Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bùi Thị Ngọc Huyền BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2014 – L Hà Nội, năm 2018 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bùi Thị Ngọc Huyền BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2014 – L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. GVC. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP Hà Nội, năm 2018 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu nêu trong kết quả khóa luận là trung thực và có cơ sở rõ ràng. Nếu không đúng như trên tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận của mình. Sinh viên Bùi Thị Ngọc Huyền 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDĐL Chỉ dẫn địa lý Công ước Paris Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đuợc ký kết tháng 03/1883 tại Paris. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hoa Kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. KDCN Kiểu dáng công nghiệp KH&CN Khoa học và công nghệ NĐ Nghị định QLCT Quản lý cạnh tranh QLTT Quản lý thị trường SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp Thành phố TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ WTO Tổ chức thương mại thế giới 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH STT Tên Trang Bảng 1 Thống kê đơn đăng ký nhãn hiệu tại 5 tỉnh thành nhiều nhất trên cả nước trong năm 2017 Hình 1 So sánh nhãn hiệu Antibio và Uphabio Hình 2 So sánh nhãn hiệu VODKA của HALICO và Hải Hà Hình 3 Tóm tắt vụ kiện Red Bull 5
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH............................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 8 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................10 5. Ý nghĩa ........................................................................................................10 6. Bố cục khóa luận ........................................................................................12 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM...............13 1.1. Nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ...13 1.1.1. Nhãn hiệu ...........................................................................................13 1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ........................16 1.1.3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. ............................................................19 1.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. ....................................................20 1.2. Vai trò của nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp ...................................................................................24 1.2.1. Vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................................................................................24 6
  7. 1.2.2. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp ................................................................................................26 Kết luận chương 1 ..........................................................................................29 CHƯƠNG 2: Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. .................................................................30 2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam ......................................................30 2.1.1. Pháp luật quốc gia ..............................................................................30 2.1.2. Các công ước quốc tế .........................................................................34 2.1.3. Nhận xét về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp ........................................35 2.2. Thực trạng thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam ......................................................38 2.2.1. Thực trạng thực thi pháp luật .............................................................38 2.2.2. Nhận xét về tình trạng thực thi pháp luật bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu................................53 Kết luận chương 2: .........................................................................................54 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT ........................................................................55 3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu ..............................................55 3.2. Tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi ..........................58 3.3. Các biện pháp từ chính doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu ........58 3.3.1. Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp...............................58 3.3.2. Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao..........................58 7
  8. 3.3.3. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu ...............................................................................................................59 KẾT LUẬN .........................................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................62 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại và buôn bán trên thế giới ngày càng có nhiều tiến bộ cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng ngày càng có nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi một chủ thể sản xuất, kinh doanh sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mà mình sản xuất. Do vậy, muốn lựa chọn được sản phẩm chất lượng đảm bảo phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình, người tiêu dùng phải dựa vào nhãn hiệu được gắn trên mỗi sản phẩm. Lợi ích mà nhãn hiệu mang lại không phải do nhãn hiệu được thiết kế bắt mắt hay do có ý nghĩa hay mà là do việc đầu tư của nhà đầu tư vào nhãn hiệu đó sao cho mỗi khi chỉ cần nhắc tên nhãn hiệu đó là người tiêu dùng có thể hình dung ngay về nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng danh tiếng cho hàng hóa được chào bán, gia tăng doanh số, tăng lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp; đồng thời buộc chủ sở hữu nhãn hiệu cố gắng duy trì và nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu đó. Chính bởi những lợi ích mà nhãn hiệu đem lại mà doanh nghiệp cần có các biện pháp để bảo vệ tài sản của mình, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của mình liên quan đến nhãn hiệu. 8
  9. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững thì việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên những quy định thực tế của luật và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu vẫn có nhiều bất cập. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu em xin chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam và có một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm vào tài sản là nhãn hiệu của các doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu, làm rõ hơn về thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó tìm ra những kẽ hở trong quy định cũng như trong khi thực thi pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ tài sản là nhãn hiệu của doanh nghiệp tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam giai đoạn hiện nay đặt trong tương quan của quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đồng thời có sự liên hệ, phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định tương tự trong pháp luật một số quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Từ những phân tích về mặt pháp luật, khóa luận cũng nêu ra thực trạng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta với những mặt tích cực, những hạn chế nhất định. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, khóa luận đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. 9
  10. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận, phương pháp nghiên cứu nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó, khóa luận được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học pháp lý cũng như phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu này, khóa luận đã có được những thông tin và kết luận chính xác về các vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin mang tính lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam. Về mặt lý luận: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của khóa luận, đề xuất những kiến nghị góp phần trong việc xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác lập pháp khi đề ra những hạn chế hiện nay của các quy định về xác định thiệt hại cũng như cách tính mức bồi thường thiệt hại, đề ra phương án xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại phù hợp hơn với điều kiện hiện tại, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm. Với những quan điểm cá nhân được đề cập trong khóa luận đã bổ sung vào công tác nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng, tạo ra sự đa dạng về các luận điểm nghiên cứu. Từ đó, có thể phân tích để tìm ra những luận điểm mang tính khoa học và lý luận cao có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, khóa luận còn có ý nghĩa cung cấp những luận điểm xác đáng và chi tiết về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể làm nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy về lĩnh vực này Ý nghĩa thực tiễn , ý nghĩa về mặt xã hội, phân tích của khóa luận đã cung cấp những hiểu biết sâu hơn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 10
  11. của mình bằng biện pháp dân sự. Thứ hai, ý nghĩa đối với công tác thực thi pháp luật. Khóa luận đã chỉ ra một số hạn chế của cơ quan thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thực tiễn thi hành, từ đó đề ra kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 11
  12. 6. Bố cục khóa luận Ngoài lời nói đầu và kết luận, bài nghiên cứu có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Để hoàn thành khóa luận, em đã cố gắng tổng hợp và phân tích các thông tin, tư liệu thu thu thập được. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức còn ít ỏi, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô. 12
  13. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 1.1. Nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.1.1. Nhãn hiệu 1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng khi nó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm trên thị trường, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, tạo dựng giá trị trong quá trình củng cố ấn tượng từ người tiêu dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Theo các điều ước quốc tế [14], nhãn hiệu được hiểu là bất kỳ một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể với hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ các màu sắc đó hoặc là các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Tuy nhiên tùy vào nhận thức của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia thì hệ thống pháp luật quốc gia đó có sự quy định khác nhau về nhã hiệu hàng hóa. Bài nghiên cứu xin đưa ra khái niệm hàng hóa của một số quốc gia: Mỹ, Pháp và Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, hệ thống bảo hộ nhãn hiệu bao gồm hai cấp độ: Liên bang và tiểu bang. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Liên Bang sẽ được điều chỉnh theo Đạo Luật Lanham [30] do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 05/07/1946 . Một nhãn hiệu Liên bang khi được bảo hộ sẽ có phạm vi bảo hộ trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ và các vùng đất phụ thuộc. Nhãn hiệu hàng hóa được Đạo luật Lanham định nghĩa như sau: “Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” bao gồm bất kỳ từ, tên, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng đang được một người sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp đơn đăng ký nhằm xác định và phân biệt hàng hoá của mình từ những hàng hóa được sản xuất hoặc 13
  14. được bán bởi người khác và nhằm để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, ngay cả khi nguồn gốc của chúng chưa được biết đến”. [15] Trong Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp cũng có những quy định tương đồng như quy định của Đạo Luật Laham của Hoa Kỳ: “Nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu có thể biểu thị bằng đồ hoạ có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá nhân hoặc pháp nhân. Dấu hiệu có thể bao gồm: i)từ ngữ, sự kết hợp của từ ngữ, tên họ và tên địa lý, tên bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt; ii)dấu hiệu có thể nghe được như âm thanh, đoạn nhạc; iii)dấu hiệu hình như hình ảnh, nhãn sản phẩm, dấu , đường viền, khắc chạm nổi, hình ảnh ba chiều, logo, hình dáng sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, sự kết hợp , sự sắp xếp hoặc sắc thái của màu sắc”. [2] Tại Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” [17]. So với luật năm 2005 thì quy định mới này được đưa ra nhằm mở rộng phạm vi các dấu hiệu bởi luật mới sửa đổi không còn liệt kê cụ thể những dấu hiệu nào là của nhãn hiệu mà chỉ quy định chung về chức năng của nhãn hiệu. Như với luật năm 2005 chỉ quy định ba dấu hiệu: từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, hẹp hơn quy định của các nước tiến bộ nhiều. Đây là một điểm tiến bộ hơn của luật chứng tỏ nhận thức của người tiêu dùng và trình độ quản lý tại Việt Nam đã được nâng cao hơn, phát triển hơn để hội nhập với quốc tế. Nhãn hiệu hàng hóa có nhiều cách phân loại. Xét dưới góc độ phân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng thì nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật các nước thường dùng thuật ngữ nhãn hiệu/nhãn hiệu hàng hóa để chỉ chung cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Theo chức năng và cách thức sử dụng, nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. 14
  15. 1.1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu Một nhãn hiệu thường có những chức năng chính sau: chức năng phân biệt; chức năng chỉ dẫn nguồn gốc hoặc xuất xứ; chức năng bảo đảm chất lượng và chức năng quảng cáo. Thứ nhất, chức năng phân biệt Muốn chọn lựa được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình, người tiêu dùng dựa vào các dấu hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường. Như vậy, với chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với những hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác bán trên thị trường. Ví dụ như nhãn hiệu xe Honda sẽ khác với Yamaha hay Suzuki,... Đây là chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, chức năng chỉ dẫn nguồn gốc xuất hoặc xuất xứ Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc không có nghĩa là nhãn hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự sản xuất ra sản phẩm hay người kinh doanh sản phẩm mà chỉ cần sao cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp có trách nhiệm về hàng hóa bán ra mang nhãn hiệu đó. Như vậy, nhìn vào nhãn hiệu, người tiêu dùng có quyền nghĩ rằng các sản phẩm mang cùng một nhãn hiệu đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu giống nhau. Ví dụ như tập đoàn Masan dùng cùng một nhãn hiệu Chinsu để đặt cho cả sản phẩm nước mắm, nước tương và tương ớt của mình, người tiêu dùng có quyền hiểu rằng các sản phẩm này của cùng một doanh nghiệp sản xuất. Thứ ba, chức năng bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ Chức năng chất lượng đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng về các thông tin của sản phẩm như chất lượng và giá cả của sản phẩm, qua đó người tiêu dùng 15
  16. có thể chọn được hàng hóa mong muốn và phù hợp với nhu cầu. Hay nói cách khác, nhãn hiệu có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm. Ví dụ như khi muốn đặt vé máy bay nếu muốn đặt vé máy bay giá rẻ thì người tiêu dùng thường tìm đến các hãng như Vietjet hay Jetstart còn nếu muốn đặt một vé máy bay đảm bảo chất lượng tốt, giá cả phù hợp không cần quá rẻ, tránh bị hủy chuyến hay hoãn thì người tiêu dùng thường tìm đến Vietnam Airline. Thứ tư, chức năng quảng cáo Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm bằng các dấu hiệu và màu sắc nhất định, nhãn hiệu còn có chức năng quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp, giúp sản phẩm sớm đến tay người tiêu dùng. 1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.1.2.1. Khái niệm Thứ nhất, khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Pháp luật quốc tế công nhận nhãn hiệu là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp từ rất sớm. Công ước Paris công nhận đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm: patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh [15]. Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một trong những quyền dân sự. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì : “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.[2] Từ đó, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức (chủ thể) đối với nhãn hiệu (khách thể) và quyền được áp dụng các biện pháp hợp pháp để ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đăng kí cũng như trong quá trình sử dụng nhãn hiệu. Tại Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Quyền sở hữu công 16
  17. nghiệp đối với nhãn hiệu có các thuộc tính: bị giới hạn về thời gian, bị giới hạn về không gian và được độc quyền sử dụng và cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép. Thứ hai, khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức, bảo vệ quyền đó và chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của người khác. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bao gồm ba nội dung chính: Nhà nước ban hành luật các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu cho các chủ thể; bảo vệ quyền của các chủ thể đó bằng các biện pháp khác nhau của Nhà nước.[17] 1.1.2.2. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ, hay một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Bao gồm 2 điều kiện sau:[4] Thứ nhất, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau. Tức là, nhãn hiệu phải giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Thứ hai, các dấu hiệu có những đặc tính gây hiểu lầm, lừa dối công chúng hoặc vi phạm tới trật tự công cộng và đạo đức xã hội cũng sẽ không được coi là nhãn hiệu hàng hóa. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã đưa ra các điều khoản cụ thể quy định các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau: [18] 17
  18. i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; ii) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, một nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nếu thoả mãn hai điều kiện: có thể cảm nhận được và có khả năng phân biệt. Các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: [19] i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước. ii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. iii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. vi) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. v) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Các trường hợp theo đó nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt đã được quy định cụ thể trong Luật SHTT. [20] Nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước Paris, Việt Nam cũng giới thiệu trong hệ thống pháp luật của mình tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng: [21] 18
  19. i) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo. ii) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. iii) Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. iv) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. v) Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. vi) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu. vii) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng. viii) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. 1.1.3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: (i) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký theo nhãn hiệu; hoặc (ii) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Một lưu ý khi xác định hành vi vi phạm trong trường hợp (i) nêu trên là đối với các vụ việc xâm phạm về nhãn hiệu liên quan đến yếu tố dấu hiệu tương tự hoặc cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan, bên thực thi quyền cần 19
  20. cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu và lập luận rằng việc sử dụng các dấu hiệu trong trường hợp này có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.hủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. “Hành vi sử dụng nhãn hiệu” được giải thích rõ như sau: i) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; hoặc ii) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; hoặc iii) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.[22] 1.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu tài sản nói chung là quyền dân sự tuyệt đối của chủ sở hữu mà những người khác có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực hiện hành vi xâm phạm. Nhà nước với vai trò chủ đạo thiết lập một hệ thống pháp luật với những biện pháp bảo vệ nhất định nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền sở hữu cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự được trình bày cụ thể dưới đây. 1.1.4.1. Biện pháp hành chính Biện pháp hành chính hiểu một cách chung nhất là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bản chất của biện pháp hành chính là việc áp dụng đơn phương các biện pháp chế tài của cơ quan nhà nước đối với bên có nghĩa vụ. Trong biện pháp hành chính, quan hệ không cân bằng giữa một bên chủ thể có quyền là cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý (bên có nghĩa vụ phục tùng). Tức là, có sự không bình đẳng giữa các bên tham gia trong quan 20
nguon tai.lieu . vn