Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- HOÀNG VĂN LINH Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ LÔNG MÀU TẠI TRẠI BÙI VĂN ĐÀN, XÃ TRẦN PHÚ, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- HOÀNG VĂN LINH Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ LÔNG MÀU TẠI TRẠI BÙI VĂN ĐÀN , XÃ TRẦN PHÚ, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 – Dược Thú Y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Mai Lan Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại công ty SVT Thái Dương em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt để em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, TS. Đặng Thị Mai Lan đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã động viên, dành những tình cảm vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn!. Thái Nguyên, ngày…tháng… năm 2019 Sinh viên HOÀNG VĂN LINH
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chuẩn bị điều kiện để nuôi gà ........................................................ 27 Bảng 3.2. Nhiệt độ chuồng gà ......................................................................... 28 Bảng 3.3. Thời gian chiếu sáng cho gà ........................................................... 28 Bảng 3.4. Kết quả cho gà ăn ........................................................................... 29 Bảng 3.5. Thành phần giá trị dinh dưỡng ....................................................... 29 Bảng 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ............................................. 30 Bảng 4.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc....................................... 31 Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh cho gà bằng vaccine ....................................... 32 Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở đàn gà tại trại .............................................. 34 Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà thịt lông màu ............................. 35 Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn ....................................... 36 Bảng 4.7. Khả năng tiêu thụ thức ăn (tính chung trống, mái) ........................ 37 Bảng 4.8. Sinh trưởng tích lũy ( g/con ) ......................................................... 38 Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà ................................... 39 Bảng 4.10. Những công tác khác .................................................................... 40
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT cs: Cộng sự m RAN: ARN thông tin ml: Mililit PABA: Axit Paraminobenzonic PTTN: Phát triển nông thôn Nxb: Nhà xuất bản
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 2.1 Điều kiện cơ sở thực tập.............................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 4 2.1.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại ............................................................... 5 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 6 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 6 2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 6 2.2.1. Khái niệm sinh trưởng............................................................................. 6 2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm ............................................................................................ 7 2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ........................................ 11 2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng và gà F1 ........................................................................................................... 14 2.2.5. Một số bệnh thường gặp trên gà thịt ......................................................... 16 2.2.6. Giới thiệu thuốc sử dụng trong đề tài.................................................... 19 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 20
  7. v 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 23 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.........25 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 25 3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi ...................................................... 25 3.4.1. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 25 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 3.4.3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà tại trại........................................... 26 Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................. 30 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại nơi thực tập ............. 30 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 30 4.2. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị cho đàn gà tại cơ sở................... 33 4.2.1. Tình hình mắc bệnh của đàn gà ............................................................ 33 4.2.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà tại cơ sở ............................................ 35 4.3. Tỷ lệ nuôi sống và khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà ........................ 36 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................... 36 4.4. Công tác khác ........................................................................................... 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41 5.1. Kết luận .................................................................................................... 41 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 PHỤ LỤC
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó sản xuất nông nghiệp đã trở thành nghề truyền thống và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 6 năm 2018, ước đàn bò có 5,58 triệu con; tăng 2,2%; trong đó bò sữa có 310 nghìn con, tăng 5,6%; đàn trâu có 2,48 triệu con, giảm 1%; đàn gia cầm khoảng 378 triệu con, tăng 5,2%; đàn lợn có 26,42 triệu con, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Việt Nam là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, trứng, sữa ... ngày càng cao. Ngành chăn nuôi đã có được sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nên ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gia cầm, với nhiều quy mô khác nhau. Bên cạnh những giống gà và phương thức nuôi truyền thống thì đã xuất hiện những giống gà mới và phương thức nuôi hiện đại, trong đó thực hiện nuôi gà theo phương thức chuồng kín đang được áp dụng ngày càng rộng rãi. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, em tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà lông màu tại trại Bùi Văn Đàn, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”.
  9. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Bùi Văn Đàn - xã Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Nội - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà lông màu nuôi tại trại. - Đánh giá hiệu quả quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà lông màu nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được chi tiết tình hình chăn nuôi tại trại Bùi Văn Đàn - xã Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Nội - Trực tiếp áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà lông màu nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Đánh giá hiệu quả quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà lông màu. Chủ động sáng tạo trong công việc, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ mà cơ sở phân công.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 20km. Có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai Phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức Phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). * Diện tích, đất đai Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 232,94 km²; là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 30,5 vạn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn. Mật độ dân số trung bình 1.309 người/km². Toàn huyện có trên 70.000 hộ dân; người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké với 123 hộ dân, 471 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn... Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua. * Địa hình Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núi sót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía Tây,
  11. 4 sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô. * Điều kiện khí hậu Chương Mỹ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô lạnh. Khí hậu phân hoá theo địa hình. Vùng đồng bằng có độ cao trung bình 5-7 m, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23,8oC; lượng mưa trung bình 1700 - 1800 mm. Vùng đồi gò có độ cao trung bình từ 15 m - 50 m. Khí hậu lục địa có ảnh hưởng gió Lào, nhiệt độ trung bình 23,5oC, lượng mưa trung bình 2.300 - 2.400 mm, là vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18oC. Lượng mưa trung bình trên 2300 mm * Tài nguyên Gồm những loại khoáng sản chủ yếu như đá vôi, đá granít ốp lát, sét Cao Lanh, Đồng, pirít, nước khoáng... 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) đạt: 11.795 tỷ đồng, đạt: 98,9% so với kế hoạch và bằng 111,5% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng 11,5%. Trong đó: - Về sản xuất Công nghiệp - (theo giá cố định 2010) đạt: 6.730 tỷ đồng đạt: 98,5% kế hoạch và bằng 113,1% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng đạt: 13,1%. Trên địa bàn hiện có trên 356 doanh nghiệp và trên 12.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại
  12. 5 hiệu quả kinh tế. Đã tổ chức 71 lớp dạy nghề với 2.800 học viên bằng chương trình khuyến công của huyện với kinh phí 2,9 tỷ đồng. Toàn huyện có 175/215 làng có nghề. Trong đó: Có 34 làng được thành phố công nhận làng nghề. - Về Thương mại - dịch vụ - du lịch:Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (giá cố định 2010) đạt: 2.175 tỷ đồng đạt 100,6% kế hoạch và bằng 119,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 19,7%. - Sản xuất Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản (giá cố định 2010) đạt 2.890 tỷ đồng đạt 98,5% so kế hoạch và bằng 102,6 % so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 2,6%. - Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực đạt 123.693 tấn, đạt 112,4% kế hoạch; riêng thóc đạt 115.190 tấn đạt 113 % kế hoạch. - Về chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất 170 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch và bằng 113% so với cùng kỳ. 2.1.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại Với sự đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và giảm công sức lao động trang trại đã có những đầu tư về cơ sở vật chất như sau: - Trang trại được xây mới và hoạt động năm 2016, trại được thiết kế xa khu dân cư, có hàng rào bao quanh và camera theo dõi, sân trại được bê tông hóa. - Được lắp đặt, trang bị máng ăn, máng uống uống tự động, mỗi trại gồm 4 đường ăn tự động và 4 đường nước tự động, nền trại cán bê tông và mái được lợp bằng tôn xốp cách nhiệt. - Có 1 kho thức ăn, 1 máy phát điện, mỗi chuồng 6 quạt thông gió và mỗi trại có 1 máy heater và 1 lò than được thiết kế bên ngoài chuồng , 1 lò gồm có 3 bếp nhỏ. - Trong mỗi chuồng có 2 nhiệt kế và các cảm biến nhiệt để theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi.
  13. 6 - Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng nước giếng khoan và có các bể chứa khử nước. - Hệ thống điện trại sử dụng dòng điện 3 pha và được lắp thiết bị cảnh báo mất điện. - Diện tích chuồng trại là 2400 m² gồm 2 dãy chuồng, mỗi chuồng nuôi 5.000 con và có chiều dài 45m, chiều rộng 15m. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại - 01 kĩ sư - 02 công nhân - 01 sinh viên thực tập - 01 chủ trang trại. Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại tạo điều kiện cho cho sinh viên chỗ ăn, chỗ ở và sinh hoạt cùng quản lý, công nhân của trại. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi: + Trại được xây dựng trên một bãi đất rộng cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh. + Trại được xây dựng theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay. - Khó khăn: + Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Khái niệm sinh trưởng Là một sinh vật, hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
  14. 7 Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [16], đã đưa ra khái niệm: sinh trưởng của cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên (1992) [7], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. 2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm 2.2.2.1. Những chỉ tiêu sản xuất của gà thịt - Tỷ lệ nuôi sống: Là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không những là thước đo việc thực hiện qui trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm. - Sinh trưởng: + Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Đồ thị sinh trưởng tích lũy có hình chữ S. + Sinh trưởng tuyệt đối: Là hiệu số của khối lượng cơ thể cuối kỳ và khối lượng cơ thể đầu kỳ chia cho thời gian giữa hai kỳ cân. Đồ thị sinh tuyệt đối có hình parabol. + Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
  15. 8 tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. - Tiêu thụ thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mỗi loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ... Thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu nhận và năng suất của mỗi đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận có một ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm. - Hệ số chuyển hóa thức ăn: Thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá thành sản phẩm chăn nuôi. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Hiện nay ở các nước tiên tiến, người ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 - 60 ngày tuỳ theo các giống khác nhau. - Thành phần và tỷ lệ cấu thành thân thịt gà khi giết mổ: + Tỷ lệ thân thịt (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt và khối lượng sống. + Tỷ lệ thịt lườn:là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt lườn với khối lượng thân thịt.Tách thịt lườn bằng cách: rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân. + Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực với khối lượng thân thịt.
  16. 9 + Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng thân thịt. - Chỉ số sản xuất (Performance index - PI): Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, FCR và thời gian nuôi. - Chỉ số sản xuất (Economic number - EN): EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn. 2.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm - Ảnh hưởng của dòng giống Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [16] thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. - Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể còn do yếu tố tính biệt quy định, trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo Phùng Đức Tiến (1997) [10], đã xác định biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và Dumington (1978) [14] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Brandsch A.và Bichel H 1978) [1].
  17. 10 - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Theo Chambers J. R. (1990) [16] thì tương quan giữa khối lượng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng về protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gà ở các giai đoạn khác nhau. - Ảnh hưởng của môi trường Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh; nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr K. W, 1992 [15]). Chế độ chiếu sáng ảnh hưởng tới khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Tổng thời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1 ngày đến 4 tuần khoảng 20 - 24 giờ và 10 - 18 giờ cho gà từ 5 tuần đến xuất bán Nguồn cây trồng vật nuôi(2015) [18]. Đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá
  18. 11 trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia súc, gia cầm tuân theo. 2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm. - Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác. Do đó, để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2001 [5]). * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy thức ăn, chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Vịt, ngỗng có các răng ngang ở mép nhỏ chứa nhiều đầu mút dây thần kinh, có tác dụng cảm giác. Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amylaza nên có ít tác dụng tiêu hóa. Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu rồi vào thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
  19. 12 * Tiêu hóa ở diều Diều gà hình túi ở thực quản chứa được 100 - 120g thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn vào thẳng phần dưới thực quản và dạ dày không qua túi diều (Cây trông vật nuôi, 2015) [19]. * Tiêu hóa ở dạ dày - Tiêu hóa ở dạ dày tuyến Dạ dày tuyến giống như cái túi, gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ, màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển. Ở đây các tuyến tiết ra pepsin và axit muối. Vì vậy, tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH = 3,1 - 4,5. Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohydric, enzym và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohydric. Các tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên (Trần Long, 1994) [4]. - Tiêu hóa ở dạ dày cơ Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan. Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (ở lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn (đắng, chua) sau đó thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (ở thực quản và diều), qua diều tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức ăn đi thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều). Dưới ảnh hưởng của men amylaza của tuyến nước bọt, tinh bột được đường hóa do quá trình phân giải ở diều. Thời gian thức ăn ở diều phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút còn khối lượng lớn thì vài giờ.
  20. 13 Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại ở đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30 phút: Gà khoảng 11,3 ml; còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất. Sau khi ăn dịch vị tiết nhiều hơn. * Tiêu hóa ở ruột Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào tá tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn. Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH dao động trong những phần khác nhau của ruột. Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic, lypolytic và cả men enterokinaza. Dịch tụy là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm (pH = 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCO3...). Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin, cacbosipeptidaza, amylaza, mantaza, invertaza và lipaza. Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này. Các men amylaza và mantaza phân giải các polysacarit thành các monosacarit như glucoza. Lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành glyserin và axit béo. Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở
nguon tai.lieu . vn