Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- CHẢO MÙI PÚ Tên đề tài : TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ HỘI LHPN XÃ NẬM KÈ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Hướng : Ứng dụng Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- CHẢO MÙI PÚ Tên đề tài : TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ HỘI LHPN XÃ NẬM KÈ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47 - PTNT - N02 Khóa học : 2015 – 2019 Hướng : Ứng dụng Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của khoa KT & PTNT và sự hướng dẫn của cô ThS. Nguyễn Thị Châu trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau thời gian thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ Hội LHPN xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ơn sâu sắc tới cô ThS. Nguyễn Thị Châu, người đã hướng dẫn em suốt quá trình thực tập dù cô bận nhưng không ngần ngại hướng dẫn cho em để hoàn thành tốt đề tài của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô và chúc cô luôn dồi dào sức khỏe. Em cũng gửi lời cảm ơn tới chị Pờ Thị Hằng - Chủ tịch HLHPN xã Nậm Kè, trong quá trình thực tập tại xã chị luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, chỉnh sửa những thiếu sót và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của em được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất, những chia sẻ của chị là rất sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND và các đoàn thể trong xã Nậm Kè đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại cơ quan. Em xin cảm ơn tới khoa KT&PTNT và trường Đại học Nông lâm tỉnh Thái Nguyên đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ, bổ ích cho công việc và bản thân sau này. Sau cùng xin cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn động viên em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót em rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
  4. ii nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của cô cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và bạn bè trong trường để báo cáo này được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Sinh viên Chảo Mùi Pú
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ xã Nậm Kè năm 2018 ............................................. 30 Bảng 4.1. Tài liệu thứ cấp ............................................................................... 41 Bảng 4.2. Các hoạt của Hội phụ nữ được tham gia trong thời gian thực tập ..... 42 Bảng 4.3. Kết quả vay vốn do Hội LHPN xã Nậm Kè quản lý năm 2018 ..... 46 Bảng 4.4. Các lớp đào tạo do Hội LHPN xã Nậm Kè phối kết hợp thực hiện47 Bảng 4.5. Phân tích SOWT Hội LHPN xã Nậm Kè ....................................... 52 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức xã Nậm Kè .................................................. 29 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ Venn Hội LHPN xã Nậm Kè ............................................ 53
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ viết tắt Giải thích 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 CT/TTG Chỉ thị của thủ tướng chính phủ 3 CT/TW Chỉ thị/trung ương 4 ĐTN Đoàn thanh niên 5 LHPN Liên hiệp phụ nữ 6 HĐND Hội đồng nông dân 7 HD-BCH Hướng dẫn-Ban chấp hành 8 HCCB Hội cựu chiến binh 9 HND Hội nông dân 10 KT & PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 11 KĐT Khối đoàn thể 12 MTTQ Mặt trận tổ quốc 13 NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương 14 NĐ/CP Nghị định/Chính phủ 15 NTM Nông thôn mới 16 PCCC Phòng cháy chữa cháy 17 QH Quốc hội 18 SL Sắc lệnh 19 THCS Trung học cơ sở 20 TN&MT Tài nguyên và môi trường 21 TT-BNV Thông tư-Bộ nội vụ 22 UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 1.2. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp ...................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 4 1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 5 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 5 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 5 1.5. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 5 1.5.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 5 1.5.2. Phương pháp thực hiện ........................................................................... 6 1.6. Thời gian và địa điểm thực tập .................................................................. 7 1.6.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 7 1.6.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 7 Phần 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 8 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8 2.1.1. Quan điểm về công tác phụ nữ................................................................ 8 2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ............................... 12 2.1.3. Tầm quan trọng của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè ......................... 21 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 22
  8. vi 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22 2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ................................................. 22 2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 23 2.2.3. Lịch sử hình thành Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.............................. 25 2.2.4. Lịch sử hình Hội phụ nữ xã Nậm Kè huyện mường nhé tỉnh điện biên ......................................................................................................................... 27 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên......................................................................................................... 28 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 28 3.1.2. Những thành tựu đã được được của cơ sở thực tập .............................. 29 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 32 3.1.4. Kết quả kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè năm 2018 .................................. 33 3.2. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ... 39 3.2.1. Nội dung thứ nhất: Thực hiện nghiệp vụ văn phòng đơn giản ............. 39 3.2.2. Nội dung thứ hai: Dự các buổi giao ban tháng ..................................... 39 3.2.3. Nội dung thứ ba: Quan sát các cán bộ tiếp dân tại văn phòng một cửa 40 3.2.4. Nội dung thứ tư: Tham gia buổi lao động công ích của xã................... 40 3.2.5. Nội dung thứ năm: Tìm hiểu các tài liệu thứ cấp liên quan đến cơ sở thực tập và đề tài ............................................................................................. 41 3.2.6. Thực hiện các công việc khác ............................................................... 41 3.3. Các hoạt của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập .................................................................................................................... 42 3.4. Các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè .............................................. 42 3.4.1. Khái niệm hoạt động………………………………………………….38 3.4.2. Các kết quả đạt được trong năm 2018 của Hội LHPN xã Nậm Kè…...38
  9. vii 3.4.3. Hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong việc kết nối các nguồn vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế hộ……………………………………......40 3.4.4. Hoạt động trong kết nối các khóa đào tạo đối với hộ…………………42 3.4.5. Hoạt động trong chuyển giao công nghệ đối với hộ………………….43 3.4.6. Các hoạt động khác…………………………………………………...44 3.4.7. Cơ cấu tổ chức Hội LHPN xã Nậm Kè ................................................. 49 3.4.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối Hội LHPN xã Nậm Kè ......................................................................................................................... 52 3.4.9. Mối quan hệ giữa Hội LHPN xã Nậm Kè với các tổ chức khác .......... 53 3.4.4. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế Hội LHPN xã Nậm Kè .......54 3.5. Tóm tắt kết quả......................................................................................... 56 3.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ...................................................... 58 3.7. Phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngg của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới ........................... 60 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 64 4.1. Kết luận .................................................................................................... 64 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh,... ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực góp phần vào phát triển kinh tế. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ trong xã; Phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ; Hội giữ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của xã. Với tư cách là một nửa dân số Hội đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển chung của đất nước, nhân loại. Đất nước ngày càng phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ổn định. Có được kết quả trên là do toàn dân và các tổ chức cùng nhau phấn đấu, trong đó Hội LHPN xã Nậm Kè là một trong số tổ chức đó, Hội còn là cơ sở để Hội LHPN các cấp hoàn thành nhiệm vụ. Nậm Kè là một xã thuộc vùng biên giới đặc biệt khó khăn người dân sống 100% sống bằng nông nghiệp, trong đó phụ nữ lại đóng vai trò chủ yếu trong
  11. 2 sản xuất nông nghiệp do ít kiến thức nên họ là người gặp khó khăn về vốn, kiến thức phát triển, bị lợi dụng buôn bán sang biên giới,… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Hội còn nhiều hạn chế và chất lượng hoạt động còn chưa cao như: Phong trào phát triển chưa đồng đều, chưa khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa mạnh, vẫn còn một bộ phận cán bộ làm việc theo kiểu hành chính, chưa sâu sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, các hình thức tập hợp phụ nữ chưa đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình. Các giải pháp hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững còn thiếu đồng bộ. Công tác giám sát, phản biệt xã hội, tham mưu đề xuất chính sách có lúc, có nơi còn bị xem nhẹ nên chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả thực chất. Công tác phát hiện, xây dựng và biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, chưa tạo được sự lan tỏa trong các tầng lớp phụ nữ. Nhiều chị em chưa nhận thức đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, trong khi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống của Hội còn còn chậm đổi mới nhất là trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều thay đổi và nhu cầu của phụ nữ ngày càng đa dạng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Hội là nền tảng cho các tầng lớp phụ nữ phát huy tốt nhất tiềm năng và quyền của phụ nữ trong xã, đặc biệt Nậm Kè là một xã biên giới, vùng sâu vùng xa phụ nữ thực tế Hội còn gặp nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình hoạt động của mình. Để khắc phục những hạn chế, phát huy tốt vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới, trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập và mở cửa thì Hội phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình để có thể tiếp tục phát triển. Xuất phát từ những lý do trên em xin tiến hành tìm
  12. 3 hiểu đề tài “Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu được các hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè trong thời gian thực tập. Nêu được phương hướng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội phụ nữ xã Nậm Kè trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về nội dung - Khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Kè năm 2018. - Mô tả được các nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập. - Khái quát được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập. - Tìm hiểu được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè. - Tóm tắt được kết quả thực tập. - Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực tế. - Nêu được phương hướng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới. 1.2.2.2. Về thời gian - Tuân thủ đúng thời gian theo kế hoạch thực tập của nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc tại UBND xã Nậm Kè. 1.2.2.3. Về chuyên môn - Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  13. 4 - Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan tới thực tế công việc trong tương lai. 1.2.2.4. Về thái độ, kỹ năng làm việc - Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập và chấp hành nghiêm túc nội quy của UBND xã Nậm Kè. - Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của UBND khi được phân công. Đồng thời chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại cơ sở và chuẩn bị thông tin để viết báo cáo thực tập. 1.2.2.5. Về kỹ năng sống - Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả các cán bộ công nhân tại đơn vị thực tập. - Giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường. 1.2.2.6. Yêu cầu về kết quả đạt được - Tạo được mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập. - Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường. - Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm. - Thu thập đủ số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo. 1.3. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. - Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập. - Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
  14. 5 - Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Pháp luật và của cơ sở thực tập. - Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Giúp cho sinh viên có cơ hội làm quen với thực tế, nâng cao kiến thức học tập được từ nhà trường và rút ra những bài học kinh nghiệm để phục vụ công tác sau này. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa sau. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cho thấy thực tiễn các hoạt động của Hội, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác của cán bộ Hội LHPN xã Nậm Kè từ đó xác định được phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè nói riêng và các Hội LHPN xã khác. 1.5. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.5.1. Nội dung thực tập - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Kè năm 2018. - Mô tả nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập. - Khái quát được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập.
  15. 6 - Tìm hiểu các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè. - Tóm tắt kết quả thực tập. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế. - Đề xuất phương và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. 1.5.2. Phương pháp thực hiện 1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo liên quan đến Hội LHPN xã Nậm Kè, các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của văn phòng UBND xã Nậm Kè. Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách, báo,... về các vấn đề liên quan đến Hội LHPN xã Nậm Kè. 1.5.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí công việc của các cán bộ, công chức. 1.5.2.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia Tiếp cận có sự tham gia, còn được gọi là tham gia học và thực hành là một tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Phương pháp này có khả năng huy động kiến thức của người học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc ứng dụng kiến thức, khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng tạo, bầu không khí hợp tác và thân thiện, có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài. 1.5.2.4. Phương pháp mô tả Nhằm mô tả các hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè
  16. 7 1.5.2.5. Phương pháp phân tích swot Là phương pháp giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Hội. Thông qua bảng swot nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. 1.5.2.6. Phân tích sơ đồ venn Đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng giữa các tổ chức. Biểu đồ giúp xác định vai trò, vị trí của Hội đối các tổ chức khác trong việc nâng cao chất lương hoạt động của Hội. 1.5.2.7. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập, chọn lọc các tài liệu cần thiết. 1.6. Thời gian và địa điểm thực tập 1.6.1. Thời gian thực tập Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 13 tháng 8 năm 2018 đến 23 tháng 12 năm 2018. 1.6.2. Địa điểm thực tập Địa điểm thực tập: Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  17. 8 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Quan điểm về công tác phụ nữ 2.1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin đối với công tác phụ nữ Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: Địa vị của phụ nữ trong xã hội không phải là một hiện tượng riêng biệt tách rời ngoài xã hội, bất di bất dịch, mà gắn liền với sự biến đổi của loài người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội cùng với phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.[11] Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” Ăng-ghen đã chứng minh: - Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có chế độ tư hữu, chưa có bóc lột giai cấp thì phụ nữ chưa bị áp bức bóc lột, chưa bị bất bình đẳng so với nam giới mà còn có địa vị quyết định trong bộ lạc, chế độ mẫu hệ hình thành. - Khi xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ trên cơ sở hình thành sự phân chia giai cấp đầu tiên trong lịch sử (giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ) thì cũng đồng thời diễn ra những thay đổi trong sự phân công lao động xã hội. Nam giới ngày càng chiếm hữu của cải riêng, địa vị được nâng cao và vai trò của phụ nữ bị hạ thấp. Chế độ phong kiến và chế độ tư bản ra sức tăng cường chế độ phụ quyền bằng cả hệ thống pháp luật, chính sách, văn hóa,… làm cho địa vị của người phụ nữ ngày càng bị hạ thấp. Địa vị thấp kém của phụ nữ kéo dài hàng ngàn năm, tình trạng ấy dần dần thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm trở thành phong tục tập quán như tự nhiên của mọi người trong xã hội. - Từ nguồn gốc phụ nữ bị áp bức, chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định: “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xóa bỏ chế độ tư hữu về
  18. 9 tư liệu sản xuất, chế độ xã hội bóc lột giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.[11] Từ thực tế lịch sử, Mác đã khẳng định: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn sẽ không làm nổi” điều này thể hiện vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.[11] Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin còn chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng giai cấp. Các ông cho rằng: Muốn giải phóng phụ nữ thì phải đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên cộng sản chủ nghĩa, như vậy mới xóa bỏ tận gốc sự áp bức đối với phụ nữ và tạo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo mọi quyền lợi của phụ nữ. Ngược lại muốn giải phóng giai cấp, xóa bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải phóng phụ nữ vì: - Thứ nhất, không giải phóng phụ nữ, không huy động được phụ nữ tham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi. - Thứ hai, phụ nữ là một nửa nhân loại, nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì sự nghiệp của giai cấp vô sản chưa thực hiện được.[11] Như vậy, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã rất chú trọng đến lực lượng phụ nữ và chỉ ra được muốn giải phóng xã hội khỏi áp bức bất công thì cần phải có sự tham gia tích cực của phụ nữ.[11] Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng nền tảng quan trọng nhất khi đề cập đến vai trò phụ nữ. 2.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác vận động phụ nữ Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác vận động phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời
  19. 10 đại mới: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và vì quần chúng, trong đó, phụ nữ là một lực lượng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những nội dung sau đây: - Một là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân tộc. - Hai phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. - Ba là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ.[11]  Có ý nghĩa đối với đề tài là tư tưởng, cơ sở tiền đề cho tìm hiểu Hội có hoạt động, phát triển hay phát huy được vai trò của mình. 2.1.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ phụ nữ Phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.[11] Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghị quyết 04 - NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ
  20. 11 Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã nêu ra các quan điểm cụ thể như sau: - Quan điểm thứ nhất, Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, phải xem phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Quan điểm thứ hai, mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam, nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu. - Quan điểm thứ ba, sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.[2] Với Nhà nước thì điều quan trọng nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, nhằm tạo điều kiện phát huy tốt nhất nguồn lực phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.[11] =>Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nước ta. Từ những năm 1930 Đảng ta đã tập hợp, lãnh đạo lực lượng phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể với mục đích là mưu cầu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được giải phóng triệt để. Hội phụ nữ
nguon tai.lieu . vn