Xem mẫu

  1. 25 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 20 15 Nam 10 Nữ 5 PHẠM XUÂN PHÚC 0 1‐12th >12‐24th >24‐36th >36‐48th >48‐60th >60‐72th KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I Hà Nội, năm 2013
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM XUÂN PHÚC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ: CK62730505 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thị Vui Hà Nội, năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đào Thị Vui – Giảng viên bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các bác sỹ, dược sỹ đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi khảo sát, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ khoá học. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình; Sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ quý báu đó. Hạ Long, ngày 06 tháng 3 năm 2013 HỌC VIÊN Ds. Phạm Xuân Phúc
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh viêm phổi 3 1.1.1. Tình hình dịch tễ 3 1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 4 1.1.3. Phân loại viêm phổi 6 1.1.4. Chẩn đoán 7 1.2. Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 9 1.2.1. Tình hình kháng kháng sinh 9 1.2.2. Phác đồ điều trị viêm phổi bằng kháng sinh cho trẻ em 11 1.2.3. Một số nhóm kháng sinh thường sử dụng cho trẻ em 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 25 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 25 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 26 2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu khảo sát 26 2.3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 26 2.4. Xử lý số liệu 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 27 3.1.1. Tuổi và giới tính trong bệnh viêm phổi 27 3.1.2. Mức độ nặng của bệnh viêm phổi 28 3.1.3. Xét nghiệm cận lâm sàng, khám chuyên khoa 30 3.1.4. Các bệnh mắc kèm viêm phổi 31
  5. 3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 32 3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi nhập 32 viện 3.2.2. Các kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện 34 3.2.3. Các phác đồ điều trị ban đầu 36 3.2.4. Các phác đồ thay đổi, lý do thay đổi trong quá trình điều 38 trị 3.2.5. Liều dùng của một số kháng sinh đã sử dụng trong điều 40 trị 3.2.6. Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh 43 3.2.7. Tương tác thuốc gặp phải trong quá trình điều trị 44 3.2.8. Tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình 45 điều trị bằng kháng sinh 3.2.9. Hiệu quả điều trị 46 3.2.10. Hiệu quả điều trị viêm phổi của các kháng sinh đã sử 47 dụng CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 48 4.1. Về tình hình viêm phổi trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện đa 50 khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2011 4.2. Về tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 1.1. Tình hình viêm phổi trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viên Đa 53 khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2011 1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 53 2. Đề xuất, kiến nghị 53
  6. CÁC TỪ VIẾT TẮT N Số lượng bệnh nhân (T) Tiêm (U) Uống VP Viêm phổi VPVVN Viêm phổi vừa và nhẹ VPN Viêm phổi nặng VPRN Viêm phổi rất nặng B.fragilis Bacteroides fragilis E.coli Escherichia coli H.influenzae Haemophilus influenzae K.pneumoniae Klebsiella pneumoniae N.meningitidis Neisseria meningitidis P.mirabilis Peoteus mirabilis P.aeruginosa Pseudomonac aeruginosa S.aureus Staphylococcus aureus S.epidermidis Staphylococcus epidermidis S.pneumoniae Streptococcus pneumoniae
  7. DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN SỐ TÊN BẢNG TRANG BẢNG 1.1 Tiêu chuẩn phân loại viêm phổi 6 1.2 Tình hình kháng kháng sinh của H.influenzae 10 1.3 Mức độ kháng kháng sinh của S.aureus 11 3.1 Tỷ lệ trẻ viêm phổi phân theo lứa tuổi và giới tính 27 3.2 Mức độ nặng của bệnh phân theo lứa tuổi 29 3.3 Tỷ lệ dương tính với nguyên nhân gây bệnh 30 3.4 Tỷ lệ trẻ có bệnh mắc kèm viêm phổi 31 3.5 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện 32 3.6 Các nhóm kháng sinh đã được sử dụng tại bệnh viện 33 3.7 Các kháng sinh đã được sử dụng trong mẫu nghiên cứu 35 3.8 Các phác đồ điều trị khi bệnh nhân mới vào nhập viện 37 3.9 Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị viêm phổi 38 Lý do thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị viêm 39 3.10 phổi Liều thực dùng kháng sinh cho trẻ tại khoa nhi bệnh 41 3.11 viện Tỷ lệ trẻ được dùng thuốc phù hợp, không phù hợp 42 3.12 khuyến cáo 3.13 Thời gian sử dụng kháng sinh tại bệnh viện 44 Các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá 45 3.14 trình điều trị bằng kháng sinh 3.15 Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi 46 Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi của các kháng sinh đã 48 3.16 sử dụng
  8. DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN SỐ TÊN HÌNH TRANG HÌNH 3.1 Tỷ lệ trẻ viêm phổi phân theo lứa tuổi và giới tính 27 3.2 Mức độ nặng của bệnh phân theo lứa tuổi 29 3.3 Tỷ lệ dương tính với nguyên nhân gây bệnh 30 3.4 Tỷ lệ trẻ có bệnh mắc kèm viêm phổi 31 3.5 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện 32 3.6 Các nhóm kháng sinh đã được sử dụng tại bệnh viện 33 3.7 Các kháng sinh đã được sử dụng trong mẫu nghiên cứu 36 Lý do thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị viêm 40 3.8 phổi Tỷ lệ trẻ được dùng thuốc phù hợp, không phù hợp 43 3.9 khuyến cáo 3.10 Thời gian sử dụng kháng sinh tại bệnh viện 44 Các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá 45 3.11 trình điều trị bằng kháng sinh 3.12 Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi 47 Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi của các kháng sinh đã 48 3.13 sử dụng
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1 Bệnh viện Nhi Trung ương (2003), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em, NXB Y học, tr. 16 -17. 2 Bộ Y tế - Chương trình Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (2001), Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, NXB Y học, tr. 9. 3 Bộ Y tế (1999), Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1997-1998), Lĩnh vực ADPC, Hà Nội, tr.12. 4 Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (1999) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, NXB Y học, tr. 28-30. 5 Bộ Y tế (2000), Một số đề xuất qua kết quả điều trị về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp năm 2000 của chương trình giám sát quốc gia ATS, Lĩnh vực ADPC, Hà Nội, tr. 13. 6 Bộ Y tế - Cục Quản lý dược (2000), Hội thảo sử dung kháng sinh hợp lý, an toàn, Lĩnh vực ADPC, Hà Nội, tr. 37. 7 Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (2001), Một số đề xuất qua kết quả điều tra về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong các năm 1998 - 1999 của chương trình giám sát quốc gia ASTS, Lĩnh vực ADPC, Hà Nội, tr. 15 - 32. 8 Bộ Y tế (2001), Thông tin kháng thuốc của vi khuẩn, NXB Y học, tập 5, tr. 8-10. 9 Bộ Y tế (2001), Thông tin kháng thuốc của vi khuẩn, NXB Y học, tập 6, tr. 12-14. 10 Bộ Y tế (2002), Thông tin kháng thuốc của vi khuẩn, NXB Y học, tập 9, tr. 11-12. 11 Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (2002), Một số đề xuất qua kết quả điều tra về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong năm 2000 của chương trình giám sát quốc gia ASTS, Lĩnh vực ADPC, Hà Nội, tr. 10-14. 12 Bộ Y tế - Dược thư quốc gia Việt Nam năm 2002, tr. 122. 13 Bế Văn Cầm (1994), Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong trong viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, Hội Nhi khoa Việt Nam, Tập 3, số 2, Tổng hội Y Dược Việt Nam
  10. xuất bản, tr. 16-17. 14 Nguyễn Tiến Dũng (2002) “Đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị ở trẻ em dưới 1 tuổi”, Kỷ yếu công trình bệnh viện Bạch Mai, tập 2, tr. 318-328. 15 Nguyễn Hồng Điệp, Đào Minh Tuấn, Tạ Khánh Vân (1995), Viêm phổi nặng ở trẻ em dưới 1 tuổi, Tạp trí Y học Việt Nam, số 7, tập 218, tr. 21- 28. 16 Lê Đăng Hà và cộng sự (2000), Thuốc kháng sinh và cách sử dụng: Kiểm soát vấn đề kháng thuốc, Bộ Y tế xuất bản, tr. 21-25. 17 Nguyễn Thị Minh Hiếu (2006), Kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại một số xã nông thôn thuộc tỉnh Hà Tây, Tạp chí Y học thực hành, số 5, tập 542, tr. 3-4. 18 Lê Thị Hoa (2001), Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của Streptococus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxellacatarrhalis phân lập từ họng, mũi trẻ em dưới 5 tuổi ở một số cộng đồng dân cư sống xa đô thị, Luận án Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 34-36. 19 Đoàn Thị Nguyện (2001), Vi sinh vật y học, NXB Y học, tr. 18-20. 20 Lê Thị Kim Nhung và cộng sự (2004), Đặc điểm nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi tại Bệnh viện Thống Nhất (12/2003 - 9/2004), Tạp chí Y học thực hành, số 12, tập 499, tr. 33 – 35. 21 Nguyễn Thu Nhạn, Chu Văn Tường, Nguyễn Công Khanh, Đặng Phương Kiệt (2006), Sổ tay thầy thuốc thực hành, tập 1, NXB Y học, tr. 332-335. 22 Lê Văn Thêm, Ngô Văn Toàn, Đào Ngọc Phong (2006), Nghiên cứu kiến thức về chẩn đoán điều trị bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp của các bác sỹ tại trạm y tế xã tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tập 558, tr. 33-36. 23 Hoàng Thị Tâm (2003) “Tìm hiểu căn nguyên Vi khuẩn gây nhiễm khẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi và độ nhạy cẩm với kháng sinh của chúng tại bệnh viện Nhi Trung ương”, Luận văn thạc sĩ y học, tr. 59-62. 24 Nguyễn Ngọc Tường Vi và cộng sự (1999), Đặc điểm lâm sàng và vi sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi, Tạp chí thời sự Y Dược học, bộ IV, số 3, Hội Dược học thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tr. 14 - 25.
  11. 25 Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2007), Khảo sát sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2006, NXB Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập 11, phụ bản số 4, tr. 5-8. 26 Nguyễn Thị Vinh và cộng sự (2006) “Theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2000-2004”, Hội nghị khoa học bệnh viện Bạch Mai, tr. 24-29. 27 Đỗ Thị Thanh Xuân (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 16-17. Tiếng Anh: 28/ WHO (2006) “Global estimate of incidence of clinical pneumonia among children under five years of age”. http://www.who.int/bulletin/volumes/82/12/895.pdf.
  12. PHIẾU KHẢO SÁT Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 6 tuổi tại khoa nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2011 Bệnh án số:……………………….. Họ và tên bệnh nhân:……………………………………… Tuổi:………tháng Giới tính:……………… Cân nặng:……………………………………………… Họ và tên cha hoặc mẹ:…………………………………………………………... Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………... Ngày vào viện…………………………Ngày ra viện……………………………. Triệu chứng bệnh trước khi nhập viện:…………………………………………... Thuốc đã sử dụng trước khi nhập viện: Stt Tên thuốc, nồng độ/hàm Đường dùng Liều dùng Số ngày dùng lượng Chẩn đoán:……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Các bệnh mắc kèm:………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Phác đồ điều trị ban đầu: Stt Tên thuốc, nồng độ/hàm Đường dùng Liều dùng Số ngày dùng lượng Phác đồ điều trị thay đổi: Stt Tên thuốc, nồng độ/hàm Đường dùng Liều dùng Số ngày dùng lượng Kết quả điều trị:…………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Hạ Long, ngày…..tháng…..năm…... Người lập phiếu
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là bệnh rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Bệnh gặp với tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là phế cầu (S.pneumoniae), H.influenzae, S.aureus [4], [27]. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng rất phổ biến, nhưng khả năng bội nhiễm vi khuẩn thì rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển [23]. Vì vậy, kháng sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước một nguy cơ lớn, đó là vi khuẩn ngày càng kháng kháng sinh nhiều hơn. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của các loại vi khuẩn ngày một gia tăng. Ví dụ: từ tháng 12/2003 – tháng 9/2004, tại Bệnh viện Thống Nhất, tỷ lệ kháng thuốc của S.aureus với cephalothin là 77% và đối với gentamicin là 100% [20]. Sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khi khảo sát kiến thức về chẩn đoán, điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp của các bác sĩ tại các trạm y tế xã, phường trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thì tỷ lệ các bác sĩ có kiến thức đúng để chẩn đoán bệnh viêm phổi là 57,6 – 71,7%; Tỷ lệ các bác sĩ có kiến thức đúng để điều trị bệnh viêm phổi chỉ đạt 54,3–58,7% [22]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác khám và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh trên đối tượng bệnh nhân nhi mắc bệnh viêm phổi. Nhằm góp phần vào việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân nhi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh” với các mục tiêu sau: 1
  14. - Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân mắc viêm phổi trong mẫu nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. - Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ em từ 01 tháng đến 6 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. 2
  15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. BỆNH VIÊM PHỔI 1.1.1. Tình hình dịch tễ 1.1.1.1. Trên thế giới Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao, tần suất mắc nhiều lần trong năm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trong độ tuổi này. Theo báo cáo năm 2006 của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em chết vì viêm phổi, nhiều hơn tử vong của AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có một trẻ chết vì viêm phổi! Chưa có bệnh lý nào làm trẻ em tử vong nhiều đến như vậy! Mặc dầu theo một số báo cáo gần đây tử vong ở trẻ em có giảm nhưng hiện nay, viêm phổi vẫn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Ở các nước phát triển, nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi là nguyên nhân gây tử vong từ 10 - 15% ở trẻ em và người cao tuổi, còn ở những nước đang phát triển thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn 30 lần so với các nước phát triển [28]. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn xảy ra ở tất cả các mùa nhưng phổ biến nhất là mùa Đông và mùa Xuân. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người cao tuổi. Kháng thể thu được ở trẻ sơ sinh chỉ bảo vệ được cho trẻ trong những tháng đầu tiên, sau đó nếu bị nhiễm khuẩn, trẻ vẫn có thể bị bệnh. Ở trẻ em, tuổi có liên quan đến tác nhân gây bệnh là: với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tác nhân gây viêm phổi thường gặp là Chlamydia trachomatis và virus hợp bào đường hô hấp, còn với trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi thì tác nhân gây bệnh thường là H.influenzae. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc viêm phổi của trẻ em trai lớn hơn trẻ gái. Với nhiễm H.influenzae, tỷ lệ này là 2:1, còn với phế cầu thì ở mọi lứa tuổi nam đều mắc bệnh nhiều hơn nữ. Hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, vật nuôi trong nhà, sự tiếp xúc với người bệnh, sự thiếu hiểu 3
  16. biết về dịch tễ … đều có ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ của bệnh viêm phổi [23], [26]. Hầu hết bệnh nhân mắc viêm phổi ở cộng đồng, chiếm 85 - 90%. Tác nhân gây viêm phổi ở cộng đồng hay gặp nhất là S.pneumoniae, H.influenzae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae và một số vi khuẩn kỵ khí, ký sinh trùng và virus như Moraxella catarrhalis, Pneumococystis carnii, Influenzae virus … Các tác nhân gây viêm phổi trong bệnh viện thường gặp là Pseudomanas aeruginosa, S.aureus, vi khuẩn Gram (-) như E.coli, Klebsiella … tuy nhiên, đây thường là những trường hợp bệnh nặng và có tỷ lệ tử vong cao [23], [26]. 1.1.1.2. Trong nước Theo báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em của Bộ Y tế, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 800.000 - 1.000.000 trẻ dưới 6 tuổi bị viêm phổi, trong đó khoảng 25.000 ca tử vong [5]. Theo thống kê tại các bệnh viện, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm khoảng hơn 1/3 tổng số trẻ đến khám tại viện và chiếm 30-40% trong tổng số trẻ nhập viện. Số trẻ tử vong do viêm phổi tại các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương chiếm 30-50% trong tổng số ca tử vong. Tại cộng đồng, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 3/1.000 [18]. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ bệnh nhi bị bệnh viêm phổi thường đứng đầu chiếm 45,95% trong các loại bệnh gặp tại khoa và tỷ lệ tử vong do bệnh này cũng thường cao nhất chiếm 48,75% trong tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 6 tuổi. 1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 1.1.2.1. Viêm phổi do phế cầu (S.pneumoniae) S.pneumoniae là một trong những căn nguyên chính gây viêm phổi ở trẻ em. S.pneumoniae là những cầu khuẩn Gram (+) dạng ngọn nến, thường xếp thành đôi, ít khi đứng riêng rẽ nên còn được gọi là song cầu [19]. S.pneumoniae thường cư trú 4
  17. ở vùng tỵ hầu của người lành với tỷ lệ khá cao (40-70%). Viêm phổi do S.pneumoniae thường hay xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc hoá chất. Bệnh viêm phổi do S.pneumoniae thường nặng hơn so với các vi khuẩn khác và rải rác quanh năm nhưng cũng có thể thành dịch vào mùa Đông. 1.1.2.2. Viêm phổi do H.influenzae H.influenzae là một trực khuẩn Gram (-), cũng giống như S.pneumoniae là bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đây là loài vi khuẩn cư trú ở họng trẻ em với số lượng lớn, là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm. H.influenzae nhân lên ở hạ họng rồi vào máu gây nên những nhiễm trùng thứ phát lan toả như viêm phổi, viêm khớp, viêm xương, viêm màng não … [16], [18]. 1.1.2.3. Viêm phổi do tụ cầu vàng (S.aureus) S.aureus thường cư trú ở họng, miệng hoặc trên da người khoẻ mạnh. S.aureus là những cầu khuẩn, có đường kính 0,8 – 1,0m và đứng thành chùm trông giống như chùm nho, bắt màu Gram (+), không có lông, không có nha bào và thường không có vỏ. Tụ cầu là loài vi khuẩn có khả năng sinh nhiều loại độc tố và enzym rất mạnh. Đặc biệt, S.aureus sinh men -lactamase làm mất tác dụng của kháng sinh nhóm -lactam, gây kháng kháng sinh. Tỷ lệ viêm phổi do S.aureus chiếm từ 10-15% và đa số là viêm phổi mắc phải ở bệnh viện. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhất là dưới 3 tháng tuổi (30%). S.aureus gây bệnh bằng cách tiết độc tố và enzym phá huỷ nhu mô phổi. Tổn thương đặc trưng là những đám hoại tử chảy máu và có thể thành hang, hoặc có thể rải rác khắp phổi với nhiều ổ áp xe chứa S.aureus, bạch cầu đa nhân, hồng cầu và những tế bào hoại tử [27]. Ngoài ra, Viêm phổi có thể do virus, Mycoplasma, ký sinh trùng (Pneumocystis carinii …), nấm (Aspergillus, Candida) và một số nguyên nhân khác [4]. 5
  18. 1.1.3. Phân loại viêm phổi Dựa vào các đặc điểm lâm sàng có thể phân loại viêm phổi thành ba mức độ: viêm phổi vừa và nhẹ, viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng được trình bày ở bảng 1.1. [2]: Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại viêm phổi ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI VIÊM PHỔI NẶNG VIÊM PHỔI LÂM SÀNG VỪA VÀ NHẸ RẤT NẶNG Sốt Cao, vừa Cao Cao, hạ nhiệt Ho Từng tiếng Cơn ngắn Yếu Nhịp thở Nhanh nông, đều Nhanh, không đều Cơn ngừng thở Co rút lồng ngực Không Rõ, nhiều Yếu Tím tái Không Có Nhiều, vân tím Tinh thần Kích thích nhẹ Kích thích nhiều Li bì, hôn mê Tim mạch Nhanh đều, rõ Nhanh yếu Truỵ, loạn Ngoài ra, căn cứ vào lứa tuổi mà có những phân biệt các mức độ viêm phổi khác: Trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi - Viêm phổi vừa và nhẹ: Có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi nhưng chưa có suy hô hấp. Thở nhanh là dấu hiệu của viêm phổi. + Trẻ 2 - 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút + Trẻ 1 - 6 tuổi: ≥ 40 lần/phút - Viêm phổi nặng: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi và có suy hô hấp độ 1, có rút lõm lồng ngực. - Viêm phổi rất nặng: có suy hô hấp độ 2, có 1 trong những dấu hiệu nguy kịch sau đây được xếp vào loại bệnh rất nặng: 6
  19. + Trẻ không uống được + Co giật, ngủ li bì khó đánh thức + Suy dinh dưỡng nặng Trẻ dưới 2 tháng tuổi Nhóm tuổi này trẻ thường bệnh nặng, diễn biến nhanh và nguy cơ tử vong cao do các bệnh nhiễm trùng nặng, các dấu hiệu cũng khác so với nhóm trẻ lớn hơn: - Viêm phổi nặng: trường hợp viêm phổi ở trẻ nhỏ đều là nặng vì bệnh diễn biến nhanh và dễ tử vong. Viêm phổi nặng có các dấu hiệu sau: + Rút lõm lồng ngực nặng + Thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên - Viêm phổi rất nặng: nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch dưới đây thì xếp vào viêm phổi rất nặng: + Co giật, ngủ li bì khó đánh thức + Thở rít lúc nằm yên + Bú kém, thở khò khè + Sốt hoặc hạ thân nhiệt 1.1.4. Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi phải căn cứ vào các triệu chứng của bệnh và lứa tuổi bệnh nhân để có kết luận chính xác. Chẩn đoán đúng mức độ nặng – nhẹ của bệnh là cơ sở để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tác nhân gây bệnh, tuổi của bệnh nhân, mức độ nặng của viêm phổi. Một số loại vi khuẩn gây ra triệu chứng khá đặc trưng như viêm phổi thuỳ do S.pneumoniae hay viêm phổi có áp xe, viêm mủ màng phổi, bướu khí do S.aureus. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác. Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu lâm sàng có thể không điển hình. 7
  20. 1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc bao gồm: sốt, kích thích thần kinh (quấy, khóc, khó chịu, bồn chồn, rùng mình …), rối loạn tiêu hoá. Trong đó sốt là triệu chứng thường gặp: + Thông thường sốt cao hoặc sốt vừa trong 5 - 7 ngày. + Trẻ yếu, suy dinh dưỡng: có thể chỉ sốt nhẹ, không sốt hoặc hạ nhiệt - Viêm long đường hô hấp: ho, hắt hơi, xuất tiết mũi họng, thở khò khè + Ho từng tiếng hoặc ho thành cơn ngắn + Xuất tiết đờm dãi ở miệng, mũi: đờm chuyển màu từ trong sang đục. - Tím tái: môi, lưỡi, đầu chi, toàn thân, nổi vân tím dưới da. - Nghe phổi: là triệu chứng thực thể có giá trị nhất để chẩn đoán viêm phổi + Chủ yếu thấy ran ẩm nhỏ hạt đều, lan toả hoặc khu trú 2 thuỳ phổi. + Kèm theo: ít ran ngáy, ran rít, ran ẩm to hạt, tiếng thở thô ráp. - Nhiễm khuẩn ngoài phổi gồm: viêm da, viêm cơ, viêm mũi họng cấp … có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với viêm phổi [25]. - Một số trường hợp viêm phổi có biến chứng: viêm hoặc tràn dịch - tràn khí màng phổi, màng ngoài tim, viêm màng não, áp xe não … 1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng - X quang: + Mờ xung huyết 2 rốn phổi và hệ thống phế quản. + Nhiều nốt mờ không đồng đều về kích thước, mật độ, ranh giới không rõ ràng … thường tập trung nhiều nhu mô phổi vùng cạnh tim 2 bên, nhiều hơn ở bên phải. 8
nguon tai.lieu . vn