Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 45 KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NÀY ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA ThS. Nguyễn Đức Khiêm Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc ThS. Thân Thị Giang Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ThS. Quách Thị Kiều Dung Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt: Những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua trên nhiều phương diện đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bài viết trình bày quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân; phân tích tác động của kinh tế tư nhân với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian qua. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp tư nhân PRIVATE ECONOMY AND THE IMPACTS OF THIS ECONOMIC COMPONENT ON VIETNAM ECONOMIC GROWTH Abstract: The positive contributions of the private economy to the countrys socio- economic development over the years have contributed to the settlement of jobs for workers; mobilize capital sources from people and society into production and business activities; promote economic growth and contribute more and more to the state budget; create a business environment, promote the development of socialist-oriented market economy institutions and contribute to speeding up the international economic integration process of Vietnam. The paper presents the Vietnamese Communist Partys conception of the private economy; analyze the impact of private economy on economic growth and development in our country in the past time. Keywords: Private economy, economic growth, private enterprises 1. MỞ ĐẦU N gày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. N ghị quyết đã xác định rõ
  2. 46 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và nhấn mạnh: phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quan điểm mới này nhằm tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa rõ hơn nhận thức, tư duy nhất quán và liên tục phát triển của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân. Phát triển kinh tế tư nhân phải được thực hiện một cách đồng bộ, tổng thể cùng với các giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính công và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; do đó, N ghị quyết xác định:“Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất,...Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”(1). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển về chất trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân chính thức được Đảng và N hà nước ta sử dụng trong N ghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI), Đảng ta chỉ rõ: “Trong điều kiện của nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội”(2). Với một nền kinh tế nhiều thành phần cùng tồn tại và phát triển thì vấn đề đặt ra là cần nhận thức được rằng mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng dựa trên một hình thức sở hữu nhất định là vấn đề trọng yếu mà không phải là vấn đề xóa bỏ hay ưu tiên đầu tư phát triển thành phần kinh tế nào. Bởi vậy, điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng chúng một cách hợp lý nhằm khai thác triệt để hiệu quả mà các thành phần kinh tế mang lại nhằm đNy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. N hận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế,..Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của N hà nước; trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức”(4). N gày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính (1).N guồn:http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa- xii/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii- ve-phat-trien-kinh-te-tu-560 (2).N guồn:http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa- vi/nghi-quyet-so-06-nqhntw-ngay-2931989-hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vi- ve-kiem-diem-hai-nam-thuc-1107. (4) N guồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/N ghi-quyet-14-N Q-TW-doi-moi-co-che- chinh-sach-khuyen-khich-tao-dieu-kien-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-2002-320762.aspx.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 47 sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Đảng ta chỉ rõ: “Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân”. Đồng thời khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”(5.). N hư vậy, kinh tế tư nhân chính thức được Đảng ta coi là một khu vực kinh tế và khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định nền kinh tế ở nước ta hiện nay gồm bốn thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tái khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế”(6). N hư vậy, kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân, bao gồm các thành tố: kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân với nhiều loại hình tổ chức sản xuất: Hộ kinh doanh cá thể, công tư trách nhiệm hữ hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, các loại hình doanh nghiệp tư nhân,..Tóm lại, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm giữ trên 50% số vốn đầu tư hoạt động trên nguyên tắc tự bỏ vốn, tự đầu tư, tự tổ chức hoạt động kinh doanh, tự bù lỗ thậm trí là phá sản khi hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. 2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng lên hay sự gia tăng về số lượng, chất lượng và quy mô sản lượng của nền kinh tế tại một thời kỳ nhất định. N ói một cách cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập quốc dân và gia tăng thu nhập bình người trong một thời gian nhất định. Trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là những thay đổi về thu nhập quốc dân. Có hai số đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường được sử dụng phổ biến. Tổng sản phNm quốc dân (GN P) là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ sau cùng được sản xuất ra trong xã hội trong một năm. GN P không bao gồm hàng hoá trung gian (hàng hoá được sử dụng trong việc sản xuất ra các hàng hoá khác, như thép sử dụng trong sản xuất ô tô hay bộ vi xử lý trong một máy tính). GN P tính sản lượng sản xuất ra bởi công dân của một nước, bao gồm cả giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi những công dân sống bên ngoài biên giới đất nước. GN P là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân. Tổng sản phNm trong nước quốc nội (GDP) cũng tương tự như GN P, ngoại trừ việc tính đến toàn bộ sản lượng được sản xuất ra trong phạm vi biên giới đất nước, bao gồm sản lượng được sản (5). N guồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/N ghi-quyet-14-N Q-TW-doi-moi-co-che- chinh-sach-khuyen-khich-tao-dieu-kien-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-2002-320762.aspx. (6). Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), N xb Chính trị Quốc gia, tr.17.
  4. 48 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM xuất bởi cư dân người nước ngoài, nhưng không tính giá trị sản lượng của công dân sống bên ngoài đất nước. Tăng trưởng kinh tế thường được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượng giữa các thời kỳ. Có hai cách so sánh: mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối. Thứ nhất, mức tăng tuyệt đối (Δy) và được tính theo công thức: Δy = Υn - Υ0. Trong đó, Υn là sản lượng của năm n, Υ0 là sản lượng của năm so sánh (sản lượng kỳ gốc). N hư vậy, mức tăng trưởng tuyệt đối phản ánh mức độ tăng quy mô sản lượng. Thứ hai, Mức tăng tương đối (gy): gy = Υn / Υ0 hay Υn - Υ0/Υ0 x 100%. Y là tổng GDP hoặc tổng GN P, nếu tính theo giá cố định thì cho sản lượng thực tế GDP, tính theo giá hiện hành cho sản lượng danh nghĩa (CPI). Do vậy, tăng trưởng kinh tế là mức tăng GDP còn CPI dùng để tính chỉ số lạm phát và các chỉ tiêu khác của nền kinh tế. Phát triển được xem là sự thay đổi về chất hơn là về lượng. Tuy nhiên, trong thế giới vật chất, trong đó có bao gồm xã hội thì sự biến đổi tăng lên về lượng bền vững sẽ tiến đến một sự thay đổi về chất, nhằm đạt đến một trình độ phát triển cao hơn. Phát triển kinh tế là một phương tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con người, bao gồm: Phúc lợi vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn và được học hành để nâng cao trí tuệ và đời sống tinh thần. N ói cách khác, sự phát triển kinh tế của một quốc gia ngày nay được quan niệm không chỉ là sự gia tăng quy mô kinh tế, mà còn bao hàm sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đảm bảo rằng mọi người đều được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển, do đó đều được hưởng thụ thành quả của phát triển. N hư vậy, Bản chất chủ yếu của sự phát triển kinh tế là phúc lợi về mặt kinh tế. Song, do một số nguyên nhân, giá trị GDP trên đầu người không phải là một thước đo hoàn hảo đối với phát triển. N ó không phải là một chỉ số hoàn hảo đo lường tốc độ phát triển kinh tế, vì nó có những thiếu sót sau: (1). Có các hoạt động không phải là giao dịch thị trường: các dịch vụ tự cung cấp cho bản thân hay các thành viên khác trong cùng gia đình không được tính trong GDP, bất chấp thực tế là chúng có ảnh hưởng đến phúc lợi vật chất. Thậm chí một số hoạt động làm giảm tăng trưởng GDP: phá rừng, những đầu tư kém hiệu quả lại được xem là góp phần cho tăng trưởng kinh tế; (2).Có những hoạt động kinh tế gây tổn thất cho nền kinh tế: sản xuất thuốc lá, bia, rượu, vũ khí,..lại được xem là đóng góp vào tăng trưởng GDP nhưng lại không tính đến những tác động tiêu cực của nó; (3).GDP đầu người là chỉ số trung bình, chưa nói lên được sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc dân; (4). Tài sản tiết kiệm nói lên phúc lợi kinh tế của người sở hữu nó, nhưng lại không được tính thu nhập trong GDP và (5). Tỷ giá hối đoái cũng làm cho GDP của một quốc gia bị méo mó so với phúc lợi thực của nền kinh tế. N ên nổ lực của Liên hiệp quốc trong việc xác định GDP theo sức mua ngang giá (PPP) nhằm loại bỏ các tác động về tỷ giá khi tính toán GDP. Các nhà kinh tế học, tổ chức Liên hiệp Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác đều nhấn mạnh đến các biện pháp đo lường sau đây để bổ sung cho thu nhập trên đầu người: (1). Chỉ số về chất lượng cuộc sống. Đây là một sự kết hợp của ba chỉ số - tỷ lệ biết đọc biết viết ở người trưởng thành, cũng như số tử vong ở trẻ em sau khi sinh và tuổi thọ kỳ vọng. N ó được tính là giá trị trung bình đơn giản của 3 yếu tố đó. Tuy nhiên, chỉ số này bị phê phán vì phương pháp tính toán có trùng lắp giữa tỷ lệ tử vong
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 49 trẻ sơ sinh và tuổi thọ kỳ vọng; (2). Chỉ số phát triển con người. Trong các Báo cáo Phát triển con người của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc khái niệm phát triển con người được hiểu là: quá trình tăng cường các năng lực cho sự lựa chọn của con người, mở rộng các cơ hội lựa chọn cho con người. Các năng lực của con người cần được mở rộng là: năng lực sinh thể (trước hết là sức khoẻ) và các năng lực tinh thần (trước hết là tri thức). Các hoạt động của con người cần được mở rộng là hoạt động lao động và các hoạt động ngoài lao động (nghỉ ngơi). Con người có năng lực sinh thể và năng lực tinh thần ngày càng tốt hơn; con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trong công việc và trong nghỉ ngơi. Con người được sống một cuộc sống khoẻ mạnh hơn, được học hành nhiều hơn và tuổi thọ tăng lên. Quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn này còn bao gồm cả việc đảm bảo các quyền tự do, các quyền con người và quyền cá nhân. Theo quan điểm của UN DP, mục đích của sự phát triển xã hội, suy cho cùng chính là sự phát triển con người. Trong xã hội hiện tại, sự phát triển xã hội chưa chắc đồng nghĩa với sự phát triển của con người và khẳng định: “phát triển chính là mở rộng những lựa chọn của con người - tập trung chủ yếu vào sự thịnh vượng của đời sống con người thay vì đơn thuần là sự thịnh vượng của các nền kinh tế”(7.), đồng thời nhấn mạnh: sự phát triển về con người là một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người. Quan trọng nhất là nhằm dẫn đến tuổi thọ kéo dài và cuộc sống khoẻ mạnh, được giáo dục và hưởng một mức sống khá hơn. Vì vậy, HDI là một chỉ số hỗn hợp kết hợp 3 yếu tố - tuổi thọ liên quan đến kỳ vọng sống của trẻ sơ sinh, mức sống liên quan đến giá trị thu nhập trên đầu người, và thành tích về giáo dục liên quan đến tỷ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành và số năm học ở trường đối với những người từ 25 tuổi trở lên; (3). Phương pháp tiếp cận nhu cầu cơ bản. Phương pháp này chuyển mối quan tâm hay triết lý sống từ việc tối đa hoá sản lượng đầu ra hay thu nhập trên mỗi đầu người, thực chất là xem xét đến việc tối thiểu hoá tình trạng nghèo đói trong xã hội. Việc nâng thu nhập đầu người không thể chỉ dựa trên việc sản xuất ra bao nhiêu, mà còn dựa trên việc sản xuất cái gì, theo những cách nào, cho ai và tác động đến cái gì; đặc biệt việc tăng trưởng kinh tế có góp phần cải thiện thu nhập, xoá đói giảm nghèo của những tầng lớp dễ bị tổn thương nhất trong xã hội hay không. N hững nhu cầu cơ bản như vậy bao gồm tình trạng dinh dưỡng đầy đủ, giáo dục tiểu học, sức khoẻ, vệ sinh, cung cấp nước, và nhà ở. Trọng tâm là các bộ phận dân số nghèo hơn cần phải được đảm bảo tối thiểu những nhu cầu này trên bình diện quốc gia và xã hội. Tóm lại, thu nhập đầu người khi kết hợp với ba chỉ số phát triển trên sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về phát triển kinh tế của một quốc gia cần đạt đến. Điều này cũng giải thích tại sao phát triển liên quan đến việc nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ quan tâm đến mặt số lượng. Từ các luận cứ trên, ta có thể hiểu: “Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội”(8). N gày nay, khi (7). Selim Jahan (2015), Tổng quan Báo cáo Phát triển con người năm 2015: Việc làm vì phát triển con người. Communications Development Incorporated, Washington DC, USA, tr.5. (8). Cát Văn Thành - Chịu trách nhiệm xuất bản (2005), Kinh tế phát triển, N xb Thống Kê, tr.17 - 18.
  6. 50 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM nói đến phát triển phải nói đến sự phát triển bền vững, tức là phải có tính liên tục, mãi mãi hoặc các lợi ích của nó phải được duy trì không hạn định, phát triển không làm tổn hại đến môi trường và phương hại cho thế hệ mai sau mà cần phải tạo cho họ cả về vốn vật chất, tinh thần và vốn con người. 2.3. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay Trong vài thập kỷ qua, sự đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt N am, thể hiện trong nhiều Văn bản, N ghị quyết và Chiến lược, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế tư nhân. N hững thay đổi trong chính sách và tư duy của Đảng được hiện thực hóa thông qua các chính sách, luật, quy định và biện pháp khác nhau của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân ở Việt N am nói riêng. N ghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển bền vững khu vực tư nhân nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân. N ghị quyết chỉ rõ: “Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất một triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất hai triệu doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN , nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” 9. . N hững đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân thể hiện trên các nội dung sau: Thứ nhất, Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ về tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tổng vốn của doanh nghiệp tư nhân tăng từ 9,25% năm 2000 lên 49,77% năm 2015. Tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng từ 98,3 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 11.020,9 nghìn tỷ năm 2015. N ghĩa là, khoảng 546 tỷ USD đã được các doanh nghiệp Việt N am huy động và đưa vào nền kinh tế chỉ trong vòng 15 năm, trung bình 36,4 tỷ USD mỗi năm 10. . Con số này vượt xa số vốn FDI hàng năm đăng ký và thực hiện và nguồn vốn ODA được giải ngân tại Việt N am trong cùng giai đoạn. Các doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng góp lớn cho những nỗ lực chung của việc huy động vốn và nguồn lực đang được người dân tích trữ, bao gồm cả dưới hình thức vàng và ngoại tệ, vào các mục đích sử dụng hiệu quả hơn và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. 9. N guồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/16827/nghi-quyet-trung- uong-5-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn. 10. Lê Duy Bình (2018), Tóm tăt báo cáo: Kinh tế tư nhân Việt N am - N ăng suất và thịnh vượng. Xuất bản bởi MBI, Giấy phép xuất bản số: 3180-2018/CXBIPH/15-144/TN và QĐXB số 1172/QĐ-N XBTN ngày 14/9/2018. ISBN : 978-604-973-219-5. tr. 28.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 51 Khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt N am trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1986 -1990, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 4,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2% trong giai đoạn 1991 - 1995 và 7,6% trong giai đoạn 1997-1999. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng tuy đã chậm hơn nhưng vẫn được duy trì ở mức 7,34%, và con số này đạt 6,32% trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong những năm gần đây, tốc độ được duy trì ở mức tăng dần, và xoay quanh con số 7%. Quy mô của nền kinh tế đã tăng gấp ba trong thời gian qua, giúp Việt N am chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất châu Á trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình vào năm 2010. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh từ trên 50% vào đầu những năm 1990 xuống còn 8,4% vào năm 2016. Tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong nước đã tăng gấp bốn lần từ 130.398 tỷ đồng vào năm 2005 thì chỉ sau 10 năm con số này lên tới 579.700 tỷ đồng vào năm 2016, chiếm 39% tổng vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế. N ếu tính cả nguồn vốn FDI, khu vực tư nhân đóng góp 62,4% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong năm 2016, thể hiện tốc độ tăng mạnh mẽ được tiếp tục duy trì từ con số 52,9% năm 2005. Sự mở rộng trong đầu tư của khu vực tư nhân song hành với sự tỷ trọng giảm dần về đầu tư của nhà nước từ 47,1% năm 2005 xuống còn 37,6 % trong năm 2016(11). Số lượng doanh nghiệp kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh và được cấp phép hoạt động có sự phát triển mạnh mẽ từ 655.000 doanh nghiệp trong năm 2017 đã tăng lên 730.000 doanh nghiệp vào năm 2018 và tính đến hết quý I năm 2019, số doanh nghiệp tư nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh là 743.409 doanh nghiệp. Song song với đó, phong trào khởi nghiệp cũng phát triển và có sức lan tỏa mạnh mẽ, với khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào năm 2018. Tổng vốn đăng ký mới tăng từ 1.295.911 tỷ đồng vào năm 2017 lên 1.478.100 tỷ đồng vào năm 2018. Riêng trong hai năm 2017 và 2018, mỗi năm khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra chơn 1,1 triệu việc làm mới. Tính hết quý I năm 2019, số vốn đầu tư mới là: 375.500 tỷ đồng và xấp xỉ 320.000 việc làm mới đã được bổ sung vào nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm khoảng 40% GDP cả nước. N ăm 2017, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân đạt gần 12%, trong khi đó mức tăng chung của toàn nền kinh tế là 6,81%. Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế tập thể đã đóng góp 32,26% vào ngân sách N hà nước năm 2017, con số này là 38,20% trong năm 2018, vượt đáng kể so với mức 29,43% của 2016, là năm chưa ban hành N ghị quyết(12). Sự tăng trưởng và mở rộng của khu vực tư nhân đã đóng góp to lớn vào những thành tựu kinh tế của Việt N am trong hơn ba thập kỷ đổi mới toàn diện đất nước. N hững thành tựu ấy là cơ sở khoa học để Đảng ta khẳng định: “ĐNy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống (11). Lê Duy Bình (2018), Sđd, tr. 32. (12). N guyễn Văn Bình (2019), Ðể kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN . Truy cập ngày 10/9/2019 tại: https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/40039502-%C3%B0e-kinh-te-tu-nhan-thuc-su-tro-thanh- mot-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn.html.
  8. 52 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”(13). Thứ hai, Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tạo ra đã giúp hàng triệu người lao động dịch chuyển từ các công việc có lương thấp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp sang làm việc ở những ngành có năng suất cao hơn với mức lương cao hơn, nhờ đó góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập trung bình hàng tháng giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Thu nhập trung bình hàng tháng tại các doanh nghiệp tư nhân cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của người nông dân - một công việc mà có thể các công nhân hiện đang làm việc trong doanh nghiệp tư nhân đã phải làm nếu doanh nghiệp tư nhân không tạo ra cơ hội việc làm đó. Trong năm 2015, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trong nước có thu nhập cao gấp 2,6 lần so với thu nhập của người lao động. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng ta đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 6,5% - 7%, GDP đầu người khoảng 3.200USD - 3.500USD, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85% và tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2020 đạt từ 38% - 40%. Đồng thời, tạo cơ sở thực tiễn khoa học để Đảng và N hà nước đNy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xã hội hóa giáo dục và các chương trình, chính sách an sinh xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt cho nhân dân. Khi nhân dân có thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao thì việc huy động nhân dân đóng góp nguồn lực tài chính tại chỗ để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu ngày càng cao về đời sống văn hóa tinh thần sẽ rất thuận lợi. Thứ ba, Doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể vào sự mở rộng phạm vi che phủ của bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Các doanh nghiệp tư nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước từ 9,2 triệu năm 2010 lên 13,13 triệu trong năm 2016. Trung bình hàng năm độ che phủ về bảo hiểm xã hội được mở rộng với sự tham gia mới của khoảng 650.000 người lao động, và phần lớn trong số này hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân. Với những nỗ lực đang tiếp diễn về cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực công, rõ ràng kinh tế tư nhân sẽ là khu vực chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2020(14) theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt N am đến năm 2020. Sự tham gia đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào mạng lưới bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội không chỉ có ý nghĩa về việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo việc tái tạo lại sức lao động toàn xã hội một cách khoa học, hiệu quả mà đó còn là một trong những nội dung quan trọng góp phần (13). Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà N ội, tr.76. (14).N guồn:https://bhxhdongnai.gov.vn/about/Chien-luoc-phat-trien-nganh-BHXH-Viet-N am-giai-doan- 2013-2020-duoc-ban-hanh-kem-theo-Quyet-dinh-so-1215-QD-TTg-ngay-23-7-2013-cua-Thu-tuong-Chinh- phu.html.
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 53 thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mà Bộ Y tế đã ban hành. Bởi chỉ khi đời sống vật chất được nâng cao, tiềm lực kinh tế trong mỗi hộ gia đình, của bản thân mỗi người lao động thực sự đầy đủ thì khi đó mọi vấn đề về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thụ hưởng văn hóa, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội,..sẽ có nền tảng và cơ sở khoa học vững chắc để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra. Thứ tư, Doanh nghiệp tư nhân đóng góp khoảng 39 tỷ USD vào ngân sách N hà nước trong năm 2016, chiếm 79,8% tổng thu ngân sách. Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong tổng thu ngân sách N hà nước đã tăng từ 11,9% năm 2010 lên 14,3% năm 2016, tức là từ khoảng 3 tỷ USD đến 7 tỷ USD mỗi năm. N ếu tính cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đối với ngân sách N hà nước đã tăng từ 22,9% năm 2010 lên 29,1% năm 2016. Trong bảng xếp hạng do Bộ Tài chính công bố về 1.000 doanh nghiệp mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cho ngân sách N hà nước năm 2017, các doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm 45,8% về số doanh nghiệp và 34,1% về số thuế đã nộp, và doanh nghiệp tư nhân nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm 40,4% về số doanh nghiệp và 36,7% về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp(15). Điều này cho thấy tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc bổ sung nguồn ngân sách N hà nước, giúp bù đắp cho sự sụt giảm nguồn thu từ dầu mỏ và từ thuế xuất nhập khNu. Rõ ràng, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. N ghị quyết Trung ương 5 khóa XII chỉ rõ: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(16). Thứ năm, Kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc trao quyền quản lý kinh tế và làm chủ doanh nghiệp cho phụ nữ, đặc biệt là thông qua cơ hội việc làm và nguồn thu nhập. Xã hội phát triển khi việc làm thúc đNy sự đa dạng và mang lại nhiều lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn. N guyên Chủ tịch N gân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã từng nói: “Điều quan trọng là chính phủ các nước phải kết hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi tạo ra 90% tổng số việc làm. Vì vậy, phải tìm ra cách tốt nhất giúp các doanh nghiệp và nông trại nhỏ phát triển. Việc làm là hy vọng. Việc làm là hòa bình. Việc làm có thể làm cho các nước dễ bị tổn thương trở nên vững mạnh”(17). Một công việc tốt có thể làm thay đổi cuộc sống một cá nhân và những công việc phù hợp có thể chuyển đổi cả xã hội. Việc làm đóng một vai trò quan (15). Lê Duy Bình (2018), Sđd, tr. 38. (16). N guồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/16827/nghi-quyet-trung-uong- 5-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn. (17). N guồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/16827/nghi-quyet-trung-uong- 5-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn.
  10. 54 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM trọng đối với phụ nữ để cải thiện vị thế của họ trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội. Việc làm cũng giúp phụ nữ tăng cường quyền tự chủ trong việc ra quyết định và nâng cao tiếng nói. Trong năm 2015, phụ nữ chiếm 46% số việc làm trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp chính thức. Tỷ trọng lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI lần lượt là 37,7% và 67,9%, so với mức 32,6% tại các doanh nghiệp nhà nước(18). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện có 25% các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ở Việt N am năm 2013. Tỷ lệ này thay đổi theo chiều hướng tăng nhưng không đáng kể từ năm 2009 tới nay. Theo khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, tỷ lệ này ở năm 2009 là 9,6%, năm 2011 là 24,9% và 25% ở năm 2013(19.). Đây không chỉ là những con số đáng khích lệ mà còn là minh chứng khẳng định vai trò mạnh mẽ của phụ nữ Việt N am trong hoạt động lãnh đạo và quản lý. Ở Việt N am có thể dễ dàng nhận thấy nhiều gương mặt nữ doanh nhân thành đạt, giữ vị trí chủ tịch, tổng giám đốc công ty, tập đoàn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa lớn như: Tổng giám đốc của hãng hàng không VietjetAir, tập đoàn sữa Vinamilk,..N hững doanh nhân nữ này có tầm ảnh hưởng và có khả năng truyền cảm hứng không kém gì các lãnh đạo doanh nghiệp là nam giới trong nước. N hư vậy, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tạo việc làm cho phụ nữ. Đồng thời, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự bình đẳng giới ở nước ta. 3. KẾT LUẬN Kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào nguồn ngân sách nhà nước, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ về tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đó là cơ sở vững chắc để nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước một cách bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện và cơ hội để người phụ nữ tham gia và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân cũng tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, mở rộng độ che phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp - cơ sở thực tiễn - khoa học đảm bảo việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, nâng cao uy tín và vị thế của Việt N am trên trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. N guyễn Văn Bình (2019), Ðể kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. tại: https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/40039502-%C3%B0e-kinh-te-tu-nhan-thuc-su-tro- thanh-mot-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn.html. Truy cập ngày 10/9/2019. (18). Lê Duy Bình (2018), Sđd, tr. 38. (19). N gân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà N ội (HAWASME), (2016). Báo cáo nghiên cứu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt N am: Thực trạng và Khuyến nghị Chính sách, Hà N ội, tr.15.
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 55 2. Lê Duy Bình (2018), Tóm tắt báo cáo: Kinh tế tư nhân Việt Nam - Năng suất và thịnh vượng, Hà N ội. 3. Cát Văn Thành - Chịu trách nhiệm xuất bản (2005), Kinh tế phát triển, N xb Thống Kê, Hà N ội. 4. Selim Jahan (2015), Tổng quan Báo cáo Phát triển con người năm 2015: Việc làm vì phát triển con người. Communications Development Incorporated, Washington DC, USA. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 6. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 7. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà N ội. 8. N gân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà N ội (HAWASME), (2016). Báo cáo nghiên cứu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Thực trạng và Khuyến nghị Chính sách, Hà N ội. 9. N guồn:https://bhxhdongnai.gov.vn/about/Chien-luoc-phat-trien-nganh-BHXH-Viet-Nam-giai- doan-2013-2020-duoc-ban-hanh-kem-theo-Quyet-dinh-so-1215-QD-TTg-ngay-23-7-2013- cua-Thu-tuong-Chinh-phu.html. Cập nhật ngày 8/5/2019. 10. N guồn:http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung- uong/khoa-xii/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh- trung-uong-dang-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-560. Cập nhật ngày 9/9/2019. 11. N guồn:https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/16827/nghi- quyet-trung-uong-5-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn. Cập nhật ngày 8/5/2019. 12. N guồn:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-14-NQ-TW-doi-moi-co- che-chinh-sach-khuyen-khich-tao-dieu-kien-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-2002-320762.aspx. Cập nhật ngày 8/5/2019. 13. N guồn:https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/16827/nghi- quyet-trung-uong-5-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn. Cập nhật ngày 8/5/2019. 14. N guồn:http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung- uong/khoa-vi/nghi-quyet-so-06-nqhntw-ngay-2931989-hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh- trung-uong-dang-khoa-vi-ve-kiem-diem-hai-nam-thuc-1107. Cập nhật ngày 8/5/2019. 15. N guồn:https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2012/10/01/jobs-cornerstone- development-says-world-development-report. Cập nhật ngày 8/5/2019.
nguon tai.lieu . vn