Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------------------------- ĐINH ĐĂNG DŨNG PHÁP LUẬT CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƯỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------------------------- ĐINH ĐĂNG DŨNG PHÁP LUẬT CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC CHẤT LƯỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SỸ LÊ THỊ PHƯƠNG NGA HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình ! Hà Nội, ngày 23/04/2019
  4. Mục lục 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4 CHƯƠNG 1. Hệ thống pháp luật civil law và ảnh hưởng của nó đến pháp luật các quốc gia ASEAN.........................................................................................4 I. Khái niệm và đặc điểm hệ thống pháp luật ..............................................4 II. Các hệ thống pháp luật trên thế giới......................................................6 III. Lịch sử phát triển của hệ thống Civil Law ............................................7 IV. Đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law ........................................9 1. Nguồn luật, vị trí án lệ ........................................................................9 2. Vị trí vai trò Tòa án ..........................................................................16 3. Cách thức tổ chức Tòa án .................................................................16 4. Tính chất pháp điển hóa ...................................................................17 5. Phân chia luật công luật tư ...............................................................18 V. Nguyên nhân ảnh hưởng của Civil Law đến các quốc gia ASEAN ...18 CHƯƠNG 2: Thực tiễn hệ thống pháp luật các quốc gia chịu ảnh hưởng của Civil Law .........................................................................................................22 I. Việt Nam.................................................................................................22 II. Lào .......................................................................................................26 1
  5. III. Campuchia ...........................................................................................28 IV. Indonesia..............................................................................................31 V. Thái Lan ...............................................................................................37 CHƯƠNG 3: Xu hướng phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...42 I. Sự phát triển của Civil law trong thời kì hiện đại ..................................42 II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................43 Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................44 2
  6. 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự trao đổi thông tin ngày càng tăng cùng lúc đó là Việt Nam đang trên đường cải cách hệ thống tư pháp. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật XHCN( một hệ thống rất gần với Civil Law) và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law mà Pháp đã để lại trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh phạm vi nội dung và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải được đề cao hơn bao giờ hết. Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Hiện nay, để cải cách hệ thống pháp luật vốn có thì Việt Nam đang phải vay mượn pháp luật nước ngoài, ví dụ như pháp luật của Nhật Bản hay pháp luật của Liên Bang Nga. Đây cũng là các nước có chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law. Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp sơ lược về các đặc điểm của hệ thống pháp luật Civil Law và cách thức tổ chức tòa án tại các quốc gia ASEAN, cũng chính là các quốc gia láng giềng có chung nền văn minh lúa nước, cùng chịu ảnh hưởng bởi hệ thống này để Việt Nam có thể dễ dàng liên hệ và lựa chọn lối đi cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là nghiên cứu tổng thể các đặc điểm của hệ thống Civil Law, đặc trưng của hệ thống Civil Law ở các quốc gia trong ASEAN. Đặc trưng đó là nguồn luật và cách thức tổ chức tòa án của các quốc gia mang hệ thông Civil Law trong ASEAN 3
  7. Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu hiến pháp và các đạo luật tổ chức tòa án của 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề do đề tài đặt ra, người viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp phân tích 4. Phạm vi nghiên cứu Nguyên nhân tại sao Civil Law ảnh hưởng tới các quốc gia này. Các đặc điểm nổi bật của Civil Law. Phân tích các quốc gia cụ thể. Việc phân tích không gồm nêu hệ thống pháp luật quốc gia đó mà trọng tâm vào nguồn luật và tổ chức tòa án. CHƯƠNG 1. Hệ thống pháp luật civil law và ảnh hưởng của nó đến pháp luật các quốc gia ASEAN I. Khái niệm và đặc điểm hệ thống pháp luật Ở Việt Nam các nhà luật tiếp cận khái niệm hệ thống pháp luật dưới các góc độ khác nhau: Hệ thống pháp luật được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Hệ thống pháp luật được nghiên cứu dưới dạng là một hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật được xem xét ở nghĩa rất rộng: không chỉ là hệ thống bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật mà còn thâu nạp cả các thiết chế thực thi và bảo vệ pháp luật, nghề luật, đào tạo luật,… Còn trong luật học so sánh: 4
  8. Thứ nhất, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng khi nói đến pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó. Chăng hạn, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng để nói đên hệ thông pháp luật của Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng có thê ám chỉ hệ thông pháp luật của từng bang trong nhà nước liên bang Mỹ. Michael Bogdan trong cuốn “Luật so sánh” sử dụng thuật ngữ này để chỉ pháp luật của một vùng lãnh thổ như Anh, Mỹ, Pháp, Đức. Với ngữ cảnh này, thuật ngữ hệ thống pháp luật thường được hiểu là tồng thề các quy phạm pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thứ hai, Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, thuật ngữ này còn được sừ dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thồ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định. René David, trong cuốn: “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại” “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm hệ thống pháp luật của các nước thuộc lục địa châu Âu - hệ thống pháp luật La Mã - Giécmanh (The Romano - Germanic system of law). Tưong tự như vậy, nhiều học giả luật so sánh khác cũng sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Peter de Cruz trong cuốn “Comparative Law in a changing world” (luật so sánh trong thế giới thay đổi) cũng sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm pháp luật cùa phần lớn các nước Tây Âu, các nước Mỹ Latinh, các nước vùng Đông Á và phần lớn các nước châu Phi (civil law system). Khi sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó, các học giả không có hàm ý rằng nội dung của thuật ngữ này là hệ thông .quy phạm, các chế định pháp luật và các 5
  9. thiết chế pháp lí hoặc bao hàm cả mức độ, phạm vi điều chỉnh pháp luật giống như “hệ thông phap luật” cùa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Khi sử dụng khái mẹm hẹ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của nhóm quôc gia hoặc vùng lãnh thổ, nội hàm của nó đã được mở rộng hơn rất nhiều. Theo đó, hệ thống pháp luật là “triết học pháp luật và kĩ thuật pháp lí” Chung của nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó. II. Các hệ thống pháp luật trên thế giới Trong cuốn sách “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại” René David đã chia ra thành các hệ thống pháp luật sau Hệ Roman- Giecmanh (Civil law) Hệ này bao gồm nhóm các quốc gia có nền pháp luật dựa trên luật La Mã, phát triển mạnh ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục địa Châu Âu. Theo hệ này, việc xác định được những quy phạm đó cần phải như thế nào – đó là nhiệm vụ chính của khoa học pháp lý. Hệ thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật được chú trọng hơn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản qui phạm pháp luật và đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân lý, đề cao tự do cá nhân1. Hệ thông luật (Common Law) Hệ thống thông tuật là hệ thống của Anh quốc hoặc các quốc gia đi theo hình mẫu của Anh. Thông luật do tòa án tạo ra để giải quyết các tranh chấp. Quy phạm của thông luật không trừu tượng như Civil law mà hướng đến giải 1 Nguyễn Minh Tuấn, Hai hệ thống pháp luật common law và civil law. Truy cập: http://tuanhsl.blogspot.com/2009/02/common-law-va-civil-law.html 6
  10. quyết các vấn đề cụ thể. Đây là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law), phù hợp với quan niệm của người Anh ưa ứng biến phù hợp hoàn cảnh, coi trọng kinh nghiệm2. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật cua những nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây nằm trong hệ Civil law. Chúng vẫn giữ được những, yếu tố của hệ Civil Law. Qui phạm pháp luật luôn dược xem xét như một quy phạm ứng xử chung. Phần lớn vẫn giữ được cỗ hệ thông pháp luật. Tuy vậy, hệ thống pháp luật XHCN vẫn có những nét khác biệt so với Civil Law. Các nhà lãnh đạo các nước XHCN đặt ra mục tiêu xây dựng chế độ mới tiến đên việc không có nhà nước và pháp luật. Do đó nguồn của pháp luật duy nhất bao gồm những hoạt đông cách mạng nhà nhà lập pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tư liệu sản xuất được công hữu, lợi ích cá nhân xếp sau lợi ích tập thể. Như vậy quan hệ tư giữa các cá nhân sẽ bị thu hẹp lại và luật tư nhường vị trí thống trị cho luật công. Các hệ thống pháp luật khác. Các hệ thống pháp luật khác bao gồm Pháp luật Đạo Hồi, Pháp luật Hindu giáo, Pháp luật Do Thái giáo, Pháp luật Trung Quốc, Pháp luật Nhật Bản III. Lịch sử phát triển của hệ thống Civil Law Lịch sử của hệ thống Civil Law gắn liền với liền với sự phát triển của hệ thống luật La Mã. Các bộ óc thiên tài thành Rome đã phát triển một hệ thống pháp lý đồ sộ mà chủ yếu là luật thành văn, không dùng án lệ. Từ năm 529 2 Nguyễn Minh Tuấn, Hai hệ thống pháp luật common law và civil law. Truy cập: http://tuanhsl.blogspot.com/2009/02/common-law-va-civil-law.html 7
  11. đến năm 534, các bộ sách của Justinianus có tên gọi Bộ luật Justinianus, Tổng luận luật học Justinianus (Digest), Sách sựu tập, các định chế Justinianus lần lượt dược xuất bản ở Ý; Các bộ sách này là những tác phẩm tiêu biểu, cho luật La Mã. Từ thế kỷ VI, phần lớn các bộ lạc Ghec - manh đã có luật của mình ("luật man di"). Quá trình hình thành những đạo luật này tiếp tục cho đến thế kỷ XII bao gồm cả những bộ lạc Xlavơ và Normandi. Sau sự sụp đổ của đế quốc La Mã, với dân chúng thì hệ thống này quá phức tập để áp dụng nên đã thay thế chúng bằng hệ thống luật tục. Người ta không mất công làm sáng rõ những quy phạm pháp luật là gì khi một vụ việc được giải quyết bằng ý trời, lời thề thử thách của tòa án hay tính chuyên quyền của nhà cầm quyền. Xã hội trung cổ vận hành dựa trên các tư tưởng về tôn giáo. Sự hình thành của hệ thống Civil Law như hiện nay liên quan đến thời kỳ phục hưng, khi đó người ta nhận ra rằng chỉ có pháp luật mới duy trì được trật tự và an toàn xã hội. Người ta đã thôi không lẫn lộn giữa đạo đức, tôn giáo với pháp luật nữa. Vai trò độc lập của pháp luật được ghi nhận. Các triết gia, luật gia yêu cầu rằng các mối quan hệ xã hội phải được dựa trên pháp luật, chấm dứt được tình trạng vô luật hoặc chuyên quyền từ các thế kỷ trước. Pháp luật dựa trên yếu tố công lý, không tìm kiếm nó trên các yếu tố siêu nhiên như Chúa. Hạn chế sự can thiệp của nhà cầm quyền trong các quan hệ tư. Các phong trào cách mạng về sau đòi hạn chế quyền lực nhà nước, pháp luật phải bảo vệ công dân và tiến bộ xã hội. Sự hình thành của hệ thống Civil Law hoàn toàn không phải là kết quà của sự thiết lập quyền lực hoặc sự tập trung hóa chính quyền Nhà Vua. Điều này đỗ phân hiệt hệ Civil Law với pháp luật Anh quốc, nơi mà sự phát triển cùa 8
  12. thông luật; gán liền vớì việc củng cố chính quyền của nhà Vua, với sự tồn tại của hệ thống tòa án hoàng gia được tập trung hóa cao độ. Trong hệ thống Civil Law không có điều đó. IV. Đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law 1. Nguồn luật, vị trí án lệ Luật thành văn Các nước Civil Law đều nhất trí về vai trò hàng đầu của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật. Luật thành văn tạo thành bộ xương của hệ thống pháp lý Sự khác nhau trong thực tiễn : Người Pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu nhất Người Đức thích sử dụng thuật ngữ chuyên ngành một cách chính xác. Dòng họ pháp luật civil law nhìn chung rất coi trọng luật thành văn và có trình độ pháp điển hóa cao. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, mỗi quan hệ xã hội sẽ có các loại văn bản điều chỉnh khác nhau. Theo Rene David: “Các quy phạm của “luật thành văn” do cơ quan lập pháp hoặc hành pháp đưa ra, được các nhà luật học giải thích và áp dụng cho mỗi quyết định của mình về một vụ việc cụ thể, đã tạo thành một hệ thống thứ bậc.” a. Các quy phạm hiến pháp Hiến pháp đứng ở cấp cao nhất của hệ thống này, mang tính chất tối thượng về 2 mặt là chính trị và pháp lý. Về tính chất chính trị, để thay đổi một bản hiển pháp cần những trình tự đặc biệt. Ví dụ, để thay đổi hiến pháp Thái Lan cần phải tuân thủ các trình tự Đề nghị sửa đổi phải được đề xuất bởi Hội đồng Bộ trưởng, hoặc từ một phần năm Thành viên của Hạ viện, hoặc từ một phần năm tổng số thành 9
  13. viên của 2 viện. Quốc hội sẽ xem xét dự thảo sửa đổi qua 3 lần. Lần bỏ phiếu thứ nhất được thông qua nếu có sự chấp thuận của hơn một phần hai thành viên 2 viện với điều kiện một phần ba thành viên Thượng viện chấp nhận. Lần bỏ phiếu thứ hai để thông qua từng phần của dự thảo, được quyết định bởi đa số phiếu. Lần bỏ phiếu thứ ba, việc ban hành hiến pháp được thông qua nếu có sự chấp thuận của hơn một phần hai thành viên 2 viện cộng với điều kiện thành viên của Hạ viện đến từ các đảng không có thành viên giữ chức vụ chức vụ Bộ trưởng, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hạ viện phải bỏ phiếu phê chuẩn với số lượng không dưới 20% tổng số gồm các thành viên tương tự như vậy trong hạ viện đồng thời phải được một phần ba thượng viện chấp thuận. Khi dự thảo sửa đối hiến pháp sửa đổi Chương I Quy định chung, Chương II Vua hoặc Chương XV sửa đổi Hiến pháp, hoặc liên quan đến sự vận hành của Tòa án hoặc các cơ quan độc lập thì phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trước khi tiến hành các thủ tục tiếp theo Về tính chất pháp lý thì đây là văn bản pháp lý cao nhất, mọi văn bản luật khác đều không được trái với văn bản này. b. Công ước quốc tế Khi ký kết điều ước quốc tế thì điều ước đó không được trái với hiến pháp quốc gia. Vì để thi hành các điều ước quốc tế thì điều ước đó cần phải được nội luật hóa nhưng trong phạm vi quốc gia, hiến pháp là tối thượng nên các luật khác không được trái với văn bản này. Trong trường hợp cần thiết thì sửa đổi hiến pháp trước khi ký kết điều ước quốc tế. c. Các bộ luật Về nguyên nghĩa ban đầu thì bộ luật( code) mang ý nghĩa là tuyển tập các luật khác nhau. Thậm chí, người ta còn cho rằng gọi một luật bằng bộ 10
  14. luật do những luật này đã vượt ra khuôn khổ của quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến pháp luật của khu vực. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp, trình bày một cách có hệ thống các quy phạm thuộc một lĩnh vực nhất định d. Các luật và các đạo luật Đây là các văn bản do cơ quan lập pháp ban hành, việc xây dựng chúng được tiến hành theo các trình tự, thủ tục nhất định. Về giá trị pháp lý thì các luật và các đạo luật không thấp hơn các bộ luật. Nhưng thông thường, một bộ luật sẽ điều chỉnh cả một ngành luật còn một luật sẽ điều chỉnh một phần của ngành luật e. Các quy chế, sắc lệnh Các quy phạm này không do cơ quan lập pháp ban hành mà do cơ quan Nhà nước khác đưa ra. Đây là các quy phạm được lập ra để chỉ dẫn, thực thi các luật đã ban hành. Trong một số trường hợp, việc ban hành quy định cụ thể là do cơ quan lập pháp ủy quyền cho cơ quan hành chính thực hiện. Các văn bản mang tính khái quát cao để điều chỉnh chung. Do tính chất khái quát và lại đề cao vị trí của luật thành văn cùng hạn chế của cơ quan có thẩm quyền giải thích, “làm luật” cho thẩm phán nên các quốc gia theo civil law thường có hệ thống văn bản luật và dưới luật nhiều để luật có thể áp dụng vào thực tiễn được. f. Các thông tư hành chính Tại các nước theo truyền thống pháp luật civil law, có sự phân biệt giữa văn bản luật và những thông tư hành chính thể hiện cách hiểu và hướng dẫn áp dụng luật của cơ quan hành chính 11
  15. Thói quen, tập quán pháp Thói quen thường được nhắc đến trong luật dân sự như một sự ngụ ý của ý chí. Với tập quán pháp, thói quen là yếu tố khách quan của nó. Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào. Tuy nhiên, các bộ luật nói chung thường thừa nhận nguồn này trong văn bản thành văn, manh lại tính chính danh cho nó. Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yếu tố:  Yếu tố khách quan: việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen một cách tự nhiên.  Yếu tố chủ quan: chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc (chấp nhận nó là luật). Phán quyết của toà án Án lệ được hiểu là các bản án, quyết định của toà án, trọng tài; là lời giải thích các quy phạm pháp luật của thẩm phán. Các bản án của thẩm phán Pháp thường ngắn gọn, súc tích nhưng khó hiểu. Các bản án của thẩm phán Đức dài, gần giống như bài luận về khoa học luật, dễ hiểu, có trích dẫn các đạo luật, các phán quyết trước đây và các nguồn luật khác. Các nguyên tắc, giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có giá trị như luật thành văn vì chúng không chắc chắn, có thể bị huỷ bỏ hoặc sửa đỏi bất cứ lúc nào. 12
  16. Vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật chính là đặc điểm dùng để phân biệt giữa dòng họ Civil Law, dòng họ Common Law và dòng họ pháp luật XHCN. Các nhà làm luật ở Pháp không chấp nhận mô hình án lệ kiểu Anh, mô hình theo nguyên tắc “stare decisis” – phán quyết phải được tuân thủ như tiền lệ, vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lực lập pháp, mà theo thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu là đặc quyền của Quốc hội. Đối với nhánh quyền lực tư pháp, học thuyết này nhấn mạnh rằng “vai trò của tòa án là giải quyết những xung đột được mang ra tòa, chứ không phải làm ra luật lệ hay quy tắc”.3 Mô hình dựa trên nguyên tắc “jurisprudence constante” ra đời, theo đó tòa án có thể tham chiếu đến một phán quyết trong quá khứ chỉ khi có đủ sự nhất quán thể hiện qua thời gian, tức các vụ án tương tự sau đó cũng được xử tương tự. Xử án không thể chỉ dựa trên một phán quyết đã có, và cũng không có lý do gì để các vụ án tương tự không được giải quyết tương tự. Khi án lệ đã đạt được sự nhất quán, tòa án coi án lệ là một nguồn luật đầy thuyết phục và tham chiếu đến khi cần. Mức độ nhất quán càng cao, đồng nghĩa với việc số lượng các vụ án được xử tương tự càng nhiều, án lệ càng có sức thuyết phục cao đối với thẩm phán. Giải thích nguyên tắc “jurisprudence constante” nhằm nhấn mạnh giá trị thuyết phục của phán quyết chứ không phải tính pháp quy tiền lệ bắt buộc của nó. Nếu án lệ hình thành chỉ sau một phán quyết, điều này không có ý nghĩa nào khác ngoài phán quyết đó chính là luật, mà điều này là đi ngược lại truyền thống pháp luật Civil Law và nguyên tắc tam quyền phân lập chặt chẽ 3 Vincy Fon and Francesco Parisi, ‘Judicial Precedents in Civil Law Systems: A Dynamic Analysis’ (2006) 26 International Review of Law and Economics 26 (2006), 522. 13
  17. tại Pháp. Do đó, một nguyên tắc dùng cho xét xử có thể hình thành chỉ từ một phán quyết, nhưng chỉ một phán quyết đó thì không hình thành cái gọi là án lệ. Chỉ khi một cơ số các phán quyết sau đó có cùng đường lối xét xử và cùng với phán quyết ban đầu tạo thành một chuỗi các phán quyết tương tự cho những vụ việc tương tự, án lệ mới hình thành. Khi tranh cãi về vấn đề “án lệ có là một nguồn luật” trong BLDS Pháp, nhiều học giả đưa ra các ý kiến trái chiều4. Theo BLDS, không có nguồn “án lệ”. Điều 5 BLDS cũng khẳng định: Điều 5: “Cấm các thẩm phán đặt ra những quy định chung có tính chất pháp quy để tuyên án với những vụ kiện được giao xét xử.” Những người ủng hộ cho rằng: các thẩm phán, vừa có nhiệm vụ giải thích pháp luật, đồng thời có quyền hạn tạo ra những quy tắc pháp luật, miễn là những quy tắc đó không trái với pháp luật thành văn. Những người phản đối cho rằng: quyền hạn chỉ thẩm phán chỉ giới hạn trong việc áp dụng pháp luật và cân nhắc các tập quán thôi, các phán quyết của họ chỉ có hiệu lực gián tiếp được dựa trên những nguồn luật trực tiếp khác (tức luật thành văn).5 Về phía các thẩm phán, họ khẳng định một cách nhất quán rằng, các quy tắc được nêu trong các phán quyết của họ chỉ mang tính chất bổ trợ cho luật thành văn.6 Réne David cũng nhận định: “Các quyết định tư pháp không phải là nguồn luật ở Pháp. Nói cách khác, nó không bao giờ tạo ra các quy tắc pháp luật. Vai trò của các quyết định tư pháp luôn được hiểu là sự áp dụng các quy định 4 Từ đây đến hết phần phân tích về án lệ Pháp tham khảo tại NCKH Án lệ trong dân luật Pháp và hướng áp dụng tại Việt Nam, tác giả: Nguyễn Lữ Quỳnh Anh, Phạm Hồ Nam (2017, Khoa Luật, ĐHQGHN) 5 Henri et Léon Mazeaud, Jean Mazeaud and Francois Chabas (n 9) 177. 6 ibid 178. 14
  18. pháp luật hiện hành hoặc tập quán. Trong trường hợp không có luật hoặc tập quán, các quyết định tư pháp có thể dựa trên nguyên bằng công bằng, hợp lý, công lý truyền thống. Căn cứ của các quyết định tư pháp không bao giờ chỉ đơn thuần dựa trên các án lệ trước đó”.7 Án lệ trong dân luật Pháp không phải là nguồn luật được thừa nhận hợp pháp (de facto), nhưng là nguồn luật trong thực tế (de jure). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này tới các thuộc địa Pháp lại không hoàn toàn như vậy. Nguyên tắc này dường như mất đi khi tại Việt Nam, án lệ được hình thành qua Hội đồng thẩm định án lệ và ra quyết định bằng văn bản, ghi nhận bằng văn bản án lệ được chọn và các án lệ đã được công bố dường như chỉ một lần nữa khẳng định lại các văn bản hướng dẫn luật đã ban hành trước đó. Các học thuyết pháp lý Các học thuyết pháp lý là toàn bộ các công trình nghiên cứu của các học giả, các ý kiến, các bài viết…liên quan đến luật. Các công trình nghiên cứu có hình thức và nội dung đa dạng của các giáo sư luật, các thẩm phán và các nhà thực hành luật (luật sư, trọng tài viên…) Trước khi có luật thành văn, các học thuyết pháp lý ra đời từ các trường đại học là nguồn quan trọng nhất của Civil Law. Các học thuyết pháp lý tạo ra các nguồn, các thuật ngữ, các khái niệm pháp lý (mà các nhà lập pháp buộc phải sử dụng), các phương pháp tiếp cận khoa học pháp lý và phát triển văn hoá pháp lý. Học thuyết pháp lý có thể gợi ý cho các nhà lập pháp các cách giải thích luật phù hợp với nhu cầu mới của xã hội. Nguyễn Văn Nam (n 4) 218. 7 15
  19. Các nguyên tắc chung của pháp luật Các nguyên tắc chung của pháp luật là các nguyên tắc pháp lý được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước. Ví dụ: non bis in idem (không xét xử 2 lần), nemo judex in propria causa (không ai tham gia tố tụng trong vụ việc của chính mình), … 2. Vị trí vai trò Tòa án Thẩm quyền của Tòa án quyết định vai trò của Tòa án. Mức độ giải thích pháp luật, thẩm quyền không áp dụng luật, thẩm quyền tạo án lệ,… quyết định vai trò rộng hay hẹp của Tòa án. Ví dụ: Ở Việt Nam, khi thẩm phán nhận thấy luật áp dụng không phù hợp, thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, đợi quyết định xem xét tính hợp hiến, hợp pháp từ cơ quan lập hoặc hành pháp. Tại Hoa Kì, thẩm phán có quyền không áp dụng văn bản pháp luật đó. Điều này cộng với quy tắc tiền lệ dẫn đến vô hiệu hóa văn bản pháp luật trên 3. Cách thức tổ chức Tòa án Do trong truyền thống civil law có phân chia luật công- tư và những nước ở châu Âu đều tổ chức nhà nước theo lý thuyết phân quyền. Từ đó dẫn đến việc tách biệt giữa tòa án hành chính với các tòa án tư pháp, quyền xét xử tư pháp là quyền xét xử đặc biệt và luôn luôn tách biệt với các quyền hành chính. Từ đó dẫn đến có 2 mô hình của Pháp và Đức: Tài phán hành chính sẽ do một cơ quan nằm trong hệ thống hành chính, nhưng độc lập với cơ quan quản lý hành chính, ở cấp trung ương có thêm chức năng tư vấn cho Chính phủ - đó chính là mô hình của Hội đồng Nhà nước và các tòa án hành chính của Pháp. Còn Đức xây dựng mô hình tòa án hành chính độc lập tồn tại song song với hệ thống tòa án thường. 16
  20. Ví dụ: Ở Indonesia có tòa án hình chính độc lập với hệ thống tòa án, hoặc tòa án hành chính tại Thái Lan 4. Tính chất pháp điển hóa Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Tiêu biểu là Bộ luật Napoleon 1804). Tuy nhiên, pháp điển hoá cũng bộc lộ những hậu quả tiêu cực, làm xuất hiện trường phái luật học thực chứng. Ví dụ: Trước đây ở Việt Nam chỉ thừa nhận pháp luật thành văn là nguồn luật duy nhất. Chủ nghĩa luật học thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên và đánh giá quá cao vai trò của pháp điển hoá, cho rằng trong hệ thống pháp luật chỉ có các văn bản pháp luật mới có thể được coi là nguồn luật8. Ở chiều ngược lại, do coi trọng pháp luật thành văn cùng tư duy khái quát, diễn dịch, vấn đề pháp điển hóa, phân định các chuyên ngành luật vô cùng được chú trọng ở các quốc gia theo truyền thống civil law. Các quốc gia theo civil law có các văn bản pháp luật cập nhật liên tục, xác định rõ tất cả các vấn đề có thể được đưa ra trước tòa án, thủ tục áp dụng và hình phạt thích đáng cho mỗi hành vi phạm tội. Trong hệ thống luật dân sự, vai trò của thẩm phán là xác định các sự kiện của vụ án và áp dụng các điều khoản của bộ luật áp dụng. Mặc dù thẩm phán thường điều tra vấn đề và đưa ra quyết định chính thức về vụ án, họ làm việc trong một khuôn khổ được thiết lập bởi một bộ quy tắc pháp luật toàn diện. Quyết định của thẩm phán do đó ít quan trọng hơn trong việc hình thành luật dân sự hơn là các quyết định của các nhà lập pháp và các học giả pháp luật, người dự thảo và giải thích các quy tắc.9 8 Phục hồi pháp điển hóa. Truy cập: https://vietlaws.wordpress.com/2012/02/20/tim-hi%E1%BB%83u- v%E1%BB%81-civil-law/ 9 Civil law and common law tradition 17
nguon tai.lieu . vn