Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ----------***---------- NGUYỄN HỒNG ÁNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ----------***---------- NGUYỄN HỒNG ÁNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Thơm ThS. BS. Vũ Vân Nga Hà Nội - 2021 Hà Nội - 2021
  3. Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một dược sĩ trong tương lai. Quá trình làm khóa luận đem lại rất nhiều kiến thức bổ ích, kỹ năng quan trọng và là bước đầu để tiếp cận với nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Thơm – Chủ nhiệm bộ môn Y dược học cơ sở và ThS. BS. Vũ Vân Nga – Giảng viên bộ môn Y dược học cơ sở, Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học Y Dược đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 5 năm được học tập tại trường và tạo điều kiện tốt nhất để em được thực hiện khóa luận này. Vốn kiến thức được thầy cô truyền đạt không chỉ là nền tảng quan trọng trong quá trình làm khóa luận mà còn là hành trang vững chắc trong tương lai. Em xin cảm ơn đề tài “Hợp tác nghiên cứu kỹ thuật định lượng một số biomarker ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường”, mã số nhiệm vụ NĐT.69/CHN/19 – Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ nghiên cứu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện E, các bác sĩ và cán bộ của Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E đã cho phép và tạo điều kiện để em có thể thu thập số liệu từ bệnh án của bệnh nhân tại Khoa. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận và học tập tại trường. Khóa luận này không tránh khỏi có những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021. Sinh viên Nguyễn Hồng Ánh
  4. Lời cam đoan Đề tài khóa luận: “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện E”. Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan khóa luận này được tiến thành một cách trung thực, nghiêm túc, tuân thủ đạo đức nghiên cứu. Tôi xin cam đoan tất cả số liệu trong khóa luận được thu thập một cách trung thực từ bệnh án tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E. Các tài liệu kham khảo trong quá trình nghiên cứu được trích dẫn và ghi chú rõ ràng. Nếu có bất cứ sự gian lận nào không đúng với những điều ở trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Nguyễn Hồng Ánh
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ. Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi Bảng 1.4. Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2. Bảng 1.5. Phân loại insulin. Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2. Bảng 2.2: Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người trưởng thành, không mang thai. Bảng 2.3. Phân loại thể trạng dựa trên BMI theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bảng 2.4. Phân độ tăng huyết áp theo mức HA đo được tại phòng khám (mmHg). Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo BMI. Bảng 3.3. Bảng phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA theo huyết áp đo tại phòng khám. Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm THA và RLLP. Bảng 3.5. Đặc điểm nồng độ glucose, HbA1c, cholesterol và triglycerid ở 2 giới. Bảng 3.6. Đặc điểm glucose, HbA1c, cholesterol và triglycerid ở hai nhóm tuổi. Bảng 3.7. Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường trong nghiên cứu. Bảng 3.8. Phân loại insulin Bảng 3.9. Các phác đồ điều trị đã sử dụng trong nghiên cứu. Bảng 3.10. Danh mục các thuốc điều trị THA trong nghiên cứu. Bảng 3.11. Phối hợp thuốc điều trị THA giữa nam và nữ. Bảng 3.12. Phối hợp các thuốc điều trị THA ở 2 nhóm tuổi. Bảng 3.13. Danh mục thuốc điều trị rối loạn lipid. Bảng 3.14. Phối hợp các thuốc điều trị rối loạn lipid. Bảng 3.15. Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường với điều trị THA và RLLP Bảng 3.16. Glucose máu sau điều trị giữa 2 giới.
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số bệnh nhân mắc ĐTĐ theo từng năm (triệu người). Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu. Hình 3.2. Đặc điểm BMI của 2 nhóm tuổi. Hình 3.1. Giới tính của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA theo huyết áp đo tại phòng khám. Hình 3.4. Số bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm THA và RLLP ở nam và nữ. Hình 3.5. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu. Hình 3.6 Phân loại insulin. Hình 3.7. Các phác đồ điều trị đã sử dụng trong nghiên cứu. Hình 3.8. Phối hợp các thuốc điều trị lối loạn lipid. Hình 3.9. Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường với điều trị THA và RLLP. Hình 3.10. Sự thay đổi glucose máu sau điều trị giữa hai nhóm tuổi.
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADA: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (American Diabetes Association). BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body Mas Index). BN: Bệnh nhân. DPP-4: Dipeptidyl peptidase IV enzyme. DR: Bệnh võng mạc đái tháo đường (Diabetic retinopathy). ĐTĐ: Đái tháo đường (Đái tháo đường). GLP-1: Glucagon like peptid. GIP: Glucose- dependent Insulinotropic Polypeptid. HbA1C: Hemoglobin gắn glucose (Glucose Transporter). IDF: Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation). IU: Đơn vị quốc tế (Internatinal Unit). RLLP: Rối loạn lipid THA: Tăng huyết áp. TZD: Thiazolidindione VNHA: Hội tim mạch quốc gia (Vietnam National Heart Association) WHO: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................3 1.1. Đại cương về đái tháo đường .....................................................................3 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường.......................................................... 3 1.2. Triệu chứng và chẩn đoán đái tháo đường type 2 ......................................5 1.2.1. Triệu chứng đái tháo đường type 2...................................................................... 5 1.2.2. Chẩn đoán đái tháo đường type 2 ........................................................................ 5 1.3. Các biến chứng ...........................................................................................6 1.3.1. Biến chứng cấp tính ............................................................................................. 6 1.3.1.1. Hôn mê nhiễm toan ceton ....................................................................6 1.3.1.2. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. ...........................................................6 1.3.2. Biến chứng mạn tính............................................................................................ 7 1.3.2.1. Biến chứng vi mạch .............................................................................7 1.3.2.2. Bệnh lý mạch máu lớn .........................................................................8 1.4. Điều trị đái tháo đường ..............................................................................9 1.4.1. Mục tiêu điều trị .................................................................................................. 9 1.4.2. Nguyên tắc điều trị ............................................................................................ 11 1.4.3. Phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2. ...................................................... 11 1.5. Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 .................................................11 1.5.1. Insulin ................................................................................................................ 12 1.5.1.1. Nguồn gốc insulin ..............................................................................12 1.5.1.2. Cơ chế tác động của insulin ..............................................................12 1.5.1.3. Phân loại insulin ...............................................................................13 1.5.1.4. Điều trị insulin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 ..........................................14 1.5.1.5. Chỉ định insulin cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 ....................15 1.5.1.6. Tác dụng không mong muốn .............................................................15 1.5.2. Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 khác .................................................................. 16 1.5.2.1. Nhóm Biguanid ..................................................................................16 1.5.2.2. Nhóm Thiazolidinediones (glitazone)................................................17 1.5.2.3. Nhóm Sulfonylure ..............................................................................19 1.5.2.4. Meglitinides .......................................................................................20
  9. 1.5.2.5. Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose ...............................21 1.5.3. Phối hợp các thuốc ............................................................................................ 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............28 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................28 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 29 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................................... 29 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. .......................................... 29 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 29 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................29 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................29 2.4.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu ....................................................... 29 2.4.2. Quá trình thay đổi glucose máu khi điều trị: Sự thay đổi glucose máu lúc đói khi sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ type 2.................................................................................. 30 2.4.3. Các thuốc điều trị của bệnh nhân ......................................................................... 30 2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................30 2.6. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................32 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................................32 3.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 32 3.1.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng .......................................................................... 39 3.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................................................................................................................41 3.2.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 gặp trong nghiên cứu ....................................... 41 3.3. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị THA trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................................................................................................................46 3.5. Tương tác thuốc trong nghiên cứu ...........................................................52 3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc .............................................................53 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .................................................................................56 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ .................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, nếu không được điều trị và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm trên các hệ thống và tổ chức cơ quan của cơ thể, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi [40]. Hiện nay, ĐTĐ đã trở thành căn bệnh toàn cầu. Tổ Chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) ước tính có khoảng 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiểu đường trực tiếp gây ra vào năm 2019. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation - IDF), năm 2019 có tới 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường tức là cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc ĐTĐ, cứ 2 người lớn thì có 1 người mắc ĐTĐ không được chẩn đoán. Ở Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ sẽ tăng khoảng 78,5% trong giai đoạn 2017 - 2045 (từ 3,53 triệu người năm 2017 tăng lên 6,3 triệu người năm 2045). Trong đó ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp ĐTĐ [116]. Bệnh ĐTĐ type 2 có xu hướng xuất hiện ở những người lớn tuổi, hơn một phần tư số người trên 65 tuổi mắc bệnh ĐTĐ và các biến chứng cũng nặng nề hơn [27]. Việc kiểm soát đường huyết và chăm sóc bệnh nhân lớn tuổi cũng trở nên khó khăn hơn do có nhiều bệnh lý mắc kèm và chức năng các cơ quan bị suy giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ type 2 đang ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc ĐTĐ do thói quen sống không lành mạnh và sự gia tăng đô thị hóa [81]. Theo IDF, cứ 3 người mắc bệnh ĐTĐ thì có 2 người sống ở khu vực thành thị [40]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực. Về điều trị ĐTĐ, nguyên tắc là phối hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi thói quen sống. Người mắc bệnh ĐTĐ gần như phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát glucose máu và ngăn chặn các biến chứng. Vì ĐTĐ type 2 là bệnh tiến triển, nên việc duy trì các mục tiêu điều trị bằng đơn trị liệu thường chỉ có thể trong vài năm, sau đó cần phải điều trị kết hợp. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type 2 với cơ chế tác dụng khác nhau bao gồm cả dùng đường uống và đường tiêm. Việc lựa chọn kết hợp các thuốc là rất quan trọng và phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân [25, 115]. 1
  11. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ type 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện E”, được thực hiện với các mục tiêu sau: - Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong mẫu nghiên cứu. - Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2. 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết trong bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong thời gian dài gây ra các rối loạn chuyển hóa protid, carbohydrate, lipid, gây tổn thương và suy giảm chức năng các cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [1, 12, 39]. Đái tháo đường được phân thành 4 loại chính theo nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: ĐTĐ type 1 ( phụ thuộc insulin), ĐTĐ type 2 (không phụ thuộc insulin, đái tháo đường thai kì (Gestational diabetes mellitus -GDM) và đái tháo đường do nguyên nhân khác (do dùng thuốc hoặc hóa chất, di truyền, bệnh lý nội tiết khác,…) [1]. Hiện nay, đái tháo đường type 2 là dạng bệnh phổ biến nhất, thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu và có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm tuổi tác, béo phì, lối sống không lành mạnh và mắc đái tháo đường thai kỳ trước đó [26, 81] . 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng do sự tác động phức tạp của các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường và di truyền. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (International Diabetes Federation – IDF), số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới là 151 triệu người vào năm 2000. Đến năm 2009, số người mắc đã lên tới 285 triệu người, tăng 88%. Năm 2010, dự báo toàn cầu về số người mắc đái tháo đường vào năm 2025 là 438 triệu người. [40]. Trên thực tế, năm 2019, khoảng 9,3% người trưởng thành (20-79 tuổi) tương đương 463 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường, vượt xa so với dự đoán trước đó. Hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường và hơn 1,1 triệu trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 20 tuổi) mắc bệnh đái tháo đường type 1. IDF ước tính rằng sẽ có 578 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045 [40]. 3
  13. Hình 1.1. Số bệnh nhân mắc ĐTĐ theo từng năm (triệu người) [40] Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực thành thị là 10,8%, trong khi khu vực nông thôn có tỷ lệ thấp hơn, ở mức 7,2%. Tuy nhiên, khoảng cách này đang dần thu hẹp, số người mắc bệnh đái tháo đường ở nông thôn đang gia tăng do quá trình đô thị hóa [40]. Đô thị hóa ngày càng tăng và thói quen sống không lành mạnh (ít vận động, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, …) là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hiện nay [80, 81]. Ở Việt Nam, năm 2015, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường là 4,1% và tiền đái tháo đường là 3,6%. Tuy nhiên, cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý là 71% [6]. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới IDF (International Diabetes Federation), năm 2017 cả nước có tới 3,53 triệu người mắc đái tháo đường và ít nhất 80 ca tử vong mỗi ngày vì các biến chứng liên quan. Dự báo vào năm 2045, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu người [41]. Các nghiên cứu cho thấy xu hướng mắc ĐTĐ tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh lý này cũng như các biến chứng kèm theo đang gây nên những thách thức lớn cho xã hội [40, 41]. 4
  14. 1.2. Triệu chứng và chẩn đoán đái tháo đường type 2 1.2.1. Triệu chứng đái tháo đường type 2 Trong các loại đái tháo đường, đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn thế giới, chiếm 90% đến 95% tổng số trường hợp đái tháo đường được chẩn đoán [26, 81]. Xu hướng mắc bệnh đái tháo đường type 2 chủ yếu ở những người lớn tuổi (> 30 tuổi) [1]. Đái tháo đường type 2 liên quan đến khả năng tiết insulin của tế bào beta đảo tụy bị suy giảm dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối, kết hợp với tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra sự suy giảm và rối loạn chức năng tế bào beta tụy vẫn chưa được xác định rõ [26, 56, 81]. Hầu hết những người mắc đái tháo đường type 2 đều thừa cân, béo phì hoặc thừa mỡ vùng bụng, một số hormon do mô mỡ tiết ra làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích dẫn đến tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn [82]. Do đó, có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát tốt đường huyết ở người thừa cân, béo phì bằng cách giảm cân hoặc dùng một số thuốc [23, 26]. Một số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ, không rõ ràng nên thường không được chú ý hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên không được chẩn đoán trong nhiều năm [1, 73]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association ADA), có 7 triệu chứng điển hình của đái tháo đường type 2 dưới đây [73]:  Đi tiểu thường xuyên.  Khát nước.  Đói nhiều.  Mệt mỏi nhiều.  Mờ mắt.  Vết thương chậm lành.  Ngứa ran, đau hoặc tê ở bàn tay / bàn chân. 1.2.2. Chẩn đoán đái tháo đường type 2 Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization –WHO) và ADA 2020, bốn xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ được khuyến nghị thể hiện trong bảng sau [13, 79, 81]. 5
  15. Bảng 1.1. Xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ. Glucose máu lúc đói (fasting plasma ≥ 7,0 mmol / L (126 mg / dl) glucose: FPG). (Không nạp calo trong ít nhất 8 giờ). Glucose máu 2 giờ sau liệu pháp dung ≥ 11,1 mmol / L (200 mg / dl) nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test: OGTT). HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol / mol) Glucose máu ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol / L (200 mg / dl) Các xét nghiệm được thực hiện đối với mỗi người không nhất thiết phải giống nhau. Chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có 1 trong 4 xét nghiệm trên kèm các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu một giá trị tăng cao được phát hiện ở những người không có triệu chứng, nên làm lại xét nghiệm, tốt nhất là với cùng một xét nghiệm, càng sớm càng tốt vào ngày tiếp theo để xác định chẩn đoán [78, 81]. 1.3. Các biến chứng Bệnh đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm các biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. 1.3.1. Biến chứng cấp tính 1.3.1.1. Hôn mê nhiễm toan ceton Nhiễm toan ceton do đái tháo đường chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, tuy nhiên có thể xảy ra ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 trong một số trường hợp như nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết, chấn thương, …[76, 81] Khi nhu cầu về insulin càng tăng cao, tình trạng thiếu hụt insulin trầm trọng và tăng các hormon đối nghịch (cortisol, GH, glucagon,…) dẫn đến glucose máu tăng cao, gây ra các rối loạn chuyển hóa: tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa các tổ chức,… hậu quả là mất nước và điện giải trong và ngoài tế bào [5]. Nhiễm toan ceton diễn biến nhanh trong vòng vài giờ với các triệu chứng như: hơi thở có mùi ceton, khát nước, tiểu nhiều, thở sâu, … một số bệnh nhân đau bụng, buồn nôn, nôn [2]. 1.3.1.2. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là biến chứng cấp tính xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đặc biệt ở những người lớn tuổi 57 [81, 83]. Khi nồng độ glucose máu tăng cao ≥ 33,3mmol/L ( 6 g/L), áp lực thẩm thấu > 350 mmosmol/kg gây ra 6
  16. tình trạng mất nước toàn cơ thể nghiêm trọng dẫn đến rối loạn ý thức [73]. Ngược lại với nhiễm toan ceton, các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường có tăng áp lực thẩm thấu thường âm thầm kéo dài trong vài ngày với các triệu chứng phổ biến: mất nước nặng, dấu hiệu thần kinh khu trú (như liệt nửa người, co giật, …), rối loạn ý thức. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện do biến chứng tăng áp lực thẩm thấp thấp hơn, tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại cao hơn ( bằng 9/10 lần) so với bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm toan ceton [2]. Ngoài ra, các đáp ứng miễn dịch ở người bệnh đái tháo đường có glucose máu tăng cao kéo dài sẽ chậm hơn bình thường nên dễ gặp các tình trạng nhiễm trùng cấp tính như: nhiễm trùng tiết niệu, ...[17]. Đái tháo đường còn gây ra một vài biến chứng cấp tính nguy hiểm khác như: hạ glucose máu, nhiễm toan acid lactic, … 1.3.2. Biến chứng mạn tính Các biến chứng mạn tính do đái tháo đường gây ra bao gồm biến chứng vi mạch: biến chứng mắt, thận, ...; biến chứng mạch máu lớn: tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên…; biến chứng thần kinh và tổn thương bàn chân. 1.3.2.1. Biến chứng vi mạch a. Bệnh võng mạc đái tháo đường Bệnh võng mạc đái tháo đường ( Diabetic retinopathy-DR): là một biến chứng vi mạch nặng của cả đái tháo đường type 1 và type 2 có liên quan chặt chẽ đến thời gian mắc bệnh và mức độ kiểm soát glucose máu của bệnh nhân [102]. Là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa ở hầu hết những người lớn tuổi (từ 20-74 tuổi) ở các nước đang phát triển [28]. Tình trạng tăng glucose máu mạn tính, bệnh thận, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là những yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc có liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường [29]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kiểm soát tốt glucose máu và huyết áp làm giảm nguy cơ, ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường, cải thiện chức năng thị giác của bệnh nhân võng mạc đái tháo đường [28]. b. Biến chứng thận. Khoảng 20-40% bệnh nhân đái tháo đường gặp biến chứng thận [28, 110]. 7
  17. Bệnh thận mạn tính có thể được phát hiện ngay khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 và có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, những bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch [28]. Theo khuyến nghị của ADA, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được đánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận mỗi năm một lần dù đang điều trị theo bất kì liệu pháp nào. Đối với bệnh nhân có albumin niệu > 30mg/g creatinin và / hoặc eGFR < 60 mL / phút / 1,73 m 2 nên được theo dõi hai lần mỗi năm để định hướng điều trị. Kiểm soát tốt glucose máu và huyết áp giúp giảm nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường. 1.3.2.2. Bệnh lý mạch máu lớn Bệnh lý mạch máu lớn bao gồm các bệnh lý tim mạch ở người bệnh đái tháo đường: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên, … a. Bệnh mạch vành. Biến chứng mạch vành cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của người bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở người bệnh đái tháo đường cao hơn gấp 2 đến 4 lần và thường xuất hiện ở người tuổi trẻ hơn so với người không bị đái tháo đường. Tình trạng tăng glucose máu, kháng insulin, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, albumin niệu, thừa cân béo phì, hút thuốc,… làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành ở người bệnh đái tháo đường [1, 6]. Triệu chứng của bệnh mạch vành rất đa dạng: khó chịu vùng ngực, khó thở, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, yếu mệt,… có thể có hoặc không có cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định, suy tim sung huyết,….Tuy nhiên các cơn đau thắt ngực thường ít xuất hiện ở người bệnh đái tháo đường [6]. b. Bệnh mạch máu ngoại biên Nguy cơ tắc hẹp động mạch chi dưới ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 15 lần người không bị đái tháo đường. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi và bệnh nhân đái tháo đường dưới 50 tuổi có các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc,…[1, 6] c. Biến chứng thần kinh Bệnh thần kinh do đái tháo đường là một nhóm các rối loạn không đồng nhất với các triệu chứng lâm sàng đa dạng. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể 8
  18. cho các tổn thương thần kinh, tuy nhiên kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý thần kinh do đái tháo đường và làm chậm tiến triển của bệnh ở người mắc đái tháo đường type 2 [53]. Việc phát hiện sớm và điều trị thích hợp bệnh lý thần kinh do đái tháo đường là vô cùng quan trọng, giúp cải thiện các triệu chứng, giảm di chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân nên được đánh giá bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường ngay khi được chẩn đoán đái tháo đường type 2 và sau đó ít nhất mỗi năm một lần [28]. d. Bàn chân đái tháo đường Bệnh lý bàn chân đái tháo đường bao gồm những tổn thương ở chi dưới như: nhiễm trùng, loét, cắt cụt chân,…là hậu quả của bệnh thần kinh và/hoặc bệnh mạch máu ngoại biên kết hợp với nhiễm trùng cơ hội hoặc chấn thương ở những người mắc đái tháo đường [6, 28]. Biến chứng thần kinh gây ra sự mất cảm giác, bàn chân biến dạng do co rút gân cơ, giảm tiết mồ hôi dẫn đến da bàn chân khô ráp, nứt nẻ tạo điều kiện cho nhiễm trùng và loét và những tổn thương khác. Hầu hết, người bệnh đái tháo đường có tổn thương bàn chân là do mất cảm giác [2]. Người bệnh đái tháo đường có các biến chứng thần kinh, dị tật chân, bệnh thận,…kiểm soát glucose máu kém có nguy cơ cao gặp các tổn thương bàn chân, trường hợp nặng buộc phải cắt cụt chi [50]. 1.4. Điều trị đái tháo đường 1.4.1. Mục tiêu điều trị Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người trưởng thành không mang thai được thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ [24] Mục tiêu Chỉ số HbA1c < 7% (53mmol/mol) Glucose máu mao mạch lúc 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L) đói, trước ăn Đỉnh glucose máu mao mạch < 180 mg/dL (10,0 mmol/L) sau ăn 1-2 giờ 9
  19. Tâm thu
  20. Nhiều Không < 8,5% 100-180 110-200
nguon tai.lieu . vn