Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |247 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ & QTKD TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TS. Lê Thị Thanh Thủy, TS. Diệp Tố Uyên Khoa Kinh tế & QTKD - Trường ĐH Hùng Vương Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa Kinh tế & QTKD trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc mô hình gắn kết đào tạo với NCKH phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 10 năm đào tạo và nghiên cứu (2010-2020), giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD đã triển khai nghiên cứu và nghiệm thu 126 đề tài NCKH. Bài viết này đề cập đến sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu khoa học trong phát triển kinh tế - xã của tỉnh Phú Thọ. Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào các đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong ngân hàng, phát triển tiềm năng kinh tế du lịch, vấn đề khởi nghiệp trong sinh viên và định hƣớng cho lao động của tỉnh Phú Thọ. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, Kinh tế, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng luôn đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ không chỉ nâng cao khả năng nghiên cứu và trình độ chuyên môn của các giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD mà còn giúp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế. Các đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh tại các địa phƣơng, doanh nghiệp đã giúp đội ngũ giảng viên khoa Kinh tế & QTKD thâm nhập vào thực tế sản xuất kinh doanh và đƣa thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh vào các bài giảng, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng địa phƣơng, từng loại hình doanh nghiệp là căn cứ khoa học để đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã tỉnh Phú Thọ. 2. Kết quả oạt độn n iên cứu o ọc củ iản viên K o Kin tế & QTKD i i đoạn 2010-2020 Các đề tài NCKH của giảng viên khoa Kinh tế & QTKD tập trung vào nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản trị, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế tại các địa phƣơng, các doanh nghiệp, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, kết quả của một số đề tài tiêu biểu tập trung vào các nội dung dƣới đây:
  2. 248| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (i) Nghiên cứu, ề xuất giải ph p thúc ẩy phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản với nhiều sản phẩm có thế mạnh nhƣ lúa chất lƣợng cao, chè, bƣởi, hồng, rau quả, gia cầm, thủy sản, gỗ… Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có bƣớc chuyển dịch tích cực; năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi tăng đều theo từng năm, chất lƣợng ngày càng đƣợc khẳng định; hình thành một số vùng sản xuất tập trung với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao nhƣ: chè, bƣởi, lợn, gia cầm, thủy sản... Năm 2010, đề tài nghiên cứu “Giải ph p thúc ẩy ăng ý thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp ặc sản trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ” do tác giả Đỗ Ngọc Sơn và các cộng sự thực hiện là đề tài trọng điểm cấp trƣờng đã đóng góp nhiều giải pháp có tính ứng dụng cao trong việc thúc đẩy đăng ký thƣơng hiệu của các sản phẩm nông nghiệp đặc sản: Buởi Đoan Hùng, Hồng Gia Thanh, Khoai tầng Thanh Sơn, Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, các đề tài nghiên cứu đƣợc khai thác trên nhiều khía cạnh: Quản lý nhà nƣớc về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; đánh giá sự phát triển kinh tế và tình hình hạch toán kinh doanh ở một số trang trại huyện Phù Ninh, thị xã Phú Thọ; một số giải pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh sản phẩm chè, giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Ba, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trái cây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; chuỗi giá trị sản phẩm vịt trời tại xã Bảo Yên huyện Thanh Thủy, tinh Phú Thọ; nghiên cứu ứng dụng liên kết hợp tác xã nông nghiệp với siêu thị và các kênh hàng chất lƣợng... Sau khi đánh giá thực trạng, các giải pháp đƣợc đề xuất của các đề tài nghiên cứu trên đều có tính ứng dụng cao tại các địa phƣơng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Phú Thọ thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đáng kể là những trả giá cho sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng, đối diện với những thách thức lớn liên quan đến chất lƣợng cuộc sống. Trƣớc tình hình đó UBND tỉnh Phú Thọ đã có chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Tuy nhiên liên quan đến vấn đề kinh tế xanh thì chƣa có tài liệu nào đề cập tới. Quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần hƣớng tới nền “Kinh tế xanh” là lựa chọn hợp lý theo đúng xu hƣớng và sự lựa chọn này cần phải đƣợc nhìn nhận rõ những cơ hội và thách thức. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế xanh và ịnh hư ng vận dụng ở tỉnh Phú Thọ” (Ngô Thị Thanh Tú, 2014) đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ theo tiêu chí kinh tế xanh và đề xuất định hƣớng phát triển kinh tế xanh ở tỉnh Phú Thọ. Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí nh gi hiệu quả quản lý nhà nư c ối v i khu vực kinh tế tư nhân và iên hệ v i tỉnh Phú Thọ” của tác giả Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2021) đã làm rõ bức tranh về thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất đƣợc những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Trong giai đoạn 2010-2020, khu vực kinh tế tƣ nhân đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và có xu hƣớng tăng. Năm 2015, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào GRDP của tỉnh là 78,53%, đến năm 2019 đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào GRDP của tỉnh là 78,72%. Thuế và các khoản đã nộp của doanh nghiệp vào ngân sách của tỉnh cũng có xu hƣớng tăng nhanh, bình quân tăng 17,2%/năm. Trong quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy những thành tựu
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |249 nổi và có những bƣớc tiến đáng kể. Tuy nhiên, quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ hệ thống chính sách, cơ chế quản lý chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế tƣ nhân; công tác quy hoạch, kế hoạch còn và hiệu quả thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch chƣa cao; thủ tục hành chính chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mới; hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát còn bất cập. Do đó, để góp phần giải quyết đƣợc các bất cập trong quản lý nhà nƣớc và đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, đề tài đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá gồm 05 nhóm tiêu chí về cụ thể hóa các văn bản của nhà nƣớc liên quan đến khu vực kinh tế tƣ nhân; về xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân; về thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân; về thanh tra, kiểm tra khu vực kinh tế tƣ nhân; về kết quả, hiệu quả phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. (ii) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ hoạt ộng hạch toán kế toán, công tác quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, ngân hàng trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Khoa Kinh tế & QTKD đã có nhiều đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều đề tài nghiên cứu tập trung phản ánh, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các phần hành kế toán bán hàng, kế toán tiền lƣơng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh, kế toán hàng tồn kho, kế toán nguyên vật liệu… tại các doanh nghiệp nhƣ công ty cổ phần xây dựng Sơn Hà, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú, công ty cổ phần cơ giới Vạn Thắng, công ty cổ phần Bia rƣợu Sài Gòn - Đồng Xuân, các doanh nghiệp may trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ… Các giải pháp hoàn thiện các phần hành kế toán không chỉ trên lĩnh vực kế toán tài chính mà còn cả trên lĩnh vực kế toán quản trị đã đƣợc các doanh nghiệp đánh giá rất cao, đã đƣợc áp dụng vào thực tế tại doanh nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế. Năm 2010, đề tài nghiên cứu “Giải pháp kế toán Exel cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số doanh nghiệp trên ịa bàn thành phố Việt Trì” của tác giả Trần Quốc Hoàn và cộng sự (Đỗ Thị Minh Hƣơng và Diệp Tố Uyên) thực hiện sau khi đƣợc nghiệm thu cấp cơ sở đã đƣợc nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký áp dụng vào công tác hạch toán. Thành công của đề tài là thiết kế đƣợc một công cụ hạch toán cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng với ƣu điểm đơn giản, dễ sử dụng, giá thành rẻ hơn nhiều so với các phần mềm kế toán. Cho đến hiện tại, công cụ hạch toán này đã đƣợc cải tiến với nhiều tính năng ƣu việt hơn, có thể cải biến cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại từng đơn vị cụ thể. Ngoài ra, những vấn đề về kế toán quản trị hiện đại cũng đƣợc các nhóm nghiên cứu tiếp cận, khai thác và nghiên cứu để phục vụ cho sự phát triển bền vững của địa phƣơng. Có thể kể đến yếu tố về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ” (TS. Diệp Tố Uyên và cộng sự, 2021). Nghiên cứu này đã chỉ ra các tác động của việc thực thi các khía cạnh trách nhiệm xã hội đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này khuyến khích các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích của các bên liên quan nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, ngƣời lao động, môi trƣờng, Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng. Tiếp cận với lĩnh vực tài chính ngân hàng, các đề tài nghiên cứu gần đây đã tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng, nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính
  4. 250| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo dự án đầu tƣ trong cho vay trung và dài hạn, một số giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cƣờng công tác huy động vốn ... tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh tập trung phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp trong quản lý kinh doanh nhƣ: nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân và liên hệ với tỉnh Phú Thọ, chiến lƣợc Marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tƣ phát triển tỉnh Phú Thọ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Giấy Việt Nam, quản lý chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp... Đối với tỉnh Phú Thọ hiện nay, khái niệm văn hóa doanh nghiệp không còn quá mới mẻ, song cũng ít đƣợc các công ty chú trọng. Chính vì vậy, nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đƣợc các nhà khoa học trẻ quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ từ bài học kinh nghiệm của Tập oàn viễn thông quân ội và công ty c phần viễn thông FPT” (Vũ Huyền Trang và cộng sự, 2014) đã cung cấp các cơ sở lý luận, các bài học kinh nghiệm thực tiễn giúp các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm tốt hơn nữa trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. (iii) Nghiên cứu tiềm năng ph t triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ Phú Thọ có lịch sử lâu đời, đƣợc coi là mảnh đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu nhƣ Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy và hai Di sản văn hóa đã đƣợc UNESCO vinh danh là Hát xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều tiềm năng, danh thắng cùng nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo khác với hàng trăm di tích, lễ hội độc đáo mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vƣơng. Đây thực sự là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, tạo cho Phú Thọ cơ hội lớn để phát triển du lịch tâm linh, du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dƣỡng. Chính vì vậy, nghiên cứu các vấn đề phát triển tiềm năng kinh tế du lịch địa phƣơng đang là một hƣớng nghiên cứu mới, có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” năm 2011 và đề tài “Tác động của khu di tích lịch sử Đền Hùng đến sinh kế của ngƣời dân vùng phụ cận” năm 2012 do TS. Lê Thị Thanh Thủy và các cộng sự nghiên cứu, đã đƣợc nghiệm thu và đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng nghiên cứu và tính ứng dụng của các giải pháp. Trên cơ sở lý thuyết về sinh kế, trong đề tài nghiên cứu “Tác động của khu di tích lịch sử Đền Hùng đến sinh kế của ngƣời dân vùng phụ cận”, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng tác động tích cực và tiêu cực của khu di tích lịch sử Đền Hùng đến sinh kế của ngƣời dân. Khi khu Di tích lịch sử Đền Hùng đƣợc quy hoạch phát triển kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hƣớng hợp lý hơn, ngƣời lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm trong khu di tích và có thu nhập cao hơn. Bƣớc đầu mang lại thu nhập tạm thời cho ngƣời dân. Ngoài ra, cũng tạo điều kiện cho nông dân vùng ven có thể phát triển các ngành nghề, dịch vụ nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, Việc quy hoạch phát triển khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã làm nguồn lực đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển cho xây dựng dự án phát triển khu Di tích; Môi trƣờng sống bị ảnh hƣởng; Việc phát triển của khu Di tích đã làm phong cách, lối
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |251 sống của ngƣời dân thay đổi, truyền thống văn hóa làng quê phần nào đã bị ảnh hƣởng. Những đánh giá này là căn cứ quan trọng cho tỉnh Phú Thọ xây dựng hệ thống giải pháp cải thiện sinh kế của ngƣời dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong quá trình đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, có nhiều định hƣớng và nghiên cứu đƣợc đƣa ra để du lịch tỉnh thực sự thu hút và giữ chân đƣợc du khách thập phƣơng. Xu hƣớng toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đƣa ra yêu cầu cấp thiết cần tính đến và phát triển marketing địa phƣơng trong phát triển các lĩnh vực trong đó có du lịch. Marketing địa phƣơng đƣợc vận dụng nhƣ thế nào trong phát triển du lịch địa phƣơng đƣợc trả lời trong nghiên cứu “Vận dụng marketing ịa phương trong ph t triển du lịch tỉnh Phú Thọ” (TS. Phạm Thị Thu Hƣờng và cộng sự, 2021). Kết quả của nghiên cứu này góp phần làm tƣờng minh khái niệm và nội dung về marketing địa phƣơng một cách có hệ thống và khoa học. Đồng thời nghiên cứu đƣa ra những đề xuất xây dựng chiến lƣợc marketing địa phƣơng trong phát triển du lịch của tỉnh. (iv) Vấn ề khởi nghiệp của sinh viên và những ịnh hư ng cho ao ộng của tỉnh Phú Thọ Đề tài nghiên cức khoa học cấp tỉnh của tác giả TS. Đặng Văn Thanh và cộng sự (2020) là một công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập trực tiếp đến mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả của công trình “Nghiên cứu xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp i m i sáng tạo cho sinh viên các trường ại học, cao ẳng trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ” đã đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, đánh giá nhu cầu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên, nhận diện những khó khăn khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và mong muốn về hình thức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ đó, nghiên cứu đã thiết kế, xây dựng các nội dung hoạt động của mô hình hỗ trợ hoạt động sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vận hành thử mô hình. Nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động của mô hình để đƣa ra những kiến nghị phát triển mô hình này. Phú Thọ là một trong những tỉnh có số lƣợng lao động ra nƣớc ngoài làm việc đông nhất cả nƣớc. Nhờ xuất khẩu lao động mà bộ mặt kinh tế và đời sống của nhân dân tỉnh Phú Thọ chuyển biến rõ rệt. Tính trung bình mỗi năm, toàn tỉnh Phú Thọ có khoảng trên 2.500 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Riêng trong năm 2019, số lƣợng ngƣời đi xuất khẩu lao động là 3.420 ngƣời. Kiều hối ngƣời lao động gửi về mỗi năm trung bình gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ về chất lƣợng lao động, chênh lệch thu nhập, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất khẩu lao động chƣa hiệu quả, … Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Anh và cộng sự (2020) với tên đề tài “Xuất khẩu ao ộng gắn v i giải quyết việc àm cho người ao ộng và phân luồng học sinh trong giáo dục ph thông tỉnh Phú Thọ” có nhiều đóng góp trong việc đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động, đƣa ra các đề xuất về lĩnh vực xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ gắn với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động; đánh giá thực trạng phân luồng giáo dục THPT tỉnh Phú Thọ và định hƣớng xuất khẩu lao động cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. 3. KẾT LUẬN Kết quả đạt đƣợc trong đào tạo và NCKH của Khoa Kinh tế & QTKD đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị đã gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh của tỉnh Phú Thọ, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa
  6. 252| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phƣơng. Hoạt động NCKH của giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD cần tiếp tục đƣợc quan tâm, triển khai thực hiện trong thời gian tới với mục tiêu: Nâng cao chất lƣợng các đề tài nghiên cứu, gắn kết chặt chẽ công tác NCKH và chuyển giao công nghệ với việc phục vụ SXKD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thực hiện đúng mục tiêu này, kết quả NCKH của giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng sẽ nâng tầm giá trị và đi sâu vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Thanh và cộng sự (2021), Nghiên cứu xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH cấp tỉnh, tỉnh Phú Thọ. [2]. Diệp Tố Uyên và cộng sự (2021), Nghiên cứu ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [3]. Đỗ Ngọc Sơn và các cộng sự (2010), Giải pháp thúc đẩy đăng ký thƣơng hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [4]. Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2012), Báo cáo chính trị trình Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2012 – 2015. [5]. Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm đào tạo Đại học. [6]. Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài giai đoạn 2010-2020. [7]. Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2011), Một số giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [8]. Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2012), Tác động của khu di tích lịch sử Đền Hùng đến sinh kế của ngƣời dân vùng phụ cận, Đề tài NCKH cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [9]. Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2021), Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân và liên hệ với tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [10]. Ngô Thị Thanh Tú và cộng sự (2014), Phát triển kinh tế xanh và định hƣớng vận dụng ở tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [11]. Nguyễn Nhật Anh và cộng sự (2021), Xuất khẩu lao động gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [12]. Phạm Thị Thu Hƣờng và cộng sự (2021), Vận dụng marketing địa phƣơng trong phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [13]. Trần Quốc Hoàn và cộng sự (2010), Giải pháp kế toán Exel cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, Đề tài NCKH cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ. [14]. Vũ Huyền Trang và cộng sự (2014), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ bài học kinh nghiệm của Tập đoàn viễn thông quân đội và công ty cổ phần viễn thông FPT, Đề tài NCKH trọng điểm cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ.
nguon tai.lieu . vn