costs, unreasonable issues in accounting of service delivery costs at transport enterprises in Hai Phong and to propose solutions. complete. Keywords: Cost accounting, transportation service provider costs, Hai Phong transport business 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Dịch vụ vận tải hàng hóa là một trong những dịch vụ phổ biến nhất tại Hải Phòng, do đặc điểm có cảng biển quốc tế, lưu lượng hàng hóa ra vào thành phố rất lớn. Vì vậy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này luôn gia tăng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng của thành phố và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên do việc phát triển ồ ạt không có quy hoạch nên hiện nay số lượng đầu xe vận tải cỡ lớn đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lưu lượng hàng hóa qua cảng. Cụ thể năm 2015 số lượng xe đầu kéo Conterner đã tăng gấp đôi so với năm 2014 lên đến 15.000 xe, trong khi đó tốc độ tăng
  2. 652 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP của hàng hóa qua cảng ở Hải Phòng chỉ là 12%. Hậu quả là những năm tiếp theo hàng loạt các doanh nghiệp vận tải hàng hóa ở Hải Phòng bị phá sản. Bài toán về cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí để đảm bảo lợi nhuận cho tồn tại và phát triển được đặt ra cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển nóng vì nguồn doanh thu quá dồi dào nên không mấy doanh nghiệp vận tải quan tâm đến việc quản lý chi phí nhưng khi nguồn doanh thu bị hạn hẹp lại thì việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất mới trở thành vấn đề mà các nhà quản lý coi trọng. Đây cũng là lúc những nhược điểm trong quá trình kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp vận tải được bộc lộ cần thiết được hoàn thiện để có thể cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin về nội bộ cũng như bên ngoài doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 2. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHI PHÍ SÂN XUÇT (CUNG ỨNG DỊCH VỤ) 2.1 Khái niệm và phân loại chi phí cung ứng dịch vụ Hoạt động sản xuất hay cung ứng dịch vụ đều là quá trình kết hợp các yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mới, trong đó hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có hình thái vật chất, hoạt động dịch vụ tạo ra sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể [3]. Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ các yếu tố trên bị tiêu hao để tạo nên giá trị mới cho sản phẩm, dịch vụ. Và kế toán gọi tên những tiêu hao này là chi phí. Chi phí sản xuất hay chi phí cung ứng dịch vụ dưới góc độ kế toán thì là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất, hoặc cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) [4]. Các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà Doanh nghiệp vận tải phải bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải thường bao gồm: nhiên liêu (xăng, dầu); lương trả lái xe, phụ xe, khấu hao phương tiện, phí cầu đường… Để ghi nhận và quản lý tốt chi phí sản xuất thì cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất. Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí nhưng kế toán quan tâm đến 2 tiêu thức phân loại như sau: a. Phân loại chi phí vận tải theo phương pháp tập hợp chi phí.[3] Theo cách phân loại này thì chi phí vận tải được chia thành: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như: từng loại chuyến đi, công việc, hoạt động...loại chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, chúng dễ nhận biết và hạch toán chính xác, - Chi phí gián tiếp: Những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau, hoặc liên quan đến việc cung ứng nhiều dịch vụ, nhiều công việc. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn và hợp lý. b. Phân loại chi phí vận tải theo khoản mục tính giá thành dịch vụ.[3] Chi phí vận tải được chia thành: - Chi phí nhiên liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại xăng, dầu, dầu nhớt, ... sử dụng trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 653 - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương phải trả cho lái xe, phụ xe. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có liên quan trực tiếp khác đến quá trình cung ứng dịch vụ vận tải như: tiền lương trả bộ phận quản lý đội xe, khấu hao phương tiện, chi phí xăm lốp, phụ tùng thay thế, sửa chữa phương tiện… Phân loại chi phí vận tải theo cách này giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành dịch vụ vận tải của doanh nghiệp. 2.2 Nguyên tắc kế toán chi phí cung ứng dịch vụ Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/21014 Hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp đã quy định các nguyên tắc kế toán phải tuân thủ khi ghi nhận chi phí sản xuất cụ thể như sau: a. Nguyên tắc kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp [2]: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phải được tập hợp theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu; hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, thực hiện dịch vụ (nếu khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu dịch vụ không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng). - Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng,... - Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Trong giá thành dịch vụ vận tải, nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí nhiên liệu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại phương tiện vận tải, mức độ cũ hay mới của phương tiện, đặc điểm tuyến đường, tốc độ của phương tiện. Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng loại phương tiện. b. Nguyên tắc kế toán chi phí nhân công trực tiếp [2] Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN). Không hạch toán vào chi phí này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp... cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên QLDN, nhân viên bán hàng. c. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất chung [2] - Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ SXKD chung phát sinh ở bộ phận sản xuất. Bao gồm: chi phí nhân viên quản lý bộ phận, khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, và các chi phí chung khác có liên quan đến sản xuất, cung ứng dịch vụ.
  4. 654 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP - Chi phí sản xuât chung phải được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Khi hạch toán chi phí sản xuất chung phải được chi tiết theo 2 loại: định phí (gồm những chi phí gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành) và biến phí (gồm những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành) Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng. Vì vậy, hàng tháng các doanh nghiệp vận tải ôtô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. - Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. 3. KẾT QUÂ KHÂO SÁT KẾ TOÁN CHI PHÍ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TÂI TÄI MỘT SỐ CÔNG TY VẬN TÂI TÄI HÂI PHÒNG. Để tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí cung ứng dịch vụ vận tải của các DN vận tải tại Hải Phòng, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã thực hiện khảo sát tại 10 công ty vận tải trên địa bàn Hải Phòng, nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề như sau: 3.1 Chính sách kế toán chi phí cung ứng dịch vụ Bảng 3.1: Chính sách kế toán chi phí dịch vụ vận tải của các Công ty vận tải khảo sát Câu hỏi Chọn Diễn giải mã trả lời Tỷ lệ (%) 1. Đối tượng tập hợp 1 Tập hợp chi phí theo chuyến vận chuyển 40% chi phí 2 Tập hợp chi phí theo đầu xe 60% 3 Tập hợp chi phí theo đối tượng khác 0 2. Phương pháp tập hợp Tập hợp chi phí trực tiếp liên quan đến đội chi phí 1 tượng tập hợp, phân bổ đối với nhưng chi phí 100% liên quan đến nhiều đối tượng 2 Phương pháp khác 0 3. Kỳ tập hợp chi phí 1 Tháng 100% 2 Quý 0 3 Năm 0 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 655 Theo kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 như trên cho thấy tất cả các công ty được khảo sát đều áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp kết hợp với phân bổ gián tiếp đối với những khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, và đều lựa chọn kỳ tập hợp chi phí là theo tháng. Còn đối với việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi thì lại có sự khác biệt rõ giữa các công ty được khảo sát. Theo đó thì có 4/10 (40%) Công ty vận tải hàng hóa chọn đối tượng tập hợp chi phí là theo chuyến vận chuyển, số còn lại (60%) chọn đối tượng tập hợp chi phí là theo đầu xe. Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động, trình độ kế toán, mục đích sử dụng số liệu… của mỗi công ty, mỗi cách lựa chọn sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bảng 3.2: So sánh công việc kế toán tập hợp chi phí theo chuyến và theo đầu xe Tập hợp chi phí Tập hợp chi phí Chỉ tiêu so sánh theo chuyến theo đầu xe Ghi nhận chi phí xăng Xác định và ghi nhận trực Tổng hợp và ghi nhận trực dầu trực tiếp tiếp cho từng chuyến tiếp cho đầu xe Ghi nhận chi phí nhân Xác định và ghi nhận trực Tổng hợp và ghi nhận 1 lần công trực tiếp tiếp cho từng chuyến tháng cho 1 đầu xe. - Khấu hao xe Xác định mức khấu hao 1 Xác định mức khấu hao 1 tháng của xe, sau đó phân bổ tháng của xe và ghi nhận 1 cho các chuyến trong tháng lần và ghi nhận vào chi phí cho Ghi từng chuyến (số lần ghi nhận nhận tương ứng với số chuyến) chi phí - Chi phí săm Xác định mức trích trước chi Xác định mức trích trước chi cung lốp, bảo dưỡng, phí dựa trên tổng km vận hành phí dựa trên tổng km vận ứng dv thay dầu định trong 1 tháng của xe. Sau đó hành trong 1 tháng của xe và chung: kỳ, bình điện, phân bổ lại mức trích trước chi ghi nhận vào 1 lần bạt xe, khám xe phí cho từng chuyến trong tháng và ghi nhận vào chi phí cho từng chuyến (số lần ghi nhận tương ứng với số chuyến) Tính giá thành vận tải Xác định trực tiếp chính xác Xác định giá thành bình đơn vị (chi phí vận giá thành/tấn/km cho từng quân cho tổng số tấn và số tải/tấn/km) chuyến: km vận hành trong tháng =Tổng CP của chuyến/Số km của xe: vận hành/Số tấn vận tải. = Tổng CP của xe/Tổng số km vận hành/Tổng số tấn vận tải Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2019
  6. 656 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Từ bảng so sánh ở trên có thể thấy, ưu điểm của việc tập hợp chi phí theo đầu xe là giúp đơn giản hóa công việc của kế toán nhưng nhược điểm là không tính chính xác được giá thành vận tải cho từng chuyến (vì giá thành đơn vị được tính bình quân theo tất cả các chuyến trong tháng). Ngược lại, việc tập hợp chi phí theo chuyến sẽ cho phép kế toán xác định chính xác giá thành đơn vị cũng như giá thành cho từng chuyến vận hành nhưng việc tính toán, phân bổ, ghi nhận là khá phức tạp, tăng nhiều công việc cho kế toán. Lựa chọn tập hợp chi phí theo chuyến sẽ phù hợp với Công ty mà có doanh thu được xác định theo chuyến, chuyến đi dài, số chuyến/xe/tháng ít và đội ngũ kế toán có trình độ tốt. Còn nếu công ty có nhiều đầu xe, và số lượng chuyến/xe/tháng lớn hoặc doanh thu cũng được xác định theo nhiều chuyến, theo khối lượng vận tải, theo khoảng thời gian vận tải… thì việc lựa chọn tập hợp chi phí theo đầu xe sẽ hợp lý hơn. 3.2 Kế toán chi phí cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa 3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc thù của hoạt động vận tải là thường xuyên vận động máy móc nên khoản chi phí nhiên liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Tại các công ty khảo sát đều áp dụng chế độ khoán nhiên liệu cho lái xe trên 100km lăn bánh, mức khoán này phụ thuộc vào mức độ cũ mới của phương tiện, đặc điểm đoạn đường lưu thông….Nếu lái xe chi quá số nhiên liệu định mức đã được khoán thì phần chi quá mức đó lái xe sẽ phải chịu. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, xem xét tình hình cụ thể công ty có thể gánh một phần chi thêm đó hoặc tăng thêm định mức nhiên liệu cho xe. Do công ty khoán nhiên liệu cho lái xe nên kế toán không quan tâm đến giá trị nhiên liệu còn trên xe đầu kỳ và cuối kỳ mà chỉ ghi nhận chi phí nhiên liệu đã sử dụng theo hóa đơn mua xăng dầu cũng đồng nghĩa với việc không sử dụng tài khoản 152. Các Công ty vận tải được khảo sát đều không thực hiện ghi nhận chi phí xăng dầu theo số thực tế tiêu hao mặc dù về lý thuyết đây phương án cho phép tính được chính xác chi phí nhiên phục vụ cho cung ứng dịch vụ vận tải. Lý do được giải thích như sau: Số Xăng, dầu thực Số Xăng, dầu tồn Số Xăng, dầu Số Xăng, dầu tồn = + - tế tiêu hao trong xe đầu kỳ nhập vào trong kỳ trong xe đầu kỳ Trong đó: Chỉ tiêu Số Xăng, dầu tồn trong xe đầu kỳ, cuối kỳ thì Công ty có thể kiểm soát được bằng cách xem chỉ số trên xe hoặc đong đếm… còn chỉ tiêu Số xăng, dầu nhập vào trong kỳ thì Công ty rất khó kiểm soát. Các Công ty vận tải chủ yếu là không có kho chứa xăng dầu riêng, lái xe sẽ mua xăng dầu và lấy hóa đơn mua xăng dầu để kế toán ghi nhận chi phí. Nếu không khoán định mức, thì khi lấy hóa đơn, lái xe có thể yêu cầu bên viết hóa đơn ghi tăng thêm so với số thực tế. Hoặc trong quá trình vận hành xe, lái xe có thể có cách lấy bớt xăng ra khỏi xe, như vậy dù công ty có kho xăng dầu riêng cũng khó kiểm soát được lượng xăng dầu nhập vào có đúng với thực tế sử dụng của xe hay không. Do đó phương án khoán chi phí nhiên liệu vẫn là phương án hợp lý trong việc cung ứng dịch vụ vận tải. Như vậy muốn tiết kiệm nhiên liệu các công ty phải sắp xếp được lượng hàng chuyên chở tối đa cho mỗi chuyến và hạn chế thấp nhất số km xe chạy không tải.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 657 3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp tại các công ty vận tải bao gồm lương trả cho lái chính, lái phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHTN, BHYT). Lương phải trả cho lái xe hiện được các công ty tính dựa theo doanh thu của các chuyến vận tải mà lái xe đã thực hiện. Mỗi công ty quy định tỷ lệ doanh thu trả lương cho lái xe khác nhau nhưng một tỷ lệ được các công ty áp dụng nhiều đó là: Lương của lái xe sẽ là 15% Doanh thu nếu vận hành xe mới, 16% Doanh thu nếu vận hành xe bình thường, 18% Doanh thu nếu vận hành xe cũ. Các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT, BHTN) sẽ được tính trên lương cơ bản theo quy định cho lao động phổ thông. Vấn đề đặt ra hiện nay tại các công ty được khảo sát thì hầu hết các công ty không tính lương của phụ xe vào chi phí nhân công trực tiếp. Đối với lái phụ thường là không ký kết hợp đồng lao động, không trích lập các khoản bảo hiểm theo lương của lái phụ. Công ty sẽ thỏa thuận với lái phụ về lương theo từng chuyến đi và sau mỗi chuyến sẽ thanh toán luôn cho lái phụ. Vì đây là nhân lực không cố định, không bắt buộc cho tất cả các chuyến vận tải. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ bắt buộc phải trích lập các khoản bảo hiểm, đơn vị phải thực hiện quyết toán thuế TNCN cho lái phụ, như vậy sẽ làm tăng chi phí, đây là lý do các công ty không muốn thực hiện. Khi thanh toán tiền lương cho lái phụ, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí cung ứng dịch vụ chung, cụ thể: Nợ TK 627/Có TK 111. Để hợp lý hóa khoản chi này, kế toán thường sẽ mua thêm hóa đơn hoặc ghi tăng thêm vào các hóa đơn xăng dầu hoặc các hóa đơn dịch vụ khác… Đây chính là điều không hợp lý trong ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp tại các Công ty khảo sát. 3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Tại các công ty cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa ở Hải Phòng, chi phí sản xuất chung của dịch vụ vận tải thường bao gồm: - Chi phí cầu đường, chi phí sửa chữa vặt trên đường - Chi phí khấu hao xe, Chi phí săm lốp, bảo dưỡng, thay dầu định kỳ, bình điện, bạt xe, khám xe - Chi phí khác bằng tiền… Các khoản lương và trích theo lương cho nhân viên quản lý và điều hành đội xe ở hầu hết các công ty khảo sát đều tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc chi phí bán hàng. Chi phí cầu đường, chi phí sửa chữa nhỏ trên đường thì được tính theo số thực tế phát sinh. Các chi phí săm lốp, bảo dưỡng, thay dầu định kỳ, bình điện, bạt xe, khám xe thì được tính vào chi phí sản xuất chung theo phương án khoán để trích trước vào chi phí vận tải chung. Ví dụ như đối với chi phí săm lốp, căn cứ vào số km hoạt động thực tế trong tháng, số bộ săm lốp phải thay, giá trị của 1 bộ săm lốp và tổng số km hoạt động để được thay bộ săm lốp thì chi phí trích trước săm lốp sẽ được xác định như sau:
  8. 658 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Số trích trước chi phí Số km hoạt động tháng x Số bộ săm lốp x Giá 1 bộ = săm lốp Số km hoạt động của xe để được thay Cụ thể: Đối với xe 16H 277.69 của Công ty CP Vận tải Đại Phát trong tháng 6/2019 có km hoạt động là 5.600 km, số bộ săm lốp cần thay thế là 2,5 bộ, giá 1 bộ là 2.980.000đ, số km chạy để thay săm lốp là 60.000 km, như vậy số trích trước chi phí săm lốp của xe 16H 277.69 sẽ là [5]. Số trích trước chi 5.600km x 2,5 x 2.980.000 = = 695.333đ phí săm lốp 60.000 km Chi phí khấu hao xe được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng và theo nguyên tắc tròn tháng. Một khoản chi phát sinh nhiều tại các công ty vận tải đó là chi tiền phạt do vi phạm luật giao thông, chở hàng quá tải...., các công ty đang ghi nhận khoản chi này vào chi phí sản xuất chung của dịch vụ vận tải. 4. ĐỀ XUÇT Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ CUNG ỨNG DỊCH VỤ TÄI CÁC CÁC CÔNG TY VẬN TÂI HÀNG HÓA TÄI HÂI PHÒNG Thứ nhất: Chi phí tiền lương cho lái phụ Việc ghi nhận lương của lái phụ vào chi phí cung ứng dịch vụ chung như các công ty vận tải đang thực hiện là điều không hợp lý, không ghi nhận theo đúng bản chất của khoản chi. Khái niệm về chi phí nhân công trực tiếp đã nêu rõ: “Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải, khoản này bao gồm lương và các khoản trích theo lương phải trả lái xe và phụ xe …” [3]. Như vậy các khoản phải trả có tính chất lương cho lái phụ phải được ghi nhận tăng chi phí nhân công trực tiếp (Nợ TK 622/Có TK 334, 111, 112). Nếu công ty không muốn đóng bảo hiểm cho người lao động thì có thể thực hiện việc ký hợp đồng lao động với thời hạn dưới 1 tháng theo mẫu Hợp đồng lao động thời vụ, kèm theo bảng chấm công, bảng thanh toán lương, chứng từ thanh toán là Công ty đã có đủ chứng từ hợp pháp để ghi nhận tiền lương phải trả cho lái phụ vào chi phí nhân công trực tiếp mà không cần phải hợp lý hóa khoản chi này bằng việc mua hóa đơn khống như hiện nay. Việc ghi nhận lương lái phụ vào chi phí nhân công trực tiếp không làm thay đổi tổng chi phí cung ứng dịch vụ của các công ty so với hiện tại, cùng với bộ chứng từ về lao động như trên sẽ giúp các công ty tiết kiệm được chi phí mua hóa đơn đồng thời có được số liệu về chỉ tiêu chi phí nhân công trực tiếp chính xác với thực tế, phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích, đánh giá tiếp theo của kế toán. Thứ hai: Chi phí lương cho nhân viên quản lý và điều hành đội xe Nhân viên quản lý và đội hành đội xe là nhân lực phục vụ gián tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của Doanh nghiệp, do đó các chi phí liên quan đến nguồn nhân lực này cần được tính vào chi phí cung ứng dịch vụ vận tải, cụ thể là ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. Một nhân viên quản lý có thể điều hành nhiều xe, thì lương và các khoản trích theo
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 659 lương của nhân viên quản lý nên được phân bổ vào chi phí sản xuất chung của các xe liên quan theo tiêu thức doanh thu hàng tháng của xe. Sau khi phân bổ kế toán sẽ ghi nhận chi phí này như sau: Nợ TK 627/Có TK 334, 338 (2,3,4,6) Khi ghi nhận chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và điều hành đội xe vào chi phí sản xuất chung sẽ làm tăng tổng chi cung ứng dịch vụ vận tải, tuy nhiên lượng tăng này không nhiều, không gây biến động lớn đến chỉ tiêu giá thành vận tải đơn vị. Bù lại việc ghi nhận như vậy sẽ giúp kế toán đảm bảo được nguyên tắc ghi đúng, ghi đủ chi phí, số liệu cung cấp phản ánh đúng thực tế vận hành. Thứ 3: Phân bổ chi phí săm lốp, bình điện… Việc tiến hành trích trước các chi phí săm lốp, bình điện…như các công ty đang làm thường ít khi chính xác với thực tế xảy ra, các dữ liệu chủ yếu dựa trên ước tính của kế toán và chủ Doanh nghiệp, nên kế toán thường phải thực hiện thêm bút toán xử lý chênh lệch giữa mức trích trước và chi phí thực tế phát sinh. Xét thấy chi phí săm lốp, bình điện... là những chi phí phát sinh một lần có thể sử dụng được trong nhiều kỳ vì vậy thay vì việc trích trước chi phí, kế toán có thể tiến hành phân bổ chi phí dựa trên số thực tế phát sinh như vậy sẽ chính xác hơn, và kế toán sẽ không phải thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ. Bảng 4.1: So sánh việc thực hiện tr ch trước chi phí và phân bổ chi phí Công việc kế toán Tr ch trước chi phí Phân bổ chi phí Phân bổ chi phí đã phát sinh theo số lượng Tự tính mức trích trước chi phí, ghi nhận: Hàng kỳ (tháng) km thực tế xe đã đi, Nợ TK 627/Có TK 352 ghi nhận: Nợ TK 627/Có TK 242 Ghi nhận: Ghi nhận: Nợ TK 242: Chi phí Nợ TK 241: Chi phí chưa VAT chưa VAT Chi phí thực tế Nợ TK 133: VAT (nếu có) Nợ TK 133: VAT (nếu phát sinh Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh có) toán Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán Ghi nhận: Xử lý chênh lệch Nợ TK 352: tổng số đã trích giữa chi phí thực tế Nợ TK 627: số trích thiếu Không phải xử lý phát sinh với tổng số đã trích hàng kỳ Có TK 241: chi phí thực tế Có TK 627: số trích thừa Nguồn: Tác giả tổng hợp
  10. 660 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Thứ 4: Phương pháp khấu hao xe Việc tính chi phí khấu hao xe theo phương pháp đường thẳng có ưu điểm là đơn giản nhưng vì mức khấu hao mang tính bình quân cao, số trích khấu hao không phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của xe. Dù xe vận hành nhiều hay ít hoặc thậm chí khong vận hành thì mức khấu hao cũng không thay đổi qua các tháng. Đây rõ ràng là một nhược điểm rất lớn của phương pháp khấu hao đường thẳng khi áp dụng vào đối tượng là xe vận tải. Với đặc điểm là xe vận tải có thể định lượng được tổng km hoạt động trong suốt thời gian vận hành hữu ích, vì vậy công ty có thể xét thêm phương pháp khấu hao theo sản lượng để nâng cao hiệu quả của việc trích khấu hao xe, phản ánh đúng chi phí sử dụng xe tương xứng với tình hình hoạt động thực tế của xe. Để ước tính tổng km vận hành của xe, kế toán có thể tham khảo cách xác định như sau: - Thời gian khấu hao quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC đối với phương tiện vận tải đường bộ là 6 -10 năm [1] - Số km vận hành trung bình một năm của xe tải là khoảng 15.000 km – 20.000 km (theo kinh nghiệm vận hành xe của các Công ty vận tải) Như vậy tổng km vận hành của xe ô tô tải ước tính khoảng từ 90.000 km – 200.000 km, tùy loại xe. Bảng 4.2: So sánh khấu hao xe vận tải theo đường thẳng và theo km vận hành Chỉ tiêu Khấu hao theo đường thẳng Khấu hao theo km vận hành Nguyên giá xe Mức khấu hao tháng = Số năm KH/12 Mức Nguyên giá Số km vận Công tháng khấu xe hành thực = x thức tính hao Tổng km tế trong tháng vận hành tháng ước tính Mức KH Tính toán đơn giản, mức khấu hao Tính toán phức tạp hơn, số khấu hao thay hàng cố định qua các tháng, không phản đổi qua các tháng, phản ánh đúng thực tế tháng ảnh đúng thực tế vận hành của xe vận hành của xe. Chi phí Thay đổi qua các tháng, do đó Không thay đổi qua các tháng, do đó góp KH không góp phần làm ổn định giá phần làm ổn định giá thành đơn vị cung xe/km thành đơn vị cung ứng dịch vụ vận ứng dịch vụ vận tải vận hành tải Nguồn: Tác giả tổng hợp Thứ 5: Chi tiền phạt do vi phạm luật giao thông Ghi nhận khoản chi tiền phạt do xe vi phạm luật giao thông vào chi phí cung ứng dịch vụ chung là không đúng với bản chất của khoản chi. Vì bản chất của chi phí cung ứng dịch vụ chung là những khoản chi để phục vụ và quản lý quá trình cung cấp dịch vụ [3].
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 661 Trong khi đó, các khoản tiền phạt là do lái xe vi phạm luật giao thông (vượt đèn đỏ, chạy xe lấn làn, vượt xe không đúng luật…) hoặc do Công ty yêu cầu lái xe chở quá trọng tải… như vậy khoản tiền phạt này không liên quan đến việc phục vụ hay quản lý quá trình cung ứng dịch vụ vận tải, do đó, chi tiền phạt không được ghi nhận vào chi phí cung ứng dịch vụ mà phải được ghi nhận vào chi phí khác (Nợ TK 811/Có TK 111, 112) - trường hợp phạt lỗi do Công ty hoặc bắt cá nhân bồi thường (Nợ TK 334, 1388/Có TK 111, 112) - trường hợp phạt lỗi do chủ quan của lái xe [2]. Tách tiền phạt do xe vi phạm luật giao thông khỏi chi phí cung ứng dịch vụ chung sẽ giúp tính đúng chi phí chi phí cung ứng dịch vụ vận tải, làm giảm giá thành dịch vụ. Chi phí tiền phạt được ghi nhận vào chi phí khác khi xác định kết quả kinh doanh sẽ làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp hoặc trừ vào lương của lái xe để từ đó Doanh nghiệp cũng như lái xe có ý thức cao hơn về việc chấp hành đúng luật an toàn giao thông. 5. KẾT LUẬN Bài viết đã tổng kết cơ sở lý luận liên quan đến kế toán chi phí cung ứng dịch vụ vận tải trong doanh nghiệp. Đồng thời, đã làm rõ một số vấn đề trong ghi nhận chi phí cung ứng dịch vụ vận tải tại các Công ty vận tải ở Hải Phòng như vấn đề về lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí, vấn đề khoán chi phí xăng dầu, vấn đề lương của lái phụ, vấn đề trích dự phòng chi phí xăm lốp, trích khấu hao xe, chi phạt… . Trên cơ sở lý luận và thực tế hoạt động của các Công ty vận tải, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi, mục tiêu để các Công ty ghi nhận đúng, đủ và cách ghi nhận hợp lý các khoản mục chi phí trong tổng chi phí cung ứng dịch vụ vận tải. Áp dụng đồng bộ các giải pháp này chắc chắn giúp giảm chi phí cung ứng dịch vụ vận tải nói riêng và tổng chi phí hoạt động nói chung tại các Công ty. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Bộ Tài chính (2013), Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm Thông tư 45/2013/TT-BTC, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT- BTC, Hà Nội 3. Nguyễn Thị Kim Cúc (2017), Giáo trình “Kế toán Tài chính – Quyển 2”, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 4. Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn