Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Minh Trang QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L HÀ NỘI, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- Nguyễn Minh Trang QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI, 2016
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. 5 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................ 8 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 13 7. Kết cấu khóa luận ................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 15 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................................. 15 1.1 Một số khái niệm ................................................................................... 15 1.1.1 Môi trường ....................................................................................... 15 1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường ........................................................... 16 1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường .......................................... 17 1.2 Làng nghề và vai trò của bảo vệ môi trường làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................. 22 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI ...................................................................................... 27 2.1 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường .......................................... 27 2.1.1 Bảo vệ môi trường các làng nghề ................................................... 27 2.1.2 Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các làng nghề .................... 34 2.2 Thực trạng môi trường và áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường tại một số làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội ................................................. 40 2.2.1 Hiện trạng môi trường..................................................................... 40 2.2.2 Việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường..................................... 54 2.3 Kết quả đạt được và một số tồn tại ..................................................... 60
  4. CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................ 67 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường............... 67 3.2 Một số đề xuất và kiến nghị ................................................................. 70 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự BVMT Bảo vệ môi trường Bộ/ Sở TN&MT Bộ/ Sở Tài nguyên và Môi trường CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐTM Đánh giá tác động môi trường NGOs Non – governmental – organizations (Các tổ chức phi chính phủ) NSTP Nông sản thực phẩm ÔNMT Ô nhiễm môi trường QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn môi trường QPPL Quy phạm pháp luật TCVN Tiêu chuẩn môi trường TT Thứ tự UBND Ủy ban nhân dân
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là mối quan tâm chung của cộng đồng. Hiện tường này đang ngày một gia tăng và tác động tiêu cực ngày càng rõ nét ở sự biến đổi khí hậu, theo kết quả nghiên cứu về tổng thiệt hại của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua do ÔNMT gây ra, tối thiểu chiếm từ 1,5-3% GDP. Ngoài ra mỗi năm Việt Nam còn phải chịu thiệt hại tới 780 triệu USD trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì ÔNMT1. Kinh nghiệm từ các nước phát triển đã cho thấy, quá trình phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các vấn đề môi trường sẽ đưa ra hiệu quả kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy to lớn, bao gồm cả ô nhiễm thực phẩm, tuy nhiên, chính thực phẩm chế biến bởi cách thức “bẩn” thì cũng sẽ tạo ra các tác động xấu đến môi trường. Thực phẩm là nguồn chính để nuôi sống con người và cũng đồng thời là mối quan tâm hàng đầu trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân. Những năm vừa qua, làng nghề chế biến thực phẩm phát triển khá mạnh mẽ và đóng góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế tại địa phương. Nhiều sản phẩm của các làng nghề được bạn bè quốc tế biết đến và được xuất khẩu mạnh. Việc phát triển làng nghề nhất là làng nghề chế biến thực phẩm đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế, sử dụng tối đa nguồn lao động tại địa phương. Đời sống nông dân nhiều vùng có làng nghề đã được nâng cao hơn nhờ sự phát triển của làng nghề. Tuy nhiên chính về việc ưu tiên phát triển kinh tế tại địa phương mà nhiều nơi có làng nghề phải đối mặt với tình trạng ÔNMT đáng báo động. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang rất được xã hội hiện nay quan tâm. Hàng loạt các vụ việc về bún chứa nhiều hàn the, sản phẩm nông sản chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hàm lượng cho phép, các loại thịt gia súc, gia cầm 1 Ô nhiễm gây thiệt hại 1,5% - 3% GDP, Mai Anh, Báo điện tử Moitruong.com.vn, 30/07/2015
  7. ôi thiu vẫn được chế biến lại để bán cho người dân…vẫn đang diễn ra và đang có xu hướng ngày một nhiều lên nhiều lên. Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế! Từ xưa, chế biến thực phẩm vốn là một nghề thủ công truyền thống và hiện đang rất phát triển nhờ sự hội nhập của nước ta, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội. Trước đây các làng nghề chế biến thực phẩm tồn tại như một nghề tay trái của những người nông dân, nhằm phục vụ những nhu cầu hằng ngày, hoặc là nhu cầu tinh thần về văn hóa ẩm thực. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển các mặt hàng truyền thống ngày càng có giá trị xuất khẩu, Nhà nước đã tăng cường đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm tại các làng nghề này. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt, tự phát thiếu quy hoạch mà môi trường tại các làng nghề nói chung và ở làng nghề chế biến thực phẩm nói riêng bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm đã tác động xấu đến sức khỏe con người, người dân ở đây có nguy cơ mắc bệnh do ÔNMT gây ra rất cao. Các sản phẩm thực phẩm chế biến trong môi trường bẩn, thực phẩm chế biến bằng phương thức “bẩn” từ các làng nghề dần trở thành nỗi lo canh cánh trong lòng những người dân. Các vụ án về thực phẩm bẩn, xả chất thải bừa bãi từ các làng nghề và khu vực lân cận được báo chí tìm hiểu và đưa tin đã làm tạo ra những lo ngại về tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày tại địa phương. Vấn đề thực phẩm bẩn đã thực sự trở thành một mối lo ngại mới và Quốc hội cũng đang rất quan tâm về vấn đề này. Trước tình trạng ÔNMT và thực phẩm bẩn tràn lan, mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải chủ trì cuộc họp yêu cầu bộ máy mới tập trung bàn một số việc cấp bách, trong đó đưa ra vấn đề về giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn, bảo đảm an toàn thực phẩm…Với nhu cầu to lớn đến từ những người dân và sự phát triển không kiểm soát của các thiết bị công nghệ, các phương thức sản xuất, các làng nghề đã xuất hiện và tồn tại sự biến chất về lương tâm, sự thờ ơ của người sản xuất khi áp dụng các biện pháp sản xuất không những có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng sản phẩm cũng như ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của những
  8. người đang sinh sống ở trong và lân cận khu vực làng nghề, gây tổn hại đến môi trường đất, nước và không khí một cách nghiêm trọng. Để có cái nhìn toàn cảnh về môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm chung tôi đã chọn đề tài “ Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội” Đề tài được thực hiện để cung cấp thông tin cụ thể về thực trạng môi trường tại khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp cụ thể để hạn chế ô nhiễm và phục vụ cho sư phát triển môi trường làng nghề bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và làng nghề, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, một trong số đó có thể kể đến là: Ở cấp nhà nước đã có những công trình nghiên cứu như : Đánh giá sự tham gia của các tổ chức quần chúng trong BVMT làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) - Đề tài NCKH, Trần Yêm; Nguyễn Thị Hà; Nguyễn Thị Ánh Tuyết; Nguyễn Đức Tùng, ĐHKHTN, 2003 Có rất nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài môi trường làng nghề, trong đó mới nhất gần đây đó là luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay” của TS. Lê Kim Nguyệt (Khoa Luật – ĐHQGHN, 2015). Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam nhìn dưới góc độ pháp luật; đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề; tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể, nhà nghiên cứu và người dân nhận diện bức tranh toàn cảnh về pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay; đi sâu phân tích, bình luận và đưa ra những tiêu chí khoa học cần thiết giúp cho Nhà nước có căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam. Đây là một đề tài không mới, nhưng lại đi sâu hơn
  9. về pháp luật kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề, một góc nhìn tổng quát mà ít ai nghiên cứu. Dưới một cách tiếp cận và nghiên cứu khác, theo TS Ngô Trà Mai (2009) : “Hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ thủ công lạc hậu, quản lý thiếu chặt chẽ, không xử lý chất thải trong suốt quá trình phát triển sản xuất là những nguyên nhân chủ yếu gây ÔNMT và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ở làng nghề tái chế kim loại Phùng Xá và làng nghề sơn mài Duyên Thái. Quy hoạch BVMT làng nghề với hai loại hình: quy hoạch điểm công nghiệp và quy hoạch phân tán được nghiên cứu điển hình ở Phùng Xá và Duyên Thái, là công cụ hữu hiệu góp phần đẩy mạnh sản xuất và BVMT làng nghề” - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch BVMT một số làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ) (Luận án TS. Địa lý tự nhiên) Trong Luận án tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp xử lý ô nhiễm nhằm BVMT và phát triển theo hướng bền vững cho làng nghề chế biến tinh bột sắn - Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007) ông Vũ Tuấn Hiệp có nói: “tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là đối với mô hình làng nghề mà không có đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ xử lý chất thải cũng đồng nghĩa với quá trình gia tăng tốc độ ô nhiễm và lan rộng phạm vi ÔNMT. Nó đã trở thành vấn đề bức xúc, cấp bách ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sức khỏe và sản xuất của nhân dân lao động. Hiện trạng ÔNMT làng nghề thể hiện rất rõ theo đặc thù của công nghệ sản xuất, của từng làng nghề mà mức độ ÔNMT cũng khác nhau.” Ở cấp nghiên cứu thấp hơn, cụ thể là luận văn Thạc sĩ, thì số lượng đề tài nghiên cứu về môi trường làng nghề là rất nhiều, tuy nhiên, có thể kể đến một vài luận văn nổi bật sau: Đầu tiên là luận văn thạc sĩ với đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững – Trần Duy Khánh (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2012). Khi nghiên cứu về môi trường làng nghề
  10. một số tỉnh Bắc Bộ, ông Trần Duy Khánh cho rằng: “Các quy định về BVMT còn “đứng ngoài” làng nghề, dẫn đến, môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của ngƣời dân nông thôn không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn cả những vùng lân cận, thậm chí nhiều nơi, xung đột do ÔNMT đã nảy sinh, khiến đời sống xã hội nông thôn bị xáo trộn nghiêm trọng.” Tiếp đến là Bà Nguyễn Thị Huế với đề tài luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, 2011) đã đưa ra đánh giá sau về hoạt động sản xuất tại các làng nghề: “Các làng nghề thường tận dụng lao động phụ, mặt bằng sản xuất tại nhà, nhà xưởng tạm bợ, trang thiết bị thô sơ nên các phế thải, nước thải, tiếng ồn quá tải là không tránh khỏi. Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở các làng nghề hiện nay chưa có nhiều dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất. Ở một số làng nghề đã có báo động về sự xuống cấp và nạn ÔNMT. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến BVMT. Mặt khác, diện tích mặt bằng sản xuất của các làng nghề là rất hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì không gian làm việc ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi qui mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường. Qua khảo sát, các hộ làm nghề ở đây thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng sản xuất, duy chỉ có HTX Vân Hương là có nhà xưởng kiên cố. Thêm vào đó công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, thiết bị cũ... đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường” Bên cạch các công trình nghiên cứu trên, còn một số các công trình luận văn thạc sĩ khác có thể kể đến như: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định - Vũ Thị Hồng Loan (- Luận văn ThS. Khoa học quản lý, ĐHKHXH&NV , 2015); Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Trần Thế Long (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2013); Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc
  11. phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp huyện Ý Yên) Vũ Thị Hồng Loan; Phạm Xuân Hằng (Luận văn ThS. Khoa học quản lý , ĐHKHXH&NV , 2015); Chính sách công nghệ nhằm hạn chế xung đột môi trường giữa các làng nghề và cộng đồng dân cư ( Nghiên cứu trường hợp tại Làng Phú Đô) - Huỳnh Thị Dung; Trịnh Ngọc Thạch (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, ĐHKHXH&NV , 2015); Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Nguyễn Thị Thanh Phương; Nguyễn Mạnh Khải; Trần Văn Quy (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN , 2014); Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - Nguyễn Thị Thắm (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2012); Chính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ trong các làng nghề (nghiên cứu trường hợp tại làng nghề ở tỉnh Hải Dương), Nguyễn Ngọc Thụy (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, ĐHKHXH & NV, 2009) ; Quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc - Đinh Thị Quỳnh Lâm (Luận văn ThS. Khoa học Môi trường và BVMT,Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007)… Ở cấp độ nghiên cứu thấp hơn, đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp về vấn đề môi trường và pháp luật BVMT làng nghề: Tìm hiểu môi trường du lịch tại làng cốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) – Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2010; Tìm hiểu môi trường làng nghề đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – Nguyễn Thị Thanh Huế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013; Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, Xã Quảng Phú, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Thị Tuyến, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2014;… Có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là không nhỏ. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với môi trường làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là không nhiều, có phần nhỏ lẻ và chưa mang tính tổng quát. Kết hợp hai
  12. vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật BVMT làng nghề, ta nhìn ra được một khía cạnh khác từ môi trường đó là “môi trường làng nghề chế biến thực phẩm”. Tôi xin được phép tiếp tục nghiên cứu về vấn đề “môi trường làng nghề chế biến thực phẩm” và dựa trên phân tích khoa học pháp lý để hoàn thiện hơn góc nhìn của chúng ta về môi trường và pháp luật BVMT tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam về BVMT - Thực trạng ÔNMT tại một vài khu vực làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội để đưa ra những hướng đi, giải pháp hạn chế ÔNMT nhất là môi trường tại các khu làng nghề. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ÔNMT nâng cao hiệu quả quá trình quản lý môi trường tại khu vực làng nghề 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT và hoạt đông quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về BVMT, công tác quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) ở khu vực một số làng nghề chế biến thực phẩm như làng bún Phú Đô, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (NSTP) Minh Khai tại Hà Nội. Khóa luận nghiên cứu pháp luật Pháp luật Việt Nam về BVMT tại các làng nghề chế biến thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.
  13. - Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Kết quả từ các số liệu hồi cứu, điều tra, khảo sát thực địa sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn (Phân tích số liệu thứ cấp) Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, từ đó nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay. Đồng thời tác giả còn tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống kê báo cáo có liên quan đến xung đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài. - Phương pháp quan sát thực địa: đây là phương pháp rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn thực tế hơn và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Do địa bàn nghiên cứu khá rộng vì vậy chúng tôi không thể khảo sát thực địa tất cả các địa điểm mà chỉ chọn một số điểm điển hình để xem xét và quan sát. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau. - Phương pháp thống kê: Các phương pháp và kỹ thuật thống kê hiện đại sẽ được áp dụng trong xử lý số liệu liên quan về kinh tế - xã hội, môi trường và y tế phục vụ các mục tiêu phân tích và đánh giá về sức khoẻ môi trường ở địa phương. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thứ nhất, khóa luận đã khái quát và đánh giá được về hiện trạng môi trường làng nghề nói chung và tại các làng nghề chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Thứ hai, khóa luận đã phân tích mức độ ô nhiễm, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến ÔNMT và các tác động xấu của ÔNMT làng nghề tới sức khỏe con người, sự phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội; phân tích được thực thực trạng áp dụng pháp
  14. luật BVMT tại các làng nghề nói chung và các làng nghề chế biến thực phẩm ở Hà Nội hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT để phù hợp với thực tiễn tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay. 7. Kết cấu khóa luận Trong khóa luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khóa luận bao gồm ba chương chính: Chương I: Một số vấn đề lý luận về BVMT, pháp luật BVMT tại khu vực làng nghề chế biến thực phẩm Chương II: Quy định pháp luật Việt Nam về BVMT, thực trạng tại một số làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật BVMT
  15. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người". Quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam", NXB Khoa học và kỹ thuật đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội2". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người". Trong cuốn: “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người” có nhắc đến khái niệm môi trường như sau: “ “Envoronment” trong tiếng Anh có nghĩa là môi trường, có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Environner”, có nghĩa là bao quanh một điểm nào đấy, hay tất cả những gì bao quanh một điểm trung tâm. Theo cách hiểu như vậy, môi trường có thể được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa có ảnh hưởng cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Như vậy, vấn đề môi trường có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tội 2 Cuốn Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sinh và nnk, NXB Khoa học và Kỹ thuật,H.,1984
  16. phạm và tiếng ồn…Về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc có thể hiểu là toàn bộ hành tinh của chúng ta.3” Nếu hiểu theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì môi trường là “toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, pháy triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy4” Theo pháp luật Việt Nam khi định nghĩa về môi trường, khoản 1, 2 Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định như sau: “1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.5” Chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi trường bao gồm: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả sinh vật, phi sinh vật như không khí, nước, đất, động vật, thực vật và sự tương tác giữa các yếu tố đó; - Những tài sản là một phần của di sản văn hóa; - Các đặc điểm khía cạnh của cảnh quan. Tất cả các thành tố môi trường này đều có mối quan hệ phụ thuộc, tương tác lẫn nhau. Nếu có bất cứ thành tố nào thay đổi, bị tổn hại thì sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến các thành tố khác, gây ra hệ quả to lớn không lường trước được cho môi trường sống và các sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người. 1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về luật môi trường, tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho rằng: Luật môi trường (với tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường. 3 Trang 42, Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, TS. Mai Hải Đăng, NXB Tư Pháp, 2015 4 , Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2004 5 Luật BVMT 2014, NXB Lao Động , Hà Nội, 2014
  17. Có thể nói, hầu hết tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có những quy định ở mức độ này hay mức độ khác có liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ môi trường và các quan hệ liên quan đến môi trường. Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề BVMT. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về BVMT với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong quá trình tác động giữa xã hội, con người và môi trường. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ BVMT mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. 1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường Hiện nay, pháp luật về BVMT Việt Nam chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các quy tắc, tiêu chuẩn, tập quán pháp lý quốc tế và các quy phạm pháp luật quốc tế về môi trường (hay còn gọi là Luật môi trường quốc tế). Tương tự, pháp luật về BVMT các làng nghề tại Việt Nam nằm trong pháp luật về BVMT Việt Nam, cũng chịu sự điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế. Để có thể xây dựng được Luật bào vệ môi trường, đã có rất nhiều các nguồn cùng các quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung thì nguồn của Luật BVMT Việt Nam bao gồm: Các điều ước quốc tế (chung/riêng), quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận, đã được Việt Nam kí kết; Các tập quán tại Việt Nam; Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, trong đó có Việt Nam; Các án lệ ; Ngoài ra còn có pháp luật của
  18. các quốc gia có liên quan và các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thứ nhất, về nguồn của pháp luật BVMT nói chung. Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể, trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau. Một trong những nguồn cơ bản nhất của Luật môi trường Việt Nam đó chính là điều ước quốc tế (ĐƯQT). Trong số các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia ký kết, có một số điều ước quy định khung pháp lý chung đối với việc giải quyết vấn đề ÔNMT, một số khác lại đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các vấn dề liên quan đến ÔNMT. Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia có: Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944; Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các Ấn Độ dương - Thái bình dương, 1948; Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967; Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988); Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982; Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994); Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985; Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994); Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994);… Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, Việt Nam còn tham gia vào điều ước quốc tế song phương trong vấn đề bảo vệ môi trường như Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với nước Công hòa nhân dân Bungari (01/10/1979). Tập quán quốc tế là quy tắc ứng xử do một số quốc gia áp dụng trong quan hệ quốc tế, dần dần được áp các quốc gia khác chấp nhận và áp dụng như một quy phạm pháp luật. Trên thực tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế đều được các quốc gia
  19. công nhận như là nguồn của pháp luật nước mình, có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ giữa 2 hay một nhóm quốc gia mà thôi. Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận tập quán quốc tế và tập quán Việt Nam là nguồn của pháp luật Việt Nam về BVMT và cho phép áp dụng tập quán với điều kiện việc áp dụng tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia thừa nhận cũng là một trong những nguồn chính của luật BVMT Việt Nam, trong đó có nguyên tắc “Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hóa những chi phí môi trường và sự sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế 6” là nguyên tắc được hầu hết các quốc gia thừa nhận . Đây là một trong số 27 nguyên tắc chung xác định các quyền và trách nhiệm của các quốc gia làm cho thế giới phát triển bền vững được thống nhất cùng với chương trình hành động “Chương trình Nghị sự 21” tại Hội nghị Rio 1992. Văn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ghi nhận nguyên tắc này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng được Việt Nam ghi nhận và coi như là nguồn pháp luật của Luật môi trường Việt Nam. Bên đó, các nguyên tắc như nguyên tắc “Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau” và nguyên tắc “tôn trọng các quyền cơ bản của con người” cũng là nguồn của Luật môi trường Việt Nam. Án lệ là những bản án, quyết định trước đây của tòa án có giá trị làm nguồn luật hoặc khuôn mẫu cho tòa án giải quyết các vụ việc tương tự sau này. Tại Việt Nam năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố và phát hành hai số chuyên đề về các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán, đây là việc làm có ý nghĩa và cần thiết (Việt Nam đã và đang là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO) khi VIệt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch hóa, trong đó yêu cầu 6 Nguyên tăc 26, Chương trình nghị sự 21, Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), Rio de Janeiro, 1992
  20. các Tòa cần phải công bố công khai các bản án đã xét xử. Theo đó “Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.7” Thứ hai, về nguồn của pháp luật Việt Nam về BVMT nói riêng. Có thể nói rằng hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và toàn diện. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dành hẳn chương II để nói về quyền con người. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, đã đưa ra những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường. Điều 43 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Hiến pháp cũng đưa ra những quy định về điều kiện nhằm thực hiện quyền về môi trường. Nhằm cụ thể hóa những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường trong Hiến pháp 2013, Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường 2014, quy định về hoạt động môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường (Điều 1). Đi cùng với Luật bảo vệ môi trường 2014 là Luật đất đai 2013, Luật tài nguyên nước 2012, Luật đa dạng sinh học 2008… Đặc biệt là Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có nội dung về Bảo vệ môi trường làng nghề được quy định cụ thể tại Điều 70. Điều này đã xác định rõ những điều kiện về bảo vệ môi trường mà các làng nghề cần phải thực hiện và cũng nêu ra yêu cầu của Chính phủ quy định rõ danh mục những làng nghề được khuyến khích phát triển và yêu cầu bảo vệ môi trường với những nhóm đối tượng sản xuất các ngành nghề này. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung nhóm các tội phạm môi trường theo hướng cụ thể hóa các hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường (Chương XIX). Hơn nữa, Bộ luật cũng đã đưa pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 09 tội danh gây ÔNMT, hủy hoại động, thực vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. 7 Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị, 02/6/2005.
nguon tai.lieu . vn