Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE TẠI KHÁCH SẠN GRAND SILVELAND & SPA Ngành: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG Giảng viên hướng dẫn : Ths. LÊ QUỐC HỒNG THI Sinh viên thực hiện : TẠ THỊ QUỲNH LIÊN MSSV: 1311170093 Lớp: 13DNH03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên TẠ THỊ QUỲNH LIÊN xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài luận tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Công ty, trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định) ; Nội dung trong bài luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế tại nhà hàng The New Day Cofé & Lounge- khách sạn Grand Silverland & Spa, KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác. Nếu sai sót Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường và Pháp luật. Sinh viên TẠ THỊ QUỲNH LIÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  3. ii LỜI CẢM ƠN Em là Tạ Thị Quỳnh Liên, sinh viên khóa 13, khoa Quản Trị Du Lịch- Nhà Hàng- Khách Sạn, trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, cũng như quý thầy cô thuộc khoa Quản Trị Du Lịch –Nhà Hàng- Khách Sạn đã giảng dạy và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian học tập tại trường. Để hoàn thành tốt bài luận tốt nghiệp này, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy Ths. Lê Quốc Hồng Thi đã luôn tận tình hướng dẫn, theo sát và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc khách sạn Grand Silverland & Spa đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập và làm việc tại khách sạn. Cuối cùng, xin kính chúc thầy Lê Quốc Hồng Thi cùng toàn thể thầy cô trong khoa thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên Tạ Thị Quỳnh Liên. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  4. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Tp.HCM, ngày ....... tháng ....... năm 20.... Giảng viên hướng dẫn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  5. iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ................. 3 1.1 Tổng quan về khách sạn và kinh doanh khách sạn ............................ 3 1.1.1 Khái niệm, sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm khách sạn. ...... 3 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn ............................ 6 1.2 Tổng quan về nhà hàng ................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm về nhà hàng ............................................................ 10 1.2.2 Khái niệm về kinh doanh ăn uống ............................................ 10 1.2.3 Nhiệm vụ của nhà hàng trong khách sạn .................................. 11 1.3 Tổng quan về chất lượng dịch vụ trong nhà hàng ............................ 12 1.3.1 Khái niệm về chất lượng .......................................................... 12 1.3.2 Khái niệm về chất lượng dịch vụ.............................................. 12 1.3.3 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ............ 13 1.3.4 Một số phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ .................... 16 1.3.5 Vai trò của việc nâng cao chất lượng dịch vụ .......................... 19 1.4 Quy trình quản trị chất lượng của nhà hàng –khách sạn ................. 20 1.4.1 Hiểu biết về nhu cầu mong đợi của khách hàng ....................... 20 1.4.2 Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ................................... 21 1.4.3 Xây dựng đội ngũ nhân viên có thái độ phục vụ tốt ................. 22 1.4.4 Kiểm tra đều đặn thường xuyên quá trình cung cấp dịch vụ của nhà hàng – khách sạn. ....................................................................... 22 1.4.5 Giải quyết khiếu nại của khách hàng ........................................ 23 1.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ .......................... 23 1.5.1 Cơ sở vật chất. ......................................................................... 24 1.5.2 Đội ngũ lao động ..................................................................... 24 1.5.3 Chất lượng và chủng loại sản phẩm. ........................................ 24 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE – KHÁCH SẠN GRAND SILVERLAND & SPA ................................................................................ 26 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  6. v 2.1 Tổng quan về khách sạn Grand SilverLand& Spa ........................... 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................... 26 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị .......................................... 27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 28 2.2 Giới thiệu về nhà hàng The New Day Cofé & Lounge .................... 29 2.2.1 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị ................................. 29 2.2.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 31 2.2.3 Thực trạng về chất lượng dịch vụ tại nhà hàng The New Day Cofé & Lounge ................................................................................. 32 2.2.4 Cơ sở trang thiết bị của nhà hàng ............................................. 38 2.3 Ưu điểm và nhược điểm về quản trị chất lượng tại nhà hàng The New Day Cofé & Lounge ............................................................................. 52 2.3.1 Ưu điểm ................................................................................... 52 2.3.2 Nhược điểm ............................................................................. 53 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DICH VỤ TẠI NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE ....................... 56 3.1 Định hướng – mục tiêu phát triển của nhà hàng THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE .............................................................................. 56 3.1.1 Định hướng .............................................................................. 56 3.1.2 Mục tiêu phát triển của nhà hàng THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE ......................................................................................... 56 3.2 Giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ của nhà hàng THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE ..................................................................... 56 3.2.1 Giải pháp, cải tiến nâng cao cơ sở vật chất ............................... 56 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên .................... 58 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng món ăn. ................................... 60 3.2.4 Hoàn thiện quy trình phục vụ ................................................... 61 3.2.5 Kiến nghị ................................................................................. 63 3.2.6 Kết Luận .................................................................................. 64 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG BÀI Hình: Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Hình 2.1: Vị trí của khách sạn Bảng: Bảng 2.1: Số lượng phòng của khách sạn Grand Silverland & Spa Bảng 2.2: Thông tin mẫu khảo sát Bảng 2.3: Thông tin khả năng đến nhà hàng của khách hàng Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Bảng 2.5: Kết quả phân tích EFA (ma trận xoay) Bảng 2.6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Bảng 2.7: Tình trạng trang thiết bị của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất của nhà hàng Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách hàng về thái độ nhân viên Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khách hàng về món ăn của nhà hàng Biểu đồ 2.4: Đánh giá của khách hàng về quy trình phục vụ. Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của khách sạn Grand Silverland & Spa Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge Sơ đồ 2.3: Cách bày trí Buffet của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge Mô hình: Mô hình 1.1: Mô hình Servqual về 5 khoảng cách của Parasuraman. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, đời sống của con người tăng cao thì việc quan tâm đến vấn đề hưởng thụ cũng tăng theo, đặc biệt là ngành dịch vụ du lịch góp phần không nhỏ để đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ đó của con người. Những năm gần đây, du lịch là ngành có tốc độ phát triển không ngừng. điển hình là năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6 vào GDP cả nước. Và dự kiến đến 2020 Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7 GDP cả nước. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch là sự ra đời của hàng loạt nhà hàng và khách sạn trên khắp các tỉnh thành cả nước. Từ đó cũng nảy sinh ra vấn đề cạnh tranh giá cả và chất lượng phục vụ để thu hút khách. Để đáp ứng được nhu cầu tham quan, tìm hiểu và khám phá thắng cảnh đất nước Việt Nam của khách du lịch thì nhiều nhà hàng khách sạn đã nâng cấp, tái tạo và xây dựng ở vị trí thuận lợi nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Và với môi trường cạnh trạnh khốc liệt như thế thì các nhà hàng khách sạn phải dùng chất lượng dịch vụ làm mục tiêu cạnh tranh với đối thủ khác.. Với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge - khách sạn Grand SilverLand & Spa” , được trình bày một số vấn đề cơ bản trong việc kinh doanh nhà hàng hiện nay và đề xuất những ý kiến hoàn thiện chất lượng dịch vụ của nhà hàng và bên cạnh đó cũng gia tăng vị thế cạnh tranh và giữ vững hình ảnh đẹp trong lòng du khách khi đến với Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu -Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là áp dụng kiến thức đã học đi vào thực tế. -Tìm hiểu các hoạt động của nhà hàng The New Day Coffe & Lounge -Tìm hiểu sâu hơn và hoạt động và chất lượng của bộ phận phục vụ: quy trình set-up bàn ăn, quy trình phục vụ khách.. từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá để THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  9. 2 tìm ra phương pháp giải quyết khó khăn để nâng cao hiệu quả công việc và phục vụ khách hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng The New Day Cofé & Lounge của khách sạn Grand SilverLand &Spa. Phạm vi đề tài nghiên cứu: bộ phận F & B của nhà hàng The New Day Cofé & Lounge – khách sạn Grand SilverLand & Spa. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về nhà hàng, chất lượng, dịch vụ, chức năng của bộ phận nhà hàng thông qua internet, sách báo, tài liệu chuyên ngành đã học. Đồng thời ghi chép, thu thập thông tin trong quá trình thực tập tại nhà hàng The New Day Coffe & Lounge của khách sạn Grand SilverLand &Spa. Từ đó rút ra những nhận định, đánh giá và đề ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó chất lượng dịch vụ của nhà hàng sẽ được nâng cao hơn. 5. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ - Chương 2: Thực trạng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng The New Day Coffe & Lounge - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng The New Day Coffe & Lounge THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  10. 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Tổng quan về khách sạn và kinh doanh khách sạn Trong quá trình phát triển xã hội,việc đi lại của con người đóng một vai trò rất quan trọng. Du khách rời khỏi nơi ở của mình đều cần đến chỗ lưu trú, ăn uống và nghỉ ngơi. Đáp ứng lại nhu cầu trên, các cơ sở lưu trú bắt đầu hình thành và đây chính là cơ sở để hình thành nên việc kinh doanh khách sạn đến hiện nay. Khái niệm, sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm khách sạn. Khái niệm về khách sạn Do nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên các chủ khách sạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh không những cho thuê phòng mà còn kinh doanh các dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ khác. Do đó nội dung của hoạt động khách sạn ngày càng phong phú. Đối với Việt Nam, cũng có nhiều khái niệm khách sạn được đưa ra. Điển hình là Thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/04/2011 của Tổng Cục Du Lịch hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính Phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”. Sản phẩm của khách sạn “Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ có thuộc tính hữu hình và vô hình được khách sạn cung cấp trong những điều kiện nhất định về cơ cở vật chất và các điều kiện khác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách” Sản phẩm mang tính vật chất – hữu hình mà khách sạn cung cấp như: phòng ngủ, món ăn,… và tính phi vật chất – vô hình như: sự chu đáo, lịch sự, ân cần.. thuộc tính này thường được đánh giá thông qua cảm giác của du khách. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ: như sản phẩm của bộ phận buồng, nhà hàng … trong một sản phẩm khách sạn cung cấp thường có hai yếu tố hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, điều quyết định khách hàng mua sản phẩm lại do yếu tố dịch vụ. Ví dụ: trong một nhà hàng, tính hàng hóa thể hiện qua nguyên THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  11. 4 liệu món ăn, nhưng điều kiện khiến khách mua sản phẩm này chính là nghệ thuật chế biến của đầu bếp, sự phục vụ của nhân viên, không gian thưởng thức món ăn… Sản phẩm của khách sạn chủ yếu tồn tại dưới dạng vô hình: do tính chất của sản phẩm khách sạn chủ yếu là dịch vụ rất vô hình nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng sản phẩm. Vì thế, vấn đề quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rất quan trọng. Ngoài ra, vì tính vô hình nên khách sạn khó đặt ra vấn đề bảo vệ bản quyền dẫn đến người khách có thể sao chép các trang trí hay quy trình phục vụ… Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm trùng nhau về không gian và thời gian: khi khách đang tiêu dùng sản phẩm thì cũng chính lúc đó khách sạn đang sản xuất ra sản phẩm đó, khách phải đến khách sạn mới có thể tiêu dùng dịch vụ. Vì vậy, sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện khi có sự tham gia trực tiếp của khách hàng, nếu khách sạn muốn tồn tại và phát triển cần phải có biện pháp thu hút khách hàng. Sản phẩm của khách sạn không thể lưu kho hay cất trữ: do quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm trùng nhau về không gian và thời gian nên sản phẩm của khách sạn không thể lưu kho hay cất trữ. Khi một buồng của khách sạn không được thuê trong ngày thì khách sạn sẽ mất doanh thu của ngày hôm đó chứ không thể để dành cộng thêm vào số buồng cho thuê trong ngày mai. Chính vì điều này mà khách sạn phải tối đa hóa doanh thu thông qua thông qua việc tăng số lượng bán sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm của khách sạn được thực hiện với sự tham gia của nhiều khâu, nhiều bộ phận trong quy trình phục vụ và có tính tổng hợp cao: Như một bữa ăn của bộ phận nhà hàng cũng trải qua một quy trình phục vụ với nhiều khâu chi tiết và có sự phối hợp của nhiều bộ phận: bộ phận chế biến thức ăn, bộ phận nhà hàng phục vụ, bộ phận bảo vệ an ninh… Chính vì vậy sản phẩm khách sạn mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi các khách sạn phải nâng cao quy trình phục vụ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa đơn vị một cách hiệu quả. Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Ở Việt Nam, các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của một khách sạn phải tuân thủ đúng Luật du lịch, Nghị định của Chính phủ về kinh THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  12. 5 doanh lưu trú và ăn uống, theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch và thỏa mãn các điều kiện về mức độ trang thiết bị tiện nghi theo tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Các loại hình lưu trú ngoài khách sạn Motel: xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1920, motel được viết tắt từ hai chữ “hotel” và “motor”. Ban đầu, motel được thiết kế theo kiểu nhà đơn giản một tầng có mái hiên để ô tô cho khách. Như vậy, ngoài việc phục vụ lưu trú, ăn uống, cơ cở mày còn có chỗ để xe và nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu cho khách đi du lịch bằng ô tô. Làng du lịch: là loại hình cơ sở lưu trú mới so với các cơ sở khách, xuất hiện sớm sau chiến tranh thế giới II. Làng du lịch được chia thành nhiều khu vực: - Khu yên tĩnh giành cho lưu trú, nghỉ ngơi, - Trung tâm dịch vụ thương nghiệp, ăn uống… - Trung tâm vui chơi thể thao. Bãi cắm trại và caravan ( camping site & caravan): camping là loại hình cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên, nó được biết đến như loại hình lưu trú ngoài trời. Camping có nơi để xe riêng có khu vực cho khách cắm trại (bằng lều) hoặc bằng buồng ngủ lưu động do ô tô kéo theo (caravan). Nhà trọ thanh niên (Youth Hostels): nhà trọ thanh niên xuất hiện ở Đức khoảng năm 1900, sau đó phát triển rộng trên thế giới. Nhà trọ thanh niên phù hợp với người trẻ tuổi đi du lịch. Hình thức lưu trú này thường cung cấp phòng ngủ tập thể, phòng thường rộng và có phòng ăn giá bình dân. Loại hình này tạo cơ hội cho những người trẻ tuồi đến từ các vùng và các quốc gia khác nhau có cơ hội giao lưu. Nhà trọ tư nhân sở hữu (Privately owned housing /Pension): Loại hình này thường tiện nghi cung cấp cho khách có giới hạn và chủ nhà thường sống chung tại đây. Nó được quản lý bởi gia đình và các dịch vụ rẻ hơn so với khách sạn. Loại hình Bed & Breakfasts (B & Bs): loại hình này thường cung cấp chỗ ngủ và bữa ăn sáng, không bao gồm bữa chính. Chúng có nhiều ở các thị trấn nhỏ và các thành phố lớn, dọc theo tuyến đường du lịch hay thương mại… Mô hình này khá phổ biến tại Ireland . Nhiều nước coi loại hình này như nhà khách (Pension). Hiện nay, loại hình này phát triển rât phổ biến trên thế giới. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  13. 6 Các loại hình lưu trú khác: Bungalow, biệt thự, căn hộ cho thuê du lịch. Và còn nhiều loại hình lưu trú khác như “rotel” là các toa kéo theo xe hoặc xe bus với khoảng 30 chỗ nằm. Trong “rotel” có lavabo, nhà vệ sinh, bếp…; “botel” là loại hình lưu trú dưới nước; fotel là khách sạn nổi tiếng được trang bị bể bơi với dịch vụ câu cá, lướt ván, thể thao dưới nước. Ở Mỹ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Nam Tư.. có nhiều loại khách sạn này. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn Khái niệm về kinh doanh khách sạn Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ cung cấp chỉ dịch vụ lưu trú, ăn uống mà các khách sạn ngày nay còn cung cấp các dịch vụ bổ sung khác như thể thao, spa, giải trí… Thông thường, các khách sạn càng có quy mô lớn thì số lượng dịch vụ cung cấp cho du khách đa dạng và phức tạp hơn. Thực tế, hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu dựa trên 3 mảng hoạt động chính: - Kinh doanh về lưu trú du lịch và những dịch vụ kèm theo. - Kinh doanh về ăn uống và những dịch vụ kèm theo - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Trong đó, kinh doanh lưu trú và ăn uống là hai dịch vụ cơ bản nhất. Vậy có thể định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung trong những điều kiện về cơ sở vật chất và mức độ phục vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi tiêu dùng dịch vụ này” (TS. Nguyễn Quyết Thắng, 2014:222). Đặc điểm của kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn có tính chu kì: điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời vụ, loại hình hay cấp hạng khách sạn và thị trường mà khách sạn nhắm đến. Ví dụ như những khách sạn nằm ở vùng biển sẽ đông khách vào mùa hè và ít khách vào mùa mưa. Tính chu kỳ này ở một số khách sạn rất dễ nhận thấy và nó luôn lặp đi lặp lại, đôi khi nó gây nên tính biến động lớn, tạo khó khăn trong hoạt THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  14. 7 động khách sạn. Do đó, người quản lý phải luôn kiểm soát , điều chỉnh nhằm có biện pháp tăng cường lượng khách đến trong những dịp khách vắng. Kinh doanh khách sạn mang tính liên tục: khách sạn mở cửa 24/24 và phục vụ tất cả các ngày trong năm. Chính sự phục vụ liên tục này, đòi hỏi khách sạn luôn duy trì sự phục vụ cao độ và quản lý tốt chất lượng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: khách sạn phải được xây dựng khang trang, được trang bị những tiện nghi cần thiết để phục vụ du khách. Hơn nữa, do tính chất thời vụ của hoạt động du lịch, dù phải đầu tư lượng tiền lớn cho việc xây dựng nhưng nó chỉ kinh doanh hiệu quả trong vài tháng trong năm. Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng khách sạn chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành của dịch vụ hàng hóa. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi số lượng nhân công lớn: nhiều khâu trong khách sạn đòi hỏi phải sử dụng nhân công trực tiếp phục vụ khách. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí tiền lương trong khách sạn. Do đó, đòi hỏi khách sạn phải sử dụng nhân công một cách hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tránh lẵng phí. Kinh doanh khách sạn có xu hướng chọn lọc đối tượng khách: Tùy thuộc vào cấp hạng khách sạn, tính chất và chiến lược kinh doanh … mà mỗi khách sạn nhắm đến một vài phân khúc khách hàng và tập trung khai thác đối tượng đó. Chẳng hạn như khách sạn chỉ phục vụ khách du lịch theo đoàn… Việc chọn lọc đối tượng khách thường thông qua cơ chế giá, cơ sở vật chất, dịch vụ của khách sạn đồng thời thông qua cách thức tiếp cận nguồn khách như quan hệ với các lữ hành chuyên cung cấp đối tượng phù hợp, tiếp thị, quảng cáo. Hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ có tính độc lập tương đối trong một quy trình phục vụ khách sạn: do tính chất nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ như buồng, bàn, lễ tân,…có tính đặc thù riêng nên hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ có tính tương đối. Điều này cho phép thực hiện các hình thức khoán và hạch toán từng khâu nghiệp vụ đồng thời cũng phải có sự điểu chỉnh, phối hợp hoạt động của từng bộ phận và mỗi thành viên lao động của khách sạn thật chặt chẽ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  15. 8 Kinh doanh khách sạn có tính trực tiếp và tổng hợp cao: tính trực tiếp trong kinh doanh khách sạn do ảnh hưởng bởi đặc thù của sản phẩm khách sạn là không thể lưu kho và quá trình sản xuất đồng thời với quá trình tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, khách đến tiêu dùng sản phẩm của khách sạn cũng chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm của khách sạn. Ngoài ra, để cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh đến du khách bao gồm sự tham gia của nhiều bộ phận với nhiều công đoạn. Trong một công đoạn cũng có nhiều khâu phục vụ. Do đó, nó đòi hỏi tính tổng hợp rất cao để đáp ứng nhu cầu của khách. Kinh doanh khách sạn phục vụ đa dạng đối tượng khách: Mặc dù có xu hướng chọn lọc đối tượng khách. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của khách sạn là khách du lịch với những dân tộc, cơ cấu xã hội (giới tính, tuổi tác, vị trí xã hội…) nhận thức, sở thích, phong tục tập quán, lối sống khác nhau. Do vậy, khách sạn phải nghiên cứu, nắm bắt được yêu cầu của khách để thỏa mãn nhu cầu của họ. Không coi trọng vấn đề này sẽ dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất, nguyên liệu hàng hóa, giảm sút chất lượng phục vụ, mất khách đồng thời hạn chế hiệu quả kinh doanh. Ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh khách sạn - Ý nghĩa về kinh tế:  Là ngành xuất khẩu tại chỗ, góp phần làm tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân: thông qua việc tiêu dùng của du khách tại khách sạn, đặc biệt là khách quốc tế góp phần thu hút được ngoại tệ, ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc gia  Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: do đầu tư và kinh doanh khách sạn đem lại hiệu quả đồng vốn đầu tư cao và với chính sách mở cửa của Nhà nước đã thu hút được một lượng lớn đầu tư của nước ngoài vào ngành này.  Tác động đến sự phát triển của ngành khác: khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của nhiều ngành như công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, đặc biêt là ngành thủ công mỹ nghệ…  Góp phần giải quyết công việc cho người lao động: kinh doanh khách sạn đòi hỏi một số lượng nhân công lớn. Mặt khác, do phản ứng dây chuyền về sự phát triển giữa kinh doanh khách sạn và các ngành khác mà kinh doanh khách sạn phát triển về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  16. 9  Bên cạnh đó cũng có không ít những tiêu cực xảy ra về mặt kinh tế: tăng giá cả tiêu dùng và lạm phát, gia tăng sức ép lên cơ sở hạ tầng và tài nguyên như rác thải, viễn thông…. Và đầu tư phát triển hoạt động khách sạn có thể chịu rủi ro lớn do ảnh hưởng bất thường của điều kiện tự nhiên như an ninh, chính trị và xã hội trên thế giới. - Ý nghĩa về xã hội và môi trường  Góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho người dân: kinh doanh khách sạn góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động sản xuất của người lao động, tăng nhu cầu tìm hiểu di tich lịch sử văn hóa đất nước của nhân dân Việt Nam.  Tạo điều kiện thăm viếng, giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên toàn thế giới: các khách sạn lớn hiện đại là nơi tiến hành các cuộc họp, hội nghị cấp cao, các sự kiện ký kết văn bản chính trị, kinh tế quan trọng trong nước.  Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm tài nguyên thiên nhiên. Đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với người dân địa phương: hoạt động khách sạn ở vùng nào càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như đường, thông tin liên lạc, bệnh viện.. càng cao.  Khôi phục, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống: góp phần khôi phục, phát triển ngành thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng thông qua việc tiêu dùng và thưởng thức của du khách.  Góp phần tôn tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái: nhiều khách sạn được xây dựng hoàn thiện, đẹp đẽ đã làm thay đổi cảnh quan, cải thiện môi trường, gia tăng mỹ quan xung quanh khách sạn.  Bên cạnh đó cũng có không ít vấn đề cần xem xét lại chẳng hạn vấn đề gây ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục tại nước ta vì sự du nhập ồ ạt của du khách với nền văn hóa khác nhau, lối sống khác biệt. Hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến ô nhiễm, tàn phá môi trường. Bên cạnh đó, kinh doanh khách sạn cũng sẽ thải ra một lượng chất thải lớn. Nếu không xử lý tốt những vấn đề trên thì sự băng hoại của thuần phong mỹ tục và ô nhiễm môi trường sẽ tăng cao, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  17. 10 Tổng quan về nhà hàng Khái niệm về nhà hàng Là nơi ăn uống phổ cập nhất, tạo điều kiện cho khách ăn uống, nghỉ ngơi thư giãn từ giá thấp cho đến những cơ sở ăn uống sang trọng với đồ ăn và thức uống tốt hơn. Nhà hàng thường được xây dựng ở các khu vực du lịch độc lập hoặc nằm trong khách sạn. Khách hàng khi đến nhà hàng thường ngồi tại bàn và có nhân viên phục vụ (waiter/ waitress) sẽ mang menu đến cho khách lựa chọn và yêu cầu của khách sẽ được giải quyết, khách sẽ phải thanh toán tiền sau khi rời nhà hàng Chức năng: phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách với tất cả bữa ăn từ ăn sáng đến ăn khuya và nhà hàng còn là nơi nghỉ ngơi, giải trí và trò chuyện trong thời gian họ ăn uống. Bên cạnh đó, nhà hàng còn có những thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ khách. Như vậy có thể hiểu khái niệm về nhà hàng như sau: “Nhà hàng (restaurant) là cơ sở với những điều kiện cơ sở vật chất nhất định nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí cho khách du lịch và những người có thu nhập với những hoạt động và chức năng đa dạng” Khái niệm về kinh doanh ăn uống Ăn uống là nhu cầu rất cơ bản của con người. Khi cuộc sống còn khốn khó, con người chỉ cần ăn no để tồn tại. Ngày nay, khi đời sống vật chất ngày được nâng cao, con người dần quan tâm đến việc ăn uống nhiều hơn. Do đó, ăn uống trong du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà còn đáp ứng về nhu cầu được thưởng thức, giải trí và thư giãn.. Một bữa ăn ngon thường được đánh giá qua nhiều yếu tố: - Món ăn phải ngon - Không gian địa điểm ăn uống - Người cùng ăn chung - Phục vụ các món ăn phải hoàn hảo: từ quy trình phục vụ đến chất lượng phục vụ phải kịp thời, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khi đi ăn ngoài là thực khách được phục vụ, được cung cấp chỗ ngồi, đồ ăn thức uống và các dịch vụ khác…. Xuất phát từ những nhu cầu của con người nên THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  18. 11 trong xã hội ngày nay xuất hiện rất nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh các cơ sở ăn uống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của con người và thu được lợi nhuận. Như vậy, khái niệm kinh doanh ăn uống là: “Hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp sự phục vụ thức ăn, đồ uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống, thưởng thức và giải trí của con người tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác”.(TS. Nguyễn Quyết Thắng, 2014:219) Kinh doanh ăn uống trong du lịch còn có những đặc điểm sau: - Đòi hỏi tính hiếu khách và vệ sinh an toàn thực phẩm: tính hiếu khách của nhân viên rất quan trọng đối với sự phục vụ của nhà hàng, góp phần tăng giá trị thưởng thức bữa ăn của khách. Ngoài ra, lĩnh vực ăn uống đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. - Lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống rất lớn: ngoài việc chế biến món ăn để phục vụ thực khách bên cạnh đó còn đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên phục vụ đồ ăn thức uống với kỹ thuật chuyên nghiệp. - Trong kinh doanh ăn uống người ta có thể cung cấp cùng dịch vụ nhưng việc phục vụ thì không thể giống nhau: điều này phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của nhân viên. - Tính phục vụ liên tục của nhà hàng: không chỉ phục vụ vào các ngày lễ, tết mà bất cứ khi nào có khách nhà hàng đều phải phục vụ. - Tính tổng hợp và phức tạp hóa trong quá trình phục vụ khách: để đảm bảo yêu cầu phục vụ khách đầy đủ, nhanh nhất và chất lượng nhất đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa nhân viên phục vụ, chế biến món ăn, pha chế…. Điều này đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên kiểm tra và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau. Chính vì vậy, yếu tố rất quan trọng à quyết định đến sự phát triển của các cơ sở ăn uống là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao uy tín của nhà hàng và nhiều lợi thế hơn trước đối thủ cạnh tranh. Nhiệm vụ của nhà hàng trong khách sạn Với những nhà hàng bên ngoài, người ta phục vụ nhiều đối tượng khách. Riêng nhà hàng trong khách sạn chủ yếu phục vụ khách lưu trú và khách ngoài, trong đó, khách lưu trú trong khách sạn là quan trọng. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  19. 12 Vậy nhiệm vụ của nhà hàng trong khách sạn: - Sản xuất đồ ăn thức uống có chất lượng cao, phong phú để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch - Tạo môi trường thuận lợi cho khách được nghỉ ngơi và thư giãn. - Nâng cao chất lượng để thu hút khách, đem lại lợi nhuận cho khách sạn. Vậy nhà hàng trong khách sạn được hiểu: “Nhà hàng (restaurant) là một bộ phận cấu thành trong khách sạn hiện đại, đảm bảo các nhu cầu ăn uống trong quá trình khách lưu trú ở khách sạn và khách ngoài. Nhà hàng vừa là nơi chế biến và tiêu thụ các sản phẩm ăn uống, tạo ra nguồn lợi nhuận cho khách sạn, đồng thời tạo ra chất lượng dịch vụ tổng hợp của khách sạn để thu hút khách” (TS. Nguyễn Quyết Thắng, 2014:222) Tổng quan về chất lượng dịch vụ trong nhà hàng Khái niệm về chất lượng Theo quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Theo quan niệm của người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ngày nay người ta thường hay nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Hơn nữa, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phải hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Vậy có thể hiểu như sau: “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổng hợp những chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ hoặc thông qua kinh nghiệm tiêu dùng của khách hàng thể hiện quá mức thỏa mãn những nhu cầu của họ trong những điều kiện tiêu dùng xác định” (Nguyễn Quyết Thắng, 2014:401) Khái niệm về chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ trong du lịch là yếu tố then chốt tạo nên sự uy tín, thương hiệu cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung và các đơn vị kinh doanh nói riêng. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
  20. 13 Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói riêng, mặc dù trong lĩnh vực kinh doanh của nó vẫn có thành tố vật chất. Do đặc điểm của bản thân dịch vụ mang tính vô hình mà người ta khó có thể xác định những thông số hay tiêu chuẩn một các rõ ràng. Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất lượng của dịch vụ sau khi mua và sử dụng chúng. Chẳng hạn như: họ phải thưởng thức món ăn trong nhà hàng thì mới biết được thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất họ đang sử dụng và món mà họ đang ăn. Chất lượng dịch vụ theo góc độ khách hàng thì chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ du lịch. Từ đó có thể suy ra chất lượng dịch vụ bằng sự thỏa mãn của khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu của Donal M.Davidoff (nhà nghiên cứu về dịch vụ nổi tiếng của Mỹ) được đo bởi biểu thức: Sự thỏa mãn (S) = Sự cảm nhận (P) – Sự mong đợi (E) - Trong đó:  E (Expectation): mức độ mong đợi của khách du lịch, yếu tố này được hình thành trước khi khách trải nghiệm dịch vụ  P (Perception): Mức độ cảm nhận, đánh giá, cảm nhận của khách sau khi kết thúc sự trải nghiệm dịch vụ  S (Satisfaction): mức độ hài lòng của khách. Có thể giải thích sự hài lòng của khách hàng như sau: khách hàng sẽ bị thất vọng nếu cảm nhận của họ thấp hơn sự mong chờ mà họ có trước đó, khi đó chất lượng dịch vụ sẽ bị đánh giá là thấp kém. Ngược lại, khách sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu cảm nhận của họ bằng hoặc cao hơn sự mong chờ trước đó của họ. Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Đặc điểm chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ khó đo lường và đánh giá: Không giống như những sản phẩm vật chất khác, sản phẩm dịch vụ nhà hàng mang nhiều yếu tố “phi vật chất” và việc đánh giá chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của du khách. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng người ta phải đề ra các tiêu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG THE NEW DAY COFÉ & LOUNGE
nguon tai.lieu . vn