Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ MỸ NHƠN NIÊN KHÓA 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Võ Thị Mỹ Nhơn TS. Hoàng Quang Thành Lớp: K51D - QTKD Niên khóa: 2017 - 2021 Huế 2021
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và ban lãnh đạo cũng như là các anh chị tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến cán bộ giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến hết sức quý báu cho em trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là TS. Hoàng Quang Thành. Cảm ơn thầy đã có những hướng dẫn, chỉ bảo rất cụ thể trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành, cùng các cán bộ quản lý và công nhân viên trong công ty. Đặc biệt là anh Trần Viết Triều đã tạo điều kiện cho cuộc điều tra, đã dành thời gian quý báu của mình giúp đỡ em hoàn thành các câu hỏi điều tra. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, chi phí cũng như kinh nghiệm và hiều biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 04 năm 2021 Sinh viên thực hiện Võ Thị Mỹ Nhơn SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn ii
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.............................................................................................. ix PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................3 5.1.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................................... 3 5.1.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................................ 3 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................................4 6. Bố cục đề tài ................................................................................................................7 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ......................................................................................................8 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................8 1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng công việc........................................................................ 8 1.1.2. Các học thuyết về sự hài lòng trong công việc.................................................... 10 1.1.2.1. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959)......................................................10 1.1.2.2. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943) .................................................12 1.1.2.3. Lý thuyết ERG của Clayton P.Alderfer (1969) ................................................13 1.1.2.4.Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)....................................................14 1.1.2.5. Lý thuyết công bằng của J.Stacy Adams..........................................................15 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn iii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành 1.1.2.6. Quan điểm của Hackman và Oldham...............................................................17 1.1.3. Lợi ích của sự hài lòng công việc của công nhân................................................ 18 1.1.4. Một số nghiên cứu liên quan ............................................................................... 19 1.1.4.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................19 1.1.4.1.1. Mô hình JDI (Job Descriptive Index - Chỉ số mô tả công việc)....................19 1.1.4.1.2. Mô hình MSQ (Minnesota Satisfaction Questionnaire - Bản câu hỏi sự hài lòng Minnesota).............................................................................................................22 1.1.4.1.3. Mô hình JSS (Job Satisfaction Survey - Khảo sát sự hài lòng công việc) ....23 1.1.4.1.4. Nghiên cứu kết hợp ba mô hình Job Characteristics Model (JCM) của Hackman &Oldham (1980), Big Five của Goldberg (1981), và PersonEnvironment Fit (P-E fit) của Chapman và Lowther (1982) ....................................................................23 1.1.4.2. Một số mô hình nghiên cứu trongnước ............................................................24 1.1.4.2.1. Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)........................................................24 1.1.4.2.2. Nghiên cứu của Lê Kim Long và Ngô Thị Bích Long (2012) ......................24 1.1.4.2.3. Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011).........25 1.1.4.2.4. Nghiên cứu của Đào Trung Kiên và cộng sự (2013).....................................25 1.1.5. Mô hình nghiên cứu và thang đo .........................................................................25 1.1.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................25 1.1.5.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc ...........................27 1.1.5.3. Định nghĩa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. .........................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH .......................................32 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành .............................................. 32 2.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành .................................. 32 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 32 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh....................................................................................... 33 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................................... 34 2.1.4.1. Chức năng.........................................................................................................34 2.1.4.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................35 2.1.5. Tầm nhìn và sứ mệnh .......................................................................................... 35 2.1.6. Cơ cấu tổ chức của Công ty................................................................................. 36 2.1.7. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành ..................... 38 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn iv
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành 2.2. Tình hình lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..........40 2.2.1. Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2018-2020 ........................................ 40 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020 ........ 43 2.3. Sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành .............................................................................................................................45 2.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................... 45 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ........................................... 47 2.3.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc qua phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................................................. 52 2.3.3.1. Các biến độc lập ...............................................................................................52 2.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc .....................................58 2.3.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của công nhân qua mô hình hồi quy.............................................................................. 59 2.3.4.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu...............................................59 2.3.4.2. Mô hình hồi quy ...............................................................................................61 2.3.4.2.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình.................................................................62 2.3.4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy.............................................................................63 2.3.5. Đánh giá của công nhân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành................................. 67 2.3.5.1 Đánh giá của công nhân về “Tiền lương” .........................................................67 2.3.5.2. Đánh giá của công nhân về “Phúc lợi”.............................................................69 2.3.5.3. Đánh giá của công nhân về “Đồng nghiệp” .....................................................70 2.3.5.4. Đánh giá của công nhân về “Điều kiện làm việc”............................................71 2.3.5.5. Đánh giá của công nhân về “Đặc điểm công việc” ..........................................72 2.3.5.6. Đánh giá của công nhân về “Cấp trên” ............................................................73 2.3.5.7. Đánh giá của công nhân về “Sự hài lòng chung”.............................................74 2.3.6. Đánh giá chung về sự hài lòng của công nhân trong công việc tại Công ty CP Phước Hiệp Thành ......................................................................................................... 75 2.3.6.1. Các mặt tích cực ...............................................................................................75 2.3.6.2. Các hạn chế, tồn tại ..........................................................................................75 2.3.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế ..........................................................................75 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn v
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG NHÂN TRONG CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH ..............77 3.1 Định hướng ..............................................................................................................77 3.1.1. Định hướng của Công ty ..................................................................................... 77 3.2. Giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. ...............................................................................................78 3.2.1. Giải pháp đối với nhân tố “Tiền lương” .............................................................. 78 3.2.2. Giải pháp đối với nhân tố “Phúc lợi” .................................................................. 79 3.2.3. Giải pháp đối với nhân tố “Đồng nghiệp”........................................................... 80 3.2.4. Giải pháp cải thiện “Điều kiện làm việc”............................................................ 80 3.2.5. Giải pháp đối với nhân tố “Đặc điểm công việc”................................................ 81 3.2.6. Giải pháp đối với nhân tố “Cấp trên” .................................................................. 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 83 1.Kết luận.......................................................................................................................83 2.Kiến nghị ....................................................................................................................84 PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 88 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn vi
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DDCV : Đặc điểm công việc BP : Bộ phận CP : Cổ phần DN : Đồng nghiệp DN : Doanh nghiệp DKLV : Điều kiện làm việc DTTT : Đào tạo thăng tiến EFA : Exploratory Factor Analysis KMO : Kaiser-Meyer-Olkin CT : Cấp trên PL : Phúc lợi SP : Sản phẩm TL : Tiền lương CBCNV : Cán bộ công nhân viên SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn vii
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Cơ cấu mẫu điều tra ....................................................................................... 4 Bảng 2. 1: Chỉ số đánh giá các nhân tố của sự hài lòng ................................................27 Bảng 2. 2: Giá một số sản phẩm của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành ...................34 Bảng 2. 3: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2018-2020 ................................40 Bảng 2. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020...............43 Bảng 2. 5: Cơ cấu mẫu điều tra .....................................................................................45 Bảng 2. 6: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến độc lập..................................................49 Bảng 2. 7: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc .............................................52 Bảng 2. 8: Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến độc lập..........................................54 Bảng 2. 9: Hệ số nhân tố tải ..........................................................................................54 Bảng 2. 10: Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến phụ thuộc ...................................58 Bảng 2. 11 : Hệ số tải nhân tố của biến phụ thuộc ........................................................58 Bảng 2. 12: Kiểm định tương quan Pearson..................................................................60 Bảng 2. 13 : Kiểm định sự tương quan..........................................................................61 Bảng 2. 14 : Sự phù hợp của mô hình hồi quy ..............................................................62 Bảng 2. 15: Kiểm định ANOVA ...................................................................................62 Bảng 2. 16 : Hệ số Beta của các nhân tố .......................................................................63 Bảng 2. 17: Đánh giá của công nhân về tiền lương.......................................................67 Bảng 2. 18: Đánh giá của công nhân về phúc lợi ..........................................................69 Bảng 2. 19: Đánh giá của công nhân về đồng nghiệp ...................................................70 Bảng 2. 20: Đánh giá của công nhân về điều kiện làm việc..........................................71 Bảng 2. 21: Đánh giá của công nhân về đặc điểm công việc ........................................72 Bảng 2. 22: Đánh giá của công nhân về cấp trên ..........................................................73 Bảng 2. 23: Đánh giá của công nhân về sự hài lòng .....................................................74 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn viii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1: Tháp nhu cầu của Maslow............................................................................ 13 Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành .................. 36 Hình 2. 3: Mô hình chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành .............. 39 Hình 2. 4: Mô hình sự hài lòng sau khi phân tích hồi quy ............................................ 67 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Tổng số lao động của Công ty năm 2018 – 2020 ....................................41 SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn ix
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là thu hút, gây dựng và duy trì được đội ngũ lao động có chất lượng cao, có năng lực, nhiệt tình và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc. Tuy nhiên, hiện tượng “chảy máu nhân tài” đã và đang xảy ra tại nhiều doanh nghiệp, nguyên nhân có thể do chính doanh nghiệp không tạo được sự hài lòng trong công việc cho người lao động hoặc do sự lôi kéo của các doanh nghiệp khác. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp tại các khu kinh tế ở Việt Nam đang phải đương đầu và gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, ở Việt Nam đã hình thành nhiều khu kinh tế với tốc độ phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng công nhân của các doanh nghiệp tại các khu kinh tế này xin nghỉ việc hoặc chuyển sang doanh nghiệp khác đã và đang diễn ra thường xuyên, làm xáo trộn và gây ra nhiều khó khăn về nhân lực, thiếu hụt lao động liên tục đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có được phương án quản trị nguồn nhân lực mang tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả hơn để có thể vừa duy trì vừa thu hút được lực lượng lao động có chất lượng, trung thành, yên tâm cống hiến, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập hiện nay. Nhân lực là một yếu tố quan trọng cho thành công của một tổ chức. Sự hài lòng của công nhân làm cho họ cống hiến hết mình cho công ty. Việc đo lường sự hài lòng của công nhân nhằm xác định những yếu tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của công nhân; giúp công ty có thể hiểu rõ hơn về mức độ hài lòng của công nhân. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, mà con người là một nguồn lực quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thấy đây là một vấn đề khá quan trọng trong việc quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành trên cơ sở lý thuyết và điều tra nghiên cứu từ đó đưa ra định hướng giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của công nhân trong công việc tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hài lòng trong công việc của công nhân. Đo lường, phân tích, đánh giá mức độ hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đâu là cơ sở khoa học của việc nâng cao sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty và mức độ tác động của các nhóm nhân tố đến sự hài lòng? Cần những giải pháp nào để nâng cao sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng điều tra: công nhân sản xuất trực tiếp của Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến sự hài lòng trong công việc và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành. Phạm vi thời gian: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 3/2021. Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành trong giai đoạn 2018-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1.1. Dữ liệu thứ cấp Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các giáo trình, bài giảng trong nước và nước ngoài, website, các bài báo chính thống, các luận thạc sĩ, khóa luận đại học thông qua internet và thư viện tại trường. Các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành trong 3 năm 2018-2020 thu thập được từ phòng Hành chính, phòng Kế toán của Công ty. 5.1.2. Dữ liệu sơ cấp Quan sát, tìm hiểu thông tin từ cán bộ lãnh đạo tại Công ty, thu thập thông tin bằng các bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến những người công nhân đang làm việc tại Công ty. Sử dụng thang đo likert năm mức độ (từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý) sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Phương pháp xác định quy mô mẫu: 1. Theo Tabachnick và Fidell (1996), đối với phân tích hồi quy đa biến cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là: n = 50 + 8*m Trong đó : n là số mẫu cần điều tra m là số nhân tố độc lập Nghiên cứu được thực hiện với 7 nhân tố độc lập cho nên kích thước mẫu tối thiểu dựa theo công thức trên là 106 (8 * 7 + 50 = 106). SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành 2. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. n = 5*m Trong đó: n là số mẫu cần điều tra m là số biến quan sát (tức số câu hỏi trong mỗi nhân tố). Qua đó, mô hình đo lường của đề tài này dự kiến có 43 biến quan sát vì vậy nên kích thước mẫu tối thiểu theo công thức này là 215 (5*43=215). Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp cho đến khi đạt được kích thước mẫu theo yêu cầu là 215. Phương pháp chọn mẫu: Dựa vào danh sách nhân viên mà phòng Kế toán cung cấp, tác giả tiến hành xác định mẫu nghiên cứu theo tiêu chí vị trí công việc. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn có tỷ lệ các nhóm công nhân theo tiêu chí vị trí công việc tương ứng với tổng thể. Bảng 1. 1: Cơ cấu mẫu điều tra Tổng thể Mẫu điều tra Công việc Số người Tỷ lệ(%) Số người Công nhân đan 101 40 86 Công nhân cơ khí 84 27 58 Công nhân hoàn thiện sản phẩm 54 19,1 41 Cắt dây, bắn ghế, sơn ghế 41 8,8 19 Công nhân sơn tĩnh điện 18 2,8 6 Sản xuất dây 15 2,3 5 Tổng 313 100 215 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi thu thập xong dữ liệu từ người lao động, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 26.0 với các phương pháp sau: SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành Thống kê mô tả: Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 mức độ (rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, rất đồng ý). Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ các biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Theo nhiều nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm loại các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3. Đối với mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha thì Hair et al (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:  Hệ số Cronbach’s Alpha =0,95: Thang đo chấp nhận được nhưng không tốt. Phân tích nhân tố khám phá EFA: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998).  Giá trị KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích các nhân tố. Giá trị KMO phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu và đồng thời giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp. Để sử dụng EFA, thì KMO phải lớn hơn 0,5 0,8
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành β0: Là hệ số chặn (Hằng số) βi: Là hệ số hồi quy riêng phần (Hệ số phụ thuộc) Xi: Là các biến độc lập trong mô hình ei: Là biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư) (i= 1,n) Dựa vào hệ số Bê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. 6. Bố cục đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về sự hài lòng trong công việc của người lao động trong công việc. Chương 2: Nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của công nhân tại Công ty Cổ Phần Phước Hiệp Thành Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của công nhân tại Công ty Cổ Phần Phước Hiệp Thành Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng công việc Qua tìm hiểu thì có khá nhiều các định nghĩa về sự hài lòng công việc. Từ điển Oxford Advance Learner’s Dictionary định nghĩa "sự hài lòng" là việc đáp ứng một nhu cầu hay mong muốn nào đó. Vì vậy, sự hài lòng công việc có thể được hiểu là điều mà người lao động được đáp ứng nhu cầu hay mong muốn của họ khi làm việc. Trong khi đó, từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia.com thì cho rằng, sự hài lòng công việc là sự hài lòng của một cá nhân đối với công việc. Một trong những định nghĩa đầu tiên về sự hài lòng công việc và được trích dẫn nhiều nhất có thể kể đến là định nghĩa của Robert Hoppock (1935). Ông cho rằng sự hài lòng công việc nói chung không phải chỉ đơn thuần là tổng cộng sự hài lòng của các khía cạnh khác nhau, mà sự hài lòng công việc nói chung có thể được xem như một biến riêng. Robert Hoppock được xem như là người đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Ông đã xây dựng sự hài lòng trong công việc với một số biến về môi trường làm việc, nhân tố vật lý và tâm lý làm cho người lao động hài lòng khi họ làm việc. Theo Vroom (1964) thì cho rằng hài lòng trong công việc là sự định hướng cảm xúc của người lao động về vai trò của công việc hiện tại. Theo Smith, Kendal và Hulin (1969) mức độ hài lòng với các thành phần hay khía cạnh của công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của người lao động về các khía cạnh khác nhau trong công việc (bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương) của họ. Siegal and Lance (1987) định nghĩa rằng sự hài lòng trong công việc là một đáp ứng về tình cảm xác định mức độ người lao động ưa thích công việc. Wexley và Yukl SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành (1984) cho rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc bao gồm các tính cách cá nhân và các đặc điểm của côngviệc. Lofquist và Dawis (1991) cho rằng sự hài lòng trong công việc như là một phản ứng tích cực của cá nhân đối với công việc khi họ được hài lòng các nhu cầu. Theo Spector (1997) sự hài lòng công việc đơn giản là việc người ta cảm thấy thích công việc của họ và các khía cạnh công việc của họ như thế nào. Vì nó là sự đánh giá chung, nên nó là một biến về thái độ. Theo James L Price (1997) thì sự hài lòng công việc được định nghĩa là mức độ mà một người lao động cảm nhận, có những định hướng tích cực đối với việc làm trong tổ chức. Còn Ellickson và Logsdon (2001) thì cho rằng sự hài lòng công việc được định nghĩa chung là mức độ người lao động yêu thích công việc của họ, đó là thái độ dựa trên sự nhận thức một cách tích cực hay tiêu cực của người lao động về công việc hoặc môi trường làm việc của họ. Nói cách khác, môi trường làm việc càng đáp ứng được các nhu cầu, giá trị và tính cách của người lao động thì độ hài lòng công việc càng cao. Luddy (2005) cho rằng sự hài lòng công việc là phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh khác nhau của công việc. Luddy nhấn mạnh các nguyên nhân của sự hài lòng công việc bao gồm. Vị trí công việc, sự giám sát của lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ và các phần thưởng gồm.Thăng tiến, điều kiện vật chất của môi trường làm việc, cơ cấu của tổ chức. Theo Kreitner và Kinicki (2007) sự hài lòng công việc định nghĩa theo một cách đơn giản, chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình. Đó chính là tình cảm hay cảm xúc của người người lao động đó đối với công việc của mình. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sự hài lòng công việc, tuy nhiên, sự hài lòng công việc là thái độ chung của một cá nhân đối với công việc của cá nhân đó. SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học TS. Hoàng Quang Thành Sự hài lòng công việc được mang lại khi người lao động có công việc thách thức, phần thưởng công bằng hay điều kiện làm việc thuận lợi hoặc có sự cộng tác và hỗ trợ từ đồng nghiệp. Sự hài lòng công việc sẽ giúp người lao động tham gia tích cực với công việc, xem việc thực hiện công việc là quan trọng với chính bản thân họ, có đánh giá tích cực đối với công việc và cảm thấy được đối xử công bằng với tổ chức, từ đó dẫn đến có hành vi tích cực mang lại hiệu quả cao trong công việc. Như vậy, sự hài lòng công việc được hiểu như là thái độ của người lao động. Có hai cách để có thể nhận biết được thái độ người lao động. Thứ nhất, khảo sát bằng bảng câu hỏi nhằm thu hồi thông tin từ người lao động. Thứ hai là nhà quản lý nhận biết thái độ của người lao động thông qua hành vi của họ, cụ thể đó là kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Tóm lại, để đo lường sự hài lòng công việc của người lao động hoặc đo lường chung bằng bảng câu hỏi hoặc tổng hợp các mức độ khía cạnh công việc. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá mức độ hài lòng công việc thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. 1.1.2. Các học thuyết về sự hài lòng trong công việc 1.1.2.1. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) Thuyết hai nhân tố được đưa ra bởi Frederick Herzberg. Thuyết này chủ yếu dựa trên các kết quả điều tra và phân tích điều tra được thực hiện ở Pittsburgh, Pennsylvania. Các nghiên cứu của Herzberg đã cung cấp dữ liệu để ông đã đề xuất mô hình hai nhân tố: Nhân tố có tính chất động viên (demotivate factor): là tác nhân của sự không hài lòng của nhân viên trong công việc tại một tổ chức bất kỳ, có thể là do: + Chế độ, chính sách của tổ chức đó + Sự giám sát trong công việc không thích hợp SVTH: Võ Thị Mỹ Nhơn 10
nguon tai.lieu . vn