Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH Tài liệu dành cho người tham dự c EMISCOM R&D Ngày 23 tháng 10 năm 2005
  2. Lời Nói Đầu Chúng tôi hi vọng rằng bằng thông điệp ngắn này, người đồng hành cùng chúng tôi nhiều buổi tới biết thêm:(a) Thông tin; (b) Nguyên lý làm việc; (c) Mục tiêu chung; và,(d) Sự khác biệt. Một trong những nỗ lực thành công cho chương trình là “sự hợp tác” của các bạn. Tham Gia hay Không Tham Gia? Quá trình hợp tác giữa chúng ta, tức là giữa người tham gia và người hướng dẫn, không dài. Dài nhất là 2 tuần. Tuy vậy, mọi hợp tác đều cần đạt một vài mục tiêu nhất định, làm sinh ra sự hài lòng nhất định. Việc tạo ra giá trị dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là thoả mãn nhu cầu nào đó. Loài người văn minh làm theo cách này để làm lợi cho mình. EMISCOM R&D xung phong vào quá trình “tạo ra giá trị” một phần bằng chương trình này. Dưới đây chúng tôi điểm sơ lược quá trình ấy. Cái gì trong tay? Chúng tôi gọi cái các bạn cầm trong tay là tài liệu hướng dẫn. Khoá đào tạo được sinh ra để đa dạng hoá khả năng suy nghĩ phản biện, vốn đặc biệt quan trọng trong quá trình cải thiện tư duy. Vì thế, thực chất các bạn đang đọc các phần của một cuốn sách mới. Và khi chương trình kết thúc, các bạn cầm một cuốn sách trọn vẹn. Cuốn sách này do đội ngũ R&D phát triển và TS. Vương Quân Hoàng1 giám sát qua một quy trình vừa sáng tạo, vừa khắc nghiệt. Trong quá trình phát triển, chúng tôi cũng sử dụng (thuê) một số người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy như TS. Dennis McCornac, và Daniel van Houtte. Gọi nó là một cuốn sách vì các đặc điểm sau: 1 CEB, ĐHTH Bruxelles, và EMISCOM R&D. ii
  3. 1. Mục tiêu rõ nét và các phần nội dung tổ chức thành từng chương; 2. Kiến thức và nguyên liệu thông tin sắp xếp theo quy tắc đồng nhất; 3. Hệ thống Phụ lục tham khảo2 , mà hiện tại ngay chính các sách xuất bản ở Việt Nam cũng hiếm khi có, và Tài liệu tham khảo; và, 4. Chúng tôi cũng có ý định hiệu chỉnh tài liệu để cho ra đời một cuốn sách về chủ đề này về sau. Nói ngắn gọn, cuốn sách này là bản quyền phát triển của EMISCOM R&D, và sắp chữ điện tử trên LTEX. A Thiết kế Gần giống như lĩnh vực phần mềm, nơi mà khối lượng việc cho khâu thiết kế được khuyến khích lên tới 40%, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến thiết kế chương trình. Thiết kế mục tiêu Chúng ta rất dễ bị rơi vào cái bẫy đa mục tiêu, mà dân gian Việt Nam vẫn gọi vui là “mục tiêu như gai mít”. Tránh bẫy này không khó, nhưng tránh nó trong suốt 6 tháng trời thì không dễ. Khi nhóm lại các ý tưởng và lời khuyên hay, dưới sức ép chúng ta rất dễ bị quyến rũ tự thò chân vào “cái bẫy gai mít” này, thay vì tránh nó. Việc thiết kế mục tiêu mang trọng tâm sau: (a) Kích thích cao độ suy nghĩ, hoạt động liên tục, bền bỉ, và dưới sức ép thời gian; (b) Giải phóng khỏi các định kiến được xây dựng lâu ngày, và xây dựng trên chính sự xuất sắc, thành tựu cá nhân; và, (c) Tạo sự đa dạng, bất ngờ, nhưng vẫn duy trì mức độ chặt chẽ về mặt học thuật. Ý tưởng đơn giản là: “Chúng ta không thể xuất sắc tuyệt đối. Tuy vậy, với nỗ lực rèn luyện kỹ năng, chúng ta có thể làm tốt, thậm chí vượt mức kỳ vọng, công việc của mình. Chúng ta sẽ hưởng thành tựu đáng được hưởng.” Trong 3 mệnh đề trên, 2 mệnh đề sau được lần lượt giải quyết qua khoá 2 Phụ lục tham khảo khác với Mục lục iii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  4. đào tạo, và rồi quá trình các bạn chiêm ngẫm, sử dụng. Mệnh đề 1 khó chấp nhận hơn, bởi vì ai cũng thấy mình thông minh và tài giỏi, ít nhất thì cũng ở khía cạnh nào đó. Vậy ta mượn phát biểu của người được xem là thông minh nhất thế kỷ XX: “Tới giờ tôi chỉ biết có hai thứ không có giới hạn: Vũ trụ và sự ngu dốt của nhân loại. Tuy nhiên, sự vô hạn của vũ trụ đang bị nghi ngờ.” — Albert Einstein (14/3/1879-18/4/1955). Thiết kế nguyên liệu Đáp ứng 3 mục tiêu thiết kế ở trên là nhiệm vụ rất thách thức. Để đảm bảo được sự đa dạng và lý thú, bản thân nguyên liệu cũng phải đa dạng. Chúng tôi sử dụng: 1. Sách, báo, tạp chí, Internet, truyện, danh ngôn; 2. Một số video clip và tranh ảnh; 3. Các tài liệu học thuật chính thống; 4. Một số phần mềm tính toán (như Mathematica R hay MS Excell R ); 5. Tình huống và kinh nghiệm thực trong kinh doanh, giảng dạy, nghiên cứu; v.v.. Nếu các bạn nhận thấy sự đa dạng của nguyên liệu thì đó là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhau rằng sự phong phú của nguyên liệu giúp các bạn, khách hàng của chúng tôi, hiểu rằng chúng tôi không lười nhác, ngay cả khi các nguyên liệu sẵn có không hề thiếu. Thiết kế nội dung Chúng ta sẽ không đề cập tới việc thiết kế nội dung ở đây, vì mặc dù nó rất quan trọng, lại quá dài. Ngoài ra, chúng ta có cách khác để hiểu kỹ về nó, tức là sử dụng phần thịt của cuốn sách này. Thiết kế phương pháp Tóm tắt các điểm quan trọng nhất của phương pháp như sau: iv c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  5. Không có người giảng bài. Thay vì người giảng, vốn dễ gây buồn ngủ, và kích thích “cái sự nghe”, chương trình này sử dụng khái niệm người hướng dẫn. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn là: 1. Hình thức khá khẩm một chút (điều này dễ hiểu); 2. Khoẻ mạnh, vì sẽ phải chạy nhiều vòng quanh lớp; 3. Chịu khó đọc, vì họ sẽ phải tiêu hoá hàng ngàn trang tài liệu, ngoài vài trăm trang tài liệu dùng trên lớp; và, 4. Trông không giống giáo viên! Sảng khoái và duy trì kỷ luật. Nhiều tình huống sẽ gây buồn cười tại chỗ, hoặc sau khi bạn rời phòng học. Sảng khoái giúp giải phóng đầu óc bị đè nặng vì lo toan, mục tiêu, ưu phiền,. . . Tuy vậy, một số kỷ luật tối thiểu cũng cần được đáp ứng. Các yêu cầu kỷ luật phụ thuộc vào tình huống và ví dụ của chương trình, và được đưa ra trong thời gian ngắn, nhằm đạt hiệu ứng mong muốn. Người hướng dẫn có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho người tham gia. Sức ép cần thiết. Chúng tôi cần hai dạng sức ép lớn nhất: Sức ép phải suy nghĩ; và Suy nghĩ với cường độ cao, liên tục, và trong khoảng thời gian đủ dài. Đó là lý do các bạn thấy chương trình tương đối dài. Với 14 buổi, 2 tiếng rưỡi đồng hồ, chúng ta đang trải qua một môn học suốt một học kỳ, với số đơn vị học trình là 3 hay 4. Điều khác biệt là chúng ta tự học. Hỗ trợ cần thiết. Các dụng cụ hỗ trợ sẽ được sử dụng khi cần: đồ gỗ, giấy cắt, giáo cụ, vật dụng,. . . Đặc biệt, người hướng dẫn có một bộ tài liệu riêng gần giống với các bạn, nhưng có câu hỏi. Toàn lớp học sẽ sử dụng chung một bộ slides, thu hút chú ý vào vấn đề trước mắt. Academia và phần còn lại của thế giới Chúng tôi tin rằng có một khoảng cách khó lấp đầy giữa thế giới học thuật và kinh doanh. Công việc này là một phần nỗ lực để nối 2 thế giới này với nhau. Khoảng cách lắm khi rất gần, nhưng lại hoàn toàn cách biệt. Ta cũng hình dung - khoảng cách giữa 2 bán cầu não là rất nhỏ, mà có vẻ như chúng dính liền một khối thì phải. Tuy vậy, chỉ một nhóm người được xem v c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  6. là thông minh mới có khả năng đặc biệt là bắt được 2 nhóm nơ-ron ở 2 bán cầu tương tác với nhau, để sinh ra những khả năng đột biến. Như các bạn, chúng tôi cũng bước ra từ thế giới học thuật. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này quá rõ nét, và vất vả lắm mới thu hẹp khoảng cách này được. Không thể phủ nhận là học thuật tạo nên nguồn sáng tạo và tri thức tuyệt đẹp cho sự phát triển. Nhưng cũng không khó tìm ra ví dụ cho thấy sự cầu toàn tuyệt đối, và đòi hỏi cứng nhắc học thuật, góp phần làm giảm tốc độ quyết định và thậm chí thiệt hại cơ hội kinh doanh. Kỹ năng và lô-gíc may chăng có thể giải quyết khoảng cách này, ở một mức độ nhất định. Tham gia hay không? Cuối cùng chỉ có bạn mới được quyền quyết định tham gia hay không. Một quyết định hành chính sẽ không có tác dụng gì, vì chúng ta biết rằng tham gia tích cực là điều duy nhất có tác dụng trong mọi quá trình đào tạo. Dù thế nào chúng tôi cũng hi vọng rằng với sự khác biệt được tạo ra, các bạn lựa chọn tham gia với chúng tôi. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành công việc này, chúng tôi phải nói lời cảm ơn. Trước tiên đội R&D cảm ơn lẫn nhau về tinh thần trách nhiệm và chấp nhận thách thức. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều người đã cho ý kiến đóng góp, giúp đỡ tài nguyên thông tin, và cả những người vô tình hay cố ý để cho chúng tôi phỏng vấn. Trực tiếp và cụ thể nhất, chúng tôi chân thành cảm ơn: “André Farber (Bruxelles); Jim Riedel (Washington- Nanjing); Daniel van Houtte (Hanoi); Nguyễn Hà Thắng (Hà Nội); Vũ Hoàng Liên (Hà Nội); Đàm Thu Hà (Hà Nội); Thục Đoan (Hồ Chí Minh); Junichi Mori (Kyoto); Nayoshi Kinukawa (Tokyo) và rất nhiều người khác không có tên ở đây.” vi c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  7. URL: http://www.emiscom.com Lời Cuối Nếu các bạn đọc lời giới thiệu này thấy hấp dẫn, điều đó có nghĩa là kỹ năng viết hiệu quả chúng tôi đề xuất có tác dụng tốt. Nếu ngược lại, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện. Một mặt các bạn cho chúng tôi sự tự tin. Mặt khác, các bạn cho chúng tôi sự vươn lên. Vì vậy, cảm ơn các bạn đã đọc. Nếu các bạn vẫn hoài nghi về hiệu quả của khóa học, tất nhiên là thế, vì nó chưa bắt đầu, chúng tôi xin hoan hỉ thông báo với các bạn rằng, các kỹ năng được phát triển trong khóa học đã mang lại những kết quả hết sức cụ thể được đo bằng hiệu quả kinh tế với chính chúng tôi. Thay mặt đội ngũ R&D TS. Vương Quân Hoàng EMISCOM R&D và Trung tâm CEB, ĐHTH Bruxelles viii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  8. Mục lục 1 TƯ DUY LÔGIC 1 1.1 Thế nào là tư duy lôgic? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.1.1 Danh ngôn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.1.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.2 Tư duy lôgic gồm những gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.3 Ví dụ về thành công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.3.1 FedEx . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.3.2 Wal-mart . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.3.3 Nhà phát minh ra động cơ điện . . . . . . . . . . . . . 14 1.4 Tóm tắt lý thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.4.1 Thế nào là tư duy lôgic? . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.4.2 Tư duy lôgic gồm những gì? . . . . . . . . . . . . . . . 15 1.5 Vài lời khuyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.5.1 Xác định và thách thức các giả thiết . . . . . . . . . . 16 1.5.2 Nhận thức rõ bối cảnh bạn hành xử, môi trường văn hóa và thời điểm bạn đang sống . . . . . . . . . . . . 17 1.5.3 Tưởng tượng và khám phá các phương án thay thế- cách nghĩ và hành động mới . . . . . . . . . . . . . . 17 1.5.4 Phát triển tư tưởng hoài nghi . . . . . . . . . . . . . . 17 1.5.5 Thận trọng với những người dự đoán được tương lai . 18 1.5.6 Quan sát các điểm tự mâu thuẫn trong một lập luận . 18 1.5.7 Hiểu rõ nguồn gốc điều bạn biết . . . . . . . . . . . . 18 1.6 Tài liệu đọc thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 2 TÌM KIẾM GIẢI PHÁP 20 2.1 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.1.1 Hiểu bản chất vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.1.2 KISS-Nguyên tắc ngắn gọn và đơn giản . . . . . . . . 22 2.1.3 Suy nghĩ vượt ra ngoài các rào cản . . . . . . . . . . . 25 2.1.4 Chọn vị trí thích hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 x
  9. MỤC LỤC 2.1.5 Devil’s Advocate . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 2.1.6 Làm việc nghiêm túc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 2.2 Tóm tắt lý thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32 2.2.1 Hiểu bản chất vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32 2.2.2 KISS-Nguyên tắc ngắn gọn và đơn giản: . . . . . . . . 32 2.2.3 Suy nghĩ vượt ra ngoài các rào cản: . . . . . . . . . . 32 2.2.4 Chọn một vị trí thích hợp: . . . . . . . . . . . . . . . 33 2.2.5 Devil’s Advocate: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 2.2.6 Làm việc nghiêm túc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 2.2.7 Đừng quên sự kiên trì . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 3 VIẾT HIỆU QUẢ 35 3.1 Vì sao phải viết hiệu quả? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 3.1.1 Đơn thuần viết chỉ là viết? . . . . . . . . . . . . . . . 35 3.1.2 Viết để người đọc hiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 3.2 Hiệu quả của bài viết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 3.2.1 Bài thơ của Quang Trung . . . . . . . . . . . . . . . . 37 3.2.2 Bài điếu tế Chu Du của Khổng Minh . . . . . . . . . . 37 3.2.3 Hịch tướng sĩ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 3.3 Ví dụ về hiệu quả của bài viết . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 3.3.1 Giới thiệu sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 3.3.2 Một bức thư tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 3.4 Hiệu ứng của bài viết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 3.4.1 The power of the powerless . . . . . . . . . . . . . . . 42 3.4.2 I have a dream . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 3.4.3 Slogan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 3.4.4 Merrill Lynch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 3.4.5 Văn bản kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48 3.5 Cơ sở để viết hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49 3.5.1 Sắp xếp hợp lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49 3.5.2 Mục tiêu là trên hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 3.5.3 Sử dụng kỹ thuật phụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51 3.5.4 Tự thưởng thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.6 Bút sa gà chết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.6.1 Những lỗi ngớ ngẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.6.2 Chuyện về người sao Hỏa . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.6.3 Lỗi trong văn bản kinh doanh (hợp đồng) thì sao? . . 53 3.6.4 Sử dụng dấu câu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 3.7 Tóm tắt lý thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 3.7.1 Vài kỹ thuật khi viết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 3.7.2 Viết bằng truyền đạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 xi c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  10. MỤC LỤC 3.7.3 Hiểu đối tượng sẽ đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 3.7.4 Đặc trưng của văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 3.7.5 Viết có khó không? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57 3.7.6 Viết có mục đích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57 3.7.7 Viết cần chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 3.7.8 Thế nào là bài viết tốt? . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 3.7.9 Tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59 4 NGHỆ THUẬT GIỮ CÂN BẰNG 60 4.1 Khái niệm cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 4.1.1 Tìm hiểu cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 4.1.2 Cân bằng tĩnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 4.1.3 SEGA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 4.1.4 7 yếu tố thành công của SEGA . . . . . . . . . . . . . 64 4.2 Chủ động với các đánh giá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 4.2.1 Vô lý và Hợp lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 4.2.2 Muốn và Có thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67 4.3 Nhìn nhận từ nhiều góc độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 4.3.1 Việt Nam gia nhập WTO . . . . . . . . . . . . . . . . 68 4.3.2 Sử dụng phương pháp sáu chiếc mũ: 6-hats . . . . . 68 4.4 Chủ động với kiến thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69 4.5 Tối ưu và Khả thi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69 4.6 Nhận thức về cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 4.6.1 Cân đối bên ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 4.6.2 Cân đối bên trong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 4.7 Phối hợp để cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77 4.8 Tối ưu vận động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78 4.9 Tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79 4.9.1 Khái niệm và nhận thức . . . . . . . . . . . . . . . . . 79 4.9.2 Chủ động với các đánh giá . . . . . . . . . . . . . . . 79 4.9.3 Cân bằng và tối ưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80 5 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ 81 5.1 Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 5.1.1 Tai nạn giao thông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 5.1.2 Bộ xương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85 5.1.3 Định vị cái gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86 5.2 Định vị sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87 5.2.1 Chiến lược định vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87 5.2.2 The Body Shop Int’ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88 5.3 Quyền lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89 xii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  11. MỤC LỤC 5.3.1 Các loại quyền lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89 5.3.2 Bọ chét giết sư tử như thế nào? . . . . . . . . . . . . . 91 5.3.3 Xác định vị trí lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . 91 5.3.4 Nguyên tắc lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92 5.3.5 Trao quyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94 5.4 Tôi đang ở đâu? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95 5.4.1 Tự định vị cho mình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95 5.4.2 Einstein và môn Vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . 95 5.4.3 Leibnitz . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96 5.5 Tự đánh giá bản thân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97 5.5.1 Phỏng vấn xin việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97 5.5.2 Điện là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98 5.5.3 Luận văn tốt nghiệp đại học . . . . . . . . . . . . . . 98 5.6 Xác định lại vị trí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99 5.6.1 Mr. Nice Guy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99 5.6.2 Cái giá để đổi vị trí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100 5.7 Tóm tắt lý thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 5.7.1 Chiến lược định vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 5.7.2 Các loại quyền lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 5.7.3 Nguyên tắc lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102 5.7.4 Xác định vị trí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102 6 PHẢN ỨNG HIỆU QUẢ 103 6.1 Phản ứng với cái gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103 6.1.1 Nguồn gốc của phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . 106 6.1.2 Phản ứng khi nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107 6.1.3 Các dạng thức phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . 108 6.2 Phản ứng với tín hiệu xấu từ khách hàng . . . . . . . . . . . 109 6.2.1 Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng . . . . . . . . . 109 6.2.2 Bị động hay chủ động . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113 6.2.3 Phân loại khách hàng và cách thức phản ứng . . . . . 113 6.2.4 Gợi ý xử lý với phàn nàn từ khách hàng . . . . . . . . 114 6.3 Phản ứng như thế nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115 6.3.1 Chủ động với thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . 115 6.3.2 Phản ứng với stress . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120 6.4 Phản ứng với tình huống bất ngờ . . . . . . . . . . . . . . . . 120 6.4.1 Bài thơ 7 bước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120 6.4.2 Chuẩn bị kĩ càng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121 6.4.3 Các loại bất ngờ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122 6.4.4 Hiệu ứng của bất ngờ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123 6.4.5 Tác động đến phản ứng của con người . . . . . . . . . 123 xiii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  12. MỤC LỤC 6.4.6 Không nắm bắt tình hình . . . . . . . . . . . . . . . . 124 6.4.7 Chủ động lập kế hoạch . . . . . . . . . . . . . . . . . 124 6.4.8 Chủ động để phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . 125 6.5 Tóm tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126 6.5.1 Dạng thức của phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . 126 6.5.2 Phản ứng với khách hàng . . . . . . . . . . . . . . . . 127 6.5.3 Phản ứng với stress . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127 6.5.4 Chủ động để phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . 128 7 ĐỌC VÀ TRÍCH DẪN 129 7.1 Đọc là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129 7.1.1 Quan niệm về đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129 7.1.2 Hiểu cho đúng về đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134 7.2 Phương pháp đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134 7.2.1 Phân loại để đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134 7.2.2 3 cấp độ đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135 7.2.3 Phương pháp SQ3R . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 140 7.2.4 Phương pháp đọc thông dụng . . . . . . . . . . . . . 144 7.3 Kế hoạch, hệ thống, và tác dụng . . . . . . . . . . . . . . . . 145 7.3.1 Đọc có kế hoạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145 7.3.2 Đọc có hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145 7.3.3 Đọc có tác dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146 7.4 Chiến lược đọc hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146 7.4.1 Biết điều bạn muốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146 7.4.2 Xác định mức độ nghiên cứu tài liệu . . . . . . . . . . 146 7.4.3 Đọc chủ động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 147 7.4.4 Nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau như thế nào? 147 7.4.5 Đọc tài liệu về toàn bộ vấn đề . . . . . . . . . . . . . . 156 7.4.6 Sử dụng bảng chú giải thuật ngữ với các tài liệu kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156 7.5 Kho chữ của nhân loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156 7.6 Trích dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157 7.6.1 Trích dẫn là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157 7.6.2 Khi nào cần trích dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157 7.6.3 Thiếu, đủ, thừa và định kiến . . . . . . . . . . . . . . 157 7.7 Kỹ thuật trích dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162 7.7.1 Trích dẫn trong bài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162 7.7.2 Trích dẫn cuối bài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 163 7.8 Tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 165 7.8.1 3 cấp độ đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 165 7.8.2 Phương pháp SQ3R . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 166 xiv c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  13. MỤC LỤC 7.8.3 Đọc tốt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 166 7.8.4 Chiến lược đọc hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . 167 7.9 Tìm đọc thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 167 8 XÂY DỰNG NGUỒN ỦNG HỘ 168 8.1 Tình huống cần sự ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168 8.1.1 Bản chất của đối nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . 169 8.1.2 Bản chất của ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172 8.1.3 Đi theo và ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173 8.2 Phương thức và dạng thức bày tỏ ủng hộ . . . . . . . . . . . . 174 8.2.1 Phong cách lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 176 8.2.2 Đánh giá sự ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 179 8.2.3 Dấu hiệu sai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 183 8.3 Công thức duy nhất đúng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 184 8.3.1 Niềm tin là gì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 186 8.3.2 Định nghĩa niềm tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 187 8.3.3 Con người tin như thế nào . . . . . . . . . . . . . . . 188 8.3.4 Niềm tin trong nhóm và trong tổ chức . . . . . . . . . 190 8.4 Kĩ thuật tìm kiếm ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 192 8.4.1 Tin vào bản thân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 194 8.4.2 Tìm lý lẽ thuyết phục . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195 8.4.3 Bốn (4) bước củng cố và xây dựng niềm tin . . . . . . 197 8.4.4 Tạo môi trường cho niềm tin tăng trưởng . . . . . . . 198 8.4.5 Tự phản biện mình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199 8.5 Tóm tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 8.5.1 Bản chất của đối nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 8.5.2 Bản chất của ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202 8.5.3 Đi theo và ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202 8.5.4 Phong cách lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202 8.5.5 Đánh giá sự ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 203 8.5.6 Dấu hiệu sai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 204 8.5.7 Niềm tin là gì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 204 8.5.8 Niềm tin trong nhóm và trong tổ chức . . . . . . . . . 206 8.5.9 Kĩ thuật tìm kiếm ủng hộ . . . . . . . . . . . . . . . . 207 9 XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT 208 9.1 Nhận thức về xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 208 9.1.1 Khái niệm xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 210 9.1.2 Đặc trưng của xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . 210 9.1.3 Thành phần của xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . 211 9.1.4 Xung đột tốt hay xấu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 213 xv c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  14. MỤC LỤC 9.1.5 Dạng thức của xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . 218 9.2 Nguồn gốc xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 222 9.2.1 Nguồn gốc xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 223 9.2.2 Năm nhân tố cấu thành xung đột . . . . . . . . . . . . 225 9.3 Phản ứng với xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 228 9.3.1 Năm phong cách phản ứng với xung đột . . . . . . . . 228 9.3.2 Yếu tố cần thiết để phản ứng tốt . . . . . . . . . . . . 233 9.4 Kĩ thuật giải quyết xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 234 9.4.1 Kĩ thuật giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lợi ích . . . 235 9.4.2 Đối mặt với xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . 237 9.4.3 Đạt sự đồng thuận chung . . . . . . . . . . . . . . . . 240 9.4.4 Lắng nghe . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243 9.5 Tóm tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243 9.5.1 Nhận thức xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243 9.5.2 Nguồn gốc xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 245 9.5.3 Phản ứng với xung đột . . . . . . . . . . . . . . . . . 246 9.5.4 Kĩ thuật giải quyết với xung đột . . . . . . . . . . . . 246 10 GIAO TIẾP 248 10.1 Cơ sở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 248 10.1.1 Vì sao phải giao tiếp? . . . . . . . . . . . . . . . . . . 248 10.1.2 Không thể không giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . . 248 10.1.3 Rào cản giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 248 10.1.4 Các dạng giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 250 10.1.5 Hiệu quả của giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 253 10.2 Giao tiếp bằng ngôn ngữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 255 10.2.1 Kết nối các thành viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . 255 10.2.2 Bồi dưỡng khả năng lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . 258 10.2.3 Tạo môi trường cho nhóm . . . . . . . . . . . . . . . 260 10.3 Giao tiếp qua dấu hiệu và ý nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . 262 10.3.1 Nhóm và giao tiếp không lời . . . . . . . . . . . . . . 263 10.3.2 Các thông điệp không lời . . . . . . . . . . . . . . . . 265 10.3.3 Môi trường của thông điệp không lời . . . . . . . . . 267 10.3.4 Lãnh đạo và giao tiếp không lời . . . . . . . . . . . . 269 10.4 Nghe và hỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 271 10.4.1 Nghe và hỏi trong nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . 271 10.4.2 Cơ sở cho việc nghe và hỏi . . . . . . . . . . . . . . . 272 10.4.3 Các cách tiếp cận với nghe và hỏi . . . . . . . . . . . . 274 10.5 Tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 278 10.5.1 Cơ sở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 278 10.5.2 Giao tiếp bằng ngôn ngữ . . . . . . . . . . . . . . . . 278 xvi c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  15. MỤC LỤC 10.5.3 Giao tiếp bằng dấu hiệu và ý nghĩa . . . . . . . . . . . 279 10.5.4 Nghe và hỏi trong giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . . 279 Tài liệu tham khảo 280 Phụ lục tra cứu 282 xvii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  16. MỤC LỤC xviii c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  17. Chương 1 TƯ DUY LÔGIC 1.1 Thế nào là tư duy lôgic? 1.1.1 Danh ngôn • “Thinking is the hardest work there is, which is the probable reason why so few engage in it- Suy nghĩ là việc làm khó nhất trên đời, đây có lẽ là lý do vì sao hiếm người chịu làm vậy.” Henry Ford- người sáng lập ra hãng xe hơi Ford. • “Critical thinking is a lot harder than people think, because it re- quires knowledge- Lập luận lôgic khó hơn nhiều những gì người ta tưởng, bởi nó đòi hỏi kiến thức.” Joanne Jacobs- nhà văn. • “It ain’t so much the things we don’t know that get us into trouble. It’s the things we know that just ain’t so- Phiền phức đa phần không nằm trong những điều chúng ta không biết. Chúng sinh ra từ những điều chúng ta tưởng là biết nhưng thực ra là không.” Will Rogers- nhà văn Mỹ, chuyên viết truyện khôi hài. 1.1.2 Ví dụ Câu hỏi 1.1.1. 9 điểm Có 9 điểm vẽ trên một tờ giấy như hình sau: 1
  18. CHƯƠNG 1. TƯ DUY LÔGIC Với điều kiện không nhấc bút lên khỏi giấy và không kẻ ngược lại đường kẻ cũ, bạn hãy nối 9 điểm này với 4 (hoặc ít hơn) đường thẳng. Phương án 1. Đa số chúng ta khi mới tiếp cận với bài toán này thường tự đặt cho mình ràng buộc các đường thẳng phải ở trong hình vuông chứa 9 điểm, nhưng rõ ràng ràng buộc này không hề được đưa ra trong câu hỏi. Cách giải đơn giản khi tự bỏ qua được ràng buộc này là: 2. Tuy nhiên rõ ràng còn nhiều ràng buộc khác mà chính chúng ta thường tự đặt ra. Đầu bài hoàn toàn không có điều kiện gì về chiếc bút, vậy ta hoàn toàn có thể giả định có một chiếc bút ngòi to, và phương án là: 2 c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  19. 1.1. THẾ NÀO LÀ TƯ DUY LÔGIC? Với cách nghĩ này, ta hoàn toàn có thể dùng một chiếc bút với ngòi rất to (một chiếc bút sáp chẳng hạn), như thế, ta cần duy nhất 1 đường kẻ: 3. Nếu bạn nỗ lực khai thác ràng buộc về tờ giấy. . . Xem xét đến tờ giấy được dùng. Rõ ràng đầu bài không ràng buộc phải để thẳng tờ giấy, vậy có thể gấp nó lại cho các điểm gần sát nhau: Còn phương án nào nữa không? Nếu tờ giấy đặt trên mặt đất, ta có thể vẽ một đường thẳng rất dài vòng 3 lần quanh trái đất, và vòng qua 3 dòng điểm trên tờ giấy. Cách này có ổn không? Phương án nói trên thể hiện tính nguyên tắc. Với nguyên tắc đó, ta có thể dán tờ giấy lên lon sữa và kẻ 1 đường thẳng theo đúng nguyên tắc trên: 3 c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
  20. CHƯƠNG 1. TƯ DUY LÔGIC 4. Một đường thẳng đã phải là tối thiểu? 5. Một phương án nữa: Cuối cùng, nhưng chắc chắn chưa phải đã hết phương án! Hãy nhớ lại định lý “tất cả các đường thẳng song song đều hội tụ ở vô cực” Bạn có thể vẽ rất đơn giản: Ghi chú Điểm mấu chốt ở đây là: bạn luôn có thể nghĩ tới một giải pháp khác. Thông thường, không có một câu trả lời đúng duy nhất. Đừng dừng lại ở giả thiết. Hãy nỗ lực xem xét vấn đề từ các góc nhìn khác. Tư duy lôgíc là LIÊN TỤC • Sáng bạn có nghĩ xem sẽ ăn gì không? • Bạn có nghĩ đến việc mặc bộ quần áo nào không? • Bạn có nghĩ sẽ đi đường nào cho đỡ tắc? • Bạn đọc xong cuốn sách có nghĩ đến việc để đâu cho gọn và dễ lấy? • ... 4 c EMISCOM R&D, 10/2005 http://www.emiscom.com
nguon tai.lieu . vn