Xem mẫu

  1. HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐẤT TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Hoàng ThS. Nguyễn Thị Hiền Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là phải xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai đồng bộ, xuyên suốt. Hệ thống thông tin kinh tế đất là một bộ phận cấu thành nên hệ thống thông tin đất đai, hệ thống thông tin kinh tế đất cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân loại quỹ đất đai quốc gia, các nguyên lý điều chỉnh nhà nước về mối quan hệ đất đai, các vấn đề về giá trị và đề xuất phương pháp đánh giá giá trị kinh tế đất đai, mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng đất đai, giữa giá trị và đầu tư phát triển quỹ đất đai. 1. Những quy định của pháp luật về hệ thống thông tin kinh tế đất Luật đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. 205
  2. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá đất, khung giá đất, do Nhà nước định giá; những bất cập nêu trên đã được Luật Ðất đai năm 2013 thay thế Luật Ðất đai năm 2003 xử lý có tính chất căn bản để đi theo hướng thị trường hơn từ quan điểm đến nguyên tắc, phương pháp, cơ chế định giá. Ðây chính là bước đổi mới hơn trước, bởi đã thừa nhận sự hình thành và vận động của giá đất do tất cả các nhân tố khách quan trên thị trường tác động. Triển khai thực hiện những nội dung về giá đất theo quy định của Luật Ðất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2014/NÐ-CP quy định về giá đất và Nghị định số 45/2014/NÐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, Thông tư 36/2014/TT-BTNM ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về phương pháp xác định giá đất, xây dựng điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.. Từ năm 1993 đến nay Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai trong đó phải kể đến: - Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; - Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; - Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ngày 01 tháng 01 năm 2012; - Nghị định 94/CP ngày 25-8-1994 "về thi hành Pháp lệnh về thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà đất". - Nghị định 114/CP ngày 05-9-1994 "về thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất". - Nghị định 89/CP ngày 17-8-1994 "về thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính". - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP; - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; 2. Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin giá đất: Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng (theo cách tính tổng số đất /tổng dân số đô thị). Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016 và 37,5% với 813 đô thị năm 2017. Trong đó nhiều thành phố có tốc độ đô thị hóa khá cao như: TP.Hồ Chí Minh: 82,13%, Đà Nẵng 87,29%, Hà Nội 48,61%, Bình Dương: 77%, Hải phòng: 46,3%, Cần Thơ: 68,05%... với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến không gian đô thị và dân số tại các đô thị tăng nhanh (hiện dân số tại các đô thị đã chiếm 35,2% dân số cả nước)... do đó nhu cầu về đất ở, đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình công cộng, hạ tầng đô thị, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc… tăng cao, trong khi nguồn cung 206
  3. chưa đáp ứng đủ hệ quả là thị trường luôn tiềm ẩn sức ép đẩy giá đất có những biến động khó lường, tạo ra những thách thức đối với công tác thẩm định giá đất. 2.2. Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về thuế đất: Đánh thuế dựa trên giá trị đất là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng thu ngân sách cho chính phủ một cách đáng kể. Nếu được quản lý tốt, thì không giống như hầu hết các nguồn thu ngân sách khác, thuế đất đai không tạo ra vấn đề về thiếu hiệu quả hay “gánh nặng quá tải” cho nền kinh tế. Về lý thuyết, thuế đánh vào Bất động sản có khả năng mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho ngân sách địa phương và có độ nổi cao do sự tăng giá của nhà, đất cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Song, khác với thông lệ quốc tế, Việt Nam chỉ đánh thuế đất nguyên thổ mà không đánh thuế công trình trên đất. So với các nước khác trong khu vực, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam có cơ sở thuế hẹp và thuế suất thấp. Điều này ngược với lý thuyết về thiết kế thuế vững chắc (thuế suất thấp, cơ sở thuế ruộng). Giá đất tính thuế được giữ ổn định theo chu kỳ 05 năm chứ không phải điều chỉnh hàng năm theo giá thị trường. 3. Phương hướng phát triển hệ thống thông tin kinh tế đất và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất 3.1. Phương hướng phát triển các thông tin kinh tế đất trong hệ thống thông tin đất đai - Xây dựng hệ thống dữ liệu số về kinh tế đất: Với xu hướng phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, các địa phương, đặc biệt là các TP lớn cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai để đáp ứng với nhu cầu quản lý đô thị nói chung, trong đó có nhu cầu về quản lý đất đai trong quá trình phát triển đô thị. Dữ liệu thông tin về kinh tế đất trong hệ thống thông tin đất đai như thông tin về xác định giá tính thuế, thông tin về người nộp thuế, thông tin và khung giá đất, cách tính giá đất....cần phải được tích hợp trong cơ sở dữ liệu số, việc xây dựng tiêu chí về dữ liệu số sẽ đáp ứng được yêu cầu lâu dài về quản lý đô thị thông minh, cung cấp dịch vụ công để tổ chức, DN và người dân có thể tra cứu thông tin, dịch vụ xã hội qua internet, thiết bị điện thoại thông minh… - Hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai: Các CSTC đất đai được chú trọng triển khai trong thực tiễn hiện nay chủ yếu gồm: thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế nhà đất; khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, các khoản thuế, phí, lệ phí trong quá trình sử dụng đất và định giá đất. Thực tiễn cho thấy, nếu CSTC đất đai nói chung và chính sách về giá đất phù hợp, minh bạch, đảm bảo lợi ích của các chủ thể: Nhà nước - doanh nghiệp - cá nhân sẽ thúc đẩy TTBĐS phát triển lành mạnh và đáp ứng được yêu của phát triển kinh tế xã hội. 207
  4. 3.2. Cơ chế thiết lập và đăng ký các thông tin kinh tế đất Quản lý thông tin kinh tế đất Các nguồn dữ liệu Nhập và xây dựng Cơ sở dữ liệu kinh tế Thông tin kinh tế đất đầu vào csdl đất Quản lý dữ liệu kinh tế đất 208
  5. Các nguồn dữ liệu đầu vào: - Hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến kinh tế đất (Luật đất đai, Nghị định Chính phủ, thông tư hướng dấn của Bộ...) - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; - Bản đồ hiện trạng, bản đồ địa chính; Nhập và xây dựng cơ sở dữ liệu: - Nhập dữ liệu vào hệ thống thông qua các công cụ nhập liệu của hệ thống thông tin kinh tế đất - Xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng và cập nhật các thông tin về vị trí thửa đất, loại đất, mục đích sử dụng đất... - Xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng và cập nhật các thông tin về bảng giá các loại đất, giá thu thuế các loại đất; - Cung cấp các thông tin cho công tác định giá đất phục vụ quản lý kinh tế đất Quản lý dữ liệu và thông tin kinh tế đất: Thông tin có thể được lưu trữ một cách an toàn hạn chế thấp nhất sự cố làm cho thông tin bị thay đổi do hỏng thiết bị kỹ thuật gây ra hoặc do sự cạnh tranh không lành mạnh của con người, hay do thời gian gây nên. - An toàn dữ liệu: Hệ thống được xây dựng phải đạt mức độ an toàn cao nhất do đặc tính tập trung của dữ liệu, tính sẵn sàng của hệ thống. Do vậy phải giảm thiểu các sự cố, trong trường hợp có sự cố xảy ra phải đảm bảo khắc phục các sự cố về dữ liệu ứng dụng cũng như hệ điều hành. - Bảo mật dữ liệu: bao gồm các cơ chế kiểm soát các quyền truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu ở mức hệ thống như kiểm tra hợp đồng người sử dụng/ mật khẩu, giới hạn tài nguyên cho một người sử dụng. Cung cấp thông tin kinh tế đất: Công tác quản lý thông tin kinh tế đất còn cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin kinh tế đất để giúp các nhà quản lý ra quyết định phục vụ cho công tác quản lý kinh tế đất. Chất lượng của các quyết định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, dữ liệu được cung cấp. + Trợ giúp công tác thu thuế đất, giá trị đất + Trợ giúp công tác đền bù, giải phóng mặt bằng + Bảo toàn tài sản. 3.3. Cơ chế quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý hệ thống thông tin đất đai: + Được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT - Khai thác hệ thống thông tin kinh tế đất phục vụ quản lý kinh tế đất: 209
  6. Hệ thống thông tin kinh tế đất gồm các nội dung thông tin sau: (1) Thông tin mô tả về thông tin, dữ liệu về kinh tế đất gồm tài chính đất đai (thu, chi, giá đất); chính sách về thuế đất,.... (2) Các thông tin nghiệp vụ chuyên môn phục vụ lưu trữ, bảo quản, khai thác thông tin, dữ liệu kinh tế đất; (3) Các thông tin khác liên quan đến kinh tế đất. Việc khai thác hệ thống thông tin kinh tế đất cần tuân thủ các nguyên tắc: (1) Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; (2) Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; (3) Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng; (4) Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống; (5) Sử dụng dữ liệu đúng mục đích; (6) Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; (7) Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất ở Việt Nam Thực hiện minh bạch hóa thị trường đất đai thông qua các cơ chế bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải công bố công khai, rộng rãi các thông tin bằng các hình thức thích hợp về: các chính sách, pháp luật về đất đai; các kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất; các chỉ số đánh giá thị trường; các hoạt động và kết quả giao dịch trên thị trường; kết quả đăng ký đất đai; hệ thống tư vấn về đất đai; tổ chức xây dựng ngân hàng dữ liệu về giá đất thị trường; công khai việc xác định giá của Nhà nước... Hoàn thiện chính sách thuế và thu khác đánh vào đất đai, đặc biệt là xác định mức thu hợp lý nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai, góp phần đảm bảo SDĐĐ có hiệu quả. Xây dựng hệ thống dữ liệu đất đai, tạo lập hồ sơ đất đai thống nhất trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thập thông tin để xây dựng hệ thống định giá đất, công bố giá đất. Xây dựng đội ngũ nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất, được đào tạo đúng chuyên ngành về kinh tế đất như: thẩm định giá, quản lý đất đai... 4. Kết luận Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế đất đồng bộ, hiệu quả, khoa học là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay góp phần quan trọng vào quá trình đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Nhưng để thực hiện được việc này, không chỉ là sự vào cuộc của riêng các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, 210
  7. thành phố, mà cần sự triển khai mạnh mẽ, minh bạch, thực tế của cả các cấp chính quyền cơ sở, từ cấp xã - phường, thị trấn. Xây dựng được hệ thống dữ liệu số về quản lý đất đai nói chung và kinh tế đất nói riêng là cơ sở để thúc đẩy quá trình phát triển các đô thị thông minh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội. 2. Chính phủ (2017), Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 3. Chính phủ (2012), Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/01/2012 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2012 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, Hà Nội. 6. Chính Phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, Hà Nội. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất, Hà Nội. 8. Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất, Hà Nội. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội. 10. Quốc hội (2010), Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, Hà Nội. 11. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Hà Nội. 12. Rosengard (2010), Bài giảng 22 Thuế Bất động sản Môn kinh tế học khu vực công MPP2, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. 13. Rosengard (2010), Bài giảng 23 Cải cách thuế nhà, đất ở Việt Nam Bất động sản Môn kinh tế học khu vực công MPP2, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. Tài liệu tiếng Anh 14. Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Land_value_tax (truy cập 18:25 ngày 211
  8. 21/10/2019). Trang điện tử 15. Báo Dân trí, https://dantri.com.vn/bat-dong-san/kinh-te-dat-dai-nhung-bat-cap-trong- gia-dat-va-he-luy-20190203214739430.htm (truy cập 10AM, ngày 14/10/2019). 16. Báo Tài nguyên và Môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-tran- hong-ha-nguoi-viet-nam-phai-lam-chu-he-thong-thong-tin-dinh-gia-dat-dua-tren- vietlis-223526.html (truy cập 10h30AM, ngày 14/10/2019). 17. Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/hoan-thien-chinh- sach-ve-gia-dat-thuc-day-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-phat-trien-310979.html (truy cập 14h00 PM, ngày 19/10/2019). 212
nguon tai.lieu . vn