Xem mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 47/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 23 tháng 02 năm 2017

KẾ HOẠCH
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
“Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt
chiếu” xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2017 – 2020

Căn cứ Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 09/9/2013, Quyết định
số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia;
Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Đồng Tháp triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long
Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, Định Yên, huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 – 2020, với những nội dung cụ thể như sau:
A. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ ĐÓNG XUỒNG GHE VÀ DỆT
CHIẾU
“Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt
chiếu” xã Định An, xã Định Yên, huyện Lấp Vò ra đời từ rất lâu, trải qua quá
trình phát triển đến nay đã để lại giá trị di sản văn hóa quý báu. Sự phát triển của
hai làng nghề này đã giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều sản
phẩm mới ra đời thay thế, nhu cầu sử dụng sản phẩm làng nghề giảm dần; nhiều
hộ sản xuất làng nghề, để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh
tranh đã chuyển sang sản xuất bằng máy thay vì thủ công đã làm mất tính hấp
dẫn của sản phẩm và nhất là mặc dù đã tồn tại từ lâu đời, nhưng hạ tầng kinh tế kỹ thuật, giao thông đi lại của làng nghề rất khó khăn; một số qui định mới
không phù hợp (Ví dụ qui định về đăng kiểm sản phẩm ghe tàu áp dụng chung
cho tất cả các sản phẩm phương tiện giao thông, yêu cầu phải có thiết kế được
phê duyệt mới được đăng kiểm đưa vào hoạt động); … đặt làng nghề trước
những thách thức mới, mai một theo thời gian, cần phải có kế hoạch để bảo tồn,
phát huy giá trị để tiếp tục phát triển trong điều kiện mới và lưu truyền cho đời
sau.
B. KẾ HOẠCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Bảo tồn, đưa hoạt động làng nghề thủ công truyền thống Đóng xuồng,
ghe xã Long Hậu, huyện Lai Vung và làng nghề thủ công truyền thống Dệt
chiếu xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, góp phần tạo việc làm, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần và sức sáng tạo của nhân dân về hai nghề truyền
thống này.
- Quảng bá, nâng cao hình ảnh của tỉnh Đồng Tháp, bảo vệ và phát huy
giá trị của di sản văn hóa gắn kết với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị và cộng
đồng về nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia nói chung, làng nghề thủ công truyền thống Đóng xuồng, ghe xã Long Hậu,
huyện Lai Vung và làng nghề thủ công truyền thống Dệt chiếu xã Định An,
Định Yên, huyện Lấp Vò nói riêng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; từng bước xây
dựng phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ di sản.
2. Yêu cầu:
- Kế hoạch bảo tồn và phát huy phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và nếp sinh hoạt của cộng đồng
dân cư trên địa bàn huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò nói riêng, địa bàn tỉnh
Đồng Tháp nói chung.
- Phân kỳ giai đoạn đầu tư bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải phù hợp
với khả năng và nguồn lực địa phương. Trong đó, chú trọng hiệu quả bảo tồn di
sản – tài nguyên du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường, để công tác bảo tồn và
phát huy giá trị của làng nghề phát triển bền vững.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2017 – 2018:
- Tiến hành khảo sát lại thực trạng làng nghề, đặc biệt là những khó khăn
về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, những chính sánh
không phù hợp để có kế hoạch xây dựng, điều chỉnh phù hợp hỗ trợ làng nghề
phát triển.
- Nghiên cứu thị trường những sản phẩm phục vụ đời sống đương đại trên
cơ sở tận dụng tay nghề của nghệ nhân, nguyên liệu tận dụng của làng nghề…
(Ví dụ như mô hình xuồng, ghe, tàu dùng trong trang trí phục vụ làm quà tặng,
hoặc làm gia tăng trong chuỗi giá trị của các sản phẩm khác như hoa kiểng; sản
phẩm lác, không chỉ dệt chiếu mà còn làm giỏ xách, bình hoa, khăn trải bàn ăn,
tranh chiếu…). Tổ chức thi chế tác sản phẩm truyền thống và sản phẩm phục vụ
du lịch, lựa chọn những sản phẩm phù hợp để đưa vào sản xuất, tiêu thụ.
- Khôi phục phiên chợ đêm (chợ ma) Nghề dệt chiếu Định An, Định Yên.

2

- Xây dựng mô hình nghệ nhân hoặc liên kết giữa các nghệ nhân với
doanh nghiệp để sản xuất, chuyển đổi làm phong phú sản phẩm làng nghề, nhất
là các sản phẩm gắn với quà tặng du lịch và kéo dài chuỗi giá trị của các ngành
hàng khác có khả năng tiêu thụ rộng trên thị trường.
- Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông nội bộ làng nghề và
kết nối giao thông giữa làng nghề với các trung tâm đô thị, gắn với xây dựng
tour – tuyến, đưa khách du lịch tham quan làng nghề. Từ đó rút kinh nghiệm,
nhân rộng mô hình trong những giai đoạn tiếp theo.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư sản xuất, xúc tiến và phân
phối sản phẩm của “Nghề đóng xuồng, ghe” và “Nghề dệt chiếu” đến thị trường
trong và ngoài nước.
2. Giai đoạn 2019 – 2020:
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, đặc biệt là giao thông, nước
sạch.
- Nhân rộng mô hình sản phẩm làng nghề phục vụ đời sống đương đại;
hoạt động của làng nghề với sản phẩm du lịch phục vụ du khách tham quan, trải
nghiệm tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
- Tiến hành tổng kiểm kê di sản, đánh giá thực trạng, bổ sung hồ sơ khoa
học di sản văn hóa.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa quốc gia.
- Tăng cường công tác quảng bá hoạt động và sản phẩm làng nghề đến thị
trường trong và ngoài nước.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân về
giá trị to lớn của “Nghề đóng xuồng, ghe” và “Nghề dệt chiếu” là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia; nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ
chức và mỗi cá nhân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
quốc gia trong sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư gắn với trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị-xã
hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa trong các tầng lớp nhân dân, trong các đoàn viên, hội
viên tạo sự đồng thuận cao và hưởng ứng tích cực của nhân dân về duy trì, bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo các sản phẩm làng
nghề, đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch. Đầu tư tu bổ, nâng cấp

3

một số tuyến giao thông đường bộ và hạ tầng cơ sở, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy phát triển làng nghề gắn với khai thác du lịch.
3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả di sản văn hóa.
- Hệ thống, biên soạn các tài liệu về quy trình thực hành di sản văn hóa
quốc gia Nghề thủ công truyền thống thành những tài liệu chính thống nhằm bảo
tồn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, hấp dẫn khách du lịch từ nguyên liệu của
nghề.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân có công đóng góp xây
dựng và phát triển làng nghề.
4. Nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền có chính sách về đất đai,
tín dụng, thuế, mặt bằng giới thiệu sản phẩm, xúc tiến mua bán mở rộng thị
trường tiêu thụ…đối với hoạt động của các làng nghề.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép các Chương trình, Dự án về phát triển
văn hóa, Đề án phát triển du lịch, Đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp và
các chương trình phát triển kinh tế – xã hội... nhằm tạo ra nguồn lực lớn hơn để
phát triển làng nghề.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn sự nghiệp văn hóa được bố trí hàng
năm; nguồn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; nguồn vận động
xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện. Đồng thời, lồng ghép
với các Chương trình, Dự án về nông nghiệp, về phát triển văn hóa, chương
trình xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển du lịch, Đề án tạo dựng hình
ảnh tỉnh Đồng Tháp để thực hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du Iịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Lai
Vung, UBND huyện Lấp Vò tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế
hoạch chi tiết và dự toán kinh phí cụ thể cho từng nội dung đã được xác định
theo lộ trình thời gian, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và ban hành chế độ chính sách đãi
ngộ cho nghệ nhân; hướng dẫn thực hiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền tôn
vinh, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ
nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn di sản của địa phương.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trịxã hội và cộng đồng cư dân về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

4

- Phối hợp xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện
công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và hoạt động dịch vụ, du lịch
gắn với di sản, du lịch cộng đồng. Trong đó, chú trọng phương thức truyền nghề
để không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ và phát huy giá trị di sản của làng nghề.
- Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các nhiệm vụ, hoạt
động của các cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện;
kịp thời báo cáo UBND tỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực
hiện.
2. UBND huyện Lai Vung và UBND huyện Lấp Vò:
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn định kỳ xây dựng quy chế, chương
trình, kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia gắn với hoạt động du lịch ở địa
phương. Đặc biệt, chú ý xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề và
xây dựng mô hình làng nghề kết hợp với khai thác du lịch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực đưa vào triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực tham
gia hưởng ứng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia tại địa
phương.
3. Sở Giao thông vận tải:
Có kế hoạch nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ để tiếp cận di sản,
góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với hoạt động
du lịch tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt làm căn cứ bố trí
kế hoạch đầu tư và triển khai thực hiện.
4. Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Cổng
Thông tin điện tự Tỉnh: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa
của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong các tầng lớp nhân dân;
giới thiệu những tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa của địa phương, của tỉnh, quốc gia; giới thiệu các sản phẩm thủ công đạt
trình độ thẩm mỹ cao từ làng nghề truyền thống để người dân, khách hàng biết
nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ làng nghề.
5. Các sở ngành Tỉnh và đơn vị có liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao lồng ghép vào hoạt động của đơn vị nhằm triển khai có hiệu quả
Kế hoạch.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các đơn vị,
địa phương rà soát, kiểm kê và có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức để người dân hiễu rõ và tích cực bảo vệ, phát huy các giá trị

5

nguon tai.lieu . vn