Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC MAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L HÀ NỘI, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC MAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Phan Thị Thanh Thủy HÀ NỘI, 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị Thanh Thủy. Các nội dung nghiên cứu, kết quả đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong khóa luận có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, hoàn thiện bản khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn bè trong và ngoài lớp học, cùng với lượng thông tin kiến thức từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo chí, tivi đến các nguồn khác như sự giao lưu giữa các sinh viên với nhau cùng một đề tài đã cung cấp cho tôi lượng thông tin bổ ích để làm cho bản khóa luận này thêm phong phú. Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng trân trọng đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Ngọc Mai 1
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM ..........................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ ...................................................7 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ .............................................................7 1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ ...............................................................8 1.1.3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn thành lập công ty ....................................................................................................................... 13 1.2. Khái quát về góp vốn thành lập công ty................................................. 17 1.2.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty .............................................. 17 1.2.2. Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty ............................................ 17 1.2.3. Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp ......................................... 18 1.3. Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ........................... 21 CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ........................ 23 2.1. Nội dung các quy định hiện hành về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ.......................................................................................... 23 2.1.1. Chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ........ 23 2.1.2. Đối tượng góp vốn ........................................................................... 33 2.1.3. Định giá tài sản góp vốn .................................................................. 36 2.1.4. Thủ tục góp vốn ............................................................................... 42 2.1.5. Vấn đề chuyển giao tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ ........... 46 2.1.6. Xử lý tài sản khi hết thời hạn góp vốn................................................ 48 2.2. Đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ............................................................................. 48 2.2.1. Ưu điểm ........................................................................................... 48 2.2.2. Hạn chế ............................................................................................ 49 2
  5. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM.................................................................................. 52 3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ....................................................................................................... 52 3.2. Kiến nghị giải pháp cải thiện thực trạng hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ......................................................... 54 3.2.1. Xây dựng hệ thống hóa văn bản pháp luật riêng biệt ......................... 54 3.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.................................................................. 56 3.2.4. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể tham gia............... 56 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 60 3
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dù ít hay nhiều đều liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thế giới, khi xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đã sử dụng các tài sản trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp...làm đòn bẩy để tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư vào doanh nghiệp. Tại Việt Nam, ngày càng xuất hiện những doanh nghiệp thành lập dựa trên các phần vốn góp, đầu tư hoặc liên doanh bằng quyền SHTT, cụ thể như quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; sáng kiến hay phần mềm, chương trình máy tính. Thực tiễn phát triển của hình thức góp vốn doanh nghiệp này đặt ra yêu cầu về hệ thống pháp lý điều chỉnh những vấn đề liên quan như làm thể nào để xác định giá trị phần vốn góp, chuyển giao sử dụng loại tài sản “vô hình” này như thế nào,… Với đề tài “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ”, chúng tôi mong muốn đưa ra một cái nhìn tổng quát về hiện trạng pháp lý và thực tiễn đời sống doanh nghiệp, cụ thể về góp vốn thành lập bằng quyền SHTT. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp đã được các nàh khoa học chuyên ngành quan tâm nghiên cứu, cùng với đó là các chuyên đề tập trung vào việc xác định quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản có thể lưu thông trong giao dịch dân sự nói chung. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến như “Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam” (Luận văn thạc sĩ luật của tác giả Phạm Tuấn Anh), hay những bài viết đăng trên các tạp chí như “Hoàn thiện 4
  7. quy định về góp vốn và xác định tư cách thành viên công ty theo Luật doanh nghiệp 2005” của tác giả Nguyễn Thị Dung (Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội số 9/2010); “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu” của tác giả Nguyễn Hồng Vân (Tạp chí Hoạt động khoa học tháng 7/2010). Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có thể kể đến công trình luận văn thạc sĩ “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ” của tác giả Đoàn Thu Hồng (2012). Theo đó, tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề khoa học pháp lý về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thay đổi, chỉnh sửa hệ thống pháp luật, cụ thể là Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2015, cần thiết có một công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý xoay quanh những sự thay đổi pháp luật đó. Luận văn đi vào việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, có sự so sánh giữa những quy định pháp luật hiện hành và những quy định cũ hơn trong quá trình pháp điển hóa luật pháp. 3. Mục đích nghiên cứu Tác giả đưa ra cái nhìn tổng thể và giải pháp phù hợp để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và hiệu quả khi áp dụng pháp luật trong việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau: + Làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. 5
  8. + Đánh giá và phân tích những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thông qua thực trạng tại một số doanh nghiệp Việt Nam. + Đề xuất phương án phù hợp nhằm cải thiện các bất cập trên. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, phân tích các khái niệm vầ quyền SHTT, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT, nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, nêu ra những điểm hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật, kết hợp với thực tiễn quá trình góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam để đưa ra kiến nghị, cải thiện. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài góp vốn bằng quyền SHTT bao gồm nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau, để đảm bảo phân tích, đánh giá sâu sắc và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích các thủ tục góp vốn theo quy định pháp luật của Việt Nam, đồng thời hướng đến nghiên cứu thực tiễn góp vốn bằng tên thương mai – đối tượng góp vốn phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó lấy phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng. Trên cơ sở các dữ liệu thống kê, tác giả đã tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập và đề xuất phương án cải thiện các quy định pháp luật, góp phần cải biến thực trạng tại các doanh nghiệp hiện nay. 6
  9. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ Tài sản trí tuệ là sản phẩm của trí óc con người, là tri thức của nhân loại. Các tài sản này liên quan đến những thông tin mà có thể được thể hiện bằng các vật thể hữu hình với số lượng bản sao không hạn chế, ở cùng một thời điểm và các địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trường hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao, mà chính là những thông tin chứa đựng trong bản sao đó. Để bảo hộ những tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời với tư cách là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà tổ chức, các nhân đó phát minh, chế tạo. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ sở hữu trí tuệ và Quyền sở hữu trí tuệ được chính thức sử dụng từ Bộ luật dân sự năm 1995 và các đạo luật được ban hành sau đó. Mặc dù không được định nghĩa trực tiếp song cấu trúc và nội dung phần thứ 6 bộ luật dân sự cho thấy: Quyền sở hữu trí tuệ là một chế định pháp lý gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định và bảo hộ. Đó là một loại quyền sở hữu đặc biệt mà đối tượng là các sản phẩm sáng tạo do lao động trí óc con người tạo ra, là sản phẩm trí tuệ con người. Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với giống cây trồng. Theo Lê Nết: “Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ”. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lại định nghĩa: “Sở hữu trí tuệ được hiểu rộng rãi hơn và bao gồm các quyền liên quan tới các sảm phẩm văn 7
  10. học, nghệ thuật, khoa học, sự trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình, các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực, các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh và các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực hoa học, công nghệ, văn học nghệ thuật”. Quyền sở hữu trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình. Quyền sở hữu trí tuệ mang đầy đủ đặc tính kinh tế , mang giá trị kinh tế như các loại tài sản vô hình khác. Do tính đặc trưng của chúng, quyền sở hữu trí tuệ được công nhận pháp lý và bảo hộ đặc biệt bới pháp luật quốc gia. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đưa ra khái niệm: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được trao cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ. 1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là một loại quyền tài sản, do đó nó có đầy đủ đặc tính của quyền tài sản nói chung, đó là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, xuất phát từ tình chất đặc thù của đối tượng là tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm riêng để phân biệt với quyền sở hữu khác. Thứ nhất, tính vô hình của đối tượng sở hữu trí tuệ 8
  11. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mang đặc trưng vô hình; đặc tính này hoàn toàn trái ngược với đặc tính hữu hình của tài sản vật chất. Là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ phải được vật chất hóa, phải được thể hiện trên các vật cụ thể. Nói cách khác, tài sản sở hữu trí tuệ vô hình phải được phản sánh, thể hiện thông qua những vật thể hữu hình. Một vật thể hữu hình có thể vừa là đối tượng của quyền sở hữu tài sản vật chất, lài vừa chứa đựng trong nó đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đặc tính vô hình của quyền sở hữu trí tuệ là đặc trưng quan trọng nhất. Thứ hai, căn cứ phát sinh và xác lập quyền Căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ khác với các tài sản hữu hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình là thời điểm chủ sở hữu xác lập việc chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ luật dân sự, căn cứ xác lập quyền sở hữu gồm: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do trộn lẫn, sáp nhập, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bỏ bỏ quên, bị chôn dấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do pháp luật quy định (Điều 170). Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi trí tuệ của con người hoặc từ những hoạt động cảm hứng. Hoạt động như vậy mang tính riêng biệt và có ý thức, sáng tạo, khó có thể xác định chính xác theo quy tắc tài sản hữu hình thông thường. Do đó, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ hoặc nhận chuyển nhượng, thừa kế từ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. 9
  12. Một số trường hợp ngoại lệ như quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với bí mật kinh doanh; quyền đối với tên thương mại. Căn cứ phát sinh và xác lập đối với những quyền này được quy định cụ thể dứoi dạng các điều kiện mà không phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi quốc gia bảo hộ và thời hạn bảo hộ Khác với quyền sở hữu thông thường, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Về không gian, việc bảo hộc mang tính lãnh thổ triệt để. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận bởi cơ quan thẩm quyền một quốc gia cụ thể và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Có thê rlaasy ví dụ như sáng chế công nghiệp tại Việt Nam chỉ được bảo hộ khi được được cấp văn bằng bảo hộc và cũng chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Chính bản thân sáng chế này là sản phẩm trí tuệ được thể hiện ra bằng hiện vật, chứa đựng sáng tạo của người phát minh, gắn liền với quá trình áp dụng sáng chế vào hoạt động sản xuất công nghiệp tạo lợi nhuận và thỏa mãn nhu cầu vật chất của cong người. Hay nói cách khác, chỉ khi được áp dụng vào sản xuất thì sáng chế mới có giá trị, mà giá trị do sáng chế mang lại thường có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội của quốc gia. Vì tính khó kiểm soát phạm vi phát tán của một loại tài sản vô hình cũng như tầm ảnh hưởng, tính giá trị lớn của tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Về mặt thời gian, quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định, vì đối tượng sở hữu trí tuệ là các sản phẩm trí tuệ dễ thay đổi, có thể bị mai một, dễ bị thay thế so với sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước. Đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả thường được bảo hộ trong khoảng thời gian tương đối dài, tùy vào pháp luật của mỗi nước thì thông thường từ 25 đến 100 năm. Khoảng thời gian này đảm bảo đầy đủ quyền 10
  13. lợi của tác giả (tương ứng với thời gian tuổi đời con người). Các đối tượng sở hữu công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giảm chi phí trong sản xuất như sáng chế, giải pháp hữu ích,… thì thường được bảo hộ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (tối đa là 20 năm) và có thể được gia hạn bảo hộ. Hầu hết pháp luật về sở hữu công nghiệp các nước đều quy định thời hạn bảo hộc sáng chế là 20 năm, thời hạn bảo hộc nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm. Hết thời hạn bảo hộc, chủ sở hữu sẽ mất độc quyền cũng như những quyền khác đối với đối tượng được bảo hộ. Tuy nhiên, một số đối tượng sở hữu công nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nổi tiếng,.. lại được bảo hộ vô thời hạn (chủ sở hữu cũng như đối tượng phải đáp ứng một số điều kiện do pháp luật quy định). Sở dĩ các đối tượng này được coi là những trường hợp đặc biệt do tính cố định của chúng; chúng không dễ bị loại bỏ, trở nên lạc hậu trong quá trình khai khác, sử dụng. Thứ tư, quyền năng sử dụng là quyền năng phổ biến Đối với tài sản hữu hình, trong ba quyền năng của chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là quyền cơ bản và quan trọng hơn cả. Trong rất nhiều trường hợp tranh chấp về sở hữu tài sản, chủ thể nào đang chiếm hữu tài sản thường có lợi thế hơn hẳn so với các chủ thể khác. Điều này xuất phát từ các đặc tính của tài sản hữu hình: vì hiện hữu trong hình thái vật chất nên chủ thể chiếm hữu tài sản thì thường có thể khai thác công dụng của tài sản đó. Trong khi đó, đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng lại được coi là quyền năng cơ bản nhất. Điều này xuất phát từ tính vô hình của đối tượng sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu khó có thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản trí tuệ mà chỉ có thể chiếm hữu hình thái vật chất được thể hiện của sở hữu trí tuệ. Chính bản thân hình thái vật chất ấy không thể bị giới hạn số lượng sao chép, chính bản thân thông tin trong hình thái vật chất ấy với có giá trị độc quyền. Quyền sử 11
  14. dụng tài sản là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khai thác quyền này thông qua hành vi ứng dụng vào các loại vật chất hữu hình cụ thể và phát sinh giá trị quá trình sử dụng, vận hành, khai thác các laoij vật chất hữu hình này. Vì vậy, về bản chất việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộc độc quyền khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ. Cũng phải nhắc thêm, quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với tài sản hữu hình sẽ làm giảm tính tác dụng của nó đối với người khác. Nhưng đối với tài sản trí tuệ, việc chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng sẽ không làm thuyên giảm tính tác dụng của nó đối với các chủ thể khác. Có thể nhận thấy đặc tính này trong trường hợp chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ li-xăng quyền cảu mình cho người khác sử dụng. Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ đem lại cho các cá nhân đặc quyền kiểm soát đối với một đối tượng nào đó. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu kiểm soát số lượng sản phẩm được khai thác và thiết lập mức giá độc quyền trong phạm vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận. Do vậy bất kỳ người nào muốn thực hiện việc khai thác giá trị tài sản trí tuệ đều phải được sự cho phép của người có bản quyền và phải trả tiền. Thứ năm, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản. Đối với tài sản nói chung, pháp luật quy định quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ chối quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định. 12
  15. Cũng giống như quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ cũng đều được phát sinh và chấm dứt dựa trên những căn cứ nhất định. Những căn cứ này không dựa trên điều kiện tồn tại của tài sản như đối với các quyền tài sản hữu hình mà dựa trên thời hạn bảo hộ của Nhà nước đối với tài sản trí tuệ. Khi đã chấm dứt sự bảo hộ do hết thời hạn thì chủ sở hữu hay người nắm bản quyền không còn vị thế độc quyền của mình nữa, mọi hành vi khai thác, sử dụng đều được thực hiện hợp pháp nhằm đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích chung của toàn xã hội. Mặt khác, phải khẳng định tính đặc thù trong mối liên hệ giữa tài sản và chủ sở hữu không thể chấm dứt khi tài sản được chuyển nhượng. Đối với tài sản hữu hình, một khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thông qua các hình thức bán, tặng cho, thừa kế,… thì mọi sự liên hệ đối với tài sản của chủ sở hữu sẽ chấm dứt từ thời điểm chuyển giao. Ngược lại chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện quyền năng định đoạt tài sản của mình, trong một số trường hợp pháp luật quy định vẫn có thể thông qua quyền nhân thân của mình nhằm kiểm soát tài sản. Cụ thể trong trường hợp quyền tác giả, quyền nhân thân là quyền gắn liền với người sáng tạo ra tác phẩm và không thể chuyển giao được. Bất kỳ trường hợp thay đổi tác phẩm sau khi chuyển nhượng bản quyền đều phải thông báo và nhận được sự đồng ý của tác giả. Việc kiểm soát này không nằm ngoài mục đích bảo vệ chính tác phẩm sáng tạo, sự vẹn toàn của ý tưởng mà tác giả muốn truyền đạt đến người khác. 1.1.3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn thành lập công ty Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đó chính là các tài sản trí tuệ. “Tài sản trí tuệ” có thể được hiểu là bao gồm tất cả các thông tin có giá trị thương mại. Còn theo khái niệm được thừa nhận rộng khắp, “tài sản trí tuệ” là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo thể hiện thành 13
  16. các vật thể hữu hình trong cùng một thời gian và không gian với số lượng bản sao không giới hạn và được thừa nhận là tài sản. Hình thức hữu hình của tài sản trí tuệ có thể kể đến như: tác phẩm văn học, nghệ thuật; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tình mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh; giống cây trồng vật nuôi mới,… Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật. Nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình và không thể chuyển giao cho người khác. Quyền tài sản bao gồm những quyền nhằm khai thác, sử dụng tác phẩm như là tác phẩm tái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiễn kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính,… Quyền tài sản có thể chuyển giao cho người khác thực hiện hoặc chính người sáng tạo tác phẩm thực hiện. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá. Chủ thể của quyền này bao gồm người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Sở dĩ đây được 14
  17. gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả do đối tượng của quyền này là tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc của tác giả. Tuy nhiên, những đối tượng này, thông qua sự sáng tạo, công sức trí tuệ của chủ thể quyền liên quan đã biến đổi một phần hay toàn bộ về hình thức và cũng có thể là nội dung để đưa đến công chúng. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định. Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộc quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, chống lại việc khai tác bất hợp pháp ở quy mô công nghiệp. Đối tượng của sở hữu công nghiệp rất rộng nhưng chủ yếu là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có tính mới; tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẽ đẹp và nâng cao tính tiện ích của sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi xuất xứ hàng hóa như thường được hiểu mà còn bao gồm cả dấu hiện, biểu tượng, hình ảnh dùng để chỉ một khu vực địa lý. Đối với những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải là sản phẩm có đặc 15
  18. trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác mà không một khu vực địa lý khác có. Đối với những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý là những đối tượng chỉ mang tính gọi chung cho hàng hóa quốc gia hay có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện: Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là (i) dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; (ii) dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Phân loại nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh là khu vực đại lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng. Để được bảo hộ, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh sử dụng tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực. Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gien hoặc sự phối hợp các kiểu gien quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể giống cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. 16
  19. 1.2. Khái quát về góp vốn thành lập công ty 1.2.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty Mục tiêu thành lập của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là vì mục đích lợi nhuận, cá nhân, tổ chức khi muốn trở thành thành viên hay cổ đông của doanh nghiệp đều muốn hưởng lợi nhuận. Dựa trên nguyên tắc công bằng, việc chia lợi nhuận giữa các thành viên hay cổ đông này phải tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đóng góp vào quỹ chung của công ty để sử dụng. Khi mà các hình thức đóng góp càng ngày càng trở nên đa dạng nhằm thu hút càng nhiều cá nhân, tổ chức vào hoạt động kinh doanh thì pháp luật càng cần phải đưa ra những quy định loại tài sản góp vốn, định giá tài sản và chuyển quyền sử dụng các loại tài sản khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2014, hành vi góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Xét trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp. 1.2.2. Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty Góp vốn thành lập công ty khác với hoạt động góp vốn thông thường, là bước quan trọng trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hình thức thể hiện việc góp vốn có thể là hợp đồng dạng văn bản riêng hoặc thể hiện ngay trong Điều lệ công ty. Nội dung của hợp đồng thỏa thuận góp vốn thể hiện được nội dung chính việc cá nhân, tổ chức góp phần vốn là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, hộ gia đình, chủ thể khác và hưởng một hoặc một số quyền lợi từ doanh nghiệp mới thành lập theo quy định pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp, bao gồm các nguyên tắc tự do ý chí, giới hạn tài sản góp vốn, giới hạn ngành nghề kinh doanh,… 17
  20. Pháp luật Việt Nam đồng nhất hợp đồng thành lập doanh nghiệp với điều lệ doanh nghiệp trong khi pháp luật quốc tế thiên về khái niệm điều lệ doanh nghiệp là các quy tắc nội bộ của doanh nghiệp, có thể ghi nhận những nguyên tắc quản lý nhân sự hay văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Trong khi đó, hợp đồng thành lập doanh nghiệp ghi nhận phần góp vốn của các thành viên, số vốn đóng góp hay cổ phần sẽ mua, cách thức phân chia lợi nhuận và chế độ trách nhiệm đối với từng thành viên/ nhóm thành viên. 1.2.3. Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp Những doanh nghiệp thành lập theo hiệu lực của Luật doanh nghiệp năm 2005 sẽ khó có thể đóng góp thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ khi mà Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định tài sản có thể dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; đồng thời mở rộng các tài sản thống nhất trong Điều lệ doanh nghiệp. Thì đến khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực đã sử đổi nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này, cụ thể: tài sản góp vốn có thể là “Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.” Tuy nhiên, nhà làm luật Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp liệt kê để hướng dẫn các loại tài sản được góp vốn, việc này rất dễ dẫn tới sự không đầy đủ, giới hạn hình thức góp vốn của cá nhân, tổ chức. Các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Đức thường không mang tính liệt kê đối với khái niệm “tài sản” mà chỉ phân ra làm động sản hoặc bất động sản, mỗi loại có những quy định áp dụng riêng và đề cao tính thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức tự thống nhất về các tài sản làm tài sản chung khi thành lập. Dựa vào quy định nêu trên, ta có thể phân loại tài sản để góp vốn thành lập công ty gồm những đối tượng sau: 18
nguon tai.lieu . vn