Xem mẫu

  1. V T V T TR Ờ I HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC THÙY DUNG CHO VAY TIÊU DÙNG ỐI V I KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN T NGÂN T Ổ Ầ ẦU T V T TR Ể V T – S KHÓA LUẬN TỐT NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ Í , Ă 2018
  2. V T V T TR Ờ I HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦ Ọ T ÙY U CHO VAY TIÊU DÙNG ỐI V I KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN T T Ổ Ầ ẦU T V T TR Ể V T – S KHÓA LUẬN TỐT NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ:7340201 Ờ NG DẪN KHOA HỌC TS. VĂ TUẤN TP. HỒ Í , Ă 2018
  3. `i Tóm tắt Cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống và mức phổ cập tài chính cho ngƣời dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng của tài chính tiêu dùng với những điều kiện lý tƣởng nhƣ nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số lớn với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Xu hƣớng mở rộng tiêu dùng trong nƣớc và mức thu nhập của ngƣời dân đang ngày đƣợc nâng cao là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả trong thời gian tới. Theo kịp với xu hƣớng phát triển sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng, cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn cũng đƣợc quan tâm phát triển. Mục tiêu của khóa luận là đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng và các nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại. Dựa trên hệ cơ sở lý luận và các số liệu thu thập đƣợc từ chi nhánh, tác giả đánh giá cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn đã có bƣớc phát triển đáng kể cả về dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng và hiệu quả hoạt động mang lại. Tuy nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế của tình hình cho vay tiêu dùng mà BIDV Đông Sài Gòn cần khai thác và đối mặt giải quyết để mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng một cách hiệu quả. Vì vậy, khóa luận đƣa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp để BIDV Đông Sài Gòn khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
  4. `ii Abstract Consumer loan plays a vital role in improving the quality of life and the level of financial access for people, contributing to the stability and development of the country's economy. Vietnam is considered as a potential market of consumer finance with ideal conditions such as the development stage of economy, the scale of the population is large with a high proportion of working age population. Tendency to expand domestic consumption and increase income levels of polulation which are favorable conditions to boost Vietnamese consumer loan market will continue to develop effectively in the future. Keeping up with the development trend of banking products and services, consumer loan at BIDV Dong Saigon was also developed. The goal of this thesis is to evaluate the situation in the consumer loan in branch, based on the system of evaluation indicators for consumer loan and the factors (subjective and objective) affect to consumer loan of commercial banks. Based on the theoretical basis and the data collected from the branch, the author reviewed that consumer loan at BIDV Dong Saigon had significant developments both in outstanding loans, the number of customers and performance. However, the consumer loan of the branch has not really matched with its potentials and advantages. In addition, there are some challenges of consumer loan in BIDV Dong Saigon which are needed to exploit and deal with in order to effectively expand consumer loan in the bank. Therefore, the thesis presents appropriate recommendations and solutions for BIDV Dong Saigon to exploit their full potential and strengths. As a result, this branch can expand business activities, minimize risks and increase profitability in business operations.
  5. `iii LỜ Khóa luận “Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng T ầu tư và hát triển Việt Nam – hi nhánh ông Sài òn” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tác giả khóa luận
  6. `iv LỜI CẢ Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo, tiến sĩ Ngô Văn Tuấn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó cũng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng của trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu, là cơ sở để hoàn thành đề tài khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Đặc biệt là các cán bộ của phòng Khách hàng cá nhân đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp ý kiến từ các thầy cô để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Ngọc Thùy Dung
  7. `v M CL C Tóm tắt ..............................................................................................................................i Abstract ........................................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... x LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................ 7 1.1. Các vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại .................. 7 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ....................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng ........................................................................ 8 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng ......................................................................... 9 1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng .................................................................... 10 1.2. Chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng ................................................................. 12 1.2.1. Số lƣợng khách hàng cho vay tiêu dùng .................................................... 12 1.2.2. Doanh số cho vay tiêu dùng....................................................................... 13 1.2.3. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng ............................................................................ 14 1.2.4. Doanh thu lãi cho vay tiêu dùng ................................................................ 15 1.2.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng .......................................................................... 15 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng ................. 16 1.3.1. Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 16 1.3.2. Nhân tố khách quan ................................................................................... 18 1.4. Kinh nghiệm về cho vay tiêu dùng tại một số nƣớc trên thế giới .................... 20 1.4.1. Ngân hàng Eastern Bank Ltd. (EBL) tại Bangladesh ................................ 20
  8. `vi 1.4.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cộng hoà Liên bang Nga ........................ 21 1.4.3. Phát triển cho vay nhà ở tại Trung Quốc ................................................... 22 1.4.4. Luật hạn chế lãi suất tại Nhật Bản ............................................................. 24 1.4.5. Hƣớng dẫn cho vay tiêu dùng tại châu Âu ................................................ 25 Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN ............................. 28 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn ................................................................................................... 28 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng BIDV ........................................................ 28 2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn ....................................... 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 30 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017 ................................. 32 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn từ năm 2015 - 2017 .......................................................................................................................... 35 2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng ...................................................................... 35 2.2.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng ...................................................................... 38 2.2.3. Hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn ............................................................................... 40 2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn .................... 42 2.3.1. Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng........................................................... 42 2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng....................................................................... 43 2.3.3. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng ............................................................................ 44 2.3.4. Doanh thu lãi từ cho vay tiêu dùng ............................................................ 48 2.3.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng .......................................................................... 49 2.4. Đánh giá cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn...................... 51 2.4.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 51 2.4.2. Hạn chế ...................................................................................................... 52
  9. `vii Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................... 53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN ............ 54 3.1. Định hƣớng phát triển của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn............................. 54 3.2. Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn ......................................................................................... 55 3.2.1. Kiến nghị cho BIDV Đông Sài Gòn .......................................................... 55 3.2.2. Kiến nghị cho hội sở BIDV ....................................................................... 60 Tóm tắt chƣơng 3 ........................................................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 62 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  10. `viii DANH M C TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CV Cho vay CVTD Cho vay tiêu dùng HĐQT Hội đồng quản trị KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo
  11. `ix DANH M C BẢNG Trang Bảng 2.1 Mô hình phân tích 7S McKinsey của BIDV Đông Sài Gòn 30 Bảng 2.2 Một số kết quả đạt đƣợc của BIDV Đông Sài Gòn 32 Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017 33 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 34 Bảng 2.5 Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV 38 Bảng 2.6 Cơ cấu xếp loại khách hàng cá nhân 41 Bảng 2.7 Cơ cấu xếp loại tài sản đảm bảo 41 Bảng 2.8 Ma trận xếp hạng khoản vay tiêu dùng 42 Bảng 2.9 Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng qua các năm 42 Bảng 2.10 Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.11 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 44 Bảng 2.12 Cơ cấu cho vay tiêu dùng của BIDV giai đoạn 2015 – 2017 45
  12. `x DANH M C HÌNH Trang Hình 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV 28 Hình 2.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 47 Hình 2.3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo 48 Hình 2.4 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 49 Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng 50
  13. `1 LỜI MỞ ẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 và nhanh trở thành một xu thế tất yếu gắn với sự phát triển của nền kinh tế ở khắp các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đã ổn định và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, đời sống ngƣời dân cũng ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, do vậy nhu cầu mua sắm và hƣởng thụ đời sống của ngƣời dân cũng ngày một gia tăng. Nắm bắt đƣợc tình hình đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam đã triển khai loại hình cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân (KHCN) cũng nhƣ để theo kịp xu thế chung của thế giới. Có thể nói sự ra đời của cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết, không những giúp ngƣời dân đảm bảo chất lƣợng cuộc sống, mà thông qua đó nâng cao sự hiểu biết về mặt tài chính của ngƣời dân, góp phần ổn định kinh tế và công bằng xã hội cho đất nƣớc. Nhiều chuyên gia nhận định rằng tiềm năng thị trƣờng vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, do chƣa có nhiều công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nên thị trƣờng cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác. Theo một thống kê của Viện chiến lƣợc ngân hàng năm 2016, các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang tập trung hƣớng đến 15,8 triệu khách hàng tiềm năng của dịch vụ cho vay tiêu dùng và 30 triệu khách hàng dƣới chuẩn. Tuy nhiên, mặc dù với tiềm năng thị trƣờng lớn nhƣng cho vay tiêu dùng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt là mức độ tiếp cận của ngƣời dân với các tổ chức tín dụng còn thấp. Ở Việt Nam, gần 47% ngƣời dân vay tiền nhƣng trong số đó chỉ có 18,5% là vay từ các tổ chức tín dụng, còn lại phần lớn là vay từ ngƣời thân, bạn bè hoặc các kênh không chính thức (Thanh Mai 2017). Hiện tƣợng này đã dẫn đến hệ lụy là sự xuất hiện của “tín dụng đen” cho vay nặng lãi, gây ra nhiều vấn nạn nhức nhối cho xã hội. Hơn nữa những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân đã có nhiều sự thay đổi, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải
  14. `2 có những mô hình thay đổi phù hợp cùng với những giải pháp hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh trong thị trƣờng cho vay đầy tiềm năng này. Thấy đƣợc những tiềm năng và thế mạnh của thị trƣờng cho vay tiêu dùng, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đang tập trung nguồn lực để phát triển thị trƣờng này, và ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là chi nhánh Đông Sài Gòn những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh dƣ nợ tín dụng tiêu dùng, từng bƣớc cải thiện quy trình, quy chế cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy vậy về chính sách và quy chế cho vay tại chi nhánh vẫn còn những vƣớng mắc nhất định, làm ảnh hƣởng đến khả năng tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh. Từ những lý do và thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng T ầu tư và hát triển Việt Nam – Chi nhánh ông Sài òn” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình, để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn và đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng và hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho vay tiêu dùng luôn là một vấn đề “nóng” đƣợc các nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân với mong muốn góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, giúp mảng cho vay này đƣợc triển khai rộng khắp đến ngƣời dân và theo kịp với thị trƣờng cho vay tiêu dùng thế giới. Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực cho vay tiêu dùng có thể kể đến nhƣ: Khuất Duy Tuấn, Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng – Xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Ngân hàng số 9, 2005. Bài viết đã nêu bật đƣợc những đặc điểm, phƣơng thức cho vay cũng nhƣ tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng. Tác giả cũng đã cho thấy đƣợc triển vọng của thị trƣờng cho vay tiêu dùng
  15. `3 tại Việt Nam ở một số khía cạnh nhƣ là: Cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chửa nhà ở, cho vay qua thẻ, cho vay tiêu dùng thông thƣờng. Trần Ngọc Minh, Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, 2011. Tác giả nhấn mạnh vào việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 - 2010 bao gồm: Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1, các sản phẩm dịch vụ, thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1. Đồng thời tác giả cũng đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1. TS. Vũ Văn Thực, Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 19, 2014. Bài viết này tập trung vào việc đánh giá khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, những nguyên nhân hạn chế trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này nhƣ: Xây dựng chiến lƣợc cho vay tiêu dùng, mở rộng thị trƣờng cho vay, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ,… Nhìn chung các công trình này hầu hết đề cập đến cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng, các hình thức cho vay tiêu dùng đƣợc các ngân hàng áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu, các chỉ tiêu giúp đánh giá cho vay tiêu dùng, tầm quan trọng và ý nghĩa của cho vay tiêu dùng cũng nhƣ các thực trạng và xu thế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong giai đoạn đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình chƣa đề cập sâu đến những giải pháp để mở rộng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Đây là khoản thời gian có nhiều sự đổi mới trên thị trƣờng cho vay tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng đƣợc triển khai đa dạng và phong phú hơn, nhu cầu vay của ngƣời dân cũng có sự thay đổi. Ngoài ra, sự tham gia ngày càng nhiều của tổ chức tín dụng khác (công ty tài chính, công ty
  16. `4 Fintech,…) làm gia tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trƣờng này. Cùng với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế nhƣ tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dƣ nợ đạt 18% cán mốc hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm 2017 (Ngọc Toàn 2018) và thu nhập bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng ổn định cho thấy rằng thị trƣờng cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2018. Do vậy cần có những giải pháp phù hợp hơn để các ngân hàng thƣơng mại mở rộng mảng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Khóa luận đƣợc thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn có thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình để mở rộng cho vay tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. 3.2. Mục tiêu cụ thể Khóa luận nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề sau: - Những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng, từ đó thấy đƣợc sự cần thiết của việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. - Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. - Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Các ngân hàng thƣơng mại cần làm gì để mở rộng cho vay tiêu dùng? Kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng có thể đƣợc đánh giá qua những tiêu chí cơ bản nào? - Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn hiện nay? - Để mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn cần làm gì?
  17. `5 5. ối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. Phạm vi: - Nội dung: Đề tài đề cập đến nội dung cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. - Không gian: Đề tài xem xét cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. - Thời gian: Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 6. hương pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp tiếp cận Tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận về cơ sở lý thuyết để tìm kiếm và tổng hợp các cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng cũng nhƣ những chỉ tiêu đƣợc các nghiên cứu trƣớc sử dụng để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại. 6.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp là số liệu từ các báo cáo tài chính của BIDV và các báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Đông Sài Gòn từ năm 2015 đến 2017. Tổng hợp các số liệu đƣợc công khai của Ngân hàng Nhà nƣớc, Viện chiến lƣợc ngân hàng và một số trang báo lớn uy tín trong và ngoài nƣớc. 6.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu Tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính để đánh giá cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của ngân hàng BIDV thông qua mô hình phân tích 7S McKinsey. Bên cạnh đó, tác giả dựa vào các số liệu đã thu thập đƣợc để phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Khóa luận sẽ cung cấp tài liệu về đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá. Qua đó đề ra
  18. `6 các giải pháp giúp cho BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn mở rộng và phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. 8. Kết cấu Khóa luận có bố cục bao gồm 3 nội dung chính Chƣơng 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại. Trong chƣơng nay khóa luận tập trung vào việc trình bày các nội dung gồm: cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu dùng để đánh giá cho vay tiêu dùng và các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại, kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ một số nƣớc trên thế giới. Chƣơng 2: Thực trạng về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Chƣơng 2 sẽ giới thiệu tổng quan về BIDV và chi nhánh Đông Sài Gòn. Tìm hiểu về quy trình cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho vay tiêu dùng và hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đƣợc áp dụng ở BIDV Đông Sài Gòn. Tác giả dựa vào các chỉ tiêu đã trình bày ở chƣơng 1 để đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn trong giai đoạn 2015 – 2017, từ đó tác giả đƣa ra những đánh giá phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn. Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Dựa vào các số liệu đã đƣợc phân tích ở chƣơng 2 cùng với những định hƣớng phát triển của BIDV Đông Sài Gòn trong tƣơng lai, trong chƣơng 3 tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị và giải pháp phù hợp giúp ngân hàng phát triển hoạt động cho vay này trong tƣơng lai.
  19. `7 C 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG T I NGÂN T I 1.1. Các vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trong đó “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, cho vay tiêu dùng đƣợc giải thích là khoản vay mà “tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó”. Ngoài ra Thông tƣ số 43/2016/TT-NHNN Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng quy định rõ nhƣ sau: “ Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vƣợt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dƣ nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.” Nhƣ vậy, cho vay tiêu dùng là mối quan hệ kinh tế giữa một bên là khách hàng cá nhân và một bên là ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Cho vay tiêu
  20. `8 dùng là sự phát triển tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, sự phát triển của cho vay tiêu dùng cũng phản ánh tính hiệu quả của quá trình điều hành, quản lý và hoạt động của hệ thống tài chính trong nƣớc. Có thể nói đây là một sản phẩm tín dụng rất hữu ích trong cuộc sống và có những tác động tích cực đến xã hội và nền kinh tế. Vì vậy những năm gần đây, các ngân hàng thƣơng mại đang rất chú trọng mở rộng mảng cho vay này để đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. 1.1.2. ặc điểm cho vay tiêu dùng a. Quy mô Cho vay tiêu dùng hƣớng đến nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình vì thế lƣợng khách hàng của loại hình cho vay này khá lớn nhƣng các khoản vay thƣờng có quy mô nhỏ và giá trị không cao (do khách hàng vay chủ yếu là để phục vụ nhu cầu chi tiêu). Bên cạnh đó việc thu thập thông tin của nhóm khách hàng này dễ gặp khó khăn vì chất lƣợng thông tin tài chính mà khách hàng cung cấp khó xác định. b. Chi phí Chi phí của vay tiêu dùng cao do các khoản vay có quy mô nhỏ, kỳ hạn vay ngắn nhƣng số lƣợng vay lớn, việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo đƣợc tính chính xác nên dẫn đến các chi phí nhƣ: chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ,… tính trung bình trên một đơn vị vốn vay là cao hơn bình thƣờng. c. Rủi ro Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay có độ rủi ro cao do nguồn trả nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thu nhập và tình hình tài chính của từng cá nhân hoặc hộ gia đinh. Nguồn tài chính này dễ bị biến động và phụ thuộc vào nhiều nhƣ: tình hình kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, dịch bệnh, thiên tai,… Mặt khác, cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín của khách hàng đƣợc đánh giá bởi tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng sẽ có rủi ro cao do thông tin mà ngân hàng có đƣợc là do khách hàng cung cấp nhƣng chất lƣợng
nguon tai.lieu . vn