Xem mẫu

  1. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS.NCS. Trần Văn Duy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Hiệp định TPP vừa kết thúc quá trình đàm phán thành công. Việt Nam cần phải thực hiện đánh giá tác động của TPP với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách và pháp luật để đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định sau khi có hiệu lực. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam khi tham gia TPP không chỉ đem lại cơ hội cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa mà còn có tác động không nhỏ đến việc thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế cho phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước cũng như quá trình hội nhập, tiếp cận thị trường, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của các nước trong tham gia TPP mà còn các nước trong khu vực. Do đó, việc nghiên cứu tác động của việc gia nhập TPP đối với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường không chỉ nhằm thực hiện tốt các cam kết của TPP mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong công cuộc cải cách và hoàn thiện thể chế, tiếp cận thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước. 1. Tác động hai chiều của việc gia nhập TPP đối với việc thể chế, tiếp cận thị trường Thuận lợi: TPP là một hiệp định toàn diện, không chỉ là thương mại mà cả những vấn đề chính trị “không liên quan đến thương mại” và có mức độ tự do hóa cao. TPP không chỉ xác lập các mối quan hệ chiến lược về kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và còn là khuôn mẫu và chuẩn mực cho các hiệp định thương mại tự do khác. Việc Việt Nam tham gia TPP là một quyết định chiến lược, có ý nghĩa cả về chính trị - kinh tế: 441
  2. + Về khía cạnh chính trị, hiệp định TPP, VN-EU FTA và RCEP giúp chúng ta tạo lập sự cân bằng giữa các nước lớn (Mỹ, EU, Trung Quốc). + Về mặt thể chế, tham gia TPP, một hiệp định chất lượng cao sẽ tạo ra sức ép, “buộc” Việt Nam phải đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế nền kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Về mặt kinh tế, các nghiên cứu đều khẳng định tác động ròng mà hiệp định TPP sẽ đem lại cho Việt Nam thể hiện ở tăng trưởng GDP, thu hút FDI và gia tăng luồng thương mại (cả xuất khẩu và nhập khẩu). 1 Trong đó, có vấn đề Việt Nam phải giải quyết các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công theo chuẩn mực mà các đối tác TPP đưa ra. Theo quy định thì các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền các nước TPP đều có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các nước cũng nhận ra lợi ích của việc thống nhất một khung pháp lý về các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia vào các hoạt động thương mại. Các bên cùng đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình sẽ thực hiện việc mua bán trên cơ sở các xem xét thương mại trừ khi việc làm đó không nhất quán với bất kỳ một nhiệm vụ nào mà một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo đó. Các nước TPP còn thỏa thuận sẽ đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoặc những đơn vị độc quyền của mình không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của các nước còn lại. Các nước TPP đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài trên lãnh thổ của mình, và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng. Các Nước TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các nước TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN, hay làm tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước của thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ nước đó. Nước TPP đồng ý chia sẻ danh sách các DNNN của mình với các nước TPP khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các DNNN. Như vậy, khi tham gia TPP, Việt Nam phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cả trên thị trường lẫn trong lĩnh vực mua sắm công trừ 1 Xem thêm: GS.TS. Hoàng Văn Châu (2014), đề tài cấp Bộ Đại học Ngoại thương Hà Nội, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và vấn đề tham gia của Việt Nam". 442
  3. lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Từ khi ra nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế. Tiếp theo Việt Nam có cơ hội hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý lao động và quản trị nhà nước. Bộ Công thương cho biết, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng tới để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP.2 Để thực thi cam kết trong TPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường … Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình. Tiếp theo tác động tác động đến thế chế quản lý kinh tế đối với lao động trong doanh nghiệp. Việt Nam phải cải cách luật lao động để đạt được chuẩn mực do các thành viên TPP đưa ra. Đó là các quyền thương lượng giữa công đoàn và giới chủ, quyền thành lập nghiệp đoàn. Đây là những vấn đề rất nhạy cảm và rất khó tìm được tiếng nói chung do thể chế chính trị của Việt Nam còn có sự khác biệt với các nước thành viên TPP. Đối với Việt Nam, một số nội dung đàm phán về lao động trong TPP được cho là khá khó khăn để chấp nhận3: Thứ nhất, các nguyên tắc về điều kiện lao động: Là một nền kinh tế đang phát triển ở mức độ thấp, việc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải duy trì các điều kiện lao động ở cùng tiêu chuẩn tối thiểu với các nước phát triển trong 2 Xem thêm: http://doanhnghiepvn.vn/nhung-thach-thuc-viet-nam-phai-doi-mat-khi-tham-gia-tpp- d56112.html 3 Trung tâm WTO- VCCI, http://www.trungtamwto.vn/tpp/cap-nhat-tinh-hinh-dam-phan-tpp-ve-lao- dong-den-thang-52015 443
  4. TPP là điều không dễ dàng và có thể là tác nhân làm tăng chi phí sản xuất, từ đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp; Thứ hai, về quyền tự do nghiệp đoàn: Quyền tự do nghiệp đoàn (freedom of association) thực chất là quyền tự do công đoàn. Trong bối cảnh Việt Nam đang duy trì một hệ thống công đoàn thống nhất và duy nhất (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), yêu cầu về quyền tự do nghiệp đoàn nếu được hiểu theo nghĩa rộng (đa công đoàn) sẽ làm thay đổi hệ thống hiện tại của Việt Nam; Thứ ba, về thực thi: Theo cách tiếp cận chung trong TPP, việc chấp nhận các cam kết về lao động không chỉ đơn thuần bao gồm việc điều chỉnh pháp luật nội địa cho phù hợp mà còn phải đảm bảo việc thực thi nghiêm túc trong thực tế với các biện pháp trừng phạt khi không đảm bảo thực thi. Trong khi đó, ở Việt Nam luôn có một khoảng cách nhất định giữa pháp luật và thực tiễn, đặc biệt trong vấn đề lao động. Khi thực hiện cam kết trên Việt Nam có thuận lợi thể chế trong lĩnh vực này như: Về thuận lợi là Việt Nam là thành viên ILO và đã tham gia nhiều Công ước quan trọng của tổ chức này, trong đó có những Công ước hàm chứa các nguyên tắc trong Chương lao động đang đàm phán trong TPP (bao gồm Công ước số 100 về công bằng trong tiền công/tiền lương; Công ước số 111 về Phân biệt đối xử về lao động và việc làm; Công ước 182 về các Hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; Công ước 138 về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 29 về Lao động cưỡng bức; Công ước 144 về Cơ chế tham vấn ba bên). Do đó, một phần trong số những cam kết về lao động trong TPP cũng đồng thời là nghĩa vụ của Việt Nam trong ILO. Vấn đề lao động (đặc biệt là các tiêu chuẩn trong sản xuất, sử dụng lao động trẻ em/cưỡng bức, điều kiện lao động), trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất hàng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực gia công (dệt may, giầy dép…), từ lâu đã phải đáp ứng các điều kiện lao động này. Nói cách khác, nếu đây là những điều kiện mới trong TPP thì doanh nghiệp Việt Nam được suy đoán là vẫn có thể tuân thủ được.4 Tiếp theo Việt Nam có cơ hội mở cửa nhanh và mạnh thị trường nội địa của mình cho hàng hoá, dịch vụ từ các nước đối tác và có cơ hội tiếp cận thị trường. 4 Trung tâm WTO-VCCI, http://www.trungtamwto.vn/tpp/cap-nhat-tinh-hinh-dam-phan-tpp-ve-lao- dong-den-thang-52015 444
  5. Bởi lẽ, thương mại dịch vụ xuyên biên giới giữa các nước TPP, 12 quốc gia thành viên sẽ cùng nhau cam kết thực hiện thương mại tự do. Hiệp định TPP bao gồm những nghĩa vụ cốt lõi đã được thỏa thuận trong Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại khác như nghĩa vụ đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc; gia nhập thị trường. Các nước thành viên của TPP sẽ thống nhất thực hiện các biện pháp áp dụng chung trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, khách quan và không thiên vị; chấp nhận các điều kiện về tính minh bạch trong triển khai các quy định liên quan đến mở cửa và tiếp cận thị trường, khuyến khích hoạt động hợp tác về công nhận qua việc cấp giấy phép và các vấn đề chính sách khác cũng như tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế. Sau cùng, Việt Nam phải tiếp tục xử lý nguồn gốc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu giữa các thành viên TPP. Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối mới được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Nếu so sánh quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ, cán cân thương mại hai chiều của Việt Nam và Hoa Kỳ so với Trung Quốc tuy kém hơn, nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ có thặng dư lớn. Hoa Kỳ mang lại cho xuất siêu của Việt Nam lên tới hơn 10% GDP- tương đương khoảng 14,8 tỷ USD/ tổng GDP là 138,1 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam nhập siêu với Trung Quốc chiếm hơn 11,5% GDP, tương đương 16 tỷ USD/138,1 tỷ USD.5 Hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, giày da và nông hải sản. Về thuận lợi, hàng nông hải sản của Việt Nam tự sản xuất tương đối tốt. Trở ngại cần phải vượt qua là việc sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cho đúng cách để vượt qua hàng rào kiểm soát của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Quy định đó đặt ra cho các nhà khoa học, nhà nước và người nông dân phải có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với nhau để có quy trình sản xuất hợp chuẩn.6 Khó khăn: Thứ nhất, sức ép về cải cách thể chế, pháp luật, sự kiểm soát của nhà nước. Mặc dù hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam đã được rà soát, xây 5 Nguồn: Tổng cục Hải quan 6 Nguồn: Như trên 445
  6. dựng mới và từng bước được hoàn thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và ổn định… Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho Việt Nam khi va chạm và giải quyết các vụ tranh chấp và kiện quốc tế: + Điều chỉnh thể chế luật pháp, các luật và các quy định theo hướng tôn trọng các nguyên tắc minh bạch và đối xử quốc gia. Việt Nam có hệ thống pháp luật đã sửa đổi và ban hành mới những luật và quy định liên quan đến thương mại trong nước và nước ngoài, đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế đối ngoại, bảo vệ quyền tác giả và các loại hình dịch vụ. Các quy định hiện tại chưa hướng đến việc tự do hóa hơn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch, truyền thông, vận tải, kế toán và pháp lý. Một số bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến các lĩnh vực này chưa được được cải tổ và sắp xếp lại. Việt Nam chưa có nhiều quy định hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài, như bỏ những quy định cấm và hạn chế nhập khẩu ô tô nước ngoài,....thuế xuất khẩu và các mức hoàn thuế VAT được sử dụng đan xen nhau. Vẫn còn duy trì thương mại nhà nước trong xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, than, dầu thô và tinh chế. + Hệ thống thể chế chính sách về lao động trong các doanh nghiệp còn thiếu tính pháp điển, thiếu những định nghĩa cơ bản, chính xác, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Luật lao động ban hành trong thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa dài. Bộ Luật Lao động hiện hành vẫm mang tính chất “khung”, có những vấn đề đề cập cơ bản là mang nặng tính “nghị quyết” và tính “chính sách” mà chưa bảo đảm tính quy phạm, thiếu sự bảo đảm trên tính thực tiễn. Điển hình là các quy định về việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, công đoàn, lao động đặc thù, thanh tra lao động… Nếu xét về khía cạnh xã hội thì đó là các quy định rất hay, có ý nghĩa nhân văn nhưng rất khó áp dụng hiệu quả trong thực tiễn vì thiếu các điều kiện cần và đủ cần thiết. Cho nên, các quy định đó cơ bản là đưa ra những vấn đề mang tính mục tiêu lý tưởng chứ không phải là các quy phạm để trực tiếp “điều chỉnh” quan hệ xã hội về lao động. Bên cạnh đó, có những vấn đề rất quan trọng chưa được điều chỉnh; lại có những vấn đề đặc thù khác, pháp luật các nước khác đã quan tâm từ lâu, nhưng vẫn chưa được đưa vào hệ thống pháp luật lao động nước ta, như vấn đề “lạm dụng” , “đối xử thiếu công bằng/thiếu đúng đắn trong lao động”, “cơ chế ba bên”… Bên cạnh đó, nhiều vấn đè còn bị coi nhẹ trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước như tố tụng lao động, trọng tài lao động, thương lượng tập thể, vai trò tổ chức đại diện, đối thoại xã hội, cơ chế ba bên… 446
  7. Bên cạnh đó, thể chế hiện hành chưa tiếp thu và thích ứng nhiều với những quy tắc căn bản của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Có liên quan đến thách thức thứ nhất, đó chính là tư duy, thể chế và thói quen của chúng ta trong vấn đề lao động từ trước đến nay khác khá nhiều so với các nước khác. Có thể nói trong quá trình đổi mới, chúng ta đã đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh tế về nhiều mặt, nhưng trong vấn đề lao động, thì có lẽ sự chuyển đổi về tư duy của chúng ta chưa mạnh bằng một số chính sách kinh tế khác hay cởi mở như chính sách thương mại. Về thể chế, chúng ta có thể chế khá tốt về lao động, Luật Lao động của chúng ta có thể nói là khá cấp tiến, ILO cũng thừa nhận rằng luật pháp về lao động của Việt Nam khá tiên tiến so với các nước đang phát triển khác. Việt Nam đã mạnh dạn chấp nhận tham gia một loạt các công ước của ILO khá sớm, trong khi các nước khác còn ngần ngại. Tuy nhiên, vấn đề là dù đã có quy định trong luật pháp, cơ chế thực hiện của chúng ta rất yếu, mà không thể nói một thể chế là tốt nếu như nó không đi được vào thực tế cuộc sống. Cái yếu lớn nhất ở thể chế về lao động của chúng ta là khâu thực hiện. + Khả năng điều chỉnh, thích ứng của bộ máy quản lý nhà nước và chất lượng của nguồn nhân lực: Qua tiếp xúc và trao đổi với một số cơ quan Chính phủ, khả năng đổi mới hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cũng như vấn đề chất lượng công chức nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung còn hạn chế. Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng.7 + Bất lợi từ việc mở cửa thị trường và tiếp cận thị trường như hàng nông sản, mua sắm công, thủ tục ràng buộc về ban hành và thực thi các quy định về TBT, phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, các nhóm lợi ích dễ bị tổn thương là nông dân và người lao động. Việt Nam vẫn còn là một thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng nhập khẩu còn giữ mức thuế khá cao. Việc cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các đối tác TPP sẽ làm cho các luồng hàng hoá nhập khẩu từ các nước này tràn vào thị trường Việt Nam. Mặt bằng thuế nhập khẩu 7 Xem thêm: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/Phong-chong- tham-nhung/2013/19910/Thuc-chat-nguyen-nhan-cua-tham-nhung-va-nhung-van-de-dat.aspx 447
  8. bình quân của Việt Nam sẽ lùi về mức 0%, tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hệ quả làm cho thị phần của các nhà sản xuất trong nước bị thu hẹp, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Đặc biệt, nguy cơ này rất cao đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân, nông nghiệp và nông thôn. 2. Những giải pháp đối với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Thứ nhất, khẩn trương thúc đẩy cải tổ cơ cấu nền kinh tế, cải thiện năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao. Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng và đang dưới hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn đầu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với bối cảnh Việt nam chưa gia nhập WTO, AFTA chính sách bảo hộ mậu dịch còn lớn, khi đó các doanh nghiệp nước ngoài với mục tiêu nhắm tới là mở rộng thị trường tại Việt nam nên chỉ đầu tư vào lắp ráp sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước với số vốn không lớn chỉ cần từ vài đến vài chục triệu USD và thời gian cũng không dài, từ 10 đến 15 năm với hình thức liên doanh để hưởng các ưu đãi về bảo vệ sản xuất của Việt Nam. Hệ quả là hầu như không có doanh nghiệp có vốn nước ngoài nào đầu tư thực sự cho công nghệ cao hoặc chuyển giao công nghệ nên chúng ta chỉ thu được một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng. Tuy nhiên với tình hình hiện nay, sau khi Việt nam đã gia nhập WTO, AFTA.. những doanh nghiệp FDI còn trụ lại hoặc đầu tư mới, họ thực sự mong muốn tìm cơ hội đầu tư lâu dài và hợp tác với Việt nam, nhưng lại gặp phải những trở lực rất lớn đó là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam quá yếu và mong manh dẫn đến mặc dù các doanh nghiệp FDI này đầu tư vào Việt nam nhưng vẫn phải nhập khẩu vật tư linh kiện từ nước ngoài đồng thời phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang. Điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt nam tạo ra không đáng là bao. 448
  9. Ngay cả đối với ngành hàng thế mạnh như may mặc, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu dệt may nên khó đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ (ví dụ, quy tắc “yarn-forward” - “từ sợi trở đi” của TPP, theo đó nguyên liệu dệt phải có nguồn gốc trong khu vực TPP). Do vậy, cần tạo dựng khung khổ pháp lý hoàn chỉnh thuận lợi để phục vụ ngành cũng như doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp hỗ trợ. Cần có các văn bản quy định về phẩm cấp kỹ thuật, đăng ký ngành nghề, thay đổi về hải quan, về chính sách thuế... Cần xây dựng Luật phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử… để đưa ra các biện pháp tổng hợp, có hệ thống và quy trình cụ thể như phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trường… Chính phủ cần có các ưu đãi về tài chính, về đất đai hạ tầng, về đầu tư, về nguồn nhân lực, rồi chính sách khuyến khích thành lập các DN sản xuất công ngiệp hỗ trợ, xây dựng các quỹ đặc thù riêng cho công nghiệp hỗ trợ, hình thành tổ chức đầu mối để thực hiện sự quản lý Nhà nước dẫn dắt liên kết các DN làm công nghiệp hỗ trợ, phân xử các tranh chấp hợp đồng cung ứng, xây dựng ban hành cơ sở dữ liệu đầy đủ về công nghiệp hỗ trợ... Thứ hai, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ cải cách thể chế không đi trên những đường ray cũ khi tham gia TPP Liên quan đến cải cách thể chế, trong số những vẫn đề còn gây nhiều chia rẽ trong đàm phán TPP, có thể nhận diện ra một số những khác biệt về quan điểm đứng từ lập trường của một quốc gia có nền kinh tế yếu trong số 12 quốc gia TPP như sau: + Cần cải cách thể chế quản lý kinh tế mạnh mẽ đối với doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn khi thực hiện các nguyên tắc của TPP Hiện nay, các SOEs của Việt Nam hoạt động theo cách thức quản lý chung Luật Doanh nghiệp chung, hay nói cách khác, theo luật chơi chung của các chủ thể tham gia thị trường. Vấn đề ở chỗ cần thống thất chính sách và cơ chế quản lý hiệu quả SOEs hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. + Chính phủ cần giải quyết hài hòa vấn đề lao động trong chính sách kinh tế hậu TPP Chính phủ cần coi trong việc quy định những vấn đề mới liên quan đến quyền tự do lập hội (công đoàn), quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng lao động trẻ em, vào việc giải quyết các tranh chấp lao động… 449
  10. 3. Kết luận chung Tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại.Việt Nam phải tự điều chỉnh, thay đổi cách thức quản lý, pháp lý để thích ứng với các điều kiện đặt ra, hay nói cách khác là cải cách trong nước về mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh. Tham gia TPP là điều kiện tốt nhất để Việt Nam tiếp cận với các hiệp định thương mại khác, đàm phán với các đối tác khác bởi những điều khoản TPP đưa ra mang tính chuẩn mực cao. Nhà nước phải thay đổi hành lang pháp lý cho thích ứng, thay đổi cách ứng xử cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan W.Wolff - Hội đồng ngoại thương Hoa kỳ/Quy định về các quy tắc thương mại quốc tế trong các FTAs/Tài liệu hội thảo FTA - Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 8/2012 2. Tổng hợp thông tin từ vòng đàm phán thứ 19 TPP. 3. http://baochinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/Tuyen-bo-chung-Viet- NamHoa-Ky/177490.vgp 4. Khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán Chương Đầu tư trong TPP. 5. Khuyến nghị phương án đàm phán: Chương Lao động và Giải quyết tranh chấp lao động - Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương. 6. Theo nhận định của Tổng Giám đốc DABACO - Tập đoàn, Công ty Cổ phần chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc trong chuyên mục tin tức thời sự VTV1 ngày 5/2/2014 7. http://www.duthaoonline.quochoi.vn/ “Thách thức đối với thị trường lao động và việc làm” 450
nguon tai.lieu . vn