Xem mẫu

  1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, Chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình. Cải thiện môi trường đầu tư chính là thước đo nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, tạo động lực và là nền tảng bảo đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững hơn. Tuy nhiên, thời gian qua, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số rào cản, làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống chính sách chưa ổn định, minh bạch, tham nhũng trong các khu vực công còn ở mức cao, rủi ro trong một số lĩnh vực kinh tế,… Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết muốn tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới. Từ khóa: Môi trường đầu tư, vai trò của chính phủ 1. Môi trƣờng đầu tƣ và các chỉ số đo lƣờng 1.1. Khái niệm Môi trường đầu tư là một thuật ngữ được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Có thể đứng trên nhiều quan điểm khác nhau để đưa ra khái niệm về môi trường đầu tư, song đứng trên góc độ nghiên cứu môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư phát triển, có thể định nghĩa môi trường đầu tư như sau: “Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố của quốc gia, địa phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế” (Nguyễn Thị Ái Liên, 2011). Để đảm bảo hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả, vai trò của chính phủ trong việc tạo lập và duy trì môi trường đầu tư thuận lợi là vô cùng quan trọng. Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia làm hai nhóm xét theo chức năng 237
  2. quản lý của chính phủ, bao gồm: (i) Nhóm Chính phủ có ảnh hưởng mạnh như: sự ổn định chính trị và kinh tế, chính sách kinh tế xã hội, hệ thống luật và văn bản dưới luật, bộ máy hành chính,… (ii) Nhóm Chính phủ ít có ảnh hưởng như: điều kiện tự nhiên, giá các yếu tố đầu vào do thị trường quyết định, khoảng cách tới các thị trường đầu ra và đầu vào, quy mô thị trường,… Theo đó, chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua những tác động vào nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh và khắc phục điểm hạn chế của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn. 1.2. Các chỉ số đo lường môi trường đầu tư Để đánh giá môi trường đầu tư quốc gia, các tổ chức và các chuyên gia kinh tế xem xét một số các chỉ số cơ bản, bao gồm: - Xếp hạng môi trường kinh doanh: Xếp hạng môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra lần đầu vào năm 2003 nhằm công bố Báo cáo môi trường kinh doanh của các quốc gia năm 2004. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí bao gồm: i) Khởi nghiệp kinh doanh; (ii) Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các nhà đầu tư; (iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại qua biên giới; (vi) Xin cấp phép xây dựng, (vii) Bảo vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện hợp đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải quyết tình trạng phá sản. Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: công bố này công khai xếp hạng mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại 190 quốc gia cũng như tính toán chỉ số thuận lợi kinh doanh quốc gia (EDBI), làm tham chiếu cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. - Năng lực cạnh tranh toàn cầu: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được đưa ra bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), lần đầu vào năm 1979. Trong báo cáo này có công bố Chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI - Global Competitiveness Index) được đánh giá trên cơ sở 3 nhóm yếu tố chính (từ năm 2007) gồm: (i) Yêu cầu căn bản (thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế); (ii) Các yếu tố nâng cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường); (iii) Các yếu tố sáng tạo và phát triển (trình độ 238
  3. kinh doanh, năng lực đổi mới sáng tạo). Các chỉ số này cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế, từ đó giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội và thách thức khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI): đây là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này có ý nghĩa trọng trong việc đánh giá môi trường đầu tư trong sạch, lành mạnh, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư kinh doanh liêm chính. - Xếp hạng rủi ro quốc gia: xếp hạng rủi ro hay tín nhiệm quốc gia do các hãng xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc tế như Moody‟s, Standards and Poor‟s, Fitch hay International contry risk guide đánh giá, cho biết mức độ rủi ro/ tín nhiệm của môi trường đầu tư của các nước. Xếp hạng rủi ro quốc gia còn được dùng để hấp dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đều mong muốn các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá tín nhiệm cao (hoặc rủi ro thấp) cho mình để các nhà đầu tư tiềm năng thấy mức độ minh bạch hóa tài chính cũng như mức độ đáng tin cậy trong môi trường đầu tư của mình. Để đánh giá tín nhiệm, các hãng xếp hạng tín nhiệm thường dựa trên nhiều chỉ tiêu về chính trị, kinh tế và xã hội. Các chỉ tiêu này thường bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng GDP, lạm phát, cân đối ngân sách, cán cân đối ngoại, nợ nước ngoài, trình độ phát triển của nền kinh tế, lịch sử vỡ nợ, và cả những thông tin không công bố mà các hãng xếp hạng có được. 2. Thực trạng môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2016 Trong thời gian qua, khu vực Đông Nam Á ( SE N) được xem như thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong số các quốc gia SE N, Việt Nam với những lợi thế về quy mô thị trường, lực lượng lao động dồi dào, chính trị ổn định và tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại một lợi thế cạnh tranh khác biệt. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư trong nước đang được nỗ lực cải thiện nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua một số các chỉ tiêu đo lường để thấy được khái quát thực trạng môi trường đầu tư tại Việt Nam thời gian qua như sau: 239
  4. 2.1. Xếp hạng môi trường kinh doanh Giai đoạn 2012- 2017, theo bảng xếp hạng của WB, môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện theo hướng tích cực. Xếp hạng chỉ số thuận lợi kinh doanh (EDBI) giai đoạn 2012- 2014, Việt Nam đứng ở vị trí 98-99 trên 189 quốc gia. Từ năm 2015, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện nhờ những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi, những đổi mới hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo,… Trước những cải cách này, trong 2 năm 2016-2017, thứ bậc xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng lên đáng kể: năm 2017 tăng tới 9 bậc so với năm 2016, xếp thứ 82/190 quốc gia được xếp hạng. Bảng 2.1: Xếp hạng môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 2012- 2017 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 EDBI 98/183 99/189 99/189 90/189 91/190 82/190 Nguồn: Doing Bussiness ranking Nếu xét trong 3 năm gần đây (2015-2017), trong các tiêu chí đánh giá, xin cấp phép xây dựng là tiêu chí được đánh giá cao nhất với xếp hạng 12 trên toàn cầu ( trong 2 năm 2015-2016), năm 2017 tiêu chí này tụt xuống vị trí thứ 24. Với đối tượng tiêu chuẩn là một công ty TNHH tại TP Hồ Chí Minh, WB đã chỉ ra tổng số thủ tục hành chính công ty này phải thực hiện (để thành lập và vận hành doanh nghiệp) là 10. Thời gian hoàn thành mỗi thủ tục là 20 ngày. Với con số đó, thứ hạng của Việt Nam trong tiêu chí xin cấp phép xây dựng nằm ở khoảng giữa so với các nước trong khu vực, sau Malaysia và Thái Lan. Bên cạnh đó, nhiều cải thiện được thực hiện ở một số tiêu chí khác nữa như: tiếp cận điện năng tăng 34 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng; tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng, tăng 34 bậc, từ 121 lên 87; tiêu chí nộp thuế tăng 5 bậc lên 167; tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng 5 bậc lên thứ 93,… Các lĩnh vực Việt Nam bị đánh giá thấp nhất là thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, xử lý mất khả năng thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, với thứ hạng lần lượt là 121, 167 và 125 trên toàn cầu (năm 2017). Ngoài ra cũng có một số chỉ tiêu bị tụt hạng như cấp phép xây dựng, vay vốn,… 240
  5. Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 Tiêu chí DB 2015 DB2016 DB2017 Thành lập doanh nghiệp 125 119 121 Xin cấp phép xây dựng 12 12 24 Tiếp cận điện năng 130 108 96 Đăng ký tài sản 58 58 59 Vay vốn 36 28 32 Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ 121 122 87 Nộp thuế 172 168 167 Giao thương quốc tế 98 99 93 Thực thi hợp đồng 74 74 69 Xử lý khi mất khả năng 125 123 125 thanh toán Nguồn: Doing Bussiness ranking Việc cải thiện một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã thể hiện những nỗ lực của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó phải kể đến việc ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP tháng 3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 19/NQ-CP tháng 3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015- 2016; Nghị quyết số 19/NQ-CP tháng 4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 35-2016/NQ-CP tháng 5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước SE N 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước SE N 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc 241
  6. nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đạt mức trung bình của các nước SE N 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế. Với môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trên 1 triệu doanh nghiệp. Khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hằng năm, khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo (Chính phủ, 2015). Nhờ có những động thái tích cực này, năm 2016 đã được coi là năm hoạt động phát triển doanh nghiệp, ghi dấu với sự đột phá mạnh mẽ cả về số lượng doanh nghiệp thành lập mới lẫn số vốn cam kết khi khởi nghiệp. Trên 110.000 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm với số vốn đạt hơn 800.000 tỷ đồng đã khiến cho làn sóng khởi nghiệp lớn mạnh phát triển trên khắp các lĩnh vực và các tỉnh thành trong cả nước. 2.2. Năng lực cạnh tranh toàn cầu Cùng với sự cải thiện của chỉ số GCI, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ vị trí 75 giai đoạn 2012- 2013 lên vị trí 56 giai đoạn 2015- 2016. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, năm 2016- 2017, mặc dù điểm số GCI có nhỉnh hơn so với năm trước song xếp hạng của Việt Nam lại bị lùi 4 bậc, xuống vị trí 60 trên 138 quốc gia xếp hạng. (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2012- 2017 Giai đoạn Xếp hạng GCI 2012- 2013 75/144 4,11/7 2013-2014 70/144 4,20/7 2014- 2015 68/144 4,23/7 2015- 2016 56/140 4,30/7 2016- 2017 60/138 4,31/7 Nguồn: Global competitiveness report, WEF 242
  7. Việc tụt hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu năm 2016- 2017 không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm sút so với năm ngoái bởi những nỗ lực cải cách nền kinh tế của Chính phủ với mục tiêu chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên do mức tăng trong năm 2016 so với mức bình quân trên thế giới đã thấp hơn, nên mặc dù có sự cải thiện về điểm chỉ số song xếp hạng của Việt Nam vẫn giảm. Trên thực tế, đó lại là một kết quả khá phù hợp với tình trạng nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, nơi phần lớn các sản phẩm công nghệ cao và có tính cạnh tranh cao nhất đang thuộc về khối các doanh nghiệp FDI. Khi khu vực FDI đang có xu hướng chậm lại, thì việc Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu là điều không thể tránh khỏi. Bảng 2.4: Xếp hạng và điểm số các nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 Giai đoạn 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Xếp Xếp Điểm Xếp hạng Điểm Điểm Chỉ tiêu hạng hạng (/7) (/140) (/7) (/7) (/144) (/138) 1. Yêu cầu cơ bản (60%) 79 4,4 72 4,5 73 4,5 2. Yếu tố cải thiện hiệu 74 4,0 70 4,0 65 4,1 quả (25%) 3. Yếu tố sáng tạo và 98 3,1 88 3,4 84 3,5 phát triển (5%) Nguồn: Global competitiveness report, WEF Trong 3 nhóm chỉ số đánh giá, Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở yêu cầu căn bản, với 4,5 điểm, xếp thứ 73/138 (năm 2016-2017) do cải thiện được các vấn đề Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Trình độ công nghệ. Cũng trong năm này, đối với các Yếu tố cải thiện hiệu quả, Việt Nam cũng gia tăng cả về vị trí xếp hạng lẫn điểm tiêu chí - xếp thứ 65/138, đạt 4,1 điểm. Nguyên nhân là do được đánh giá tốt hơn về Giáo dục và đào tạo bậc cao. Yếu tố sáng tạo và phát triển, mặc dù còn xếp hạng ở vị trí khiêm tốn (84/138) song cũng có sự thay đổi về mặt điểm số (đạt 3.5 điểm năm 2016-2017, tăng 0,4 điểm so với 5 năm trước). Trong nền 243
  8. kinh tế, một số ngành đã đạt được tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như: bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, dầu khí, hàng không,… Một số sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao do các doanh nghiệp FDI trong nước sản xuất. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng đóng góp vào GDP của các sản phẩm công nghệ cao theo từng năm lần lượt là 11,7%; 19,1% và 28,7%. Giai đoạn 2011-2014, các doanh nghiệp tại Việt Nam có tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10,68%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đề ra là 10-15%/năm giai đoạn 2011-2015(Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, 2016). Điều này đã góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế. 2.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng Năm 2016, lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số CPI của Việt Nam đã tăng được 2 điểm so với mức điểm 31/100 duy trì trong suốt 4 năm từ 2012 đến 2015.Với điểm số này, Việt Nam đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đã cho đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam. Bảng 2.5: Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2012- 2016 Năm Xếp hạng Điểm số 2012 123/176 31/100 2013 116/177 31/100 2014 119/175 31/100 2015 112/168 31/100 2016 113/176 33/100 Nguồn: Transperency International 244
  9. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số CPI của Việt Nam có cải thiện tích cực là do trong năm 2016, Chính phủ đã có những bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng như: thông qua Luật Tiếp cận thông tin; hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng; triển khai sửa đổi toàn diện, tiếp tục nội luật hóa quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hợp quốc (UNC C) về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước trong bộ luật Hình sự sửa đổi,… Bên cạnh đó nhiều chính sách kinh tế được thay đổi, theo đó hàng nghìn điều kiện kinh doanh, giấy phép con,… quy định trước đây được bãi bỏ đã làm giảm “mảnh đất” cho tham nhũng phát triển. Tuy nhiên, dù điểm số tăng nhẹ, nhưng trên thang điểm, Việt Nam vẫn bị cảm nhận là một đất nước có nạn tham nhũng hoành hành, đặc biệt trong khu vực công và cần có các giải pháp quyết liệt để cải thiện tình trạng trên. 2.4. Chỉ số xếp hạng rủi ro/tín nhiệm quốc gia Nếu năm 2012, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam đạt mức B2 do những rủi ro tiềm tàng đối với các khoản nợ Chính phủ (xuất phát từ những yếu kém trong hệ thống ngân hàng), năm 2016, theo hãng xếp hạng tín nhiệm Moody‟s tín nhiệm quốc gia của Việt Nam vẫn giữ ở mức B1 so với năm 2015, với triển vọng ổn định trên một số lĩnh vực căn bản của nền kinh tế. Trong bảng xếp hạng chi tiết, Moody‟s đánh giá năng lực kinh tế Việt Nam ở mức cao và dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng nổi trội hơn so với các quốc gia trong khu vực, tốc độ tăng trưởng dao động quanh 6%/ năm trong vòng 2 năm tới. Điều này nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đà phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước và dòng vốn FDI, cũng như lạm phát thấp. Tương tự như vậy, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor‟s và Fitch cũng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B, triển vọng ổn định. Kết quả xếp hạng tín nhiệm này đối với Việt Nam không thay đổi so với mức xếp hạng do 2 tổ chức đã công bố vào năm 2015. Các yếu tố được Standard & Poor‟s đánh giá tích cực, góp phần duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của VN bao gồm: VN là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nhưng nền kinh tế tương đối đa dạng và có tính linh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 2.200 USD. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định ở mức tương đối cao,... Trong khi đó các yếu tố được Fitch đánh giá tích cực bao gồm: Tình hình kinh tế vĩ mô khả 245
  10. quan, triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn, FDI tăng trưởng mạnh tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu. Hệ thống ngân hàng có những dấu hiệu chuyển biến tích cực với việc cải thiện chất lượng tài sản, tính thanh khoản và điều kiện cấp tín dụng. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phục hồi của thị trường bất động sản làm giảm tốc độ hình thành nợ xấu. Ngoài ra, Fitch đánh giá Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Hiệp định được chính thức thông qua sẽ tác động tích cực đối với triển vọng phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và quá trình tự do hóa thương mại. Như vậy, giai đoạn 2012 - 2016 đã đánh dấu một số thay đổi tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt là những nỗ lực của chính phủ trong việc thay đổi các chính sách, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh tạo niềm tin cho khu vực doanh nghiệp cũng như duy trì ổn định kinh tế- chính trị- xã hội. Với kế hoạch hành động cụ thể và những cam kết thay đổi mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp tục là nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng đối với các nhà đầu tư trong nước trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, môi trường đầu tư hiện nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt trong đó vai trò quản lý của Nhà nước trong việc cải thiện môi trường đầu tư trên một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể như sau: - Thứ nhất, thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan tới đầu tư vẫn là rào cản trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI bằng việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và thủ tục đầu tư liên quan tới xây dựng là những cản trở lớn trong môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Hội thảo "Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh" diễn ra ngày 11/8/2016, chủ đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản đã thống kê: giai đoạn trước khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006, chủ đầu tư chỉ mất khoảng 1 năm để thực hiện 2 bước thủ tục là quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch cho khởi công dự án. Nhưng kể từ khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP, phải mất 2-3 năm do có thêm khâu phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy. Gần đây, khi có thêm Nghị định 64/2012/NĐ-CP 246
  11. ngày 4/9/2012, dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được cấp phép xây dựng. Thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất 3-4 năm. Như vậy, những thay đổi trong hệ thống chính sách của chính phủ chưa thực sự tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và an toàn hơn cho doanh nghiệp. - Thứ hai, trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 đã chỉ ra “Chính sách không ổn định” là một trong các rào cản trong môi trường đầu tư của Việt Nam. Việc ban hành văn bản luật, chính sách liên quan đến đầu tư trước, sau đó một thời gian mới có thông tư hướng dẫn làm không ít các nhà đầu tư lúng túng trong thay đổi kế hoạch. Bên cạnh đó, cơ chế thực thi và phối kết hợp trong tổ chức quán triệt, thực hiện các chủ trương, chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh còn đạt hiệu quả thấp. Cùng với đó, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, rút kinh nghiệm; năng lực phân tích, dự báo và điều chỉnh chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng “chính sách tốt nhưng con người không thực thi tốt làm chính sách xa rời thực tế” (Nguyễn Tài Phương, 2016) còn tồn tại nhiều. Chính vì vậy đã vô tình đẩy nhà đầu tư rơi vào rủi ro do chính sách. -Thứ ba, chi tiêu của chính phủ cho việc cải thiện yếu tố khoa học công nghệ quốc gia chưa thực sự hợp lý. Theo báo cáo của Thường vụ quốc hội, gần 10.000 tỉ đồng đã được ngân sách chi ra trong giai đoạn 2011-2015 để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Song thay vì tập trung nghiên cứu các công nghệ có thể ứng dụng ngay lập tức vào nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phần lớn khoản tiền trên được chi cho các nghiên cứu và báo cáo khoa học với mục đích công bố quốc tế. Do đó, cũng theo báo cáo của Thường vụ Quốc hội, trừ một số ngành có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như thông tin - viễn thông, tài chính - ngân hàng, dầu khí, hàng không,… thì phần lớn doanh nghiệp trên cả nước vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong năm 2016. 247
  12. - Thứ tư, tham nhũng là vấn đề nhức nhối trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, thể hiện qua xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc Tế . “Tham nhũng và chi phí không chính thức đang trở thành những vấn đề nhức nhối, “ngáng chân” tăng trưởng kinh tế Việt Nam” (TS. Lê Đăng Doanh, 2015). Một số lĩnh vực mà tham nhũng đang trở nên phổ biến như: đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực khác như quản lý cấp phát ngân sách Nhà nước, quản lý xuất nhập khẩu, giáo dục, y tế,… Trong khi đó việc thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng 10 năm qua cũng như việc thực thi, tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Chính phủ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt ,Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến các vấn đề mang tính hành chính và các biện pháp phòng ngừa. Luật tự hạn chế trong phạm vi và mục đích, nên chưa bao quát các nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi và xử phạt tham nhũng. Các quy phạm xử lý tham nhũng trong Luật còn chưa đầy đủ dẫn đến nhiều trường hợp đối tượng tham nhũng đã thừa nhận song vẫn khó đưa ra các kết luận xử lý công khai. Điều này đã làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. - Thứ năm, chỉ số tín nhiệm của Việt Nam còn thấp, rủi ro kinh tế vẫn ở mức cao. Về phương diện tài chính công, Moody‟s đã nhận định thâm hụt ngân sách tại Việt Nam còn lớn. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP đã tăng từ mức 0,99% năm 2006 lên đến 8,24% năm 2016. Dù lãi suất các khoản vay từ các đối tác phát triển ở mức vừa phải, nợ Chính phủ đã tăng lên mức 50,3% GDP vào năm 2015 và gần 65% GDP vào năm 2016. Tốc độ tăng nợ công bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 18,5%, gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam. Trong khi môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng đã được bình ổn, hãng tín nhiệm Moody‟s vẫn đánh giá các chỉ tiêu về vốn và chất lượng tài sản của ngành này vẫn còn thấp. Theo đó, hệ thống ngân hàng còn tồn tại nợ xấu cao và thiếu vốn. Việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh, ở mức 25% trong năm 2015 (so với 16% trong năm 2014) cũng góp phần làm gia tăng thêm nguy cơ này. Theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, vẫn còn trên 200 000 tỷ đồng nợ xấu nằm đọng trong các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng. 248
  13. Như vậy, theo Moody‟s thâm hụt ngân sách lớn, gánh nặng nợ Chính phủ ngày càng tăng và tín dụng tăng trưởng nhanh là những rủi ro rất lớn trong môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. 3. Gợi mở một số đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò của Chính phủ trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam - Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô trong nước. Thực tế cho thấy, muốn thu hút đầu tư phát triển cần phải có các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua việc ổn định giá trị tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Nhà nước thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở,… để kiểm soát các vấn đề này. Về nguyên tắc, phải đảm bảo được nền kinh tế trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao nếu được đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá cao về ổn định kinh tế vĩ mô nên chính phủ nên tiếp tục duy trì ưu thế này. - Thứ hai, các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng đang là chuỗi thủ tục tồn tại nhiều khó khăn nhất cho doanh nghiệp và là “nút thắt” quan trọng cần phải tháo gỡ nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Do vậy, bên cạnh việc cắt giảm các thủ tục hành chính, chính phủ cần tiếp tục thống nhất, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường. Rà soát để tránh chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, phê duyệt. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và một số luật khác có liên quan đến đầu tư kinh doanh theo hướng thực hiện các cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư, thương mại theo các Hiệp định Thương mai tự do thế hệ mới được ký kết trong thời gian gần đây như Hiệp định TPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU,… Nhanh chóng hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến đầu tư kinh doanh bao gồm 3 nhóm quy định: (i) ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, (ii) thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh, (iii) các quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư kinh doanh tại 12 luật hiện hành. 249
  14. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản trong đầu tư kinh doanh. - Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi tốt nhất cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển, phục vụ thị trường. Chú trọng tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiêp. Để cải thiện các chỉ số cạnh tranh về 3 đột phá chiến lược, cần xây dựng lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ban hành thống nhất chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế, góp phần đánh giá đầy đủ chất lượng lao động trước xu hướng dịch chuyển lao động tự do nội khối theo quy định của Cộng đồng SE N. Trong vấn đề kết cấu hạ tầng, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo hướng đầu tư vào hệ thống đường xá, bến cảng, sân bay, cũng như hạ tầng công nghiệp như điện, khí đốt, nước mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Chính phủ cũng nên hỗ trợ nhiều hơn về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để giúp các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam thành công trong sản xuất, kinh doanh. - Thứ tư, chính phủ cũng cần áp dụng các biện pháp trừng phạt triệt để và không khoan nhượng đối với các hành vi tham nhũng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội như, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công, thu chi ngân sách,… công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ tốt về liêm chính trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các đối tác kinh doanh cùng tuân thủ các chuẩn mực này để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ủng hộ và tham gia các sáng kiến phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, đối với báo chí và người dân cũng cần tăng cường việc thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia phòng chống tham nhũng bằng cách tích cực đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Luật Tố cáo sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tiếp cận thông tin thông qua các diễn đàn, hội thảo, tiếp xúc cử tri hay các phương tiện thông tin đại chúng. - Thứ năm, giữ ổn định khu vực tài chính trong nước nhằm giảm các rủi ro quốc gia. Bao gồm (i) Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Về khía cạnh 250
  15. kỹ thuật, cần tính toán chính xác nhu cầu vay mượn để bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách; tăng cường khả năng hoàn trả nợ nước ngoài. Về khía cạnh kinh tế, cần sử dụng có hiệu quả các khoản vay nợ nước ngoài, tránh tình trạng nợ công lớn song các dự án không có hiệu quả vẫn được thực hiện. (ii) Tăng cường sự vững mạnh cho khu vực tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cụ thể: tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước; tiến hành sáp nhập các NHTM cổ phần nhỏ thành ngân hàng quy mô lớn để phát huy được lợi ích kinh tế. Tiếp tục xử lý nợ xấu trên cơ sở: (i) Chính phủ sử dụng một nguồn lực tài chính để tiếp sức cho hệ thống NHTM, tạm thời mua lại các khoản nợ xấu và tái cấp vốn cho những NHTM yếu kém, cần có sự hỗ trợ trực tiếp. (ii) Sáp nhập hoặc loại bỏ các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Quá trình thu hẹp số lượng các tổ chức tài chính và ngân hàng là xu thế khách quan nhằm giảm các rủi ro tài chính do khu vực này đem lại. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; 2. Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 12 tháng 3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015- 2016; 3. Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28 tháng 4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; 4. Chính phủ, Nghị quyết 35-2016/NQ-CP ngày 16 tháng 5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; 5. TS. Hoàng Xuân Hòa, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Yến (2016), Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh Việt Nam: Thực trạng và đề xuất, Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 6/2016; 6. Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ; 251
  16. 7. ThS. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2016), Giải pháp ổn định khu vực tài chính Việt Nam trong tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 7/2016; 8. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ts-le-dang-doanh-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam- dang-xau-di-vi-tham-nhung-20150420221928064.chn, truy cập ngày 18 /2/2017 9. http://reports.weforum.org/global-competitiveness-index/country- profiles/#economy=VNM, truy cập ngày 20/2/2017; 10. .http://www.doingbusiness.org/rankings, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2017 252
nguon tai.lieu . vn