Xem mẫu

  1. LỜI CAM ĐOAN 1. Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong  học thuật. Tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi  phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Quảng Nam, ngày      tháng      năm 2020 Tác giả luận văn 1
  2. LỜI CẢM ƠN 2. Tôi xin chân thành cảm  ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư  Phạm Đà Nẵng cùng các thầy cô trong Khoa Tâm Lý – Giáo dục đã giúp đỡ  và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành  luận văn của mình. 3. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới  người đã tận tình  chỉ  bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận  văn này. 4. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, ngày   tháng    năm 2020       Tác giả luận văn 2
  3. MỤC LỤC  3
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ  1. GDGT Giáo dục giới tính 2. SKSS Sức khỏe sinh sản 3. THPT Trung học phổ thông GDSKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản 4. 5. SSKSSVTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên  6. GDDS Giáo dục dân số 7. VTN Vị thành niên 8. KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 4
  5. DANH MỤC HÌNH 5
  6. 6
  7. MỞ ĐẦU 5. Lí do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục giới tính (GDGT) luôn bị  coi là chủ  đề   nhạy   cảm,  chưa   được   thực  hiện   rộng   rãi   và  phổ   biến   ở   trong  nhà   trường vì thế còn rất nhiều phụ huynh cũng như học sinh luôn ngại ngùng   khi nói về vấn đề giới tính. Giáo dục con người không chỉ đảm bảo phát triển về trí tuệ về nhân  cách mà còn phải đảm bảo phát triển về  cả  thể chat, trí tuệ  và tinh thần.   Với thế hệ trẻ hiện nay khi bước vào môi trường giáo dục, giáo viên không  chỉ đơn thuần cung cấp cho các em các kiến thức khoa học mà còn giúp cho  các em tìm hiểu sâu hơn về chính bản thân mình. Sự trang bị cho các em về  đời sống tâm lí, về giới tính về tình dục để các em có ý thức hơn về những  hành vi của bản thân mình. Chính vì thế  giáo dục giới tính có vai trò hết   sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Lứa tuổi học sinh  trung học phổ thông là thời kì hoàn thiện sự phát triển về thể chất của con   người vì thế việc lồng ghép GDGT cho học sinh THPT nhằm giúp các em  có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên,  cũng như tranhs những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết. “TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, đánh  giá việc giáo dục giới tính trong nhà trường chưa hiệu quả, cung cấp cho  học sinh kiến thức về QHTD còn hạn chế. Các trường cũng có chuyên đề  về  giới tính và tình yêu tuổi học trò, nhưng nặng về  lý thuyết. Ông cho  rằng: Chúng ta phải đối mặt vấn đề yêu và QHTD ở học sinh. Ngành giáo  dục và các chuyên gia cần nghiên cứu để đưa vấn đề này vào chương trình   giáo dục chính thống, cách làm phải gần gũi để  học sinh ngấm hơn. Thầy   cô phải lắng nghe và đồng hành với học sinh mới mang lại hiệu quả.” 7
  8. Bà Vũ Thị  Phương Anh, phó hiệu trưởng trường THPT Đoàn Thị  Điểm (Hà Nội), cho rằng đến tuổi dậy thì, trẻ  có sự  rung động với người   khác giới là chuyện bình thường. Vấn đề  là trẻ  phải học được cách điều  tiết tình cảm để không bị bột phát theo bản năng, đi quá giới hạn cho phép.  Những năm gần đây chương trình giáo dục giới tính được Bộ  Giáo Dục  đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học phổ  thông. Tuy nhiên GDGT  chưa phải là một bộ môn riêng biệt như  những bộ môn khác, nội dung chỉ  được lồng ghép qua các môn học khác như  Sinh học hoặc Giáo dục công  dân hoặc thông qua các buổi học ngoại khóa. Các kiến thức về  giáo dục  giới tính, sức khoẻ  sinh sản vị  thành niên có trong chương trình sách giáo  khoa nhưng các thầy cô vẫn giảng dạy mang tính hàn lâm, thiếu thực tế. Vì  vậy, có thể học sinh học xong nhưng khi ra thực tế vẫn không hiểu gì.  Trước những thay đổi về kinh tế xã hội nên dần dần quan niệm sống  từ đó cũng thay đổi, những hiện trạng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, hay   sống thử, nạo phá thai của một số bộ phận thanh thiếu niên đã gây xôn xao  dư luận gây ra những hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân các em   mà còn cho toàn xã hội. Chính vì thế cần đưa GDGT vào hệ  thống trường  học để trang bị cho các em học sinh những kiến thức về giới tính, góp phần  hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên những cách tiếp nhận và hiểu  biết về  GDGT của các em còn phần mơ  hồ  dù đã có các chương trình  GDGT tại trường. Lứa tuổi Trung học phổ  thông (THPT) là lứa tuổi vị  thành niên, khi   mà học sinh đang  ở  giai đoạn phát triển nhanh về  thể  chất và có nhiều  những thay đổi trong tâm sinh lý. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc  định hình nhân cách để  làm chủ  bản thân về  những hành vi tình dục. Vị  thành niên ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với thông tin, kiến   8
  9. thức mới, hiện đại nhưng cũng phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa  đến sức khỏe. Học sinh chưa có kinh nghiệm, giáo dục giới tính về  sức   khỏe sinh sản, nên dễ  bị  lạm dụng, ép buộc; không biết cách phòng tránh  thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có quan hệ  tình dục. Do   vậy, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh là rất cần thiết. Học   sinh cần nắm vững những kiến thức chăm sóc bảo vệ  SKSS để  bảo vệ  chính mình  Như vậy, việc giáo dục giới tính về  sức khỏe sinh sản cho vị thành  niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT   là vấn đề  cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính về  sức khỏe sinh sản   nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, giáo dục giới tính về  sức  khỏe sinh sản đầy đủ  về  giới tính, sức khỏe sinh sản, về  tình bạn, tình  yêu… Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để  góp   phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu giáo   dục giới tính về  sức khỏe sinh sản  ở  học sinh trường THPT Nguyễn   Thái Bình” để  tìm hiểu được phần nào những suy nghĩ mong đợi của các  em nhằm nâng cao hiệu quả GDGT ở trường học. 6. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng nhu cầu GDGT về  SKSS của học sinh Tr ường THPT   Nguyễn Thái Bình – Thăng Bình – Quảng Nam hiện nay, đề xuất biện pháp  nhằm nâng cao hiệu quả GDGT cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thái   Bình – Thăng Bình – Quảng Nam 7. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu giáo dục giới tính về  SKSS của học sinh Trường THPT Nguyễn   Thái Bình – Thăng Bình – Quảng Nam 9
  10. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính của   học sinh THPT ­ Nghiên   cứu   thực   trạng   nhu   cầu   GDGT   về   SKSS   của   học   sinh   Trường THPT Nguyễn Thái Bình – Thăng Bình – Quảng Nam  ­ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giáo dục giới tính về chăm sóc sức  khỏe sinh sản cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình – Thăng  Bình – Quảng Nam nhằm nâng cao nhận thức và trang bị  kiến thức  cho các em học sinh. 8. Khách thể nghiên cứu ­ 250  học sinh khối lớp 10,11 THPT (  ở  đây tôi không chọn học sinh  khối lớp 12 vì không muốn ảnh hưởng đến thời gian học tập của các   em) ­ 20 giáo viên ­ 20 phụ huynh 9. Giả thuyết khoa học Học sinh có nhu cầu được giáo dục giới tính về  sức khỏe sinh sản và sẵn  sàng   tiếp   nhận   giáo   dục   sức   khỏe   sinh   sản.   Tuy   nhiên,   chương   trình  GDSKSS trong nhà trường còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh.  10.Giới hạn nghiên cứu ­ Giới hạn nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực  trạng nhu cầu giáo dục giới tính  cho học sinh THPT thông qua nội   dung và phương pháp về  giáo dục giới tính  ở  đây là giáo dục sức   khỏe sinh sản vị thành niên trong nhà trường. ­ Giới hạn phạm vị  nghiên cứu: trong luận văn này tôi chỉ  tập trung  nghiên cứu 250 học sinh,  20 giáo viên và 20 phụ  huynh của các em  10
  11. học sinh tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình – Thăng Bình – Quảng  Nam. 11. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 1.4. Phương pháp thông kê toán học 1.5. Phương pháp thực nghiệm  CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA  HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 11.1.1.Những nghiên cứu trên thế giới  Vấn đề  GDGT nói chung được nhiều nước  ở  Châu Âu quan tâm từ  rất sớm. Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy sinh   nghiên cứu vấn đề  này. Năm 1921 đã coi tình dục là quyền tự  do của con  người, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân  đối với xã hội. Họ  đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục” (1933) với   mục tiêu là: ­ Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục. ­ Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai Bộ  Giáo dục Thụy Điển đã quyết định đưa thí điểm GDGT vào nhà  trường (1942) và đến năm 1956 thì chính thức dạy phổ cập trong tất cả các  loại trường từ  tiểu học đến trung học. Hầu hết các nước Đông Âu (Đức,  Tiệp, Ba Lan, Hungrari …), Tây Âu, Bắc Âu cũng có những quan điểm xem   xét vấn đề GDGT là vấn đề lành mạnh đem lại tự do cho con người, họ đã  11
  12. tuyên truyền rộng khắp cho mọi người hiểu rõ những quy luật hoạt động  của tình QHTD và vấn đề  này cũng được đưa vào dạy  ở  các trường học   theo những vấn đề  tự  chọn. Nhà nước cũng tận dụng những phương tiện   truyền thông để tiến hành mảng giáo dục này.  Ở  Châu Á, GDGT bị  xem là lĩnh vực cấm kị, do  ảnh hưởng của   những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Dân số  gia tăng quá nhanh, chất  lượng cuộc sống không được đảm bảo đã khiến các nước  ở  Châu Á đã  thức tỉnh và nhìn nhận vấn đề  một cách thích đáng. Họ  đã thống nhất ý   kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ  làm chủ  quá trình sinh sản của mình một cách khoa học, phù hợp với tiến   bộ xã hội. Trước năm 1994, giáo dục nhấn mạnh đến các nội dung dân số  phát  triển thì từ sau năm 1994, giáo dục nhấn mạnh tới các nôi dung SKSSVTN   như  là một  ưu tiên. GDSKSS và SKSSVTN là những vấn đền mới chính  thức được thừa nhận tại hội nghị  quốc tế  về  “Dân số  và phát triển”  ở  Cairo, Ai Cập (1994). SKSS được coi là định hướng chỉ  đạo của hầu hết   các chương trình dân số  thế giới. Hội nghị này đã thống nhất một chương  trình hành động về dân số  và phát triển trong 20 năm tới, nó đã đưa ra một  khái niệm chiến lược mới về  SKSS, đề  ra 15 nguyên tắc khẳng định con   người mới là trung tâm đối với sự phát triển bền vững. Cũng chính tại hội   nghị  này, một khái niệm mới về  SKSS bao gồm tất cả  các nội dung liên   quan tới tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống đã  được trình bày cặn kẽ  trong chương trình hành động của ICPD. Sau hội   nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng lần lượt tổ  chức nhiều   hội nghị bàn về vấn đề SKSSVTN như: ­ Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh (1995) 12
  13. ­ Hội nghị  quốc tế  về  dân số  và phát triển tại The Hague Hà Lan  (1999) ­ Hội nghị  dân số  cấp cao của  ủy ban kinh tế  và xã hội Châu Á –  Thái Bình Dương ( ESCAP) và quỹ  dân số  liên hợp quốc (UNFPA) tại   Băng Cốc.  Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hành  Quỹ  dân số  Liên Hợp quốc đã nêu “Giới trẻ  ngày nay có ý thức về  SKSS  hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách  nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả  người mình yêu  vì họ  biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số  họ  khát khao tìm  hiểu, họ  muốn có thông tin về  tình dục và sức khỏe tình dục. Họ  muốn  biết làm thế  nào để  bản thân họ  và ngúời yêu họ  không có thai ngoài ý  muốn, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả  HIV/AIDS”.   Nhân   dịp   ngày   dân   số   thế   giới   (11/7/1998)   UNFPA   đã   gửi  thông điệp tới các nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay   được tập trung vào các vấn đề về SKSSVTN”. Một nghiên cứu dưới tên gọi “Giáo dục giới tính trong nhà trường:   kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Nigeria” James E. Rosen, Nancy J.  Murray   và   Scott   Moreland,   2004,   Sexuality   education   in   schools:   the  international   experience   and   implication   for   Nigeria   của   James   E.   Rosen,   Nancy J. Murray và Scott Moreland, tháng Năm năm 2004 đã chỉ  rõ “quá  nhiều trẻ vị thành niên theo học trong các trường ở  Nigeria thiếu thông tin  và kĩ năng để  có thể  bảo vệ  bản thân trước những cái “bẫy tính dục”. Và  chính vì vậy mà nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh là cực lớn và  nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp khẩn thiết, tích cực nhất để  xây  dựng một chương trình “hiệu quả tức thời” cho học sinh.  13
  14. Một số những đề tài nghiên cứu và sách tham khảo khác có thể được  kể  tên sau đây như: cẩm nang dành cho bạn gái “Những gì bạn gái muốn  biết” của Jill Geborene xuất bản năm 2011 bằng tiếng Anh và được phân  phối trên toàn thế giới; nghiên cứu của Susana Lerner năm 2005 có tên “Nhu  cầu giáo dục sức khỏe sinh sản và chống đói nghèo”. ; một nghiên cứu của  tổ  chức dân số  thế  giới UNFPA vào năm 2009 với tên gọi “Hiểu biết về  giới tính và SKSS, hành vi và nhu cầu được giáo dục trong nhà trường của   thanh thiếu niên  ở  khu vực phía Bắc Nigeria”.; nghiên cứu của tổ  chức   UNESCO với tên gọi “ Hướng dẫn chuyên môn toàn cầu về  giáo dục giới  tính ” “Cảnh báo chuyên môn về các phương pháp giáo dục giới tính trong  nhà trường”, …. cũng đều chỉ  ra nhu cầu được giáo dục SKSS luôn luôn   tồn tại và tùy vào mỗi nước khác nhau mà có những đặc thù khác nhau.  Nhưng nhìn chung,  ở  các nước Châu Á, Châu Phi và các nước đang phát  triển thì nhu cầu này lớn hơn và bức thiết hơn.  Như vậy, ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm  tới vấn đề SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lược quốc gia. 11.1.2.  Những nghiên cứu ở Việt Nam  Do chịu  ảnh hưởng của tư  tưởng phong kiến, nên vấn đề  giáo dục  giới tính  ở  nước ta vẫn còn tâm lí né tránh, chính vì thế  việc bàn luận về  vấn đề GDGT cho thanh thiếu thiên bắt đầu khá muộn.    Trong chỉ  thị  số  176A ngày 24/12/1984 do Chủ  tịch Hội  đồng Bộ  trưởng Phạm Văn Đồng kí, đã nêu rõ: “Bộ  giáo dục, Bộ  đại học và trung  học chuyên nghiệp. tổng cục dạy nghề phối hợp với hợp với các tổ  chức  có liên quan, xây dựng chương trình khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng  cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về  hôn nhân gia đình  và nuôi dạy con cái”.  14
  15. Năm 1985, Trung ương hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào  giáo dục “Ba triệu bà mẹ  nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó có nội  dung GDSKSS  ở  tuổi dạy thì. Hình thức chủ  yếu được sử  dụng là nói  chuyện, diễn giảng. Hiệu quả mới chỉ dừng lại  ở tính chất phong trào chứ  chưa thể có chất lượng sâu sắc được. Năm 1988. Một đề  án với quy mô lớn nghiên cứu về  giáo dục gia   đình và giáo dục gới tính cho học sinh có kí hiệu là VIE/80/P09 (do Trần   Trọng Thủy chủ nhiệm đề tài) đã được Hội Đồng chính phủ. Bộ Giáo dục  và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực   hiện bởi sự  tài trợ  của UNFPA và UNESCO khu vực với sự  tham gia của  nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học có trình độ  chuyên môn cao, chương   trình thử nghiệm tập trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lí giáo dục và   sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trường phổ thông ở nước ta học sinh được   học một cách có hệ  thống về  “những điều bí  ẩn” của chính mình và mối  quan hệ  với người khác giới. Đề  án đã tiến hành rất thận trọng và khoa  học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề  như: quan niệm tình bạn, tình  yêu, hôn nhân và nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên,  học sinh và phụ  huynh ở nhiều nơi trong cả nước để  chuẩn bị  GDGT cho  học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12. 12. Theo tác giả Nguyễn Thành Thống trong cuốn: “Giáo dục giới  tính cho thanh thiếu niên” có nêu lên những khó khăn khi GDGT cho trẻ là:  làm thế nào cho trẻ có được một quan niệm, một cái nhìn tốt nhất và lành  mạnh nhất từ khi chúng còn nhỏ. 13. Bùi Ngọc Oánh (2006) có đề tài “ Những yếu tố tâm lí trong sự  GDGT của thanh niên học sinh”, một lần nữa khẳng định sự cần thiết của   GDGT trong nhà trường THPT tập trung nêu lên một số  vấn đề  tâm lí xã   15
  16. hội cần chú ý khi tiến hành GDGT cho học sinh như: phong tục tập quán  Việt Nam nhiều người chưa biết về  vấn đề  này, không có thời gian để  dạy, giáo viên chưa được huấn luyện… đặc biệt tác giả cũng chỉ ra một số  khó khan trong công tác GDGT cho học sinh là do sự  e ngại khi nói tới  những vấn đề  có tính nhạy cảm trong môn GDGT. Qua đó tác giả  cũng   vạch ra một số  biện pháp nghiên cứu sự  chấp nhận GDGT của học sinh   trong nhà trường .   Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án Giáo dục dân  số (GDDS) đã bắt đầu được thử nghiệm. Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bước  đầu đã thể chế hóa GDDS trong nhà trường. Lần đầu tiên GDDS được đưa  vào chương trình tích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản: Nhân khẩu học, môi  trường, gia đình, giới, dinh dưỡng. Các nội dung SKSS đã được chính thức   lồng ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến trung học và   khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là   GDSKSS cho VTN. Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn  mạnh đầu tư giải quyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong  vấn đề phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nội dung GDDS   quá thiên về dân số  phát triển, chưa chú trọng tới SKSS như một mục tiêu  ưu tiên quốc gia. Với sự  ra đời của chương trình mới về  giáo dục phổ  thông cho giai đoạn sau 2000, các dự  án GDDS giai đoạn mới được xây  dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này  ở  các trường phổ  thông gồm:  Xây dựng chương trình tích hợp GDDS mới phù hợp với trương trình giáo   dục phổ thông sau năm 2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây  dựng các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài liệu  trực quan; tập huấn giáo viên… song chúng ta vẫn chưa xây dựng được  chương trình GDDS và SKSS cho THCS mặc dù các mục tiêu cho cấp học  16
  17. này đã được xác định.  Ủy ban phòng chống AIDS đã tổ  chức nhiều hoạt   động truyền thông, hoạt động can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu,  khảo sát thức trạng tình hình… nhằm bảo vệ VTN, nâng cao hiểu biết và  kỹ  năng dự  phòng của VTN trước sự  tấn công của đại dịch HIV/AIDS và  các tệ  nạn xã hội. Thông qua các hoạt động đó cũng góp phần nâng cao  hiệu quả công tác GDSKSS cho VTN. Báo cáo của nghiên cứu “Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản  của học sinh trung học phổ  thông” Nguyễn Hà Thành, 2009, “Nhu cầu  được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ  thông” của  Nguyễn Hà Thành đăng trên tạp chí Tâm lý học, số  7 (124), tháng 7­2009  được tiến hành nghiên cứu  ở  trường THPT Thanh Hà và THPT bán công  Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Kết quả  điều tra cho thấy  100% học sinh THPT có nhu cầu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Trong đó  72,6% học sinh cho rằng nhu cầu được giáo dục SKSS là một nhu cầu rất  cấp bách, rất cần được thỏa mãn. 27,4% học sinh cho rằng nhu cầu này  cần được thỏa mãn. 99,7% học sinh mong muốn Bộ  giáo dục và Đào tạo  cần đưa chương trình giáo dục SKSS vào trường THPT.  Ủy   ban   Dân   số   gia   đình   và   Trẻ   em   cũng   rất   quan   tâm   đến   việc   GDSKSS cho VTN, trong chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001­ 2010  nêu rõ: “Tạo sự  chuyển đổi hành vi bền vững về  dân số, SKSS, KHHGĐ  trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức  phù hợp với từng vùng, từng khu vực và từng nhóm đối tượng. Chú trọng   hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ  tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và những người chưa thành niên”. Năm  2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “Mô hình cung cấp   thông tin và dịch vụ  SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh  17
  18. thành phố. Năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề  án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, bao gồm các vấn đề  liên  quan về  giới, giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần  làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSSVTN. Dự án giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT tại huyện Hòa  Vang, Tp.Đà Nẵng Dự  án giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT   tại huyện Hòa Vang, Tp.Đà Nẵng, 2011, Trung tâm y tế, phòng GD&ĐT  huyện Hòa Vang thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố  Đà Nẵng, năm 2011, do Trung tâm y tế, phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang  thực hiện dưới sự  chỉ  đạo của  Ủy ban nhân dân thành phố  Đà Nẵng đã   tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học   sinh ở bậc THPT nhằm giúp học sinh tự thay đổi hành vi, kỹ năng cần thiết  về chăm sóc SKSS cho bản thân, góp phần nâng cao giáo dục giới tính về  sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua các hoạt động như: Tổ chức tập   huấn, đào tạo đội ngũ tư  vấn viên là học sinh được chọn theo từng khối   lớp (mỗi lớp 2­3 em), thiết lập hộp thư SKSS tại mỗi lớp, tổ chức các buổi   tuyên truyền về SKSS cho học sinh các trường THPT mỗi tháng một buổi,  tổ  chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc SKSS VTN, thành lập  câu lạc bộ “U&I” tại mỗi trường với 50 học sinh tự nguyện tham gia, in ấn   và phát hành 400 sổ tay tuyên truyền và 10000 tờ rơi, tổ chức các hoạt động   truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng. Việt Nam cũng có nhiều hội thảo quốc gia, nhiều đề tài liên kết với   các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và các vấn đề SKSS.  Nhưng nhìn chung tất cả  những hội thảo này thảo luận về  các vấn đề  SKSS nói chung chứ chưa đi vào thảo luận về giáo dục sức khỏe sinh sản  trong nhà trường THPT. Nhìn chung, các nghiên cứu thường tập trung đi sâu  18
  19. vào tìm hiểu thực trạng hiểu biết về  SKSS và thái độ  hành vi của thanh  thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản.  13.1. Cơ  sở  lý luận về  nhu cầu Giáo dục giới tính về  chăm sóc sức   khỏe sinh sản 13.1.1.  Nhu cầu giáo dục giới tính về chăm sóc sức khỏe sinh sản 13.1.1.1.  Nhu cầu Bất cứ  hoạt động nào cũng làm thỏa mãn một nhu cầu nhất định.  Nhu cầu là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó các  nhà tâm lý học nghiên cứu khá nhiều. Nhu cầu là thành phần đầu tiên trong   xu hướng, song nó chi phối mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến  hành vi của con người nói riêng. Bởi vì để  tồn tại và phát triển không  ngừng, con người cần được thỏa mãn những nhu cầu nhất định nhu cầu về  ăn, mặc, ở, học tập, vui chơi và rất nhiều nhu cầu khác nữa.  14. Từ điển tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên) định nghĩa: Nhu cầu là  trạng thái cá nhân, xuất phát từ  chỗ  nhận thấy cần những đối tượng cần   thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực  của cá nhân. A.G. Kovaliop đã tiếp cận khái niệm nhu cầu với tư cách là nhu cầu  của nhóm xã hội: Nhu cầu là sự  đòi hỏi của các cá nhân và nhóm xã hội  khác nhau, muốn có những điều kiện để sống và tồn tại. Như vậy theo ông  dù là nhu cầu của cá nhân hay nhu cầu xã hội, nó vẫn là sự  biểu lộ  mối   quan hệ tích cực của con người với hoàn cảnh sống.  Có thể nói nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu cho các hành động khác  nhau của con người. Nhu cầu là động lực ban đầu để  nảy sinh hành vi,  đồng thời cũng là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân. Nhu cầu thể hiện ở  động cơ, cái thúc đẩy con người hành động chiếm lĩnh đối tượng để  thỏa  19
  20. mãn nhu cầu đó. Khi xuất hiện một nhu cầu cụ thể thì chủ  thể  sẽ  hướng  trí lực và việc tìm kiếm các phương thức, điều kiện để  thỏa mãn nhu cầu   và do vậy nảy sinh hành vi với tư cách là phương thức thỏa mãn nhu cầu.   Con người trong xã hội chủ  yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự  thỏa  mãn nhu cầu làm cho họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời   việc nhu cầu được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người.   Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở  thành động lực quan trọng và việc tác  động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.  Ngay trong triết học, F.Ăngghen khi nói về nhu cầu, ông cũng khẳng  định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất  cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta   phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình quyết định  (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào đầu óc con người, làm cho  họ  có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích  rằng hoạt động của mình là do tư duy quyết định”.  Trên cơ  sở  phân tích và tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu,  chúng tôi thống nhất với quan điểm về nhu cầu nhu sau: Nhu cầu là những  đòi hỏi tất yếu của con người cần phải thỏa mãn bằng các phương thức   khác nhau để có thể tồn tại và phát triển. Đó cũng là biểu hiện của tính tích   cực hoạt động của con người.  Sự đòi hỏi đó là thuộc tính tâm lý của con người, nó phản ánh mối quan hệ  giữa con người và thế  giới xung quanh. Chính sự  cần thiết phải đáp  ứng  những đòi hỏi  ấy sẽ  nảy sinh và thúc đẩy tính tích cực của con người, và  thể hiện rõ nét bản chất xã hội của con người.   Khi nói tới giới hạn của nhu cầu, ta thấy rằng nhu cầu là vô tận. Tuy   nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi phải thỏa mãn tất cả  các  20
nguon tai.lieu . vn